- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHÙM THƠ THÁNG SÁU

12 Tháng Sáu 20195:59 CH(Xem: 19624)


HoiAn- photo UL
Hội An - photo UL


Này tháng sáu ơi 

 

Tôi về gọi gió ngày xưa

Hắt vào dĩ vãng ướt mưa áo người

Rưng rưng nhớ nụ môi cười

Xa vời từ một góc đời mù khơi.

 

Mịt mờ mưa rơi mưa rơi

Mây chùng trĩu thấp cho rời rã đau

Phập phồng bong bóng tan mau

Chạnh lòng rớt những chênh chao trong chiều.

 

Đổ vào đâu những quạnh hiu

Để vơi bớt nỗi buồn thiu chân ngày

Run run buốt phiến vai gầy

Co ro với ngọn gió đầy thênh thang.

 

Tôi về tháng sáu vương mang

Bao nhiêu thương nhớ ngổn ngang trong lòng

Cùng đêm mở đôi mắt chong

Buông theo sương lạnh những dòng lệ rơi.

 

Tháng sáu này tháng sáu ơi,

Mưa còn giăng mãi còn người đợi nhau.

 

 

Mưa tháng sáu

 

Tôi yêu người — cơn mưa tháng sáu

Đọng nỗi buồn mặn đắng trên môi

Trong nụ cười đã long lanh nước mắt

Hạnh phúc mọc từ những hiu hắt ươm chồi.

 

Khi yêu người tôi hoá thân thành biển rộng

Có bao giờ biển mãi mãi lặng yên ?

Dưới mặt sóng im là bao nhiêu dòng nước xoáy

Và gió

Và giông

Cuộn bão biển chập chùng.

 

Như thiêu thân lao mình vào ngọn nến

Để đêm tàn gục chết dưới ánh lửa lung linh

Tôi đốt đời mình trong tình yêu vô vọng

Chờ một ngày rời rã giữa mông mênh.

 

Tôi gọi người là cơn mưa tháng sáu

Vì người như bão rớt giữa đời tôi

Không ai biết lúc nào trời giông cơn bão

Cũng như người rời xa khi chưa kịp chén ly bôi.

 

Giã biệt nhé — cơn mưa tháng sáu

Cơn mưa của đời tôi

Cơn bão của đời tôi .

Một mình tôi nâng ly

Bồi hồi

Cạn chén

Xin một lần cuối cùng

Rồi mãi mãi lãng quên.

 

 

Sinh nhật

 

Có còn không một ngày vui

Để tôi nhặt lấy giữa đời bão giông

Rưng rưng ôm hết vào lòng

Dỗ dành mình dẫu mênh mông bộn bề.

 

Tháng sáu một bước chân về

Cơn mưa mùa hạ còn lê thê dài

Giọt nào ướt sợi tóc bay

Giọt nào theo gió thả lay phay buồn

Thôi thì hứng giọt mưa tuôn

Tràn qua những ngón tay thuôn rã rời.

 

Cuối ngày còn lại ngậm ngùi

Bản Sonat vỡ từng bồi hồi âm

Ngỡ như cuộn đợt sóng ngầm

Bao nhiêu quặn thắt đắm vào nỗi đau.

 

Đã đầy quá những chênh chao

Cánh chim mòn mỏi buông mau lưng trời

Bíu vào đâu giữa chơi vơi

Thôi thì thôi nhé một đời cũng qua.

 

Nhẹ nhàng cúi xuống xót xa

Thắp hàng hàng nến vỡ oà bóng đêm

Lặng lẽ xoè từng que diêm

Một dòng nước mắt im lìm rơi nhanh.

 

