- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Marie Sến

27 Tháng Hai 201910:53 CH(Xem: 23856)


Marie Sến - 2019
Marie Sến - ảnh mới 2019

 

NIỆM KHÚC THÁNG 4

 

(Tặng L)

 

Không ai dắt tay em giữa đời

Người bỏ đi rồi chỉ còn vực thẳm

Em bước tới hay lui vẫn là con thuyền đắm

Chênh chao cả khi ngồi

 

Người im lặng đã bao lâu rồi

Con ngựa quỳ bên suối gục đầu vô vọng

Tiếng hí xa trên đồng xanh hao vắng

mắt ải gió biên thuỳ

 

Em đã chờ ... để rồi phân ly

Mưa đoạn trường bã biệt

Mùa hạ róng riết

Em nói rồi. Sao người vẫn đi?

 

Phu thê là gì?

Ân ái nghĩa chi?

Hoa nở trắng, bạc đầu người ở lại

Cỏ Úa vàng, dư âm còn mãi

“Thôi đừng gọi tên nhau!”

 

Tháng 4/2017

Marie Sến

 

 

 

NGÀY LÕNG BÕNG NƯỚC

 

Ngày lõng bõng nước giữa thời tiết mưa dày, bay như cánh hoa xoan vỡ.

Buổi sáng hối thúc bằng tiếng chuông lỡ dở giấc ngủ mệt nhoài

Thèm thời gian chậm chút thôi, để kịp chạm mặt vào bàn chân con gái, nom con đạp chân tung chăn thoải mái, có giấc mơ con con

Mở cửa ra ngõ, hàng xóm đã om xòm, tiếng xe cộ, đập tường xây bao chống trộm.

Bắt đầu một ngày là mưa ướt dượt, lạnh cả xe lẫn người.

Trên con cầu vốn đông mà chẳng ai vui. Hôm qua nghe tin người đàn bà nhảy cầu tự vẫn.

Tháng 4 rộn ràng và Tháng 4 bất nhẫn, Loa Kèn chai sương.

T4/2018

Marie Sến

 

 

NGƯỜI CỦA GIÓ, TRO VÀ LỬA

 

(Tặng H)

 

  Người hôm nay có quyết định lạnh lùng?

  Em không thể trồng hoa hồng trên gỗ đá, vì nó chẳng thể trổ bông

 

Người đàn bà không có mùi hương thảng thốt.

Cô ấy đang ở trong căn phòng thơm ngát chiên đàn

Mùi người đàn ông vẩn vang

qua vạt áo

yêu thương tựa cơn bão

sao cho nhau bình yên?

 

Người là nghiệp, là duyên

từ vô thỉ kiếp trước

mình từng lỡ bước

lăn trôi về?

Vội vàng giữa cơn mê của tham ái

bao giờ hết mê mải, tìm nhau

 

Người đi, làm em đau

tim tan giữa gió

Tơ sương của cỏ

vấn vương khóc hờ...

 

Người đã chờ

yêu thương đổ mật

ánh nhìn phảng phất

cũ xưa...

 

Mưa

và mưa...

Người yêu trong ngào ngạt

Bã bời xô cát, sóng căng đầy

 

Người sẽ ở đây

Hay lại đi nữa?

Người của gió, tro và lửa

Thiêu đốt tim em

 

Marie Sến, 19/T8/18

 

 

NGƯỜI GỌI TÊN EM LÀM GÌ

 

(Tặng H)

 

 

Anh không thể mang đóa tinh khôi

Không thể nhặt nắng hồng sưởi ấm

Không thể trao nụ cười tưới tắm

gọi tên em làm gì...

 

Đã biết là chia ly

Xóa trắng ký ức mặn nồng cũ

Cố gắng gượng cười nụ

Thả vào hư không

 

Ừ thì là mùa đông

Đôi tay em càng lạnh

Con đường dài hay ngắn

Em vẫn một mình

 

Yêu thương không của mình

Thôi đừng gọi tên cũ

Mi em lại rủ

Chênh chao cả lối về

 

Lời thề thuở đam mê

Thì thầm qua hơi thở

Dù anh vẫn nhớ

Rồi thì sao...

