- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ NGÔ QUỐC PHƯƠNG

12 Tháng Tám 20198:47 CH(Xem: 18153)
May - photo UL
Mây - photo UL

DÒNG SÔNG THAY TÊN

 

Ơi cô gái rũ lụa sông Tương

giữa đô thành mấy mùa trăng trước

gặp lại em anh ngỡ ngàng

quay quắt

tâm tư theo mãi đến giờ.

 

Anh mãi là kẻ đứng ngoài

nhưng nhìn em như thần tượng

mùa cau nào úa lúa

ai dâng đến nhà em

để trầu têm cánh phụng

để em về với ai.

 

Đời một giấc mơ dài

không ngờ ngày gặp lại

tình lại càng thêm nồng.

 

Giờ anh thức từng đêm

gọi thầm thỉ tên em

và lụa kia như mới

... con sông giờ thay tên!

 

Ngô Quốc Phương

Kent, Mùa Hè 2019

 

DÒNG SÔNG XƯA

 

Có một dòng sông tuổi thơ

chảy hoài trong ký ức

có một miền thơ ngây

hiện về trong mắt trẻ hôm nay

 

hát nữa đi em

hát nữa đi anh

bài ca ngày xưa ấy

bồi hồi tim ta

khúc nhạc ấm một thời

 

có một dòng sông xa

tìm hoài như chẳng thấy

anh cầm đàn guitar

em hát say xưa

 

'dòng sông mênh mông

sóng reo đôi bờ

nhịp cầu hùng vĩ

ta bắc qua đây..."*

  

ôi những lời anh hát

từ trái tim

hôm nay em nhẩm lại

thấy thật gần

 

mùa xuân này lại về với quê ta

xin dâng một nhành hoa đồng nội

dâng lên mẹ, lên cha

niềm thương nhớ đêm ngày

 

đêm nay con ở rất xa

nhưng tim con gần lắm

như tiếng sóng âm thầm

gọi mãi quê hương...


Ngô Quốc Phương 

10/4/2015, tặng mẹ, các chị, các anh nơi xa

(* Ý một ca khúc trữ tình của Ngô Trọng Bắc những năm 1980)

 

 

MÙA THU

 

Rồi cũng đến mùa thu

gió nhẹ nhàng gọi lá

em về miền đất lạ

mùa thu bỗng bâng khuâng...

 

rồi cũng đến tình yêu

yêu càng nhiều càng lặng

ở tuổi này nó vậy

mùa thu giấu trong tim

 

anh đã đi và em đã đi

để mùa thu thành kỷ niệm trong đời

ơi chiếc lá ngày xưa vẫy gọi

đã vàng chưa trong ký ức đôi mình

 

mùa thu này em ở tận trời xa

anh khắc khoải bên phím đàn trùng xuống

thu ơi thu, sao còn đi mãi thế

dù lẽ vô thường,

vẫn

trống vắng

trông mong...

 

Ngô Quốc Phương
27/10/2014, Tặng mùa Thu nhớ nhà, nhớ phố

 

 

 

NGƯỜI CON GÁI ĐI VỀ PHÍA BIỂN

 

Này người con gái đang đi về phía biển

ở nơi ấy đẹp không, sóng có vỗ miên man

ta gửi nhé tình yêu trong gió

gió gọi sóng về, sóng sẽ hát em nghe

 

này em gái đang xuôi về nơi xa ấy

có nghe thấy chăng tiếng đất nước gọi ta

ôi quê hương bao năm trời hậu chiến

giấc ngủ vẫn chưa lành, oan ức khóc từng đêm

 

em hỏi anh bao giờ mùa trăng đầy

và biển kia sẽ thôi còn khắc khoải

anh trả lời ngày ấy sẽ không xa

đến nhẹ nhàng như biển kia, sóng vỗ

 

sớm nay dậy, mặt trời dâng nắng sớm

ban an lành cho muôn cõi chúng sinh

và biển kia bập bềnh cơn sóng nhẹ

vẫy gọi cánh buồm thương nhớ tự do...

