Như một nén hương tưởng niệm K.A.
Trước ngày về Việt Nam, tôi có ba điều tâm nguyện. Thứ nhất, tới thắp hương cho các vong hồn tử sĩ. Thứ hai, ghé qua Yên Báy, thăm thánh địa của Việt Nam Quốc Dân Đảng [VNQDĐ]. Thứ ba, ngồi trên một chuyến xe lửa thống nhất Bắc-Nam. Vì chương trình làm việc khá bận rộn, chỉ có tâm nguyện thứ nhất đạt được sau hơn 5 tháng ở Việt Nam. Nhân dịp các công sở nghỉ lễ mừng “30 năm giải phóng” (30/4) và Lao động Quốc tế (1/5), tôi quyết định thực hiện nốt hai tâm nguyện cuối.
Thoạt tiên, dự trù sẽ đáp xe lửa tới Nghệ An, làm việc một ngày, rồi từ đây mua vé xe hơi ra Hà Nội; và trở lại miền Nam bằng đường bộ để có một cái nhìn đích thực hơn về đất nước và dân tình. Nhưng cuối cùng, chúng tôi chọn phương tiện có nhiều tiện nghi và phố thông nhất—xe lửa mà hơn 30 năm trước tôi đã cho các nhân vật Đêm Da Vàng của mình phiêu lưu vào vùng trời hậu chiến hòa bình và ám ảnh hận thù, xương máu dĩ vãng. Việt Nam mỗi ngày có bốn chuyến tàu xuôi ngược Bắc-Nam. Chuyến tàu SE, khởi hành vào 14G40, và tới bến cuối khoảng 30 giờ sau. Ba chuyến khác, khởi hành vào khoảng 20 giờ, 22 giờ và 6 giờ sáng. Thời gian linh động từ 32 tới 39 giờ. Vé tàu chia làm ba loại: vé ngồi, vé nằm, 6 giường một khoang, và vé nằm, bốn giường nằm một khoang.
Vì chuyến tàu Bắc-Nam khá dài, chúng tôi mua vé hạng nhất, 4 giường một khoang, cho thoải mái. Dù đang giữa mùa lễ hội, việc mua vé đi đúng vào ngày 30/4 thật dễ dàng. Chỉ với một khoản dịch vụ nhỏ, khoảng hơn 1 Mỹ kim, vé đưa tới tận nhà, không cần trình giấy tờ.
Ga Hòa Hưng chẳng xa nơi chúng tôi tạm trú. Không rõ nhà ga chính của Sài Gòn đã rời từ đường Lê Lai cũ về đây năm nào. Trạm hành khách khá rộng, taxi có thể tới tận cửa ra vào. Ngay sát cửa chính là hai tiệm ăn nhỏ, bình dân, với những chiếc ghế plastic xanh đỏ, lè tè sát mặt đất, những ly cà-phê tí hon hai ngàn đồng, bia và nước ngọt nội hóa. Phòng đợi khá thoáng rộng, vài chục hàng ghế chất đầy khách và thân nhân đưa tiễn.
Đúng hai giờ chiều, tức 40 phút trước giờ khởi hành, cửa vào bến ga mới mở. Vợ chồng tôi là những khách đầu tiên khệ nệ hành lý leo lên con tàu Thống Nhất SE-2. Toa tàu khá hiện đại, có một chiếc bàn lửng nhỏ sát cửa sổ và chốt cắm điện riêng trong khoang. Ở hai đầu toa, nhà vệ sinh và phòng rửa tay khá sạch sẽ.
