- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

NHỚ MỘT DÒNG SÔNG

27 Tháng Ba 20193:06 CH(Xem: 21313)


SAI GON - photo Quy SG
Sài Gòn - ảnh Quý SG

NHỚ MỘT DÒNG SÔNG

 

"Ta rồi lạc mất quê hương cũ

Làm sao tìm lại một dòng sông ?"

 

 

Một lần thăm lại dòng sông cũ

Nhìn nắng đổ dài trên bến xưa

Ngỡ chừng mây cũng chùng xuống thấp

Cho lòng trĩu nặng ấu thơ mưa.

 

Dòng sông  vẫn là dòng sông cũ

Nghiêng nghiêng soi bóng những hàng dừa

Xuồng ai neo bến chòng chềnh sóng

Xin chở ta về năm tháng xưa.

 

Trở về một thuở vô tư lắm

Có con chuồn đỏ đậu trên tay

Hồn nhiên cười khóc trong nắng gió

Yên bình lá hát với dòng sông.

 

Trở về để gặp mình thơ bé

Chân trần chạy khắp cả triền sông

Mỏi mê nằm xuống bờ cỏ dại

Ngắm trời xanh biếc trải mênh mông.

 

Trở về nghe sóng rì rào vỗ

Hít đầy hương gió lẫn phù sa

Đàn bầu ai khảy buồn điệu lý

Cho bé con chìm trong giấc mơ.

 

Trở về tắm giữa dòng sông cũ

Uống từng ngụm nước của quê hương

Bâng khuâng nước mắt ta rơi xuống

Nhạt nhoà cả một ấu thơ mưa.

 

 

Biển Cát.

 

 

 

 

CHẢY QUA NUỐI TIẾC

 

 

Lòng không như gió

Nên chẳng cuốn trôi

Những mùa xa xôi

Chẳng còn trở lại.

 

Có bàn chân chạy

Qua những cánh đồng

Lúa trổ đòng đòng

Môi thơm ngậm sữa.

 

Có tiếng gà trưa

Vang trong tĩnh lặng

Khúc mương yên ắng

Nhẹ tiếng dầm khua.

 

Nhịp võng mẹ đưa

Êm đềm giấc ngủ

Câu ca dao cũ

Còn vọng lời ru.

 

Đến mãi thiên thu

Vẫn còn thương nhớ

Con sông bồi lở

Nặng trĩu phù sa.

 

Cho đất đơm hoa

Trổ vàng bông cải

Mùa xuân nắng rải

Ươm những mầm xanh.

 

Vườn trái trĩu cành

Đất lành chim ngụ

Có ai trốn ngủ

Đợi tiếng chim gù.

 

Mỏi bước phiêu du

Trở về nơi cũ

Chiều tàn nắng rũ

Quạnh vắng vườn hoang.

 

Quá đỗi muộn màng

Chỉ còn nỗi nhớ

Nghe mùa trăn trở

Trên mái ngói khô.

 

Dòng sông cơ hồ

Chảy qua nuối tiếc

Lưng trời thê thiết

Một tiếng quạ kêu.

 

Biển Cát.

 

 

KHI CHẲNG CÒN NHAU

 

Về đi nhé người về đi nhé

Một mình ta đứng lặng một mình ta

Đêm nhoà nhạt bóng người dần khuất

Ngẩn trông vời giọt lệ nào rơi.

 

Bàn tay vẫy lưng chừng bàn tay vẫy

Buông xuống rồi còn đau buốt những ngón tay

Gọi tên người nghẹn ngào trên môi đắng

Tiễn người về buồn đã xanh xao.

 

Mai xa lắc nửa vòng trái đất

Hắt hiu ngày lạc mất cả đời nhau

Nắng và gió ủ sầu ta mòn mỏi

Nơi người về là chốn không nhau.

 

Vừa giã biệt lòng đã cuồn cuộn nhớ

Mai xa rồi chỉ còn gặp trong mơ

Chập chùng sóng chập chùng sóng vỡ

Chia một đời dài da diết những âm quên.

 

Biển Cát.

 

 

TỪNG NGÓN TAY RÃ RỜI

 

Sao người không là nắng để ngày tôi thắp

Để bình minh thênh thang trên thảm cỏ non xanh

Nhẹ vờn lá bước chân chim chuyền lích chích

Rung những giọt sương đầu ngày rất đỗi mong manh.

