- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NGỌN NẾN MUỘN MÀNG CHO NGƯỜI YÊU NƯỚC NGHIÊM SỸ TUẤN

04 Tháng Năm 201911:02 CH(Xem: 16101)



TranMongTu
Nhà văn Trần Mộng Tú


Trần Mộng Tú, sinh năm 1943 tại Hà Đông, Bắc phần. Lớn lên ở Hà Nội, Hải Phòng, di cư vào Nam  1954, trung học Nguyễn Bá Tòng, trung học Trường Sơn Sài Gòn. Nhân viên Hãng Thông Tấn The Associated Press, (1968- 1975). Sang Mỹ tháng Tư năm 1975, hiện sống (với gia đình) tại Seattle, Washington, làm thơ viết văn từ sau 1975. Đã xuất bản 4 Tập Thơ, 4 Tập Tản Văn và Truyện Ngắn. Cộng tác với các trang mạng và tạp chí văn học ở Mỹ và các nước khác.

*

 

      Bác Sĩ Ngô Thế Vinh chia xẻ với tôi một cuốn sách anh và các bạn anh đang soạn thảo. Cuốn sách về một cuộc đời rất ngắn của người bạn đồng nghiệp: Nghiêm Sỹ Tuấn, một Bác Sĩ Quân Y, một Thi Văn Sĩ , tử trận ở tuổi 31 tại Khe Sanh năm 1968 khi anh đang là Y Sĩ Trung Úy Tiểu Đoàn 6, Nhảy Dù.

 

      Nghiêm Sỹ Tuấn chết ở cái tuổi đẹp nhất của đời người: đời của một Y Sĩ, một Thi Sĩ và đời người Lính. Với ba cái đó cộng lại, Nghiêm Sỹ Tuấn là một con người sống lý tưởng và ôm đầy hoài bão tốt đẹp.

 

      Anh đã bước vào cuộc chiến, bỏ lại sau lưng gia đình, công danh, tình yêu và tuổi trẻ.

      Với trái tim nồng nàn Anh đã đối diện với định mệnh Si Vis Pacem  Para Bellum.

      Anh đi tìm hòa bình trong chiến tranh, Chiến Tranh là một điều không né tránh được nếu nhân loại thực sự muốn có Hòa Bình. “Cư An Tư Nguy”, người quân nhân nào cũng thuộc lòng câu đó khi vào nhiệm vụ.

 

      … Làm gì có xương nào phơi vô nghĩa, càng vô nghĩa bao nhiêu càng ý nghĩa bấy nhiêu. Vả chăng xương nào thay được xương mình. Trái đậu thì hoa tàn. Hạt giống có chết cây mới nẩy mầm xanh, sao nói là vô nghĩa được… Cũng đừng buồn thấy lan nhược nở đỏ rồi rơi êm giữa rừng gai cằn cỗi. Cô đơn, đau khổ, gắng chịu một mình. Có thế mới thấy hết vẻ đẹp thanh tao của giếng êm, trăng rạng. (Nghiêm Sỹ Tuấn)

 

      Anh đi vào chiến tranh như một người nông phu bước vào thửa ruộng của chính mình. Không có điều gì tự nhiên mà có được, như muốn có bông lúa thì người nông phu phải cầy bừa trong bùn đất.

 

      Nghiêm Sỹ Tuấn đã đi vào chiến tranh như thế. Bỏ lại gia đình, bạn hữu, người yêu. Anh

có một người yêu hay không? Chắc là phải có vì ta đọc trong văn thơ của Anh  thấp thoáng đối thoại giữa Anh và một người con gái.

 

      Người thứ nhất: Nghiêm Sỹ Tuấn

      Người Thứ hai: Người Yêu

      Người thứ hai: Em vừa nghe đọc tên anh. Bao giờ anh đi?

      Người thứ nhất: Ngày mai, ngày kia, một tuần, một tháng, không chừng.

      Người thứ hai: Anh có vẻ nhàn nhã thế. Không lo chi cả sao?

      Người thứ nhất: Có gì phải lo đâu em. Anh sẵn sàng đã lâu rồi. Em muốn nói với anh, sao ngập ngừng?

      Người thứ hai: Hơi khó nói một chút. Anh thật đã sẵn sàng, không còn gì bận tâm?