Đúng 14G40, tàu chuyển bánh. Chúng tôi nô nức nhìn sang hai bên đường, quan sát cảnh vật. Sài Gòn vẫn đỏ rực màu cờ và biểu ngữ, dấu tích của những cuộc “diễu hành” và “diễu binh” mừng “đại thắng mùa Xuân 1975,” “giải phóng miền Nam” từ Bắc chí Nam suốt một tháng qua—với chi phí khá lớn, hẳn có thể sử dụng một cách tốt đẹp hơn cho các kế hoạch an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, với tiêu chuẩn phân chia giàu nghèo 150,000 đồng mỗi tháng. Nhưng những chính quyền chuyên chính—hay, “dân chủ tập trung,” nếu muốn—thường dành cho ngành tuyên truyền ngân khoản lớn. Không những để cổ võ niềm tin của đám đông theo “nguyên lý” Goebbels, hay “Vẹm”, mà còn phô trương uy quyền của giới lãnh đạo. Hầu như chẳng mấy ai quan tâm đến số tiền nợ công mà bao thế hệ Việt Nam tương lai phải gánh chịu—kiểu vay nợ mới trả tiền lãi nợ cû; rồi cắt đất, cắt biển trả nợ; giắt rủ nhau di dân hay xin nội thuộc “Trung Quốc?” Trong khi đó, biết bao tai to mặt lớn theo nhau ra tòa vì tham nhũng, trộm cắp của công, biến thủ quĩ tiết kiệm, chương mục ngân hàng. Tháng 3/2018, khi tôi hiệu đính lại bài tạp ghi này, một ủy viên Bộ Chính Trị, và nhiều cấp chỉ huy ngân hàng, công ty quốc doanh lớn nhỏ bị “đả hổ, giết ruồi” rập theo kinh nghiệm lãnh tụ suốt đời Xi Jin-ping [Tập Cận Bình] cùng bầy tội phạm chiến tranh Trung Nam Hải [Zhongnanhai]—những kẻ tử thù của dân Việt thường sử dụng để ám sát chính trị và tư cách những nhân vật dính líu vào bản án Tòa Hòa Giải Thường Trực Quốc Tế 12/7/2016 (như Trương Tấn Sang, Nguyễn Tẩn Dũng).
Thứ Hai, 11/7/2016 [8/6 Bính Thân] Renmin Ribao: Xã luận: TH là nạn nhân của Mỹ; Tuổi Trẻ online, 11/7/2016.
Bắc Kinh đã lấp biển thành đảo nhân tạo 13 square kilometers trong hai năm qua. The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 471.
Thứ Ba, 12/7/2016 [9/6 Bính Thân]: Tòa Hòa Giải Quốc Tế [PCA] ra phán quyết về vụ kiện của Phi-lip-pin:
X.A. Jurisdiction: TH không được hưởng bất cứ Vùng Đặc Quyền Kinh Tế [EEZ] nào quanh các ghềnh đá Mischief Reef hay Second Thomas Shoal [Re’nai Reef] in the Spratlys, như Điều khoản 121 UNCLOS qui định. The South China Arbitration Award (12 July 2016), X.A. p 471.
Ngày 9/3/2014, Cận Bình cho lệnh kéo hai tàu Philippines [Phi-lip-pin] khỏi ghềnh đá Thomas Shoal II [Ren’ai Reef] rồi thượng tuần tháng 5/2014, dùng dàn khoan Haiyang Shiyou 981 cùng đoàn hộ tống hải và không lực hùng hậu trên 100 tàu, bố trí thành ba vòng phòng thủ, công khai hóa việc cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1956 rồi 1974
[On Sunday, 9/3/2014, the Chinese coast guard vessels drove away two Philippine ships from the Thomas II Shoal [Re’nai Reef] in the Spratlys.
On Wednesday, 12/3/2014, the US DOS spokesperson Jen Psaki declared “the US opposes provocative or unilateral actions that jeopardize peace and security in the South Sea.”
Next day, 13/3/2014, after a phone conversation between Kerry and Wang Yi, Qin Gang, a spokesperson of the Chinese Foreign Affairs Ministry, accused the USA of “making misleading comments on a disputed South China reef.” In a press release, Qin Gang said “the US comments ignored the facts, ran against the status as a non-claimant, and violated its commitment not to take sides over the dispute”].
