- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

LỊCH SỬ CÓ NỢ GÌ TƯỚNG DƯƠNG VĂN MINH?

24 Tháng Tư 201911:02 CH(Xem: 20245)
duong van minh 4-1975

Nhà báo Pháp Paul Dreyfus là một trong 25 nhà báo Pháp có mặt tại Sài Gòn vào giờ phút cuối cùng của tháng Tư năm 1975.

rong cuốn sách của mình với tựa đề "và Sài Gòn sụp đổ" (Et Saigon tomba - Collection Témoignages 1975), tác giả đánh giá sự kiện Sài Gòn thất thủ là sự kiện 'quan trọng nhất' với hệ thống cộng sản châu Á sau cuộc tiến vào Bắc Kinh năm 1949 của Mao.

Ông thuật lại những cảm nhận cá nhân qua những lần tiếp xúc với đại tướng Dương văn Minh, tổng thống cuối cùng của miền Nam, theo giới thiệu sau qua lời dịch của nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris:

Theo Paul Dreyfus, tướng Minh là "một người minh mẫn và nắm vững tình hình".

Những tâm sự của tướng Minh thời điểm đó mang lại một cách đánh giá đa chiều về nhân vật gây nhiều tranh cãi.

"Tôi thích sống trong ngục tù của tổ quốc tôi còn hơn tự do ở nước ngoài."

Nhà báo Pháp viết trong cuốn sách:

"Tôi gặp tướng Minh vào ngày thứ hai, trong một villa rộng lớn, yên bình, không bày biện xa hoa, bao bọc xung quanh bởi một vườn hoa, nơi ông sống từ nhiều năm, ở giữa Sài Gòn. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài hơn một giờ, ông nói cho tôi biết cơ hội mỏng manh về đàm phán với phía bên kia ra sao.

Ông mô tả xúc động về tình trạng kiệt quệ của quân đội, những tướng lĩnh mất tinh thần, những kho đạn và chiến cụ gần như trống rỗng, vật tư bị bỏ mặc, bộ máy hành chính bất lực, dân chúng lo lắng và những người của Thiệu không làm gì khác là cất giấu đô la, vàng, trang sức cùng những tác phẩm nghệ thuật của họ...

Tướng Minh có giọng nói chậm rãi và nhẹ nhàng. Cặp mắt không chớp sau cặp kính gọng kim loại, nhưng người ta nhận thấy rõ rệt ông bối rối sâu sắc trước hiện tình đất nước ông."

Không ra nước ngoài

"Thế nào đi nữa, ông nói với tôi, tôi sẽ không đi đâu cả. Hạnh phúc hay bất hạnh đó vẫn là tổ quốc tôi. Tôi đã sống những năm định cư ở Bangkok. Tôi không thiếu thốn gì. Nhưng tôi cảm thấy rất bất hạnh. Tôi thích sống trong ngục tù của tổ quốc tôi còn hơn tự do ở nước ngoài."

Cuối cuộc phỏng vấn, tôi hỏi ông thẳng thắn rằng, ông nghĩ sao sắp tới sẽ đóng một vai trò quan trọng của một nhân vật chính trị.

"Nếu để làm bù nhìn, thì chắc chắn không. Nhưng nếu tôi có thể hữu ích hay có thực quyền thì tôi sẽ không từ chối." Từ cách nhìn của tôi, từ thời điểm này, tướng Minh đã sẵn sàng.

Hôm nay (24/4/1975), ông già không có chút sinh khí (chỉ tổng thống Hương) đã đến gặp tướng Minh nêu ra một vai phụ số hai : đó là chức Thủ tướng. Vai trò mà một người tiền nhiệm vừa bỏ lại sáng nay."

Minh cự tuyệt, vì ông không có toàn quyền. Ngày mai, ông sẽ có tất cả.

Nếu không, Việt Cộng sẽ bắt đầu đặt quyền cai trị lên Sài Gòn."

Khi CIA giả danh Khmer Đỏ

"Thứ Sáu 25/4/1975. Sau khi Phnom Penh sụp đổ, CIA sử dụng một đài tiếp vận radio từ Okinawa, hòn đảo lớn phía Nam quần đảo Nhật Bản. Những nhân viên bí mật của Mỹ phát sóng dưới danh nghĩa những người Khmer. Họ đưa tin như từ chức năng quyền lực của Khmer Đỏ.

Đài phát thanh gián điệp này tung những tin thất thiệt, hướng vào cộng đồng dân chúng Campuchia, hy vọng gây những bất ổn cho những chủ nhân mới của đất nước.

