- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ VÀ NHẠC, THƠ VÀ CA TỪ

16 Tháng Mười Một 20187:55 CH(Xem: 24821)


DANGHIEN 1
Đặng Hiền - California 2017


Tôi không nghĩ rằng giới nhạc sĩ VN lại coi thường giới làm thơ, đến độ dùng thơ của người ta để tạo thành ca khúc, xong vất tên của người ta ra và không thèm ghi tên tác giả thơ vào tác phẩm. Vì hành động đó là hành động đốn mạt của kẻ vô sỉ, hành động ăn cắp tim óc của người khác.

Những ca khúc của VN hầu như phần chính tạo nên giá trị của ca khúc là lời ca. Một ca khúc NHẠC 50 PHẦN TRĂM, LỜI 50 PHẦN TRĂM, cái hồn của bài nhạc nó nằm trong lời hát đến hơn 50 phần trăm, nếu giòng nhạc dễ nghe sẽ đưa cái hồn của lời hát thấm vào tâm cảm của người nghe. Nhạc có hay cách mấy mà lời ngô nghê vô nghĩa, thì ca khúc ấy sẽ bị giảm giá trị rất nhiều.

Dĩ nhiên một ca khúc muốn nổi tiếng còn phải tùy vào nhiều công sức của người khác, như ca sĩ, nhạc sĩ hòa âm và nhà sản xuất.

Người nhạc sĩ giỏi, chỉ cần 30 phút với chiếc dương cầm thì có thể tạo nên một khúc nhạc, họ chỉ mới hoàn thành có 50 phần trăm, năm mươi phần trăm còn lại đó lời ca. Lời ca là linh hồn của ca khúc, nếu không có lời ca, thì không được gọi là ca khúc.

Nếu thử nghe lại toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, thì phần tạo nên giá trị của tác phẩm là phần lời ca nhiều hơn là phần giai điệu.

Nếu đem toàn bộ tác phẩm của nhạc sĩ Phú Quang, bỏ tất cả các lời hát phổ từ thơ của các thi sĩ, thì ca khúc của Phú Quang còn lại gì? Bởi những ca khúc khá nổi tiếng của ông hầu như phổ từ thơ.

Một người có khiếu viết lời ca, thì khi có một giai điệu người ta sẽ viết thành lời ca, và lời ca đó nếu đọc lên sẽ như một bài thơ.

Trong trường hợp những BÀI KHÔNG TÊN của Vũ Thành An trước 1975 rất hay và rất thơ, nhưng sau này nhạc sĩ Vũ Thành An viết lại ca từ mới cho những BÀI KHÔNG TÊN đó, thì không còn hay như lần đầu và phần hồn của bài nhạc nghe vô duyên và thậm chí vụng về thô kệch. Chuyện đó nói lên rằng người viết ca từ cho những BÀI KHÔNG TÊN trước và sau 1975 gần như là hai người có trình độ về chữ VIỆT hoàn toàn khác nhau mặc dù cùng mang tên Vũ Thành An.

Thật ra trong thơ đã có sẵn nhạc, không có nhạc bài thơ đó vẫn đứng vững. Tuy nhiên, nếu gặp một nhạc sĩ tài ba thì sẽ khai thác được nét nhạc tìm ẩn trong thơ và cho ra một giai diệu mới lạ sẽ thăng hoa bài thơ có thêm một đời sống mới. Như bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" của Hữu Loan, được phổ bởi nhiều nhạc sĩ như Dzũng Chinh, Duy Khánh, Phạm Duy, Anh Bằng... mỗi bài đều mang một giai điệu khác nhau lấy từ cùng bài thơ "Màu Tím Hoa Sim". ("Những đồi hoa sim" của Dzũng Chinh; "Màu tím hoa sim" của Duy Khánh; "Áo anh sứt chỉ đường tà" của Phạm Duy. Và "Chuyện hoa sim" của Anh Bằng).

Trong những năm gần đây ở Việt nam, những tác phẩm âm nhạc phổ từ thơ phần lớn tên của các tác giả thơ bị giấu đi, hoặc bị vô tình hay cố ý quên lãng bởi ca sĩ hoặc nhà kinh doanh. Có lẽ người ta sợ Nhạc sĩ bị chia danh tiếng, chia miếng ăn, và nhất là phải đóng thêm 30 phần trăm tiền tác quyền cho tác giả thơ, theo cái bộ luật quái dị về tác quyền tại VN.

Bộ luật này do một nhân viên của TRUNG TÂM BẢO VỆ QUYỀN TÁC GIẢ ÂM NHẠC VIỆT NAM (VCMPC ) đăng tải trên FB (Anh Tuyet) :

[”Hiểu thêm về ĐỒNG TÁC GIẢ:

”Đồng tác giả” là những người CÙNG TRỰC TIẾP sáng tạo ra tác phẩm.