[30/3/2014: Philippines chính thức nộp đơn kiện TH [Memorial] theo chỉ thị của International Tribunal về Luật Biển [tức tại tòa án Hòa Giải Quốc Tế The Hague, Hòa Lan]
11/5/2014: Yagnon, Mynmar: Tại Hội nghị cấp cao ASEAN thứ 24 Nguyễn Tấn Dũng mạnh bạo phản đối việc làm phi pháp của Bắc Kinh, qua việc đưa dàn khoan Haiyang Shoyu 981 tới hoạt động sâu trong vùng EEZ và Continental Shelf của VN, gần Hoàng Sa, dự trù từ 3/5 tới 15/8/2014. (Đà Nẵng Online, 5/6/2014; Nhân Dân [ND] điện tử, (Hà Nội), 4/7/2014; QĐND Online (Hà Nội), 4/7/2014
13-14/5/2014: Bạo động biểu tình, cướp phá các công ty TH tại Dĩ An, Bình Dương, Hà Tĩnh. Khoảng 100 người bị thương, 21 người chết.
22/5/2014: Dũng tuyên bố với Reuters và AP: sẽ nghiên cứu việc đưa Bắc Kinh ra trước tòa án quốc tế. (Đà Nẵng Online, 5/6/2014; Nguyễn Tấn Dũng website, 23/5/2014;.
25/5/2014: Hà Nội cho rằng Bắc Kinh “misquotes” thư ngày 14/9/1958 của Phạm Văn Đồng. Năm 1956 và 1958, miền nam VN dưới quyền quản lý của VNCH, Bắc Kinh đã cướp chiếm năm 1956 và 1974; QĐND, 26/5/2014.
Thứ Năm, 2/7/2014: Tiếp Đại sứ Phi Albert de Rosario tại Hà Nội: Những hành động mang tính chất gây hấn, vi phạm luật pháp quốc tế, vô nhân đạo của TH gần đây làm cho biển Đông xấu đi từng ngày.
PCA Case No 213-19, In the Matter of the South China Sea Arbitration, before an Arbitral Tribunal Constituted Under Annex VII to the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China, Award (12 July 2016); www.pca-epa.org; Jane Perlez, “Defending David Against the World’s Goliaths in International Coirt;” NYT, July 15, 2016.
Ngày 12/7/2016, Ban Chủ Biên The NYT cũng đăng một bài quan điểm xuất sắc: “Testing the Rule of Law in the South China Sea;” NYT Opinion Pages, July 12, 2016
[Ngày 29/10/2015: Tòa Trọng Tài Quốc Tế [The Permanent Court of Arbitration] the Hague, the Netherlands, quyết định có phán quyền [juristriction and admissibility] trên các đơn kiện số 1 và 2 của Phi-lip-pin. Không có căn bản pháp lý [legal basis] cho chủ quyền lịch sử [historic title] theo khuôn khổ Art 298(1)(a)(i) của Qui Ước UNCLOS. The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 471.
Ranh giới đường lưỡi bò chin điểm mà TH tự nhận chủ quyền tối thượng lịch sử không có cơ sở pháp lý [China’s claims of historical rights don’t have any legal basis.”]
X.A. (1) Các ghềnh đá Mischief Reef hay SecondThomas Shoal chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống [low tide elevations], bởi thế không có vùng đặc quyền kinh tế [generate no entitlement to maritime zone]
The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 471.
X.A. (2) Không có vùng chằng chéo [over-lapping] của các vùng đặc quyền kinh tế trong khu vực Mischief Reef hay SecondThomas Shoal; The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 471.
X.A. (3) TH không được hưởng bất cứ Vùng Đặc Quyèn Kinh Tế [EEZ] nào quanh các ghềnh đá Mischief Reef hay SecondThomas Shoal như Điều khoản 121 UNCLOS qui định [theo cáo trạng 8, 9 của Phi-lip-pin]. The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 472.
X.A. (4) Những vật thể hình thành do việc bồi đắp bằng đất cát [land reclamation and/or construction of artificial islands, installations, and structures] tại bảy [7] ghềnh đá Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef [chữ Thập, VN], Gaven Reef [Bắc], Johnson Reef, Hughes Reef, Subi Reef và Mischief Reef] không phải là những vị trí quân sự, nên PCA có phán quyền xét xử đơn kiện số 12 và 12(b). South China Arbitration Award (12 July 2016), p 472.
X.A. (5) Mischief Reef và SecondThomas Shoal không có EEZ hay Continental Shelf như qui định bởi điều 121 của UNCLOS. Vậy PCA có phán quyền trên đơn kiện 12(a) và 12(c). South China Arbitration Award (12 July 2016), p 472.
