- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MẸ LÀ CỦA ĐỂ DÀNH QUÝ NHẤT...

31 Tháng Mười 20191:28 SA(Xem: 16823)

Phatgiao-org-vn-nuoc-mat-me-gia-122
Mẹ- ảnh Internet

Khi tôi đi gần hết cuộc đời tôi mới nhận ra được điều kỳ diệu nhất trên đời này là tôi có Mẹ. Mẹ là ánh sao, tỏa ánh sáng dịu dàng mang cho tôi đến thế gian này.

Khi tôi đi đến cuối con đường tôi chợt nhận ra rằng mẹ là người sống cạnh tôi nhiều nhất hơn hẵn tất cả những người mà tôi đã gặp ở thế gian này. Chín tháng mười ngày mẹ mang tôi tận ở trong lòng,  tôi ăn ngủ, buồn vui từ mẹ chở che và chia sẻ cho tôi. Cho đến lúc chào đời, tôi cũng được nằm sát bên mẹ, mẹ lại chuyền hơi ấm, chuyền dòng sữa ngọt ngào món ăn đầu đời cho tôi đủ sức chào đón thế giới bên ngoài.

Khi tôi lớn lên một chút, tôi đã có em, tôi vẫn ngồi ngạch cửa chờ mẹ mỗi ngày mỗi khi mẹ đi đâu đó trở về,  chỉ có thế nhưng đó là một niềm vui của tôi ngày ấy.

Khi tôi đi học về tôi chơi đùa lem luốc, mẹ rửa mặt, giặt áo quần, nhíp lại từng chỗ rách cho tôi. Mẹ cột lại đôi dép đứt để tôi mang đi khắp mọi nhà.

Khi tôi lớn hơn một tí nữa tôi giận dỗi khi mẹ mua quần áo không đúng ý của tôi nhưng mẹ đã kịp thời nhận ra và dỗ dành cho đến khi tôi ưng ý.
Khi mẹ già, tôi lại tự ý mua quần áo, giày dép cho mẹ theo ý của tôi. Mẹ không thích và cũng như tôi ngày xưa phản kháng lại bằng cách không mặc, không mang đồ đó. Tôi thờ ơ không nhận ra điều đó, đến khi mẹ mất tôi mới phát hiện ra đồ tôi mua cho mẹ vẫn còn nguyên.

Khi tôi làm mẹ, cả hai đứa con tôi luôn giành nhau để được nằm cạnh tôi như ngày xưa tôi cũng giành với em tôi để được ngủ bên mẹ. Nhưng đến lúc mẹ già, mẹ muốn được ngủ chung với tôi, tôi lại từ chối, dù lúc ấy tôi chỉ một mình các con đều đi học ở xa. Tôi có thế giới của riêng mình nhưng không dành cho mẹ...

Khi mẹ còn trẻ, mỗi lần tôi đau ốm, mẹ bên cạnh luôn chăm sóc tôi từng giây từng phút, tôi có nằm viện mẹ bỏ cả buôn bán để ở cạnh tôi. Nhưng đến khi mẹ đau tôi không thể làm được như thế vì tôi đã làm Mẹ. Tôi phải lăn ra đời kiếm sống để nuôi con, để tự lý giải rằng nước mắt luôn chảy xuống mà thôi... Ngày xưa ấy mẹ chỉ cần cho tôi một viên kẹo tôi theo mẹ suốt ngày, còn bây giờ mẹ cho tôi cả một cuộc đời của mẹ mà tôi lại không nhận ra được điều này.

Khi mẹ già mẹ không còn bon chen với thế giới bên ngoài, tôi có được diễm phúc vì mẹ luôn ở bên cạnh tôi. Mẹ trông cháu, coi ngó nhà cửa, mẹ nấu cơm nóng cho tôi ăn, mẹ đan áo, đan võng, sửa từng cái ghế hư trong nhà. Có mẹ trong nhà như có hơi ấm lan tỏa trong nhà khi mùa đông giá rét, như cây cao bóng cả tỏa bóng râm xanh mát ngày hè. Mẹ chính là CỦA ĐỂ DÀNH mà trời đã ban tặng cho tôi.

