- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

EM GIẤU NỖI BUỒN NHƯ LÀ HẠT NGỌC

05 Tháng Mười Một 20196:10 CH(Xem: 17504)

nhthoaiVy
Nhà thơ Nguyễn Huyền Thoại Vy

BÀI ĐƯA ĐÓN NGÀY MƯA

Rất nhiều lần ta chờ nhau trước cổng trường
mẹ đón và chờ
con chờ và ngóng
cảm ơn vỉa hè đông có một khoảng trống
cho ta chờ nhau.

Những ngày mưa tối tăm mặt mũi
người chen vai qua cầu
tìm khoảng không bé như bàn tay để thở
nhích từng mẩu kiên nhẫn
chầm chậm
thu gần lại giây phút gặp con.

Từ cách một ngã tư
đã thấy con lẻ loi nép bên cổng
bạn bè được đón về cả rồi
con phụng phịu dỗi hờn
mắt ướt
trời mưa ....

Có những buổi trưa
nuốt vội lưng chén cơm đã nguội
tất tả đưa con qua mấy ngã ba đời
người xe mắc cửi
con thoi mẹ lại qua trên khung dệt thời gian.

nhiều ngày nắng
trời đỏng đảnh đổ mưa
manh áo che nhau mấy mùa thương khó
con níu mẹ băng qua cuộc người.

Bài đưa đón ngày mưa
có phải thơ đâu mà con oà khóc
hôm cậu bạn thân ngoảnh mặt
đem chuyện riêng hai đứa
làm quà mua vui
con phật ý khi mẹ cười
như không
rằng không biết cảm thông
lại kể một câu chuyện khác
của mẹ và bạn ngày xưa
sau này con sẽ hiểu ...

Bài đưa đón ngày mưa
có phải khúc sơn ca đâu mà con nghêu ngao
hát như con sông sau ngày bão
những giai điệu cuộn lên phía sau lưng mẹ
sau năm ngón tay đan
dệt sợi tầm mưa.


Nguyễn Huyền Thoại Vy

 (ĐN, 1/11)



DỤ NGÔN

Tháng mười lao vụt qua
con dốc nghiêng mùa đông đổ bóng
trên mái hiên rợp lá sầu đông
bầy sẻ về an trú.

Tháng mười đã cạn hơi thu
cốc hồi hoàn nằm im lìm
trên chiếc bàn độc chưa trải khăn
lọ gốm chơ vơ một cành hoa cúc
đóa họa mi úa tàn
lơ đễnh ngả mình về phía mùa thu
gửi hắt hiu một màu hoa cũ.

Tháng mười hát trên ngọn sầu đông
và tặng ta trái táo dì ghẻ
nửa tuổi trẻ bầu trời khát vọng
nửa kia xanh xao khăn gói theo về.

Hái mùa đông và dụ ngôn tháng mười
sau cánh cửa mùa thu
chỉ còn heo may ngoái lại
trên ngọn lau lách buồn.

Tháng mười đi qua thời trẻ dại
hoa cúc mùa thu vàng cho ai nữa
bài thơ xưa không đổi được cơm áo
ngàn ban mai thua cuộc một chiều mưa
chẳng còn ai đi vừa chiếc hài bảy dặm
đuổi cho kịp tháng mười

trái sầu đông đã chín môi người
trên nhành uyên ương thảo
đóa tường vi e ấp bên hàng rào
vì ai mà nở muộn
lặng lẽ sắc mộc miên
nhoi nhói đỏ như gai đâm vào ngực
rỏ xuống giọt giọt ưu phiền
cạnh ngôi đền lãng quên.

Nguyễn Huyền Thoại Vy

(ĐN - Tháng 10)



BIỆT KHÚC THÁNG CHÍN

Em ru gì năm tháng úa màu
mùa thu cũ lên xanh cánh gió
hạt mưa vỡ trên từng bước nhỏ
xin mỏi mòn còn ngoái nhìn nhau.

Em giăng mưa khắp lối hoa sầu
thành trăm ngàn võng tơ lưới nhện
trên ngọn heo may mù sa vẫy gọi
nhắc tên năm ngón lụa mềm
chải đời nhau tóc rối ...
anh bám vào muội tro tàn lửa
nhóm lên từ muôn kiếp mồ côi.