X.A.(6) PCA không có phán quyển trên đơn kiện 14(a) tới 14(c) về sự đương đầu quân sự giữa TQLC Phi và lực lương HQ/TH. South China Arbitration Award (12 July 2016), p 473.
X.B. [Merits of the Disputes](2) Ranh giới đường lưỡi bò chin điểm ma TH tự nhận chủ quyền tối thượng lịch sử không có cơ sở pháp lý [China’s claims of historical rights don’t have any legal basis.”] UNCLOS thay thế bất cứ chủ quyền lịch sử [historic rights], hay những quyền và phán quyền khác [or sovereign rights and/or jurisdiction] vượt qua giới hạn cho phép của UNCLOS [in excess of the limits imposed therein]. South China Arbitration Award (12 July 2016), p 473.
X.B. (3): 6 islands theo Điều 121(1): Scarborough Shoal, Gaven Reef (North) , McKennan Reef, Johnson Reef, Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef:. South China Arbitration Award (12 July 2016), p 473
X.B. (4): 5 không phải islands, chỉ low-tide elevation, theo Điều 12 của UNCLOS): Subi Reef, Gaven Reef (South), Hughes Reef, Mischief Reef và SecondThomas Shoal; South China Arbitration Award (12 July 2016), p 473
Subi Reef, cách Sandy Cay 12 hải lý, phía tây Thitu. South China Arbitration Award (12 July 2016), p 474
Gaven Reef (South), nằm trong vòng 12 hải lý của Gaven Reef (North) và Namyit Island;
Hughes Reef, nằm trong vòng 12 hải lý của McKennan Reef, và Sin Cowe Island; South China Arbitration Award (12 July 2016), p 474
X.B. (7). Mischief Reef và SecondThomas Shoal: không phải islands.
Nên nằm trong EEZ của Phi-lip-pin. South China Arbitration Award (12 July 2016), p 474
X.B.(10)- (13). Trung Cộng khiến tình hình thêm nghiêm trọng trong cuộc tranh chấp địa phương qua việc xây đắp nhân tạo [China has aggravated the seething regional dispute with its large scale land reclamation]. China had violated its obligations to refrain from aggravating the dispute with the settlement process was ongoing. X.B. (13). South China Arbitration Award (12 July 2016), p 475
Tòa cũng phán quyết Trung Cộng đã nhúng tay vào việc khai thác dầu hỏa ở đá Cỏ May [The Court also found that China had interfered with the Phillipines petroleum exploration at Reed Bank], cố gắng ngăn cản tàu đánh cá Phi Lip Pin hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế [tried to stop fishing by Phillipines vessels within the country’s exclusive economic zone [EEZ] ], và [and]
4. Không ngăn cản ngư dân Trung Hoa hoạt động trái phép trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Phi-lip-pin tại Mischief Reed và Second Thomas Shoal [failed to prevent Chinese fishermen from fishing within the Philippines EEZ at Mischief Reed and Second Thomas Shoal]. (FoxNews.com, July 12, 2016; PCA Press Release ngày 12/7/2016 (The Repulic of the Philippines v/s People’s Republic of China);) South China Arbitration Award (12 July 2016), X.B. (12-16), pp 475-477
2. Trung Cộng khiến tình hình thêm nghiêm trọng trong cuộc tranh chấp địa phương qua việc xây đắp nhân tạo [China has aggravated the seething regional dispute with its large scale land reclamation]. China had violated its obligations to refrain from aggravating the dispute with the settlement process was ongoing. X.B. (13).
Bắc Kinh đã lấp biển thành đảo nhân tạo 13 square kilometers trong hai năm qua.