Nếu tác phẩm âm nhạc được phổ từ một bài thơ: trường hợp này được coi là tạo ra một tác phẩm mới, độc lập với tác phẩm (thơ) có trước đó; đồng thời cũng phân biệt rõ 2 tác giả: tác giả Nhạc và tác giả Lời/Thơ.

Tác giả Nhạc và tác giả Lời/Thơ: KHÔNG PHẢI LÀ ĐỒNG TÁC GIẢ, vì không cùng trực tiếp sáng tạo ra 1 tác phẩm.

Luật SHTT quy định: khi sử dụng phải xin phép tác giả và các đồng tác giả.

Theo đó, mức nhuận bút được chia đồng đều 50/50.

Trường hợp TP âm nhạc (phổ thơ) được sử dụng, phải trích 1 phần nhuận bút cho tác giả thơ. Tỉ lệ chia theo Nghị định 61 trước đây và áp dụng cho đến nay là 70/30: 70% Nhạc và 30% Thơ-Lời.

Như vậy là rõ về mặt quy định PL! Khi sử dụng Tp nhạc phổ thơ (không phải là sử dụng tác phẩm thơ) thì chỉ phải xin phép tác giả và đồng tác giả (nếu có).

Tác giả Lời-Thơ: khi sử dụng không phải xin phép nhưng phải trích một phần nhuận bút! Hoàn toàn chính đáng. Đúng Luật Việt Nam. Đúng Công ước Berne.]

Theo cái bộ luật này (nếu có), vô tình khiến cho giới viết nhạc thành những thực dân trong văn nghệ đi xâm chiếm tác phẩm thơ của thi sĩ, y như những thế kỷ trước Thực dân các nước Âu Châu đi xâm lăng đất nước người ta rồi bảo là khai hóa.

ĐẶNG HIỀN

(California Nov- 16-2018)

"

THƠ HỮU LOAN

MÀU TÍM HOA SIM

(Khóc vợ Lê Đỗ Thị Ninh)

Nàng có ba người anh đi bộ đội
Những em nàng
Có em chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh

Tôi người Vệ quốc quân
xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn
nàng không đòi may áo mới

Tôi mặc đồ quân nhân
đôi giày đinh
bết bùn đất hành quân
Nàng cười xinh xinh
bên anh chồng độc đáo
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng thời chiến binh
Mấy người đi trở lại
Nhỡ khi mình không về
thì thương
người vợ chờ
bé bỏng chiều quê...

Nhưng không chết
người trai khói lửa
Mà chết
người gái nhỏ hậu phương
Tôi về
không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
thành bình hương
tàn lạnh vây quanh

Tóc nàng xanh xanh
ngắn chưa đầy búi
Em ơi giây phút cuối
không được nghe nhau nói
không được trông nhau một lần

Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa
một mình đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...

Một chiều rừng mưa
Ba người anh trên chiến trường Đông Bắc
Được tin em gái mất
trước tin em lấy chồng
Gió sớm thu về rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió sớm thu về
cỏ vàng chân mộ chí

Chiều hành quân
Qua những đồi hoa sim
Những đồi hoa sim
những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
tím chiều hoang biền biệt
Có ai ví như từ chiều ca dao nào xưa xa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chưa có mẹ già chưa khâu
Ai hỏi vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím có chiều hoang biết
Chiều hoang tím tím thêm màu da diết
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa
Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm, mẹ già chưa khâu...
Màu tím hoa sim, tím tình trang lệ rớm
Tím tình ơi lệ ứa
Ráng vàng ma và sừng rúc điệu quân hành
Vang vọng chập chờn theo bóng những binh đoàn
Biền biệt hành binh vào thăm thẳm chiều hoang màu tím
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu
Áo anh nát chỉ dù lâu...


1949

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20242:52 SA(Xem: 1822)
Bên hoa / e ấp…bóng hồng / Vai mềm dáng liễu / hương nồng nàn bay Mượt mềm / dải lụa tóc mây...
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2060)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
07 Tháng Hai 20244:36 SA(Xem: 1996)
em gở vòng tay đêm, choàng dậy / những tia chớp đuổi nhau / tiếng sấm gầm, tiếng bầu trời nổ tung / nghìn hạt thuỷ tinh đen / mưa tháng chạp /
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2661)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 3338)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3151)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3044)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
06 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 2152)
BÊN BỜ AO- Khuyết danh - Trần C. Trí chuyển ngữ
18 Tháng Giêng 20248:59 CH(Xem: 2512)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn / Cụ Bà : PHẠM THỊ SỰ / Pháp danh Quảng Diệu Nhẫn / Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1935 tại Mỹ Thi, Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 12 tháng 01 năm 2024 / (Nhằm ngày 2 tháng 12 năm Quý Mão) / Hưởng thượng thọ 89 tuổi.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 4167)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)