      Người thứ nhất: Anh hiểu. Em vừa hỏi anh câu ấy. Thực ra, khi vừa rời sách vở, lúc ấy người ta mới rất nhiều bận tâm. Thân mình, ruột thịt, bạn bè, tình yêu. Với mặt trời, hoa cỏ và chim kêu. Tìm giữ tất cả ngần ấy thứ bên mình và trong đầu óc một hình ảnh, một mục đích, một điều ước mơ gì đó. Khó mà tìm ra đường lối giữ và khổ nhất là theo đúng đường lối tìm ra. Sao cho luôn luôn có thể nhìn ngay được những bận tâm ấy mà lòng vẫn nhẹ nhàng. Nhưng hôm nay em lại hỏi anh thế: Từ cả năm nay có khi nào đâu? Anh cũng vậy, chưa khi nào. (Trích đoạn trong Para Bellum-NST)

 

      Anh sẵn sàng đã lâu rồi. (NST)

      Đúng Anh sẵn sàng sửa soạn đi vào chiến tranh (Para Bellum). Không phải chỉ sửa soạn cho chính mình mà cho cả thế hệ đang tới này hiểu thế nào về lòng yêu nước.

 

       Chiến tranh chỉ xấu và tàn bạo trong mắt những người đứng xa chỉ trỏ. Nên người phải ngừng hay tiếp tục nó với những lý do đẹp đẽ. Cha ông chúng ta xưa kia đã nhất định tiếp tục nó, và đã chiến thắng, chắc vì hiểu rằng trật tự và kỷ luật trong sức mạnh con người là một cảnh tự nó đẹp, dễ làm cảm động, dễ làm thán phục. Nhất là khi có những sức mạnh bên ngoài để gây xáo trộn trật tự và kỷ luật ấy (NST)

 

      Chiến tranh và Anh thế nào cũng phải có một bên thắng. Con khủng long chiến tranh đã phun ra những ngọn lửa thiêu rụi Anh. Nghiêm Sỹ Tuấn đã ngã gục và có ai biết đó là cái chết Anh chọn lựa?

 

      Khi Anh nằm xuống Anh vẫn là một người đàn ông độc thân. Không có một vành khăn tang trên đầu quả phụ. Người yêu mơ hồ trong văn chương của anh không hiện thực.

      Chôn theo thân xác anh là một linh hồn đầy ắp lý tưởng và Họ đã phủ trên ngực Anh một lá cờ rủ.

 

      Chúng ta gấp cuốn sách lại với ngậm ngùi và lòng kính trọng. Chiến tranh Việt Nam luôn luôn là một vết thương không bao giờ lành dù nhìn dưới một khía cạnh nào. Cho dù vết thương có khô máu, có lên lớp da non.

 

TUỔI TRẺ, TÌNH YÊU VÀ CHIẾN TRANH

Những tờ nhật báo

mỗi ngày một giống nhau

hôm nay tin địch chết

ngày mai tin ta chết

mẹ già cuối xóm

đi nhận xác con

người vợ trẻ xếp hành trang cho chồng mai đi sớm

tăng thêm quân

tuổi mười tám xếp bút nghiên cầm súng

đào thêm hầm

người chết thiếu chỗ chôn

chung quanh em bỗng thấy

thành phố tắt tiếng cười

chiếc áo em đang mặc mầu xanh

em nhìn thành mầu đỏ

mùi mực in

thành mùi máu tanh hôi

em yếu đuối

em ngơ ngác tâm thần

em sợ lắm rồi thây người ngã xuống

Không,

không bao giờ em muốn anh đi

Anh gạt tay em dấn mình vào lửa

mảnh đạn mảnh bom chặn mất đường về

ngày mai mưa nắng anh không biết

lửa hỏa châu

đốt cháy lời thề.    tmt (1968)

 

Chúng ta hãnh diện đã có một người Quốc Gia

như Y Sĩ -Thi Sĩ Trung Úy Nghiêm Sỹ Tuấn.

