- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CÂY HƯƠNG NHU CUỐI VƯỜN LẶNG LẼ

10 Tháng Năm 201811:21 CH(Xem: 26051)

SG Mưa- ảnh UL
Sài Gòn Mưa -ảnh UL

 

Mẹ ơi, con đau!”

Trong bóng đêm, con lại trở về là đứa bé tóc tai ướt nhẹp rối nùi, nước mắt tràn đầy trên má, giơ hai tay về phía mẹ, gọi khẽ:

- Mẹ ơi, con đau!

Cũng trong bóng đêm, bàn tay của mẹ se sẽ lần dò trên từng rẻ xương sườn nhô lên lưng con mảnh dẻ, vuốt ve thủ thỉ:

- Mẹ đây, N của mẹ. Con sẽ không đau nữa....

Và mùi hương nhu từ từ lan tỏa, quấn quít , bao bọc lấy con, cái mùi hương làm lành mọi vết thương, làm dịu mọi cơn sốt, làm tan đi nỗi đau như cứa như nhói trong con.

Con ngủ thiếp đi, trong mùi hương nhu. Như ngày xưa.

Con không biết tự bao giờ nữa, góc vườn nhà mình đã có một cây hương nhu lá tía lặng lẽ tỏa hương. Mẹ vẫn giữ thói quen của những nhà vườn xứ Huế xưa, giành riêng một rẻo đất cuối vườn cho chút rau thơm, món ăn Huế mà không có nêm nếm rau thơm thì không sao thành vị. Và thêm một vườn thuốc Nam, vừa tự giúp mình vừa có thể cứu người, như ông ngoại hay dặn dò. 

Vậy đó, cuối vườn, giữa lỏm ngỏm hành hoa, ngò rí, ngò gai, rau quế, rau húng, tía tô, bạc hà, lá sả, cây gừng, cây nghệ, là sâm đại hành, cỏ lan chi và mấy gốc hương nhu lá đỏ tía dịu dàng. Mà từ chiếc lá màu hung đỏ đến hoa chi chít, cành, rể đều tỏa mùi hương dễ chịu khi chạm vào tay.

Quanh năm, từ người mẹ tỏa ra mùi hương nhu dìu dịu. Hương nhu một nắm cho vào nồi nước gội đầu cho tóc như một dòng hương nhánh đen mướt mát. Nắm lá hương nhu giải cảm, thân hương nhu cắt khúc sao vàng hạ sốt, chén thuốc nam trên tay mẹ sóng sánh vị hương nhu. 

Và những khi con bị ám ảnh bởi nỗi đau, cơn sợ hãi mơ hồ của trẻ nhỏ, con vùi sâu vào lòng mẹ, hít lấy hít để cái mùi hương nhu thân quen, mẹ nói hương nhu làm dịu các đầu dây thần kinh quá nhạy cảm của con, như một loại thuốc an thần vô hại mà hiệu quả.

Mẹ như bụi hương nhu cuối vườn, lặng lẽ tỏa hương trong lòng con.

Chẳng biết từ bao giờ hình ảnh mẹ đã đồng nhất với cây hương nhu lá tía. Chị Hai nói có lẽ từ lúc mẹ sanh chị ba, bố dắt người tình đầu tiên vào tận nhà bảo sanh thăm mẹ, cô ấy đẹp và trẻ, và gợi mùi hương nồng nàn. Lúc đó ôm chị Ba trong vòng tay còn non ngày tháng, khi bà hơ lá hương nhu cho mẹ, mái đầu của mẹ đã gục xuống run rẩy như chiếc lá hương nhu gặp lửa than.

Cũng có lẽ từ khi mấy chị em sinh ra ngày càng thêm dầy, và mật độ thay người tình của bố cũng dầy thêm mỗi năm. Mẹ đã thành cái bóng rũ như lá ra vào trong nhà, lặng lẽ tiết ra mùi hương vừa âm thầm vừa cam chịu.

Từ nhỏ, con đã lẳng nhẳng theo bố khắp nơi. Con đã biết ghét những người đàn bà nói cười đong đưa bên cạnh bố. Bố ngày xưa thật đa tình, bố đi đến đâu, cũng có mắt đàn bà long lanh sóng sánh đến đó, bố nói cười ngọt ngào, giọng bố trầm và ấm, mắt bố đen và nồng. Con chưa bao giờ mong mình đẹp như bố. Dù ai cũng nói con giống bố rất nhiều. 

