- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỮNG CON ĐƯỜNG KÝ ỨC BRUXELLES

23 Tháng Mười Một 20193:57 CH(Xem: 16253)
doduyTuan-tranh
Tranh Đỗ Duy Tuấn
ta chìa bàn tay gầy

đưa em xem bài thơ ‘Sớm mai vừa rạng đông’ 

tình cha thương con của Victor Hugo 

người tài hoa được diễm phúc có nàng Drouet năm mươi năm chung tình 

nhớ mãi ngày mưa Bruxelles

những con đường Grand-Place

trơn và ẩm -mùi hôi của quán ăn-

nơi quá khứ đánh thức ảnh hình xưa cũ 

cánh cửa song sắt màu đen

những ngôi nhà thật hẹp và thật dài  

còn sót lại như di sản một thời thoang thoảng tự do 

thế kỷ 19 ấp ủ nhân tài 

một nơi nào đó, bóng tối đã dưỡng nuôi sáng tạo và lãng mạn

những thứ quý giá trong đời, ngày nay rẻ rúng

Baudelaire lang thang tìm đất sống 

Verlaine và Rimbaud cãi nhau suýt xảy ra án mạng

văn chương và thi ca lơ lửng trong sương buổi sáng

Folon thả hồn trên cỏ

những bức tượng đồng in dấu ấn thời gian

Horta hãnh diện nhìn từng ngôi nhà ghi vào lịch sử:

khung sắt lập dị, ánh sáng tràn lan

Magritte huyền bí khói thuốc thâm trầm

chưa biết ngày sau sẽ có viện bảo tàng mang tên mình trên đại lộ

Ballet thế kỷ 20, Béjart mỉm cười qua khung kiếng:

cảm ơn và từ giã nhà hát lớn Monnaie 

cho dù điệu vũ và thân người vẫn muôn đời làm con tim lung lạc .

 

mọi thứ đi qua 

chạm vào những bí ẩn tận cùng 

bài thơ vần điệu và chữ nghĩa không ai hiểu hết

những tha thiết của quá khứ êm đềm

ru thế kỷ 21 với những đêm mưa gió

thành phố lu mờ

bên cạnh những trái tim thổn thức

quán cốc uống ly bia chập chờn sóng sánh

những người bán khoai chiên và ốc gạo

bánh ngọt và gian hàng chocolat đủ màu   

bóng đổ trên đường vắng

mỗi bộ hành là niềm riêng rẻ cô đơn

ta đi qua rồi ta trở về

cũng trên những ngã rẽ này

nghe rưng rưng mùi kỷ niệm

bruxelles 

những con đường ký ức 

mãi mãi là nơi tạm trú của văn nhân

…ai đó trong ta…

 

thy an 

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89072)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 109970)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90843)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90427)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 80567)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85016)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 86402)
Cánh đồng trải rộng mênh mông ngút ngàn, nhìn xa xa chỉ thấy sương mờ tựa mây lãng đãng bay thấp, lòa xòa bôi xóa nhạt nhòa đường viền chân trời. Thời xưa Cao Biền đã nhiều lần cỡi diều bay tới, tay cầm quạt giấy phất bằng lụa bạch, nan cánh quạt đúc bằng vàng khối tinh ròng, toan tính yểm đất.
09 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 77380)
Cuối cùng rồi tôi cũng đọc quyển hồi ký ấy, quyển hồi ký gắn liền với một cái tên suốt 25 năm dài. Làm như người ấy tái sinh với tên cũ dài hơn: Cao Xuân Huy Tháng Ba Gãy Súng.
07 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 99323)
Đọc truyện ngắn “ Trả lại tiền ” in trong tập truyện “ Vài mẩu chuyện ” của nhà văn Cao Xuân Huy (tạp chí Văn Học xuất bản, 2010), tôi không khỏi mỉm cười bởi cái phong cách khôi hài đen của câu chuyện—truyện của Cao Xuân Huy đa phần đều như thế...
12 Tháng Mười Một 201012:00 SA(Xem: 80413)
LTS: Bài phỏng vấn nhà thơ Đặng Hiền được thực hiện bởi nhà thơ Go Hyeong Ryeol Tổng biên tập tạp chí Thi Bình (The poet society of Asia ) trong số mùa Đông 2009. Phần chuyển ngữ do Giáo sư Tiến sĩ Yang Soo Bae thuộc đại học Pusan University of Foreign Studies tại Hàn Quốc biên dịch. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu đến quí văn hữu và độc giả Tạp Chí Hợp Lưu.