- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ PHẠM QUYÊN CHI

19 Tháng Tư 20181:11 SA(Xem: 25909)


PhamQuyenChi 1bw
Phạm Quyên Chi - VN 2018

 

LTS: Lần đầu cộng tác cùng Tạp Chí Hợp Lưu, Phạm Quyên Chi là tên một người làm thơ còn rất trẻ,  sinh  năm 1993 . Cô đến với thơ bởi sự ham thích tưởng tượng, và rời bỏ cuộc sống thực. Hiện đang  sinh sống bằng dạy học tự do, buôn bán sách cũ và làm thơ ở thành phố Quy Nhơn.

Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm của Phạm Quyên Chi.

Tạp Chí Hợp Lưu

                                

 

KHÔNG CÒN

 

Không còn viên Pin nào nổ tung trên bãi mây 
Bà Ngoại gầy chống cây gậy gầy đi vào cuộc kháng chiến chống lại bầy cá ma 
Bầy cá ma khóc đỏ mắt 
Má tôi chạy bắt chảo mỡ lên chiên lại cái giếng nước

 

Lúc đó, tự dưng 
Tôi thấy mặt đất nhà hàng xóm, lũ nhỏ chết 
Quá nhiều chuyện 
Xảy ra 
Đến bây giờ, hình như 
Kẻ sống xót là Tôi vì trông thấy ông Ngoại bị gãy đôi chân khi theo đế quốc Mỹ

 

Còn ba ngồi bù xù trong đám mía 
Không biết phải chặt bớt cây nào, bao nhiêu để đủ lớn qua ngày 
Ở trên bầu trời ba thấy mặt mũi của đứa con mất giấu bị che đi khi chưa được chôn cất

 

Bữa cơm chiều giống nhau quá 
Mớ đũa gắp thả lỏng cọng tóc đáng thương 
Kẻ đứng hầu bàn ngủ gật 
À không là cô Út đang cột túm dòng sông - đêm nào cũng mơ thấy máu chảy trên vách đá 
Nên chẳng ai biết cô Út có bệnh 
Nhắm mắt lại là vội mở mắt ra

 

Trên các sợi dây điện 
Người ta phát minh ra đốm lửa trắng mịn 
Thằng cu Tí dựng xe vào 
Miệng không ngừng phun ra ngoài vài bữa chợ dưa chua 
Tại sao em không cha không mẹ 
Tại sao con chó cái nhà em bị dại trong họng kẻ chưa mọc răng cùng

Rồ rồ, để biết chán việc gãy xương lưng khi treo cổ 
Là sống hả ???

 

Phạm Quyên Chi

 

 

RẤT TIẾC

 

Rất tiếc 
Khi vào trường đại học, tôi đã học khá ngu, khá bất đồng và bỏ học như bỏ cá tôm vào giỏ 

Rất tiếc 


Khi lớn lên, tôi tôn sùng tất cả mọi vật có khối lượng riêng lớn và mang màu xanh lục 
Trong đó có 
"Tình yêu" 
Rất tiếc 


Thời buổi này tôi cứ buột miệng nói xàm, thực lòng nghĩ cũng chẳng có chuyện gì xảy ra 
Con trai tôi thì chưa ra đời, nếu nó ra đời chắc cũng chẳng được cấp học bổng, mà có được cấp thì đâu hay ho gì 
Rất tiếc 


Tôi đang nói chuyện với tôi 
Mà phạm sai lầm ba tám lần lỗi không tôn trọng bản thân, cái mồm lảm nhảm như con lợn béo 
Rất tiếc 


Những ngày qua, tôi đã mặc chiếc áo điều khiển mùa xuân bò lết dưới mùa hè tạo các kiểu dáng như miếng thịt mỡ treo lủng lẳng 
Rồi ngồi nhai nảy ra ý tưởng chết đi sống lại 
Chẳng hiểu sao 
Chẳng hiểu sao không ai xui tôi dừng lại 
Vậy nên 
Rất tiếc


Tôi tiếc bộ y phục cho người đã thành ma!

 

Phạm Quyên Chi

 

 

CẢM TƯỞNG SAU BỘ PHIM

 

1. Jung So Yool 
Thật khó khóc cho nàng 
Rốt cuộc cuối con đường nàng đi 
Nàng đã nằm nghe điều gì?

"Người bạn chân thành nhất 
Tình bạn duy nhất trên thế giới"
Chẳng cần giải thích 
Để bắt đầu kết thúc

 

2. Linh hồn Joseon 
Tồi thật 
Không có con chó nào sủa bậy lên mặt thằng nhạc sĩ... 
Lời bài hát nào có thể đi vào trái tim người dân lao động khi được viết và móc ra trên nỗi đau của nàng So Yool

 

3. Đời một người ca kỹ di tật thật
Loài hoa đặc biệt, 
Nhét đầy mây và tạo mưa

Thấy chưa 
Trong cái rủi ro khủng khiếp nhất 
Cũng do tình yêu 
Nàng So Yool hỡi! Thật ra nàng đã đi đến vị trí tăm tối quá chậm so với lí trí một linh hồn

 

4. Chiếc đĩa sống xót quá lâu dưới lòng đất 
Không nguyên dạng 
Đó là cuộc chạy trốn sợ hãi cuộc đời không còn sự lựa chọn nào khác 
Lịch sử của dân tộc phải chơi trò giật mình 


Muốn bay lên 
Thì phải ném xuống 
Muốn cất lên điều vĩnh cửu trong bài hát 
Thì phải vĩnh biệt tiếng gầm rú 


Đức hạnh thay 
Người nghệ sĩ chân chính 
Nàng thất bại về nằm
Bên đổ nát 


Jung So Yool nàng ơi 
Một chút nặng nề 
Nặng nề một chút thôi 
Nàng sẽ hiểu được linh hồn chân chính 
Đã đến thăm nàng nằm !

 

Phạm Quyên Chi

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20159:17 SA(Xem: 31588)
những giây phút đầu của năm thứ bốn mươi hãy nói gì đi em với những thinh lặng bủa vây để rồi tự thương xót thân thể mình đã xanh rêu ký ức nhưng chúng ta đừng minh chứng cho một điều sợ hãi
18 Tháng Hai 20158:26 SA(Xem: 30313)
khóa nồng còn đứng loay hoay thèm nghe thân nhiệt cuối ngày luân lưu vàng mai rụng hết xuân kiều sao còn biếc ngọc tỳ kheo vết buồn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 28737)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31110)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29565)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32270)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35105)
để bắt đầu một buổi sáng như thông lệ nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37493)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32051)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32008)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.