3. Tòa cũng phán quyết Trung Cộng đã nhúng tay vào việc khai thác dầu hỏa ở đá Cỏ May [The Court also found that China had interfered with the Phillipines petroleum exploration at Reed Bank], cố gắng ngăn cản tàu đánh cá Phi Lip Pin hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế [tried to stop fishing by Phillipines vessels within the country’s exclusive economic zone [EEZ] ], và [and]
4. Không ngăn cản ngư dân Trung Hoa hoạt động trái phép trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Phi-lip-pin tại Mischief Reed và Second Thomas Shoal [failed to prevent Chinese fishermen from fishing within the Philippines EEZ at Mischief Reed and Second Thomas Shoal]. (PCA Press Release ngày 12/7/2016 (The Repulic of the Philippines v/s People’s Republic of China); FoxNews.com, July 12, 2016)
PCA Case No 213-19, In the Matter of the South China Sea Arbitration, before an Arbitral Tribunal Constituted Under Annex VII to the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China, Award (12 July 2016); www.pca-epa.org; Jane Perlez, “Defending David Against the World’s Goliaths in International Coirt;” NYT, July 15, 2016.
Ngày 12/7/2016, Ban Chủ Biên The NYT đăng một bài quan điểm xuất sắc: “Testing the Rule of Law in the South China Sea;” NYT Opinion Pages, July 12, 2016
A. The unanimous ruling of the five-judge tribunal on the Hague was more favorable toward the Philippines and broader in scope than experts had predicted. It said that under the United States Nations Convention on the Law of the Sea, China has no legal basis to claim historical rights over most of the waterway, which is rich in resources and carries 5 trillion in annual trade.
B. The panel also faulted China for its aggressive attempts to establish sovereignty by shifting tons of dirt to transform small reefs and rocks into artificial islands with airstrips and other military structures. China’s neighbors fear that it intends to use those outposts to restrict navigation and the rights of others o fish and explore for oil and gas.
China had indeed violated “irreparable harms” to the maritime environment, endangering ships and interfering with the Philippines fishing and oil exploration.
Further, China had illegally built on artificial island on Mischief Reef, complete with a military airstrip, in waters belonged to the Philippines.
The Philippines welcomed the decision. Foreign Minister Yasat pledged to pursue a peaceful resolution of the country’s territorial disputes with China.
John Kirny, State Dept spokesperson, said the US expected China and the Philippines both to comply with their obligations under the ruling, calling it an important contribution to the shared goal of peacefully resolving South China Sea dispute.
Thứ Tư, 13/7/2016 [10/6 Bính Thân],
Hà Nội: Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao XHCNVN, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ giải pháp hòa bình ở biển Đông, qua đường lối ngoại giao và công pháp quốc tế.
[Vietnam strongly supports the resolution of the disputes in the East Sea by peaceful means, including diplomatic, legal processes, and restraining from the use of threats to the use of force, in accordance with international law.
Bắc Kinh ra Bạch thư về Biển Nam: “China is upholding the Rule of Law: free navigation..
Cho phi cơ hạ cánh xuống hai phi trường ở Trường Sa.
“TT Phi-lip-pin Rodrigo Duterte soften down its stance.”
Tân TT Philippines Rodrigo Duterte từng tuyên bố TC đề nghị viện trợ xây đường sắt nối liền Manila và khu căn cứ Clark.
Thứ Sáu, 15/7/2016 [12/6 Bính Thân] Luật sư Paul S Reichler. Jane Perlez, “Defending David Against the World’s Goliaths in International Court;” NYT, 15/7/2016.
Đảo chính hụt ngày 15/7/2016.
Thứ Ba, 9/8/2016 Tổng thống Turkey thăm Moscow. Tuyên bố tại buổi họp báo chung với Putin là muốn cải thiện bang giao với Russia, Gọi Putin là “my friend. China 24.
Xe cộ chừng thưa bớt vì không ít dân Sài Gòn tản đi các tỉnh và trung tâm du lịch. Trong khoang của chúng tôi cũng có một kỹ sư trẻ ngành viễn thông hối hả lên tàu vào phút chót để ra Nha Trang thăm bạn bè nhân dịp bốn ngày nghỉ lễ.
Phú Nhuận, Bình Chánh, rồi Thủ Đức—ba quận của tỉnh Gia Định cũ đã sát nhập vào Sài Gòn. Phía Đông thành phố đang phát triển nhanh, đặc biệt là khu Hàng Xanh-Thị Nghè.