 

Có một sớm mai nào

em thuộc về nơi khác

Cỏ xanh sẽ hát

Khúc lãng quên

 

 

Marie Sến

25/1/2019

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 72841)
L TS: Về quê xưa gặp người cũ là bức tranh tình cảm thơ mộng. Tuy nhiên, với vài trang viết ngắn Nguyễn Văn đã đưa câu chuyện thường tình của một thời đại phân ly bỗng mặn nước mắt và phũ phàng như những cơn mưa miền Trung. Chúng tôi trân trọng giới thiệu Tóc Mai Ngày Cũ , một sáng tác mới của Nguyễn Văn với quí độc giả và văn hữu của Hợp Lưu. Tạp Chí Hợp Lưu
15 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 52476)
Lời người dịch.  Đứa con gái đồng hoang (La fanciulla della Pampa) dịch từ nguyên bản Ý ngữ là một trong bảy truyện ngắn trong tập truyện Sette donne intorno al mondo (Bảy người phụ nữ vòng quanh thế giới) của Arnaldo Fraccaroli, một nhà văn kiêm nhà báo và diễn viên hí viện Ý vào thời đầu cho đến giữa thế kỷ 20.
08 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 32555)
Đ ã 40 năm trôi qua, kể từ mùa Xuân-Hè rực lửa 1972. Trận đánh còn to hơn Điện Biên Phủ 1954 này—thí dụ như sử dụng tới hơn 90,000 quân, so với 40,000 trong trận Điện Biên Phủ—chưa được nghiên cứu tường tận. Một trong những lý do chính là tài liệu ; chính xác hơn, thiếu tài liệu khả tín, và quá nhiều cung văn hay đào mộ. Trận chiến Quốc-Cộng 1945-1975 là một trận chiến bị ô nhiễm nặng hệ tuyên truyền ...
14 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 76837)
M ùa xuân vừa chạm ngõ đã nghe buồn qua tay em đang làm chi đó? ngày trôi như dấu ngày
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 74465)
T a đuổi bắt ước mơ cùng chân thật Đời không vui tiếc mãi một nụ cười Mùa xuân ơi em hiền như nắng mới Chạy loanh quanh cũng chỉ một vòng tròn.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 75268)
C hẳng thể nào thay đổi được Dù nhiều lần anh tự dối Bằng những câu thơ đêm anh viết vội Ôi chao, xuân thênh thang như cánh quỳnh hoa Sao đêm lại buồn như thế...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 55690)
Con đường thơ của Nguyễn Lãm Thắng có nhiều bước chuyển. Sau “Điệp ngữ tình”, “Giấc mơ buổi sáng” (333 bài thơ thiếu nhi), anh thử nghiệm, gieo hạt giống thơ của mình vào thế trận khác: thế trận đời. Thế trận này đã đánh dấu tiếng nói riêng cho “họng đêm” [ *] trong hành trình sáng - tạo - thi ca của anh. Anh gần như đoạn tuyệt hẳn cái nhìn trong trẻo của “Điệp ngữ tình”, cái hồn nhiên thơ trẻ của “Giấc mơ buổi sáng” để ném vào “họng đêm” cái nhìn từ góc độ người mù và “có thể nói nhiều về điều không thể nói”.
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 65182)
Đ àn chim với những con Rose breasted màu nâu nhạt, ngực đỏ;con Western King with fledgling cũng màu nâu nhưng cái cái ngực vàng hườm; con Red headed woodpecker mình gọi là chim gõ kiến có cái đầu màu đỏ, con Indigo Bunting tròn như con sáo quê nhà, nhưng lại xanh biếc như da trời. Tất cả bọn chúng, mỗi buổi sáng, theo nhau về ríu rít trong vườn nhà tôi...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 53538)
N guyễn Phi Khanh sinh năm 1355 và mất năm 1428[1] (có thuyết nói ông sinh năm 1336, mất năm 1408[2]), quê ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây (có thuyết nói ông còn có quê thứ hai ở Chi Ngại, Chí Linh, Hải Dương). Ông tên thật là Nguyễn Ứng Long, sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống võ tướng. Nhưng ông lại là người say mê văn chương...
08 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 62791)
Tôi chìm vào một giấc mơ, giấc mơ có những sợi dây bé xíu đan vào nhau thành những mắt lưới. Tôi đi tìm một thế giới, nỗi đau oán thù bị xóa bỏ, chỉ còn tôi với thế giới ấy.