 

Sao người không là gió để tôi co ro bờ vai lạnh

Nép vào một vòng tay ngỡ đời thật bình yên

Nào biết được ngoài kia là khốn khó

Là những tháng ngày đầy những truân chuyên.

 

Sao người không là bờ cát dài cho thuyền tôi ghé bến

Neo lại nơi này khi sóng lặng trời quang

Nghe biển vỗ bao dung không dập dồn giông tố

Một tiếng yêu người dào dạt những âm vang.

 

Sao người không là đêm để ru tôi bằng đàn nguyệt

Cho vầng trăng lung linh nghiêng xuống mặt hồ êm

Những sợi tóc thơm đổ trên vai người rã rượi

Dịu dàng nụ hôn chao gợn nước im lìm.

 

Và nghìn lần nghìn lần trong xót xa tôi thầm hỏi

Người ở đâu người trôi dạt nơi đâu

Đời là sóng và người là con nước

Con nước xa bờ về một cõi không nhau.

 

Trong bóng tối quạnh hiu tôi đứng chơ vơ lặng lẽ

Không có một ánh trăng không có một bờ vai

Không có gió gọi đêm dài khép lại

Mãi mãi không có một bình minh nào thắp nắng cho tôi.

 

Còn thấy gì mai đây hỡi người yêu dấu

Làm sao tôi vỗ về mình khi nỗi nhớ khôn nguôi

Bàn tay tôi xòe ra những ngón rã rời

Chợt đau buốt khi không còn bàn tay người ủ ấm.

 

 

Biển Cát.