Đây là cửa ngõ vào Sài Gòn từ phía Bắc. Cửa ngõ thứ nhất là xa lộ Sài-Gòn/Biên Hòa cũ. Chuyến đi Bầu Cạn (Long Thành), Bà Rịa và Vũng Tàu ít tuần trước khiến đi từ ngỡ ngàng này qua ngỡ ngàng khác trước hiện tượng “đô thị hóa” của những đồn điền cao su và thị trấn nghèo nàn ngày nào. Nhà cửa, công xưởng nối liền từ cầu Tân Cảng tới Thủ Đức (Quận 9), ngã tư đi Vũng Tàu (Quốc lộ 61). Cửa ngõ thứ hai, từ Bắc vào xa cảng miền Đông. Sáng qua, sau khi ghé thăm Dinh Thống Nhất (Độc Lập cũ), vợ chồng tôi cũng làm một chuyến “phiêu lưu” nho nhỏ tới Biên Hòa bằng xe buýt. Từ xa cảng miền Đông, xe vượt cầu Mới, bọc ra Quốc lộ 1-A, xuyên qua lãnh thổ quận Thủ Đức, Bình Dương, rồi đổ khách ở bến xe Bửu Long. Đi taxi vào trung tâm Biên Hòa, ăn “bò bía” ở chợ, mua hai tờ báo Đồng Nai và Lao Động địa phương. Một cựu quân nhân Không Quân VNCH cho biết Đồng Nai đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là khu kỹ nghệ Long Bình. Các khu vực Hố Nai, Gia Kiệm cũng san sát nhà cao cửa rộng, nhà thờ nguy nga, lộng lẫy với những khẩu hiệu như “Tất cả do hồng ân.” Một cái nhìn phiến diện cho thấy Giáo hội Ki-tô Vatican Việt Nam có vẻ đã thuần phục chính quyền hiện hữu. Nhưng có thể chỉ là sự thuần phục bề ngoài, nín thở qua sông. Nhiều hơn một giáo dân tuyên bố “hãy tạm để các ông ấy cầm quyền giúp một thời gian.” Đã và đang có tiếp xúc mật để cải thiện bang giao giữa Hà Nội và Vatican từ năm 2004. Cái chết của Giáo Hoàng Giovanni Paolo [John Paul] II, và sự kế vị của Benedito [Benedict] XVI từ ngày 19/4/2005, [rồi Francisco hiện nay từ năm 2013] liệu có đẩy nhanh hơn tiến trình bình thường hóa? Liệu Vatican đủ khả năng áp lực các phe nhóm Ki-tô quá khích chấp nhận sống chung hòa bình với “Cộng Sản?” mà nhiều người tưởng nghĩ đã suy tàn từ thập niên 1990. Những điều kiện chia chác miếng bánh quyền lực, với các giáo hội Thiên chúa có chân rết với Tây phương, sẽ phải trả bằng giá nào từ phía những tổ chức tôn giáo cổ truyền, độc lập, thiếu sự tổ chức tinh vi của Giáo hội Ki-tô với hàng ngũ cán bộ giáo sĩ, trợ tế đông đảo? [Hiện tượng văn hóa “vơ vào” mà Nguyễn Văn Trung chủ trương, như bíến hóa những Ki-tô vàng được Ki-tô trắng huấn luyện và điều khiến để phục vụ cuộc xâm chiếm của thực dân Pháp thành vĩ nhân văn hóa, hay lãnh tụ như Petrus Key, Paul Nguyễn Trường Tộ, cha con Ngô Đình Khả, Khôi, Diệm, Thục, Nhu, cần tỉnh táo phân tích trong ánh sáng sử học, vì ngụy ngôn chắng khác gì lấy giấy gói lửa. Thật chua sót là Việt Nam chưa có một bộ sử chân chính, chỉ toàn những tài liệu tuyên truyền hay tuyển tập dã sử tiểu thuyết]
Xe cộ chừng thưa bớt vì không ít dân Sài Gòn tản đi các tỉnh và trung tâm du lịch. Trong khoang của chúng tôi cũng có một kỹ sư trẻ ngành viễn thông hối hả lên tàu vào phút chót để ra Nha Trang thăm bạn bè nhân dịp bốn ngày nghỉ lễ.
Phú Nhuận, Bình Chánh, rồi Thủ Đức—ba quận của tỉnh Gia Định cũ đã sát nhập vào Sài Gòn. Phía Đông thành phố đang phát triển nhanh, đặc biệt là khu Hàng Xanh-Thị Nghè.
