- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thêm Một Tài Liệu Quý Về Chuyến Đi Pháp Năm 1863 Của Sứ Đoàn Phan Thanh Giản

25 Tháng Năm 20197:59 CH(Xem: 16417)


LE PAYS-phanthanhgian

[Dưới đây là bài đăng trên báo Le Pays ra ngày thứ ba 18/8/1863]


Như báo chúng tôi đã đưa tin về chuyến viếng thăm của phái đoàn ngoại giao của xứ Nam Kỳ, khởi hành từ Huế và sẽ đến Paris vào đầu tháng 9 năm 1863. Dưới đây là danh sách của phái đoàn do vua Tự Đức chỉ định theo sắc chỉ của nhà vua ngày 27 tháng 6 năm 1863:

- Chánh sứ Phan Thanh Giản, Hiệp biện Đại học sĩ, Kinh lược sứ Nam Kỳ, tòng nhất phẩm.

- Phó sứ Phạm Phú Thứ, Tả Tham tri bộ Lại, tòng nhị phẩm.

- Bồi sứ Ngụy Khắc Đản, Án sát sứ tỉnh Quảng Nam, tòng tam phẩm.

Phụ trách việc quà tặng là Lang trung bộ Công Nguyễn Văn Chất, tòng tứ phẩm.

Hai thư ký của phái đoàn là:

- Viên ngoại lang bộ Binh, Hồ Văn Luông, tòng ngũ phẩm.

- Viên ngoại lang bộ Hộ, Trần Văn Cư, tòng ngũ phẩm.

Bốn quan văn:

- Quan văn bộ Lễ, Hoàng Kì, tòng lục phẩm.

-Thừa vụ lang bộ Hộ, Tạ Huệ Kế, tòng chánh lục phẩm.

- Quan văn bộ Lại, Phạm Hữu Độ, tòng chánh thất phẩm.

- Quan văn bộ Hình, Trần Tề, tòng chánh thất phẩm.

Thông ngôn:

Nguyễn Văn Trường.

Hai quan võ:

Quản cơ Hồ Văn Huân, Nguyễn Mậu Bình, cả hai có tòng tứ phẩm.

Bốn võ quan tùy tùng:

Phòng ngự sứ Nguyễn Hữu Thần, Võ công đô úy Lương Văn Thế, Nguyễn Hữu Tước và Nguyễn Hữu Cấp, tất cả có tòng ngũ phẩm.

Hai thầy thuốc:

Nguyễn Văn Huy và Mo Van Nuhan [Ngô Văn Nhuận], tòng thất phẩm.

25 binh sĩ và nhân công, một thuyền trưởng.

19 người giúp việc trong đó có 4 người phục vụ Chánh sứ, 4 người phục vụ Phó sứ và Bồi sứ, 11 người còn lại phục vụ những quan chức khác trong phái đoàn. Tất cả có 63 người.

Tặng phẩm của phái đoàn mang theo 68 kiện với 1 cái kiệu và 4 cái lọng. Dành tặng cho nước Pháp 44 kiện cùng kiệu kèm 4 lọng. Còn lại 24 kiện là quà tặng cho nước Tây Ban Nha.

Hàng hóa đi theo với phái đoàn gồm có 100 kiện, 500 bao gạo, lợn và gia cầm.

Danh sách những người Việt từ Nam Kỳ thuộc Pháp đi Pháp với sứ đoàn của vua Tự Đức:

Thông ngôn hạng 1: Petrus Key [Trương Vĩnh Ký], dạy học ở trường Thông ngôn tiếng Pháp.

Thông ngôn hạng 2: Petrus Sang.

Ký lục hạng 1: Bá Tường, Đốc phủ Tân Bình.

Ký lục hạng 2 tên Hiên, ký lục làm việc ở bộ Tổng Tham mưu.

Hai học sinh trường Giám mục Adran [Pierre Pigneau de Behaine – Bá Đa Lộc]: Trần Văn Luông, con trai của Huyện Cả, Simon Của.

Ba người hầu.

*Báo Le Pays có quá trình xuất bản từ năm 1848 đến năm 1914. Đây là tờ báo chính thức và làm công việc ngôn luận của nền đệ nhị cộng hòa Pháp kéo dài đến năm 1870.