Biển Cát

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 27693)
Sau thời gian dài lâm trọng bệnh, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng, một cây bút lỗi lạc từ thời VNCH, đã thất lộc vào lúc 10:50 thứ Bảy, ngày 13/9/2014 tại nhà Dưỡng Lão (Nursing Home) Mission De La Casa trên đường Alvin, San Jose, California, hưởng thọ 74 tuổi.
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33288)
SAN JOSE (VB) -- Nhà văn Giao Chỉ Vũ Văn Lộc vừa gửi tin rằng, nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng đã từ trần tại San Jose lúc 10:30 giờ sáng Thứ Bảy 13 tháng 9-2014. Tin này thông báo từ chị Trương Gia Vy, vợ của nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng và là người chăm sóc bên giường bệnh của nhà văn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33443)
Dường như có rất nhiều người đến tưới rượu lên mộ Trịnh Công Sơn, nhưng chỉ là để nhớ một bạn nhậu chứ không phải nhớ tiếng đàn, tiếng hát của Trịnh. Anh, nhớ bạn, vào quán một mình, kêu một ly rượu đầy và một chiếc ly không. Lặng lẽ ngồi, lặng lẽ uống. Hết ly mình, đến ly bạn. Mà ly bạn chỉ có ngụm nắng tàn.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 35157)
Đọc truyện Thái Bảo đưa người đọc vào những bất ngờ và con đường đưa đến những bất ngờ đầy những lôi cuốn đưa đẩy với các chi tiết được bố trí khéo léo xung quanh nhiều khúc mắc hấp dẫn.Thái Bảo viết phong phú, trải rộng từ Đông sang Tây, đi ngược về quá khứ, trở về hiện tại, đi sâu vào những giấc mơ ác mộng rồi quay về thực tại...Thái Bảo tốt nghiệp bác sĩ tại Việt Nam và hiện nay đang nghiên cứu khoa học, lãnh vực nano sinh hóa tại tiểu bang Florida, Hoa Kỳ. Hợp Lưu trân trọng giới thiệu các truyện ngắn đặc sắc của Thái Bảo đến quí độc giả và văn hữu.
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 31058)
“Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh?” là một tranh luận lâu đời giữa các nhà văn. Tại Việt Nam, câu hỏi này chìm khuất vào trong chiến tranh rồi chịu kiểm soát của Ban Tuyên giáo. Tại Nam Mỹ, dấn thân vẫn còn là nguyên liệu của sáng tác và Santiago Sylvester nhắc lại một lần nữa ý nghĩa cùng điều kiện của dấn thân. [Trần Vũ]
08 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33417)
Khiếm khuyết lớn của dân tộc Việt là đã say mê khía cạnh chính trị của chiến tranh mà lãng quên khía cạnh thuần học thuật, quân sự của chiến tranh. Clausewitz nổi tiếng với mệnh đề thường xuyên được trích dẫn: "Chiến tranh là cánh tay nối dài của chính trị." Nhưng Clausewitz không viết duy nhất một mệnh đề này, mà soạn thảo tám tổng tập Cẩm nang Chiến tranh mà cho đến phút này vẫn chưa được dịch sang tiếng Việt, ngay cả tóm lược .
01 Tháng Chín 20141:42 SA(Xem: 31727)
Tôi người mộng du - nhập vào mộng du - bước xuống cánh đồng . Tôi từ cánh đồng - lội tìm Suối khe - ngược lên đồi núi .. Tôi nghe hương hoa , tôi nghe mùi vị gió , tôi nghe mưa , tôi nghe hơi thở là lạ lá Tôi bắt gặp con Sâu .
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36334)
LTS. “Nghệ Sĩ Lưu Vong”, đó là nhan đề cuốn sách của Jane Katz, phỏng vấn các văn nghệ sĩ thế giới tới tỵ nạn trên đất Mỹ...Cuộc phỏng vấn Mai Thảo, được thực hiện ngày 10 tháng 07, 1980...Và sau đây là bản lược dịch của Tâm Bình từ nguyên bản tiếng Anh, trích từ cuốn sách Artists in Exile, American Odyssey của Jane Katz do Stein & Day Publishers, New York xuất bản 1983.
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 34337)
Gia đình chúng tôi có mười bốn anh chị em, gồm năm anh em trai và chín chị em gái. Anh Mai Thảo là người thứ năm trong gia đình. Hai người chị và một người em gái mất sớm. Tới năm 1975, chúng tôi còn lại là mười một người. Tính theo anh em trai, anh là con trai thứ ba. Anh cả tôi là Nguyễn Đăng Thiện, anh kế là Nguyễn Đăng Viên rồi đến chị Tuyết là người chị gái đã mất vì bệnh thương hàn năm chị hai mươi tuổi. Tiếp đến là anh Mai Thảo...
27 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 36654)
Tôi ít thấy ai yêu thơ như Mai Thảo. Thuộc rất nhiều thơ, đặc biệt thơ tiền chiến và thơ những năm đầu kháng chiến, Mai Thảo có thể nói chuyện về thơ miên man từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác. Dường như chỉ khi nói chuyện về thơ, Mai Thảo mới hoạt bát, sôi nổi, say sưa, gửi hết hồn mình trong từng tiếng trầm tiếng bổng. Ly rượu trên tay, đầu lắc lư, mắt lim dim, Mai Thảo nói về thơ với giọng vừa xúc động như khi người ta kể lại một mối tình đầu, vừa thành kính như một con chiên kể về cuộc đời của Người Cứu Thế. Với Mai Thảo, thơ là cái gì thiêng liêng, rất đỗi thiêng liêng, như một tôn giáo. Với Mai Thảo, thơ, "chỉ thơ, mới là ngôn ngữ, là tiếng nói tận cùng và chung quyết của văn chương"