 

 

TRẦN MỘNG TÚ

Bellevue 4-3-2019

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
11 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 38758)
T ôi luôn nhớ cái cách Peter áp sát vào người tôi, rối rít, cuồng si, dịu dàng, hung bạo và cho tôi một cảm giác kích thích chưa từng có. Cái cảm giác đó vượt qua tất cả, nó như mách bảo rằng hãy yêu, hãy đánh đổi hết, cả công việc, cuộc đời, tương lai, giá trị đạo đức cũ rích của loài người, để ôm trọn vẹn Peter vạm vỡ trong tay, để cảm thấy Peter trong người mình, cảm thấy sự sẻ chia ngọt ngào, đau đớn, điên cuồng, lạ lùng của một tình yêu vượt thoát trên mọi lý lẽ…
08 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 35111)
t rời đương nắng xin đừng ra bửa củi sợ mưa về kéo rụp cả chân mây trời hết nắng. thôi đừng ra sân nữa để ôn nhu còn đậm nét chơn mày
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 37218)
T uần rồi, nhân kỷ niệm 70 năm ngày 6 tháng 6 năm 1944 khi quân Đồng Minh đổ bộ chiếm bờ biển Normandy để từ đó tiến vào giải phóng Âu Châu đang bị Đức Quốc Xã chiếm đóng, hệ thống truyền hình PBS chiếu một loạt phim tài liệu liên hệ, trong số đó tôi có dịp xem hai phim, đó là “D-Day 360” do Windfall Films của Anh Quốc sản xuất dưới quyền đạo diễn của Ian Duncan; và phim “D-Day’s Sunken Secrets” do NOVA thuộc PBS thực hiện.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 36749)
D ohamide là một tên tuổi quen thuộc trên báo Bách Khoa trước 1975, chuyên khảo về lịch sử và văn minh Chàm. Đã xuất bản năm 2000: “Dân Tộc Champa: Hành trình Tìm về Cội Nguồn”. Xuất thân Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và tốt nghiệp M.A. Đại Học Kansas, Hoa Kỳ. Lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc nên rất am tường về hệ sinh thái Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là bài điểm sách thứ hai của anh Dohamide nhân dịp CLCD BĐDS tái bản lần thứ 3.
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 33954)
e m đừng hỏi tôi một thứ tình yêu mỏng như giấy kẹp thời buổi lơ mơ hàng họ giấy má tái sinh hầm cầu những khuôn mặt người từ đâu hoang mang đại để kim rãi đường mũi dùi cắm sâu vào họng nựng nịu lũ đầu têu hí hửng cá độ hung tàn
05 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 28793)
...nhắc đến cuộc vượt thoát của những cựu lãnh tụ sinh viên Thiên An Môn, người ta không khỏi bồi hồi nhớ lại những cái chết ở cửa khẩu Bắc Phong Sinh chỉ mới hai tháng trước. Ngày 18/4 năm 2014 đã có những người Duy Ngô Nhĩ tị nạn, tuyệt vọng tự sát tại cửa khẩu Quảng Ninh. Hình ảnh thi thể của họ bị vất nằm ngổn ngang trên những chiếc xe lôi đã đem đến cho chúng ta cái cảm giác bất nhẫn, thương tâm.
04 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 32857)
A nh đang làm gì sao chưa ngủ Em biết anh đang yêu Như vòng tròn tự vẽ Như cởi truồng tắm với vòi sen Em không ghen sao anh lại sợ Một bề mặt phi lý của đêm...
03 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 31302)
c ứ sống như đã sống cứ rầu như đã vui cám ơn người dăm mống lân la. đủ dập dìu
02 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 34621)
Lê Văn Hiếu lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, thơ của anh ray rứt như những câu chuyện buồn trải dài từ rừng cao nguyên đến vùng sóng biển…Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những thi phẩm của Lê Văn Hiếu đến cùng quí văn hữu và độc giả Hợp Lưu… (TCHL)
01 Tháng Sáu 201412:00 SA(Xem: 45294)
Bài viết của Tiến sĩ Sử học và Tiến sĩ Luật học Vũ Ngự Chiêu "Nhìn Lại Vấn Đề Hoàng Sa" trên cả hai bình diện sử học và công pháp quốc tế. Bài nghiên cứu được viết vào năm 2009 và đã đăng trên Hợp Lưu báo in cũng như trên trang nhà của Hợp Lưu. Dù nhiều năm đã trôi qua nhưng tính thời sự vẫn còn rất mới ... Chúng tôi xin post lại bài viết để gởi đến quí bạn đọc và văn hữu Hợp Lưu. TCHL