 


Ngô Quốc Phương
23/8/2013, Gửi biển xa và sóng thương

 

 

NỖI BUỒN, BẢN CELLO VÀ ĐÊM

 

Khi ta buồn, ta lại đến tìm em

bản Cello đưa tình đêm vào giấc

giọt giọt mơ màng,

giọt giọt rơi

 

Khi ta buồn ta ghì em vào lòng

da diết, xót xa, quấn quanh nhau muôn lối

khi em buồn ta có hát cho em?

này bàn tay ai chới với,

kìa tình đang yêu chia cắt

này giận hờn gọi nụ hoa đơn côi

kìa nụ hôn làm lành trong dạ tiệc

dạ tiệc một mình

quấn quýt nỗi buồn đêm

 

Khi ta buồn Cello hỡi ta tìm em

và trao em tinh yêu mùa gió chướng

phím đàn em ngất ngây tình muôn kiếp

 

Khi ta buồn

ta tấu khúc tình em

 

Ngô Quốc Phương

02.8.2013, hẹn hò đêm đêm

 

 

ĐI XUYÊN MÀN ĐÊM

 

Tôi đi xuyên màn đêm để gặp chính mình

bước chân đi mà lòng rơm rớm

không nhìn lại mà lòng còn khắc khoải

ánh sáng nào ở cuối con đường?

 

Tôi đi trong tình thương của bè bạn chân tình

trái tim non nhận an ủi ủi an

ôi đường xa mà lòng thêm chắp cánh

thoáng thấy nhẹ lòng, thoáng thấy bâng khuâng.

 

Mơ trong miền xa có bao điều mời gọi

mơ bóng ai về tặng một búp tự do

bàn tay ai, vòng tay ai mở rộng

chia sẻ, sẻ chia, vượt giông tố bão bùng

 

Tôi đi trong triền miên tìm vượt cơn ác mộng

gông cùm nào còn cản bước đồng bào

kìa nỗi sợ đang nguẩy ngoe, ngoe nguẩy,

nhen nhóm trong ai bởi kìm, kẹp, nhà tù

 

Kìa hỏa châu bỗng nổ tung trời đêm tăm tối

kìa ánh sáng vạn hoa bỗng rực rỡ đổ về

kìa vầng dương nồng nàn tình yêu tỏa chiếu

bóng tối đâu rồi, hay đã tự cút đi?

 

Hôm nay đi trên con đường mơ ước

vẫn nhớ hoài những lối nhỏ đơn côi

vẫn thương hoài bao phận đời khốn khó

mong ánh sáng mau về sưởi ấm bạn tôi!

 

Sidcup, Mùa nắng lên, 13/5/2013

 