Tháng chín buồn thiu
ngủ trên mảng rêu ẩm mục
trượt dài bờ đá xanh tạ tội
tháng chín mòn như bánh xe ngày đói 
dạo khúc lăn trầm nhìn xuống đời nhau.

Bầu trời giữ lại những đám mây thất tán
từ lâu
đã thiên di về miền đất hứa
dẫu mai sau sự thật còn một nửa
vẫn giữ hộ nhau ánh trăng ngời sáng
cạnh ngôi đền đức tin.

Nghìn năm sau
trên thập tự lãng quên
xin ân cần đóng đinh câu rút
miên viễn ngực trầm xanh,
biệt khúc tháng chín
và những ngày thánh thiện

lời nguyền ngày ta vô nhiễm
với buồn thương lặng lẽ tháng mười.

Nguyễn Huyền Thoại Vy

2019.(Viết giữa giờ ra chơi)



KHÔNG ĐỀ CHO MAI SAU

Viết tên anh trên cát
sóng xoá nhật ký bờ
Viết trên trang giấy mỏng
nhoè mực cả bài thơ

Viết tên trong giấc mộng
lệ thấm ướt gối chăn
Viết lên ngày hư không
buổi chiều in trên vách
Nỗi buồn thì trổ lạch
nghiêng về phía không anh.

Viết vào một khoảng xanh
bầu trời ngân trong mắt
Bao nhiêu lời chân thật
viết vào tận đáy lòng.

Như con nước xuôi dòng
Dẫu qua bao ghềnh thác
Những tháng ngày luân lạc
vẽ trên đường chỉ tay
Nhân danh sự đổi thay
khi tâm cùn trí cạn.

Viết tên anh lên trán
ngày cũng vừa sang trang
Sầu nhân thế mênh mang
viết trên đời lữ thứ
Mùa thu còn tình tự
vẽ nên trời lập đông.

Lá vẽ mình thong dong
Vàng rơi trên mái phố
Em tóc mai gót nhỏ
Níu tình anh xuống dòng.

Nguyễn Huyền Thoại Vy

 

EM GIẤU NỖI BUỒN NHƯ LÀ HẠT NGỌC

Nỗi buồn em chưa bao giờ cũ
Em giấu nó như trai ngậm ngọc
Như cầu vồng sau mưa
Em giấu nỗi buồn từ sáng qua trưa
Chiều tà và đêm xuống ...

Nỗi buồn em làm tổ
Như con sâu ngủ muộn trong kén
Hoá tằm nhả tơ.

Em giấu buồn như nâng niu nụ hoa
Ban mai xoè những búp nõn
Như khoáng chất chôn sâu
Những hạt bụi đen qua triệu năm áp lực
Chịu đựng nỗi buồn nung chảy
Trầm tích kim cương.

Em giấu nỗi buồn như là
Hạt sương
Tan trên cỏ, ...
Em giấu nỗi buồn như là viên ngọc
Như em cất giấu mình.


Nguyễn Huyền Thoại Vy

(6/ 2019)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 106486)
L ịch sử Việt Nam có không ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách văn hoá lớn này...
22 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 105172)
K hi tôi viết những dòng chữ này, thì ở Nam California gia đình và thân hữu của nhà văn Nguyễn Mộng Giác đang tiến hành những nghi thức cuối, tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng. Trước đây gần hai năm cũng tại địa điểm này, cũng những thân hữu này, đã tiễn đưa nhà văn Cao Xuân Huy trong chuyến đi chót cùng của đời anh. Nguyễn Mộng Giác là Chủ nhiệm kiêm Chủ bút đầu tiên và Cao Xuân Huy là chủ nhiệm kiêm chủ bút cuối cùng của tạp chí  Văn Học ...
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 107186)
N guyễn Mộng Giác sinh năm 1940 tại Bình Định, trong một gia đình gồm 7 anh chị em. Ông là người con thứ hai. Cha ông, một nhà giáo trong thời Pháp thuộc, thưở nhỏ ông cắp sách theo cha đi nhiều nơi vì thời gian đó nhà giáo luôn được thuyên chuyển công tác liên tục. Ông thừa hưởng nếp sống mô phạm từ cha mình.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99033)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96418)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72147)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85544)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91932)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87790)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90824)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.