Cũng là CIA, trong một buổi phát thanh đội lốt ngôi sao đỏ đã đưa tin, có một cuộc đảo chính tại Hà Nội và họ nói rằng đã có ba sư đoàn Bắc Việt rút về cứu nguy cho miền Bắc."

Bình luận về việc xuyên tạc này, giám đốc CIA tại Sài Gòn hả hê với những ai muốn nghe:

"Đó thật sự là chương trình duy nhất hoạt động tốt."

Thật khó tin, nhưng đúng như thế!

Tướng Minh và sứ mệnh bất khả thi

"Tối thứ Bảy, Thượng và Hạ viện nhất trí trao toàn quyền cho tướng Minh hoạt động ngõ hầu mang lại một 'nền hòa bình trong danh dự', trong lúc cả tối thứ Bảy và Chủ Nhật đạn pháo nã vào trung tâm quyền lực giữa Sài Gòn.

Người dân thủ đô sống trong thấp thỏm trước những đợt pháo kích ngày càng gia tăng. Những sư đoàn Bắc Việt và Việt Cộng được chiến xa hạng nặng hỗ trợ chỉ còn không đầy 30 km cách thủ đô VNCH. Những tướng lĩnh can đảm nhất cũng nói rằng tất cả đã mất.

"Bộ trưởng Quốc phòng, tướng Trần Văn Đôn u ám trước tấm bản đồ ngày càng đen tối. Các chuyến bay 'Galaxia' của không quân Mỹ hối hả chuyển những công dân Hoa Kỳ di tản. Tất cả như trong tình trạng như khi Byzance thất thủ, các chân tay thân cận của Thiệu theo chân chủ chạy trốn với những valy chật căng đô la, nữ trang, vật dụng quý giá, nhà băng đóng cửa , nền kinh tế sụp đổ.

Trong tình thế gần như tuyệt vọng, Lưỡng viện và ông tổng thống mắt lòa, chậm chạp với tuổi già vẫn còn loay hoay bàn cãi về thủ tục bàn giao chính quyền cho tướng Minh, mà không 'vi hiến'.

Trong không khí nghẹt thở, lưỡng viện bỏ phiếu cho giải pháp tình thế hệt như trong buổi đẹp trời của Đệ Tam Cộng hòa. Cuối cùng, sau một ngày điên rồ, khi màn đêm đã buông xuống Sài Gòn, Lưỡng viện Quốc hội nhất trí chuyển giao hoàn toàn quyền lực cho tướng Minh."

Một người cộng sự thân thiết của tướng Minh đã nói với tôi ngay từ hôm qua không úp mở:

"Chúng tôi nắm một sứ mệnh không thể thực hiện nổi."

Thứ Tư, ngày 30/4/1975: 'Tôi đợi các ông ở đây'

Cuốn sách mô tả tiếp giờ phút tiếp quản:

"Nhóm sĩ quan cấp cao nhảy xuống xe. Xung quanh họ là những binh sĩ đầy súng ống. Họ chạy nhanh qua những bậc thang rộng của Phủ Tổng thống, vượt qua phòng khánh tiết và gặp tướng Minh trong phòng làm việc của ông ta.

'Tôi đã đợi các ông ở đây', tướng Minh nói. Buổi sáng cùng ngày, lúc 10 giờ, ông đã cho phát trên radio lời tuyên bố gửi đến đối phương.

Minh từ căn phòng của Phủ Tổng thống đã ra lệnh cho tất cả các đơn vị Nam Việt Nam ngừng bắn. Rất trầm tĩnh, Minh trao đổi với các phụ tá và một vài bộ trưởng mà chỉ trong thời gian ngắn ông đã tìm được ra.

Các chiến binh Bắc Việt ngay lập tức vây quanh ông. Trong số những sĩ quan của đoàn quân chiến thắng có những Việt Cộng hoạt động bí mật tại Sài Gòn, không mặc quân phục, không mang quân hàm, quân hiệu, có người biết rất rõ tướng Minh. "

Ông ta tiến gần và nói:

"Ông đã làm một việc lớn cho Việt Nam, ngăn không cho Sài Gòn bị phá hủy. Chúng tôi cám ơn ông, tướng Minh."

Minh đáp lại rằng, ông hy vọng vào sự nghĩa hiệp của người chiến thắng."

Nhà báo Paul Dreyfus cũng suy tư về chuyện ông Minh đã nghĩ gì:

"Có lúc nào, ở thời khắc ngắn ngủi những ngày trước, tướng Minh đã nghĩ là khả thi thỏa thuận được một cuộc đàm phán? Tôi không tin. Trong lần gặp gần nhất với ông, khi chưa nắm bộ máy quyền lực, tôi nhận thấy ông đã nghĩ rằng việc đầu hàng là không tránh khỏi. Song không nghi ngờ gì, tướng Minh hy vọng có thời gian để dàn xếp thể thức ra sao.