NGÔ QUỐC PHƯƠNG

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Bảy 202311:26 CH(Xem: 6049)
Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn kính báo tin cùng Chư Tôn Đức, Thân Bằng Quyến Thuộc và Bạn Hữu xa gần: Con, cháu chúng tôi là: Phật tử: PHẠM TRƯỜNG SONNY / Pháp danh: TRÍ LẠC / Sinh ngày: 11 tháng 9 năm 1994 tại Orange County, California./ Mất ngày: 11 tháng 7 năm 2023 tại Orange County, California. Hưởng dương: 30 tuổi
13 Tháng Bảy 20235:38 CH(Xem: 5916)
con lòng tong nhỏ / trôi đi / bâng khuâng / buồn lại phương phi / giữa trời
10 Tháng Bảy 20235:10 CH(Xem: 4890)
cửa em / không phải cửa mình / cửa ta / nhà bạn / thình lình mở toang
10 Tháng Bảy 20231:55 CH(Xem: 6342)
PHỤ NỮ GIỮA CHIẾN TRANH VIỆT NAM: THỜI ĐIỂM 1969 Tầm nhìn Chiến tranh, Giấc mơ Hòa bình [Visions of War, Dreams of Peace] [1] là nhan đề một tuyển tập thơ của các nhà thơ nữ; nếu là Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, họ đã là những nữ quân nhân như y tá, bác sĩ đã từng chăm sóc các thương bệnh binh; nếu ở những ngành nghề khác, họ đảm trách các dịch vụ không tác chiến như chuyên viên truyền tin, tiếp vận, kiểm soát không lưu, nhân viên Hồng Thập Tự... Nếu là người Việt, họ là những phụ nữ thuộc hai miền Nam hay Bắc, với những trải nghiệm khác nhau, qua những năm tháng chiến tranh. Và như từ bao giờ, cho dù ở đâu, phụ nữ và trẻ em vẫn là thành phần dễ bị tổn thương nhất trong chiến tranh. Trong tập thơ này, có 34 nhà thơ nữ Hoa Kỳ, và sáu nhà thơ nữ Việt Nam: Xuân Quỳnh (My Son’s Childhood), Hương Tràm (The Vietnamese Mother), Hà Phương (To An Phu, From This Distance I Talk To You), Trần Mộng Tú (The Gift In Wartime, Dream of Peace), Minh Đức Hoài Trinh..., Nguyễn Ngọc Xuân...
28 Tháng Sáu 20239:58 CH(Xem: 6779)
anh là chim cánh mỏi / bay về tổ chiều hôm / không còn ai ngóng đợi / tay với cành hoa thơm
18 Tháng Sáu 20236:37 CH(Xem: 5661)
Lối Về Của Nước là một tập truyện & kịch có những nét đặc biệt. Nó viết về Con Người, về Ngôn Ngữ, về Hiện-hữu-người, Thể-tính-người. Nó trình hiện trước mắt người đọc những tương-giao-người giăng mắc, chồng chéo, và đầy phức tạp. Tất cả chập chờn giữa mộng và thực. Mộng và thực gắn bó, trộn lẫn vào nhau. Con người nhìn vào hiện cảnh như nhìn vào một giấc mơ. Truyện & kịch của Trần C. Trí mở ra cho ta thấy một cách sáng rõ ngôn ngữ là những quan hệ. Là giao tiếp. Là tâm hồn con người. Nó phả ra cái hơi thở, cái tình cảm của con người. Nó soi chiếu và phóng lên màn hình nội tâm chúng ta những phác đồ tâm lý người. Tôi lại nghĩ đến Heidegger với ý tưởng Ngôn ngữ là nơi an cư của tính thể. Con người cư ngụ trong chính ngôn ngữ của nó.
18 Tháng Sáu 20236:10 CH(Xem: 6582)
có một đêm rằm trăng sáng thơ thẩn ta đi trên đường bỗng dưng nhớ bài thơ cũ … “cúi đầu chợt nhớ cố hương”
18 Tháng Sáu 20235:32 CH(Xem: 5827)
“Lễ tang của cậu qua đi đã lâu nhưng không khí trong nhà tôi vẫn chùng xuống. Không ai biết phải làm gì để tiếp tục sống, ngoài số tiền ít ỏi của cậu dành dụm được khi trước. Sau cuộc chiến “Bão sa mạc” với Mỹ cùng các nước đồng minh, Iraq thất thủ, bị cấm vận. Bao phủ Baghdad là một bầu không khí ngột ngạt, không có bất cứ việc gì để làm. Dù không quá sung túc, nhưng chẳng bao giờ chúng tôi để thức ăn thừa từ bữa trưa sang bữa tối, mà đều phải vứt đi. Các chủ gia đình sẽ lấy làm xấu hổ nếu họ mua dưới 50 cân gạo một lần, thường đặt hàng cả con cừu, thịt tại nhà và ăn tươi. Tiết kiệm là tính từ không khi nào xuất hiện trong tiêu dùng của người Baghdad. Và bây giờ thì chúng tôi ăn khoai tây, chà là, bánh mỳ làm từ bột mỳ đen vốn chỉ dành cho gia súc. Thế nhưng vẫn có những gia đình còn tệ hơn. Thuốc men hạn chế, đồ ăn không có. Đói. ..."
18 Tháng Sáu 20235:22 CH(Xem: 6251)
mấp mé mấp mé chiều quanh / tiếng kêu sẫm buồn rợn tối / chim. lia rẽ / một khúc quành / xao xác đường về rất vội
18 Tháng Sáu 20235:12 CH(Xem: 5897)
Tiết học đầu tiên ở trường Võ Tánh, tôi gặp thầy Đỗ Đức Trí. Hôm ấy thầy trông đạo mạo, mẫu mực, áo quần chỉn chu, thẳng nép chứ không luộm thuộm, nhếch nhác như những lần gặp ở trường Kim Yến. Gặp lại tôi, thầy có vẻ đồng tình là tôi theo nghiệp văn chương, cố nỗ lực để được vào học ở trường công lập. Đối với ông Sáu, thành tích của tôi được vào trường công lập, không kinh qua lớp đệ tam, điều đó ông không quan tâm chút nào. Điều quan tâm của ông là thân xác tôi ngày càng phát lớn, trổ mã trông thấy, cái giọng ồ ề, sức vóc phổng phao như con gà trống đã gây phiền toái cho ông Sáu . Nhà có hai gã đàn ông đang vào tuổi lính tráng là đầu mối cho mọi sự dòm ngó của những con mắt cú vọ, đôi tai thính của những “con chó săn” . Đó là những kẻ mà ông ám chỉ cho những tên cạo giấy, bọn ngồi mát ăn bát vàng, bọn tham nhũng đầy rẫy ở phố phường hoa lệ này.