- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

MẮT GIẾNG

09 Tháng Sáu 20199:49 CH(Xem: 19164)

photo NGuyen Hoang Nam
ảnh Nguyễn Hoàng Nam

MẮT GIẾNG

 

Không là mắt khóm mắt dân
trong vắt trời xanh
em ấy chị ấy hay cô ấy

 

ngày tôi ra sau lưng xóm núi đó yên bình
giọt nước bằng lặng chưa cuộn vòi rồng
sự sống cứ ngỡ chỉ toàn là đắm đuối
giá như

 

không có cơn lũ khốn nạn chảy qua tâm khảm người đàn ông
chi ấy lên giường với bí thư xã ủy
bão tố nổi lên trong lòng giếng đó
sống chết và tù tội

 

không có lũ khốn nạn ấy sát sát khảo khảo
yên bình cuộc sống đàn ông
anh ấy nhận được bầu trời nỗi đau
là tham vọng có tên gọi yếu đuối mỏng manh
mắt giếng.

 

NGỦ ĐÌNH
Đuổi thần thánh là công của dòng họ ấy ( Lời một con quỷ xe lôi)

 

Trong lúc bị truy đuổi ông ấy trốn dưới bệ thờ thần ngủ mê run sợ
lão thấy hình không tượng cái đuôi

 

nước dỡ hẵn bệ thờ cuộn trôi ra bể
những cây sao quỷ đột ngột gãy đôi
sân đình thành hố sâu hun hút
đám hút sách ngả nghiêng phê quá
ánh chớp từ đất xuyên thấu trời

 

trong lúc ngủ mê lão thấy mình sương khói
biển người bàn tán đứng xem
có ai nói không lấy bình bắt nó
hút hết vô là xong

 

trong sương khói lão thấy một vùng quê
đất cháy đỏ đùn lên như máu
kẻ cầm dao người cầm cuốc tranh giành
một nhát chém phía bên này gục xuống

 

một vị thần xóc ta dậy nói
mi về đi bọn tau trốn hết rồi.

 

 

THẾ
Lời những người cấy hạt

 

Rồi tất cả bỏ đi
thế là sau cuộc ồn ào chè chén bất phân
tôi nghe tiếng rú dậy thì dài dặc của đứa con gái bại liệt của ông ấy
có vài kẻ quay lại núp vào lùm để đái

 

khi bàn tay đôi chân mỏng manh mày chuột rút
âm nhạc nổi lên
đêm tối lao ra
sẽ không có móng nào giúp mày kéo con tim co gấp khốn khổ đâu
lúc ấy có rất nhiều loài khát máu
khi họ tính trước mày không có đồng nào trả nợ cho đất trời xung quanh chốn ở

 

khi chúng ta đi khỏi
họ băm nát cái bóng
như chờ rắn lột da xong rồi giết
cái thằng ấy coi vậy chớ ghê dám rờ đít thím dâu
xin lỗi vợ nó đi ha ha

 

lúc này có võng cầu vồng nằm xuống lửa cháy phừng phừng
trên mặt
chủ đất đưa cuốc lên vội chết
lúc một mình có cái hạt bắt chuyện với mình đấy
trời này làm thành phố nóng rồi úng
thế là tôi sống lại sau khi lão ấy ăn xong

 

kêu lắm
thực ra không phải loài chim bé tí nào của trời
vạt sành quá nhiều chúng làm náo loạn suốt đêm xanh.

 

 

PHÁC HỌA NGƯỜI GIŨA LƯỠI CÂU

 

Bàn chân ám khói than bước ra khỏi lửa

gương mặt xung quanh như đám tả lót
trước sự phì độn ngu muội chúng ta chôn kín ý nghĩ mãi mãi không cho họ thấy
máu đào ngập đầy dần


không ném ly vào mặt họ tuyệt đối anh phải dằn để không vươn tai họa
với dòi bọ anh hy vọng sẽ có mùa bội thu đám nhặng xanh

 

quá trống vắng cho bụi I nóc rơi xuống
xoay ba trăm sáu mươi độ để sắc nhọn
anh lấy cái chết để an ủi cho dòng tộc đó
nó không hỏi lí do anh viếng

 

trước đám dao nhọn
ông ấy giũa lưỡi câu
bụi I nóc rơi rơi
mưa dầm không thể cuộn trôi.

