- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

CHƯA KỊP, TIN, NGÀY CUỐI THÁNG TƯ

06 Tháng Năm 20186:12 CH(Xem: 23406)

 

 

 

PhamQuyen Chi - chuakiptinngaycuoithangtu
Chờ đến buổi chiều -ảnh fb PQC



CHƯA KỊP

 

Chưa kịp gì hết mà sao em giải thích bằng một giọng nói đều đều "em muốn chia tay"

Chưa kịp gì hết,

Anh còn phải tìm thêm vài thanh gỗ, đóng cho xong kệ sách

Anh còn chưa kịp biết mặt bọn trẻ nhà mình

Câu chuyện em kể còn đang dở khi nhân vật Ricky đã nhớ lại được một phần hai quá khứ

 

Mới hôm qua chiếc radio mới hỏng, nó đã phát  10 năm qua, nhưng vài giây sau đã hoạt động

Anh chỉ mới quên ngày sinh nhật em trong lúc chớp mắt lúc nãy

Còn chưa hết tiền ăn, anh đã mang về thêm bó cải xanh, hũ sữa bò

Bên xóm trọ họ đánh giá thấp em,  anh đã bỏ lại bằng nụ hôn ít ai có thể

 

Em à!

Anh không thể nào chạy trước mặt một chiếc xe đua

Có thể nó nhanh thời gian về nhà

Nhưng không ai nhắc em cẩn thận trên đường đi

Hay "em có cần thêm chút sữa vào ổ bánh mì không? "

 

Em à!

Một người đàn ông bắt đầu đến chỗ em

Và nói : anh khát nước

Thế là họ bỏ đi rồi đó?

Đó không phải câu đố  vui

Một người bỏ mặc một người đi mua chai dầu gội về  gội một mình cũng thấy đau lòng rồi

 

Anh chưa kịp gì hết?

Anh không giải thích được gì hết ?

Anh có đôi chút sợ hãi ?

 

Em à!

Anh bối rối quá

Như hồi anh kể,  anh đã rất bối rối trước sấp tiền boa

Có những việc anh không kịp nữa?  Em biết đúng không?

Nhưng thành thực sau này nó mới đến mà

Em!!!

 

PHẠM QUYÊN CHI

Quy Nhơn, ngày 02/05/2018

 

 

TIN

 

Nụ cười bắt người ta tin tưởng vào điều gì?

Làm ơn,  chả ai muốn cười mà phải cận thận tin vào điều gì!

Xin lỗi!  Tôi chỉ muốn nói chuyện một mình

Đừng sống theo kiểu nhìn chằm chằm ra phía sau để chờ một gói ưu đãi từ hãng bột giặc

 

Trong bản nhạc buồn

Ông tôi đã chờ bà tôi trở về

Ông đã xoay người đi đến các vị trí tưởng tượng đến 900 năm

Và rơi nước mắt khi thấy tấm ảnh bà hôn người đàn ông khác

Tôi thành thực xin lỗi

Ông tôi đã chết trong một lần không sống nổi

Giá như bà tôi đừng hôn người mình không yêu

Đừng thề không nói gì nữa!

 

 

Người đàn đà chúc người đàn bà ngủ ngon sau vài giây rồi ngủ

Nhưng đâu biết sau vài giây người kia đã không ngủ ngon

Nhưng đâu biết cuộc điện thoại rung lên với người nào cho đến khi họ gặp được nhau

Đáng buồn làm sao! Ko cũng chết hết rồi!

 

Tôi hiểu được tiếng cười của một người trong

Một lần duy nhất tôi đã tin tưởng người

Phải!

Nước Mỹ

Nụ cười đó thật đáng tin làm sao

Tôi không nói cũng không ai nói

Nó chỉ qua một bức ảnh

Tôi nghĩ bạn nên tin tưởng một chút về đời tôi

 

 

Ông tôi còn sống

Bà tôi còn sống

 

Nhưng tôi không còn sống!