Con còn nhớ có một lần, bố dắt con lên cửa hàng của bố, lúc đó bố làm trưởng một cửa hàng rất oai. Một cô bạn của bố vội sà đến vuốt ve con và trưa đó cả 3 người được đi ăn cháo vịt ở quán của cô ấy. Cô ấy rất khéo nấu ăn, con chưa bao giờ được ăn món cháo vịt và gỏi vịt ngon như thế. Dở dang bữa ăn, mắt con chờn chợn khi thấy bàn tay có những ngón sơn màu đỏ huyết dụ của cô ấy âu yếm sửa cổ áo chemise của bố. Bắt gặp tia mắt của con, cô ấy cúi xuống nựng vào chiếc cằm nhọn của con, giọng ngọt như cháo vịt:

- Con bé có cặp mắt thật giống anh, vừa đen ươn ướt vừa sâu hun hút.

Lúc đó con đã hất tay cô ấy ra, hất cả chén cháo đang ăn dở:

- Không! Tui không giống bố, tui giống mẹ!

Và con vừa chạy đi, vừa khóc. Từ đó con không thể chịu được mùi cháo vịt, mỗi lần thấy món vịt, con lại nhợn muốn ói. 

Con chưa bao giờ muốn giống bố.

Tụi bạn gái của con khi được hỏi, đứa nào cũng mơ màng, muốn được lấy một người chồng như bố của tụi nó.

Con không muốn lấy một người chồng như bố. Sẽ làm khổ người đàn bà của mình.

Khi con lớn, con biết sợ và trốn tránh những người đàn ông đa tình, có đôi mắt đen đong đưa, giọng nói trầm ấm, nồng như có lửa kiểu của bố. 

Có một lần con hỏi mẹ, mẹ có hối hận khi lấy bố không. Mắt mẹ buồn mà giọng nói nhẹ tưng:

- Không có bố làm sao mẹ có được con gái yêu như N! 

Con ước gì con có thể đầy lòng yêu thương và biết tha thứ như mẹ. Như mùi hương nhu vô hình lặng lẽ, quấn quít theo con, lấp đầy trong con, thấm sâu vào con, mà con không hề hay biết.

Chiều hôm qua con chạy về với mẹ, tim con đau lắm, đầu con nhức lắm, con tuyệt vọng lắm, hoang mang lắm. Tưởng như chỉ cần gặp mẹ là con nhào vào lòng mẹ, giơ hai tay ôm lấy cổ mẹ như ngày bé mà rên lên:

- Mẹ ơi, con đau lắm!

Vậy mà vừa thấy mẹ ra mở cửa, bàn tay xanh trắng có những lằn gân xanh quanh cổ tay như chiếc vòng cẩm thạch tự nhiên, con đã đủ sức nhoẻn một nụ cười gượng lắm. Mẹ cảm thấy ngay điều bất thường của con, mẹ cảm thấy ngay nỗi đau của con qua chiếc dây nhau vô hình chưa bao giờ đứt lìa giữa con và mẹ, mẹ hốt hoảng:

- Có chuyện gì vậy N? 

- Con chỉ về thăm mẹ thôi, mẹ làm như con có chuyện thì mới về với mẹ - con giả vờ quàu quạu cằn nhằn.

Mẹ kéo con ngồi im lặng trên chiếc xích đu. Con muốn nói với mẹ nhiều lắm, rằng mẹ ơi người ta làm con đau, sao người ta có thể làm người khác đau đớn đến cung bậc cao nhất của sự đau, nếu tra tấn tinh thần có thể chia ra làm nhiều cung bậc từ thấp đến cao nhất. Nhưng con cũng ngồi im lặng, nghe trong hơi gió mùi hương nhu khe khẽ dịu dàng. 

Con ngã đầu vào vai mẹ:

- Mẹ ơi, sao cây hương nhu con trồng mấy lần đều chết héo cả? Mà cây hương nhu của mẹ tươi tốt thế này.

- Cái tinh thần, cốt cách, khí phách của người trồng quan trọng lắm con ạ, nó ảnh hưởng đến hồn của cây. 

- Vậy tinh thần, cốt cách như con phải trồng cây gì mới hợp hả mẹ? - con vờ vĩnh hỏi.

- Con thì phải trồng cây cỏ đuôi chồn đỏ tía, mới hợp được!

Mẹ bật cười, lâu lắm rồi mẹ mới cười tươi như có nắng soi.

Con cũng cười. Và nỗi đau đớn, muộn phiền tan chảy ra, tiêu tan đâu mất.

Mùi hương nhu vẫn phảng phất. Không biết từ mẹ hay từ cây?