 

Phạm Phú Cường (chuyển ngữ)

 

LE PAYS-phanthanhgian 2

Nguồn: VĂN VIỆT

http://vanviet.info/tu-lieu/thm-mot-ti-lieu-qu-ve-chuyen-di-php-nam-1863-cua-su-don-phan-thanh-gian/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37371)
C uối cùng, tôi cũng đến Phnom Penh. Phnom Penh của Hậu, Phnom Penh của tôi trong trí tưởng tượng. Tôi đẩy xe hành lý qua hải quan. Tôi chờ đợi những âm thanh náo động bên ngoài như năm nào tôi về phi trường Tân Sơn Nhất. Hai cánh cửa mở ra. Hơi nóng ngột ngạt bốc lên mặt. Tiếng lá cây rì rào xen trong tiếng người nói nhè nhẹ khiến tôi bỡ ngỡ. Phi trường Phnom Penh vắng vẻ như thành phố tỉnh nhỏ. Buổi trưa nắng chói. Những cánh phượng rực rỡ nở trên bầu trời xanh. Chúng tôi ra lề đường chờ xe nhà đến đón.
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 40881)
Bài viết chỉ là hồi tưởng và những kỷ niệm rất riêng tư với giáo sư Phạm Biểu Tâm, với tâm niệm khi viết là làm sao vượt qua được cái tôi thường tình trong một bài tưởng niệm 100 năm ngày sinh của một vị danh sư đã để lại những dấu ấn lâu dài trong Ngành Y của Việt Nam từ thế kỷ trước. (Ngô Thế Vinh)
02 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 62983)
Đ ây là một trong những đảng cách mạng đầu tiên trong nội địa Việt Nam, qui tụ sự nối kết giữa giới học thức, điền chủ trung lưu và quân nhân do Pháp đào tạo, với mục đích giải phóng đất nước bằng võ lực. Chào đời vào dịp Giáng Sinh 1927, Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ] hoạt động được hơn hai năm thì bị Pháp khám phá và hủy diệt sau nỗ lực bi hùng vào đầu năm Canh Ngọ (1930), lưu lại một gương sáng lịch sử “không thành công thì thành nhân.” (1)
26 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 38899)
T ôi gởi bạn bài Sonatas Bạn đọc và im lặng Tôi hỏi hay không Bạn bảo hay nỗi gì chỉ buồn não ruột...
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54924)
T háng trước tiễn bạn thân bốn mươi năm về nơi yên nghỉ Tháng sau được bạn thân ba mươi năm gởi ra sở thất nghiệp Tiễn tình cảm nỗi buồn lây lất mãi Tiễn tình bạn lạnh như vết cắt không ngờ
25 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 54595)
Chết không hẳn là một điều bất hạnh Sống chưa chắc là một diệu kỳ nếu sống mất tiếng nói Nhưng em ơi sao anh vẫn không cầm được lệ tuôn Khi tiễn bạn bằng lời kinh Bát Nhã
13 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 58561)
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
09 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 57202)
Em đang chống bão Giấc mơ đêm như những ngôi sao Băng qua chiêm bao về ngang phố nắng Nhà em nước lội như sông
07 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 60031)
Thực ra, Lansdale dường không muốn viết rõ, hoặc không biết nhiều về Tổng thống Diệm cũng như họ Ngô. Hầu hết chi tiết về hộ tịch Diệm hay thành tích chống Pháp của Diệm và gia đình Ngô Đình Khả, đều thiếu chính xác. Các học giả thế giới cũng chẳng bận tâm đến việc tu chỉnh lại tiểu sử người cầm đầu phe thua cuộc. Bernard B. Fall, một học giả gốc Pháp viết khá nhiều về Việt Nam và chết tại Việt Nam, chẳng hạn, dựa theo bản tiểu sử Diệm do Mật Thám Pháp đúc kết năm 1954...
04 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 45507)
Hành động “ve vãn” [ flirtation ] Cộng Sản của anh em Diệm-Nhu–và như thế phản bội lại đa số dân chúng miền Nam–chỉ được đồn đãi từ năm 1962 ở Sài Gòn, và được bạch hóa sau ngày các Tướng làm đảo chính giết chết họ Ngô năm 1963. Yếu tố “phiến Cọng” này mới thực sự mang lại sự sụp đổ của Đệ Nhất Cộng Hòa (1956-1963), mà không phải cuộc tranh đấu của Phật Giáo, hay cái gọi là “bảo vệ chủ quyền quốc gia,” “quốc thể,” “nền độc lập” như nhiều người tưởng nghĩ.