 

 PHẠM QUYÊN CHI

 

 

NGÀY CUỐI THÁNG TƯ

 

Ngủ mê trong chén rượu trưa

Nỗi nhớ cuối cùng là nỗi nhớ vô cùng

Tất thảy mọi điều đang chờ đến buổi chiều

Và nhiều cơn mưa tháng năm bắt đầu rơi xuống tháng sáu chẳng giải thích

Chiếc bàn không cần tiếc chiếc ghế gãy chân

Công lý chưa từng mang lại miếng thịt cho con ong bầu

Một mai đây

Cơn say trở về

Đôi khi chỉ lệch nhau vài ban trưa

Không ai nghĩ một ai đã chuyển động bay

 

Ngủ mê trong tiếng guitar

Mơ về bài thơ có con điểm 4 trên đầu

Nghe có mùi rầy la là lạ

"Ê con bé kia, coi trễ tiền phòng"

 

Đó là ngày cuối tháng tư!

 

Ngủ mê vui hơn ngủ say

Cũng là ngủ cho mát trưa hè

Thả trôi chiếc kẹp tóc trong lòng tay

 

Tỉnh dậy ở đâu?

Ồ, ta đã tỉnh dậy và biết mình ở đâu rồi?

 

Nơi có tiếng chân bước tới thật im lặng

Nơi có bài hát đổi nốt mấy lần

Nơi có thể

Hạ mang vác

 

Ồ, ta đã tỉnh dậy và biết mình ở đây rồi!

 

Không còn đàn ve trời

Không còn khoảng thời gian 12 giờ 00 phút

 

Ta nghe được tiếng gọi của người ta yêu

Mà trước giờ ta bất lực thông dịch

Phải, phải rồi, ta đã sai khi mơ về hình bóng khác trong trái tim

Ta đâu có thể biết, hình ảnh mơ trong giấc ngủ mê là không có thật

 

Những nụ hoa hãy mở mắt ra mau đừng lạc lối

Đôi khi nhắm mắt lại cũng được

Ta thực sự xin lỗi

Nhớ nhau quá

Ta không biết làm gì ngoài việc mượn đỡ sự cử động

Từ mắt!

 