 

UYÊN LÊ

 

Ý kiến bạn đọc
16 Tháng Năm 20185:08 CH
Khách
Bên Thái Lan, các món ăn có hương nhu tạo sức hấp dẫn đặc biệt. Hương nhu thường được dùng để xào thịt gà, trộn thêm ớt và tỏi, là món rất thông dụng từ các nhà hàng sang trọng đến các bàn ăn bày dọc hè phố. Nhiều khi món này rất cay, tùy ý riêng của đầu bếp. Lần đầu tiên tôi ăn món này, không thấy thích hương vị hăng hăng, lại thường bị ăn quá cay nên khó thưởng thức. Nhưng những lần sau, càng ăn thịt gà xào hương nhu càng thấy ghiền!


Về Việt Nam, tôi có một anh bạn người Thái làm cùng dự án. Cô vợ anh kể khi đi tới khu vực bán rau củ quả ở Chợ Bến Thành, bạn hàng nhận ra cô vợ anh là người Thái, bên gọi mời: "Ca pao! Ca pao!" Đó là tên tiếng Thái của hương nhu. Có việc gọi mời bằng tiếng Thái như thế bởi vì số người Thái đang sinh sống và làm việc ở Tp HCM khá là cao. Cũng bởi vì ít người Việt dùng hương nhu trong thức ăn, cho nên khó tìm mua hương nhu, bạn hàng phải cất tiếng gọi mời để người Thái biết tìm đến mà mua.