Khi mẹ yếu dần không thể làm gì được nữa. Buổi sáng tôi phải dìu mẹ đi thể dục, tôi phải đi chợ nấu cơm, khuấy sữa, xay sinh tố, vắt nước cam cho mẹ, tắm rửa và giặt giũ cho mẹ. Tôi đã làm lại những điều mà mẹ đã làm cho tôi hồi xưa. Nhưng xong công việc tôi lại để mẹ một mình mà lăn ra đời để kiếm tiền nuôi con. Vì tôi đã làm "Mẹ" tôi phải lo cho con của tôi ... Tan buổi chợ chiều trở về nhà,  tôi lại thấy mẹ cũng ngồi ở ngạch cửa chờ tôi như ngày xưa tôi đã chờ mẹ. Cái mẹ cần là có tôi bên cạnh mỗi ngày nhưng mẹ không nói mẹ luôn hiền hòa chấp nhận điều mà tôi không mang lại cho mẹ.

Khi mẹ mất, mỗi ngày tôi thắp hương lễ Phật, lễ bàn thờ tổ tiên ba mẹ. Tôi mua hoa quả về sắp lên bàn thờ rồi đứng lặng ngắm nhìn lư hương khói tỏa. Lúc đó tôi mới nhận ra rằng cái gần gũi nhất mà người già mong thích nhất là được chăm sóc bàn thờ. Thế mà khi mẹ còn sống có bao giờ tôi đi mua hoa quả, thay nước bình bông mỗi ngày giúp mẹ không!? Tôi đã sống quá thờ ơ khi không để ý rằng, mẹ già rồi mà phải vói lên cao dò dẫm từng bước chân để thay nước bông hay dâng quả cúng Phật, mãi đến giờ tôi mới nhận ra điều này khi mẹ không còn nữa ở bên tôi..

Khi mẹ mất, căn nhà tôi mất đi hơi ấm của mẹ rồi. Tôi đi sớm về trưa không còn mong ngóng để về với mẹ, tôi ăn uống thất thường bữa có bữa không. Mất mẹ rồi tôi như mất cả bầu trời ở trên cao che chở, như một cánh chim bay lẻ loi chỉ mỗi một mình.

Khi không còn mẹ và tôi đã đến tuổi về chiều. Mỗi một ngày tôi thấy như một cuộn phim quay lại trong trí nhớ của mình, nơi ấy có Mẹ. Tôi nhớ mẹ vô vàn trong tất cả nỗi nhớ của tôi. Chỉ có mẹ mới mở lòng thương yêu mà tha thứ mọi lỗi lầm cho tôi. Chỉ có tôi mới làm cho mẹ đau lòng mà khi mẹ sống tôi chưa có lời nào xin lỗi mẹ, để bây giờ chỉ biết gởi theo khói hương bay.

Mẹ đi xa xa mãi chẳng quay về. Mẹ ơi con chỉ còn biết nguyện cầu xin cho mẹ thanh thản mà về được chốn an lành. Con đã làm Mẹ ngần mấy mươi năm rồi. Con nhận ra rằng con yêu con của con thật nhiều nhưng người con yêu nhất trên đời là Mẹ. Mẹ thương của con!Mẹ chính là "Của để dành" quý nhất ở thế gian.

 Thai Thanh

* Viết cho tình yêu của tôi dành cho mẹ...