PHẠM QUYÊN CHI

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Bảy 201511:10 CH(Xem: 26729)
Ruben là một danh họa bậc nhất ở Mexico, ông lại yêu say đắm Isabel, cô người mẫu của mình. Ấy vậy mà ngược lại, cô nàng lại tỏ ra tình tứ với tình địch của ông, gã này chẳng tiếng tăm gì cả. Isabel vẫn hay gọi ông Ruben là “Churro” bé nhỏ của nàng. “Churro” vốn là tên một loại bánh ngọt, mà cũng là tên thường gọi của người Mễ cho những chú chó con nuôi trong nhà. Ruben lại cho đó là một cái tên gọi tuyệt vời. Bởi thế cho nên hễ có ai đến thăm nơi ông vẽ, ông lại hí hửng khoe: “Ấy, nàng lại sắp gọi tôi “Churro” đấy”. Mỗi khi ông cười, chiếc áo lót như muốn bật tung ra, bởi lẽ ông càng ngày càng béo ra.
07 Tháng Bảy 20153:38 SA(Xem: 31461)
LTS: Đông Duy là bút hiệu của Hoàng Kiếm Nam. Ông là nhà thơ, nhà văn, bên những sáng tác văn chương , ông còn có nhiều tác phẩm về hội họa và ca khúc, đồng thời cũng là nhà báo kỳ cựu trong làng báo Việt Nam ở hải ngoại. Chúng tôi xin hân hạnh gởi đến quí bạn đọc và văn hữu những thi phẩm của thi sĩ Đông Duy Hoàng Kiếm Nam.
07 Tháng Bảy 20152:08 SA(Xem: 28405)
“ Bản quyền cho những công trình trí tuệ đã tự động có hiệu lực ngay từ phút đầu khi được sáng tạo mà không cần phải được xác nhận hay công bố. Tác giả không cần phải đăng ký, hoặc xin biên lai bản quyền (copy right) ở những quốc gia sở tại .
06 Tháng Bảy 20153:00 SA(Xem: 17908)
Ngày 4/7/1407, tại Kim Lăng, kinh đô đầu tiên của Đại Minh từ 1368 tới khoảng năm 1421, Chu Lệ hay Đệ [Zhou Li] miếu hiệu Thành Tổ (Ming Zhengzu, 17/7/1402-22/8/1424) họp triều thần, chấp thuận lời xin của “1120” kỳ lão xứ Giao Châu [An Nam] hơn hai tháng trước là “con cháu nhà Trần đă chết hết không người thừa kế…. Giao Châu là đất cũ của Trung Hoa xin đặt quan cai trị, để sớm được thánh giáo gột rửa thói tật man di.” (1) Hôm sau, 5/7/1407, Chu Lệ ban chiếu thành lập “Giao Chỉ Đô Thống sứ ti” [Jiaozhi dutong tusi], một đơn vị quân chính cấp phủ hay tỉnh [Provincial Commandery]. (2) Và, như thế, sau gần 500 năm tái lập quốc thống dưới tên Đại Việt—hay An Nam, từ 1164/1175—nước Việt trung cổ tạm thời bị xóa tên.
05 Tháng Bảy 20152:32 SA(Xem: 31161)
LTS_ Người Quân Tử là truyện ngắn trích từ Tầu Ngựa Cũ, tác phẩm văn học được trao giải thưởng văn chương 1961. Người Quân Tử và Áo Mới của Linh Bảo đã được Trung tâm Văn Bút Quốc tế / PEN International tuyển chọn là hai trong số 26 truyện ngắn hay nhất thế giới năm đó.
05 Tháng Bảy 20151:57 SA(Xem: 29392)
Linh Bảo là một tên tuổi văn học của Miền Nam từ những năm 1950s. Các tác phẩm của Linh Bảo được lần lượt xuất bản tại Miền Nam từ 1953 tới 1975. Chỉ có Mây Tần là tuyển tập đoản văn duy nhất được xuất bản ở hải ngoại (1981). Sau 1975, không có một tác phẩm nào của Linh Bảo được in ở trong nước.
02 Tháng Bảy 20153:15 SA(Xem: 32844)
Lửa cháy cao, kêu lốp bốp. Lão nhìn ngọn lửa hồi lâu và định sẽ đếm số tiền lần cuối cùng. Đây là ngọn lửa lớn nhất, cũng là thứ ánh sáng rực rỡ nhất từng ấy năm ở căn nhà này. Lưỡi lửa ăn vào gỗ, và cao lớn thêm. Cánh cửa ngập trong lửa, khói bốc nghi ngút. Ngọn lửa nuốt lấy ngôi nhà, cái miệng nó thật rộng, ăn cũng thật nhanh. “….” – Bất chợt lão gào lên. Giọng lão khàn đặc, mấy con chữ như bị tắc và gãy từ trong họng. Và khi lão gào thêm một tiếng nữa, chúng văng ra thành những cục máu. Mồ hôi lão nhễ nhại nhưng không phải vì nóng. Những giọt mồ hôi lạnh như nước đá. “Cướp…Ối giời ơi…Cướp…”
21 Tháng Sáu 20151:37 SA(Xem: 31085)
Mặc Đỗ nhà văn, nhà báo, dịch giả là một trong những tên tuổi của văn học Miền Nam trước 1975. Sau 1975, sang Mỹ tỵ nạn ở cái tuổi 58 còn tràn đầy sức sáng tạo nhưng anh đã chọn một cuộc sống quy ẩn, chữ của Mai Thảo. Mặc Đỗ gần như dứt khoát không xuất hiện hay có tham dự nào trong sinh hoạt cộng đồng văn chương ở hải ngoại -- [biển ngoài, chữ của Mặc Đỗ], thái độ chọn lựa đó khiến tên tuổi anh hầu như rơi vào quên lãng.
07 Tháng Sáu 20152:55 SA(Xem: 30998)
Lẩn thẩn với màu Sắc Bây giờ quá nửa đêm Có thể giữa ngày- và Lại đi trên đường dài
06 Tháng Sáu 201511:54 SA(Xem: 33651)
em và mùa hoa ngọc lan sót lại chỉ vài cánh mỏng so le thành phố bây giờ không còn những mái mây che những góc xưa bộn bừa