Hiện tôi đang trồng vài cây hương trong chậu đặt ở ban công. Cây ra nhiều hoa cho hạt vương vãi khắp nơi, nhiều cây con vì thế mọc lên chung quanh cây mẹ.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20242:46 SA(Xem: 2161)
Đôi tình nhân đã có một thời 20 hoặc 30 năm… / Họ, dường như khó hoặc là (!)nhận ra nhau. / “Xin lỗi cô, tôi không cố ý!” / Sự gặp nhau trên bãi tắm . Họ đang bơi và vô tình va chạm nhau.
07 Tháng Hai 20244:36 SA(Xem: 2096)
em gở vòng tay đêm, choàng dậy / những tia chớp đuổi nhau / tiếng sấm gầm, tiếng bầu trời nổ tung / nghìn hạt thuỷ tinh đen / mưa tháng chạp /
07 Tháng Hai 20243:34 SA(Xem: 2868)
Khi tìm đọc văn học chiến tranh (giai đoạn 1954-1975) tôi bắt gặp rất nhiều lần lời giới thiệu ngắn tên tuổi, và các tác phẩm của nhà văn Nguyên Vũ. Kể từ đó, tôi luôn tìm Nguyên Vũ để đọc, song dường như không có tác phẩm nào của ông được đưa lên các trạng mạng, hay các thư viện điện tử. Hôm rồi, thật may mắn, đang nghiền ngẫm về cố nhà văn, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn, tình cờ tôi bắt gặp: Mây Trên Đỉnh Núi, truyện dài gồm 20 chương của Nguyên Vũ. Đây có lẽ là truyện dài đầu tay, và ít được nhắc đến của ông. Cũng định thử một vài trang, rồi lúc nào đó sẽ đọc tiếp, nhưng bập vào tôi không thể dứt ra được, và đọc một mạch ngay nơi làm việc. Sự hấp dẫn, sinh động ấy, không hẳn bởi chỉ nội dung, mà còn do bố cục, nghệ thuật đan xen những tình tiết câu chuyện...
07 Tháng Hai 20242:19 SA(Xem: 3854)
Bài này, “Cái Tôi kỳ việt và Âm bản Thành phố/Tình yêu trong thơ tự do Thanh Tâm Tuyền”, được phát triển, bổ sung và mở rộng từ bài viết gốc năm 1986, với tựa “Thanh Tâm Tuyền, người thi sĩ ấy”, theo tinh thần tựa đề “L’Homme, cet Inconnu” (1935) (Con Người, kẻ Xa Lạ ấy) của Alexis Carrel (Nobel 1912). Một vài chủ đề đã được đưa vào, hay tô đậm, qua một cái nhìn hồi cố và tái thẩm, để làm đầy đặn và làm rõ hơn các đường nét về thơ Thanh Tâm Tuyền, vốn, trong bản gốc nguyên thuỷ, đã được vạch ra nhưng chưa được khai thác kỹ.
07 Tháng Hai 20241:35 SA(Xem: 3511)
Người ta thường chỉ nói về thơ Thanh Tâm Tuyền ở cái thời tuổi trẻ của ông, và gần như không có ai nói kỹ (hoặc tương đối kỹ) về tập “Thơ Ở Đâu Xa”, kết tinh bởi những bài thơ thời sau này của Thanh Tâm Tuyền, đặc biệt là thời ông đã đi qua những hào quang của tuổi trẻ mình, và cũng là thời mà ông đang đi vào, đang đi qua những hiện thực sống động nhất, theo một nghĩa nào đó, của thân phận con người, nói chung, và thân phận thi sĩ, nói riêng, của chính ông. Cũng có ý kiến cho rằng thơ Thanh Tâm Tuyền, trong giai đoạn này, chỉ là thơ thời khổ nạn, tù đầy, không có mấy điều đáng bàn. Ý kiến đó có lẽ nên được xét lại. Con người thi sĩ, đặc biệt những con người thi sĩ với chiều sâu và kích thước như của Thanh Tâm Tuyền, có thể tự thể hiện phong cách độc đáo của mình, tự khám phá hoặc đổi mới mình, trong tứ, trong từ, trong hình ảnh, suy tư mình, trên các mặt ngữ âm, ngữ nghĩa, tiết nhịp, điệu thức, thể loại… trong bất kỳ hoàn cảnh hiện sinh nào của họ.
07 Tháng Hai 20241:29 SA(Xem: 3179)
Sài Gòn những ngày cuối năm trời ấm dần hơn, nắng mang hương xuân vương trên hoa cỏ dịu dàng làm lòng người chao lại nỗi nhớ quê. Tạ xa Qui Nhơn đến nay đã 5 năm rồi, thời gian như chớp mắt ngoảnh lại thấy những ngày cũ ở quê lùi xa dần xa dần mất hút. Nơi nàng ở khá yên tĩnh thích hợp với người ở cái tuổi chiều thu cận kề. Buổi sáng thức dậy, nàng có những phút yên ắng nhìn dòng sông êm trôi lặng chảy đón bình minh vừa lên, nghe chim ríu rít chuyền cành, nàng còn có thể dắt cháu đi học qua các con đường im vắng mà nghe cháu nói bi bô bên tai rồi còn có những phút đi rải cơm cho chim cho cá ăn, có những buổi chiều nhìn nắng tắt bên song mà nhớ, nhờ bớt nói lại nên bớt thị phi.
06 Tháng Hai 202410:00 CH(Xem: 2249)
BÊN BỜ AO- Khuyết danh - Trần C. Trí chuyển ngữ
18 Tháng Giêng 20248:59 CH(Xem: 2570)
PHÂN ƯU / Nhận được tin buồn / Cụ Bà : PHẠM THỊ SỰ / Pháp danh Quảng Diệu Nhẫn / Sinh ngày 7 tháng 3 năm 1935 tại Mỹ Thi, Đà Nẵng, Việt Nam / Đã tạ thế ngày 12 tháng 01 năm 2024 / (Nhằm ngày 2 tháng 12 năm Quý Mão) / Hưởng thượng thọ 89 tuổi.
17 Tháng Giêng 20243:42 CH(Xem: 4289)
“Thế là Tết 1999, lần đầu tiên tôi được bước vào ngôi nhà mà tôi không biết rằng sau này tôi sẽ thường xuyên tới. Mang tới một bó hoa lớn, cầm tờ ghi địa chỉ trong tay, tôi mò mẫm tìm. Khác hẳn suy nghĩ của tôi, ngôi nhà khá rộng rãi, khang trang, lại mang hơi hướng Tây hóa. Thấy tôi, mọi người ai cũng vui vẻ tiếp đón. Trùng hợp là Tết năm đó có cả em dâu cùng cháu trai bên Đức cũng về Việt Nam thăm họ hàng. Chúng tôi nói chuyện, hỏi han về cuộc sống, những vấn đề vấp phải trong xã hội, và kết thúc bằng tiết mục karaoke tại nhà để chào đón một năm mới đầy niềm vui, thành đạt hơn. Ngày hôm đó qua đi nhanh đến nỗi mà tôi gần như không còn nhớ gì đến nó.” (Phạm Ngọc Lương)
04 Tháng Giêng 20249:03 CH(Xem: 3059)
CHIA BUỒN / Nhận được tin trễ / Văn Thi Sĩ / Nhạc Sĩ Nguyễn Đình Toàn / từ trần vào ngày 28 tháng 11 năm 2023 tại Nam California / HƯỞNG THỌ 87 TUỔI