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Năm 201212:00 SA(Xem: 114431)
Theo nguôn tin từ RFI - Đầu tháng Tư vừa qua, có một sự kiện văn hóa quan trọng. Đó là tác phẩm "Biển và Chim bói cá " của nhà văn Bùi Ngọc Tấn được trao giải thưởng mang tên nhà văn Pháp chuyên viết về biển Henri Queffélec (1910 - 1992), nhằm tôn vinh những tác phẩm viết về biển trên thế giới.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 135056)
đ ừng nhìn em như thế hãy để em ở cạnh anh theo cách của mình hãy để em yêu anh theo cách của mình ừ
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 119872)
N ăm đầu tiên Sài Gòn sập, tôi không nhớ được TV, Radio, và báo chí, có những gì nói những gì. Cả ngày quần quật, hết cái loa phường thét vào tai lại đến học tập chính trị ở trường, hội họp ở tổ dân phố và đi mít tinh (là cái gì cũng chưa hiểu hết). Ngoài đường thì vù vù xe Honda với băng đỏ trên cánh tay của bọn cách mạng 30, và cờ đỏ bán tràn lan tứ phía. Đêm về, cả nhà nhìn nhau lặng lẽ.
27 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 103282)
Mặt Trận Ở Sài Gòn’ sẽ tạo mối xúc động hay chú tâm cho những ai còn tha thiết tới số phận của Việt Nam. Nó cũng sẽ gây ngạc nhiên cho những ai ít hiểu biết về tâm trạng phức tạp của người dân miền Nam đối với cuộc chiến tranh mà cho đến nay vẫn còn để lại những hậu quả và ảnh hưởng trên số phận của họ.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 91584)
Vì đấu tranh cho tự do tôn giáo và cho dân chủ, nhân quyền, Ngài đã bị nhà chức trách tống tù từ tháng 6 năm 1977. Đến năm 1982, Ngài cùng thân mẫu bị trục xuất về nguyên quán xã Vũ Đoài, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình để quản thúc. Mười năm sau Ngài trở vào Nam hoạt động công khai đòi duy trì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Tháng 1 năm 1995 Ngài lại bị Công an thành phố HCM bắt giam, kết án 5 năm tù và 5 năm quản chế.
26 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 92949)
Mùa xuân năm 2012 này, nước Pháp chuẩn bị bầu Tổng thống mới, nhiệm kì năm năm của Tổng thống tại chức Nicolas Sarkozy sắp hết hạn. Trong một nước dân chủ, ai cũng có quyền ứng cử trong vòng đầu, từ dân quèn cho đến chánh trị gia lão luyện, kể cả Tổng thống sắp mãn nhiệm, miễn là * tin mình có cơ được bầu, hoặc * muốn lợi dụng thời gian quần chúng chú tâm nghe đề giãi bày tâm huyết và í hướng của mình. Sau đó, hai nhà nào được nhiều phiếu hơn mấy người kia thì mới ứng cử tiếp. Trong vòng thứ hai này, người được đa số phiếu, từ 50,1% trở lên, sẽ đăng quang, chánh thức đóng vai Tổng thống trong nhiệm kì sắp tới.
22 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 96518)
Nhiều nhà phê bình vẫn phàn nàn Nguyễn Huy Thiệp là nhà văn không có tim hay không có lương tâm. Sao y có thể say mê tẩn mẩn tỉ mỉ về cái ác đến bệnh hoạn vậy? Tôi thực sự nghĩ rằng đó là vì tấm lòng và tình yêu cuộc sống quá lớn của ông! Trong tác phẩm mới nhất,  Vong bướm cũng thể hiện rất rõ điều ấy!
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 133508)
mặt trời đã đi suốt đêm qua để sáng nay làm người khách đầu tiên trong vườn nhà nàng
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 122036)
Lọn sóng xanh thẳm vùng mật ngôn thất tán dấu thời gian trôi rong rêu lơ đãng cuộc du hành chưa định
16 Tháng Tư 201212:00 SA(Xem: 108708)
Hạ tuần tháng 1/1979, Phó Thủ tướng Nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa [THNDCHQ] Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu Bình] (1904-1997) qua Mỹ du Xuân hữu nghị Kỷ Mùi (28/1/1979), đánh dấu việc “trở lại với cộng đồng thế giới” của hơn 800 triệu dân Trung Hoa sau 30 năm tự cô lập hầu chấn chỉnh nội bộ, thiết lập một chế độ “Cộng Sản” theo kiểu mẫu Stalinist/Maoist. Thượng tuần tháng 2/1979, ghé Tokyo trên đường về nước, Tiểu Bình tuyên bố “Cần dạy cho Việt Nam một bài học.”