 

 

MỪNG NGÀY SANH NGỒI UỐNG RƯỢU MỘT MÌNH

 

Dĩ nhiên là quay về hướng nhà mình cúi đầu trước mẹ
may người không biết là mình như thế
người không bao giờ cho uống bia rượu
người sợ mình chết không toàn thây

 

dĩ nhiên vợ không thể ngồi cùng
mỗi bước ra vườn là nó chửi
mình tạo thành quả quá ít ỏi không đủ nó chi tiêu

 

dĩ nhiên là bao nghiêm túc giả tạo trước bát nháo biến mất
nhường cho men trung cộng ngấm dần vào máu nghe lành lạnh

 

dĩ nhiên là muốn đấm vào mặt những thằng khiếm nhã không tính người
như đấm vào bóng mình
bể kính tay nát

 

dĩ nhiên là chạy trốn tất cả mọi cuộc vui sau này
vô nghĩa lý như loài hút máu

 

dĩ nhiên là trò chuyện với tổ ong ngâm được tặng
về sự ác độc của đám người thông minh…

 

dọn sạch trước khi ngủ
không bao giờ muốn nghe loài tình yêu lải nhải
sau khi tỉnh dậy.

 

 

 

HIỆN

 

Khoảnh khắc nào đó như lúc mây đen hiện hình ở góc trời
tinh thần người chết thăng hoa khi còn sống đột nhiên ta nhớ lại
hình như một linh hồn
nghèo túng là tài sản quỷ quái
giông lốc xoáy tố đổ xuống kiếp người

 

khoảnh khắc nào đó trước khi ta vấp ngã thường có vô số sự tự vấn
sao không tránh trước
thấy đối tượng tốt nghĩa là ta chìm trong mê yêu
sao không bay ra bằng đôi cánh mộng

 

khoảnh khắc nào đó như ban mai sau đêm mưa
dòng người thanh sạch và khang khác
băng qua mặt đất chậm hơn

 

khắc cánh hoa gục vào bầu trời xanh mênh mông
tầm mắt không còn gì che chắn
ngoài làn da ngà ngọc của em.

 


GIỌT SƯƠNG

 

Con chim cuối cùng mắc lưới
cỏ rác bay qua mặt ta hàng ngày
dẫy đầy bao cái chết vô nghĩa lí

 

hối tiếc cho một lần theo rủ rê của bọn trên đám cây ấy
mình không bay làm gì
chỉ có thể bật quẹt

 

bầu trời quá hẹp
trên trán lão gió

 

thể xác ta là thịt cho những loài khát nước
mãi không chung trời

số phận rộng mênh mông


cỏ rác bay theo ta hằng ngày
sự tối tăm vô nghĩa.

 


ĂN QUÁN

 

Những đêm sắp giao thừa năm nào tôi đứng bên tối nhìn phía sáng bên cồn
mường tượng ngày xuân đời mình
trong tấm lưới vá víu mong mắc vài con cá nhỏ

nghi và tin đi liền với tin và nghi
tôi để trôi qua đời mình một lòng tay tuyệt mỹ

 

những đêm mây tắt ngúm sao trời giao mùa hôm nào tôi nhìn về phía trí nghĩ của một lớp người
họ buông xuôi mặc cho bát nháo rồi hỗn loạn
đành chịu không phương cứu vãn

 

những ban mai nào trống giống ba tiễn ai đấy về đất tôi trông thấy dòng người ủ đột
gót chân phai tàn vô phương cứu vãn
tôi thấy mình làm nên từ sắc màu cánh bướm
không còn sức theo cuộc phù vân

 

khói bốc họ mang ra.


Nguyễn Đăng Khương

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105165)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88592)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101189)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96160)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89091)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118389)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 104904)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103186)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112319)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98245)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.