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Tư 20244:07 CH(Xem: 397)
On the evening of December 21, 1946, the Bach Mai radio resumed its operations somewhere in the province of Ha Dong after a day of silence. One of its broadcasts was Ho Chi Minh’s appeal to the Viets for a war of resistance. He reportedly said: The gang of French colonialists is aiming to reconquer our country. The hour is grave. Let us stand up and unify ourselves, regardless of ideologies, ethnicities [or] religions. You should fight by all means at your disposal. You have to fight with your guns, your pickaxes, your shovels [or] your sticks. You have to save the independence and territorial integrity of our country. The final victory will be ours. Long live independent and indivisible Viet Nam. Long live democracy.
08 Tháng Ba 202411:17 SA(Xem: 2672)
The fact that Ho Chi Minh proclaimed Vietnamese independence and the formation of the Democratic Republic of Viet Nam [DRVN] on September 2, 1945 did not assure its international recognition. The French—reactionaries and progressive alike— adamantly insisted on the reintegration of Indochina into the French Empire, by force if necessary. Other great powers, for various reasons, independently supported the French reconquest.
23 Tháng Mười 20237:38 CH(Xem: 5590)
Even prior to the termination of the war in Europe in the summer of 1945, the United States and the Soviet Union stood out as the leading Great Powers. The United States emerged as the most powerful and richest nation, envied by the rest of the world due to its economic strength, technological and military power. Meanwhile, the Soviet Union surprised all world strategists with its military might. Despite its heavy losses incurred during the German invasion—1,700 towns and 70,000 villages reportedly destroyed, twenty million lives lost, including 600,000 who starved to death in Leningrad alone, and twenty-five million homeless families—after 1942 the Red Army convincingly destroyed German forces and steadily moved toward Berlin.
31 Tháng Tám 202311:33 CH(Xem: 6558)
Sunday afternoon, September 2, 1945. High on a stage at Cot Co [Flag Pole] park—which was surrounded by a jungle of people, banners, and red flags—a thin, old man with a goatee was introduced. Ho Chi Minh—Ho the Enlightened—Ho the Brightest—a mysterious man who had set off waves of emotion among Ha Noi's inhabitants and inspired countless off-the-record tales ever since the National Salvation [Cuu Quoc], the Viet Minh organ, had announced the first tentative list of the "Viet Minh" government on August 24. It was to take the Vietnamese months, if not years, to find out who exactly Ho Chi Minh was. However, this did not matter, at least not on that afternoon of September 2. The unfamiliar old man — who remarkably did not wear a western suit but only a Chinese type "revolutionary" uniform — immediately caught the people's attention with his historic Declaration of Independence. To begin his declaration, which allegedly bore 15 signatures of his Provisional Government of the Democ
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 59897)
R ồi đến cuộc sụp đổ của miền Nam mùa Xuân 1975 và nhiệm kỳ Tổng thống vừa tròn 40 tiếng đồng hồ của Tướng Minh. Lệnh buông súng đầu hàng của Tướng Minh sáng ngày 30/4/1975 khiến nhiều người, vốn chẳng biết nhiều về những diễn biến tại hậu trường sân khấu chính trị, trút mọi trách nhiệm việc “ mất nước ” (sic) lên đầu ông “ hàng Tướng ” này. [Những lời thở than, khóc lóc “ mất nước ” cũng chẳng khác gì việc đồng hoá một chế độ chính trị với “ Tổ Quốc ” trên trình độ hiểu biết chữ Việt!]
18 Tháng Tư 20248:23 CH(Xem: 322)
Lê Chiêu Thống là vị hoàng đế thứ 16 và là cuối cùng của nhà Hậu Lê. Triều đại nhà Hậu Lê của ông đã chứng kiến nhiều cảnh rối ren của lịch sử nước nhà. Đó là giai đoạn Trịnh Nguyễn Phân Tranh, cả hai đều mang danh nghĩa "phù Lê diệt Mạc". Chúa Trịnh đã diệt được nhà Mạc cho nhà Hậu Lê. Nhưng quyền hành lại nằm trong tay nhà Trịnh. Và sau đó là sự tranh giành và kết thúc của các đời chúa Trịnh. Và sự phát triển lớn mạnh của nhà Tây Sơn đã đánh đổ Chúa Trịnh với danh nghĩa "phù Lê diệt Trịnh". Lòng dân Bắc Hà hoang mang cực độ. Nguyễn Huệ tuy thắng trận, nhưng chưa nắm được lòng dân nên không xưng đế. Nguyễn Huệ vẫn tiếp tục để nhà Lê làm vua. Nhưng cả ông lẫn nhà Lê điều hiểu rõ quyền hành đang nằm trong tay ai? Nguyễn Huệ tham khảo ý kiến vợ là Công chúa Lê Ngọc Hân việc đưa nhân vật nào lên ngôi. Cuối cùng Nguyễn Huệ đồng ý đưa Duy Khiêm lên ngôi vua. Vua mới đổi tên thành Duy Kỳ, đặt niên hiệu là Chiêu Thống. Ông làm vua chưa tới 3 năm, từ tháng 7 (âm lịch) 1786 tới tháng 1-1789.
15 Tháng Tư 202410:16 SA(Xem: 487)
Vòng Tay Học Trò là tác phẩm tiêu biểu của nữ văn sĩ Nguyễn Thị Hoàng, được đăng nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa năm 1964. Tác phẩm được công chúng nồng nhiệt đón nhận và theo đó cũng hứng nhiều luồng ý kiến khác nhau, càng làm cho tác phẩm nổi tiếng hơn. Chính vì vậy, từ khi xuất hiện, tác phẩm đã gây được tiếng vang lớn, làm xôn xao dư luận trong giới chuyên môn và công chúng độc giả, Hàng chục năm sau, lúc chúng tôi còn nhỏ, chưa đọc tác phẩm đã thuộc tựa đề vì Vòng Tay Học Trò gắn liền với tên tuổi tác giả. Nói đến Nguyễn Thị Hoàng người ta nhớ đến Vòng Tay Học Trò.
15 Tháng Tư 202410:12 SA(Xem: 918)
đời đã một lần ta có nhau / thời gian sương trắng nhạt phai màu / tóc xanh ngày mộng nào xa ngái / rồi bỗng chìm quên trong mắt sâu
15 Tháng Tư 202410:04 SA(Xem: 884)
Cạn đêm vàng võ mảnh sầu Bạc vương nhánh tóc áo nhàu dung nhan Còn chăng ta với nồng nàn? Đếm xanh xuân rụng vơi tan cuộc người
15 Tháng Tư 20249:48 SA(Xem: 866)
Sài gòn buổi sáng ngồi một mình Cây cao đường vắng phố lặng thinh Người phu quét lá gom từng lá Chiếc lá vàng khô hết nhục vinh