"Bằng việc gạt qua cá nhân mình, Minh đã chấp nhận trong con mắt của lịch sử, là một viên tướng đầu hàng không điều kiện, để tránh cho đất nước của ông những đớn đau không cần thiết.

Vai trò của ông đã hết.

Thật ngắn ngủi.

Song chúng ta nợ sự đánh giá lại về một con người tỉnh táo và can đảm này."

Các đoạn trích do nhà báo Phạm Cao Phong từ Paris chuyển ngữ.

Nguồn: BBC NEWS Tiếng Việt

https://www.bbc.com/vietnamese/forum-39736591?SThisFB&fbclid=IwAR28XXJ-5sDwL23lq853ra9MHkS4zbBDQh4DTzC6HXqtp5TyBXUv6NY9iV0

Ý kiến bạn đọc
26 Tháng Tư 20193:16 SA
Khách
Mấy thằng Việt lăm lăm súng phía sau ông Minh đúng là lũ khỉ rừng xanh. Đối xử với một cấp lãnh đạo đối phương và cũng người Vn với nhau ,bọn csbv vô học
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 41071)
T ừ ngày 7/3/1975, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày. Thật khó ngờ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người–có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa [VNCH]– bị sụp đổ hoàn toàn [...] Những hình ảnh điên loạn mà ống kính các phóng viên quốc tế thu nhận được chẳng khác cảnh vỡ đê trước con nước lũ, hay sự sụp đổ của một tòa lâu đài dựng trên bãi cát, khi nước triều dâng lên.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33263)
c ắm que nhang tưởng niệm cho ngày ra đi thấy niềm cô đơn một lần nữa trở lại đêm soi gương sâu hút ánh mắt thoai thoải đường cong li tâm ấm ức
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35828)
X uân Lộc là nút chặn đường tiến vào Sài gòn của quân Bắc Việt. 35 năm, thời gian tuy dài, nhưng có khi không thể xóa nhòa một vui buồn, huống chi những mất mát đớn đau trong đời người. Trong ký ức của người dân Long Khánh, và người dân miền Nam, trận chiến Xuân Lộc, không thể phôi pha.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33948)
h ôm qua thấy bạn về cười cụng ly một cái hỏi đời ra răng? thì đời vẫn sống nhăn răng từ bạn đi mất nhì nhằng tới lui buồn. thì cứ nhe răng cười mà vui cũng đã lệ rơi trùng trùng
08 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 36093)
B à ngoại tôi kể, dòng họ tôi đời nào cũng có một người chết vì tình. Có thể dòng máu đa tình chảy ngấm ngầm trong huyết quản, truyền từ đời nàng Công nữ Nguyễn Phúc Hồng Miên đầu tiên đã gieo mầm mống yêu si cuồng thái quá cho các nàng Tôn nữ. Thường chỉ là các nàng Tôn nữ mới đủ can đảm chết vì tình. Những người đàn ông trong dòng họ tôi chỉ đủ can đảm để bỏ chạy.
05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 38791)
t ôi ngồi tháo gỡ chiếc áo tầm gai đan kín cơn mơ gió thổi qua tiếng thở dài âm âm vực tràn bất hoại ngày trần truồng , thản nhiên đứng ngó trăm năm
05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37715)
M ai về sau, mai về sau Mối duyên xanh liệu nguyên màu ấy không? Mắt còn chết trong mắt trong? Lòng thanh tân cháy giữa lòng thanh tân?
05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37020)
T ấm thân mịn màng như dải lụa, như ánh trăng ngà của Mẹ trông nguyên vẹn như đã được đắp rất kín rất kỹ, như đã thiếu một bàn tay ấm áp mặn nồng từ xa xưa lắm, là dấu tích, là chứng cớ âm thầm Mẹ mang theo đến hết cuộc đời.
05 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 41599)
L ần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Luu, Uyên Lê là bút hiệu của Lê Huyền Mai Uyên, một người viết trẻ đang sống và việc tại Sài gòn. Với bút pháp tự nhiên và mềm mại như thơ, tác giả sẽ đưa chúng ta vào một không gian truyện huyền diệu như cổ tích. Mời quí văn hữu cùng bạn đọc cùng bước vào truyện “Đất, Lửa, Nước và Gió…”của Uyên Lê.
04 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35459)
T ình đã nối dài những ngày mưa cùng nắng Đừng nhìn anh bằng buổi chiều ngang nghĩa trang Tiễn biệt nỗi buồn rưng rưng đôi dòng lệ Hãy cùng anh ra quán