Đây là cửa ngõ vào Sài Gòn từ phía Bắc. Cửa ngõ thứ nhất là xa lộ Sài Gòn/Biên Hòa cũ. Chuyến đi Bầu Cạn (Long Thành), Bà Rịa và Vũng Tàu ít tuần trước khiến đi từ ngỡ ngàng này qua ngỡ ngàng khác trước hiện tượng “đô thị hóa” của những đồn điền cao su và thị trấn nghèo nàn ngày nào. Nhà cửa, công xưởng nối liền từ cầu Tân Cảng tới Thủ Đức (Quận 9), ngã tư đi Vũng Tàu (Quốc lộ 61). Cửa ngõ thứ hai, từ Bắc vào xa cảng miền Đông. Sáng qua, sau khi ghé thăm Dinh Thống Nhất (Độc Lập cũ), vợ chồng tôi cũng làm một chuyến “phiêu lưu” nho nhỏ tới Biên Hòa bằng xe buýt. Từ xa cảng miền Đông, xe vượt cầu Mới, bọc ra Quốc lộ 1-A, xuyên qua lãnh thổ quận Thủ Đức, Bình Dương, rồi đổ khách ở bến xe Bửu Long. Đi taxi vào trung tâm Biên Hòa, ăn “bò bía” ở chợ, mua hai tờ báo Đồng Nai và Lao Động địa phương. Một cựu quân nhân Không Quân VNCH cho biết Đồng Nai đang phát triển rất mạnh, đặc biệt là khu kỹ nghệ Long Bình. Các khu vực Hố Nai, Gia Kiệm cũng san sát nhà cao cửa rộng, nhà thờ nguy nga, lộng lẫy với những khẩu hiệu như “Tất cả do hồng ân.” Một cái nhìn phiến diện cho thấy Giáo hội Ki-tô Vatican Việt Nam có vẻ đã thuần phục chính quyền hiện hữu. Nhưng có thể chỉ là sự thuần phục bề ngoài, nín thở qua sông. Nhiều hơn một giáo dân tuyên bố “hãy tạm để các ông ấy cầm quyền giúp một thời gian.” Đã và đang có tiếp xúc mật để cải thiện bang giao giữa Hà Nội và Vatican từ năm 2004. Cái chết của Giáo Hoàng Giovanni Paolo [John Paul] II, và sự kế vị của Benedito [Benedict] XVI từ ngày 19/4/2005, [rồi Francisco hiện nay từ năm 2013] liệu có đẩy nhanh hơn tiến trình bình thường hóa? Liệu Vatican đủ khả năng áp lực các phe nhóm Ki-tô quá khích chấp nhận sống chung hòa bình với “Cộng Sản?” mà nhiều người tưởng nghĩ đã suy tàn từ thập niên 1990. Những điều kiện chia chác miếng bánh quyền lực, với các giáo hội Thiên chúa có chân rết sang Tây phương, sẽ phải trả bằng giá nào từ phía những tổ chức tôn giáo cổ truyền, độc lập, thiếu sự tổ chức tinh vi của Giáo hội Ki-tô với hàng ngũ cán bộ giáo sĩ, trợ tế đông đảo? [Hiện tượng văn hóa “vơ vào” mà Nguyễn Văn Trung chủ trương, như bíến hóa những Ki-tô vàng được Ki-tô trắng huấn luyện và điều khiến để phục vụ cuộc xâm chiếm của thực dân Pháp thành vĩ nhân văn hóa, hay lãnh tụ như Petrus Key, Paul Nguyễn Trường Tộ, cha con Ngô Đình Khả, Khôi, Diệm, Thục, Nhu, cần tỉnh táo phân tích trong ánh sáng sử học, vì ngụy ngôn chắng khác gì lấy giấy gói lửa. Thật chua sót là Việt Nam chưa có một bộ sử chân chính, chỉ toàn những tài liệu tuyên truyền hay tuyển tập dã sử tiểu thuyết]
Xin đừng vội trách hay gán ghép những thuật ngữ vô nghĩa về hiện trạng nghiên cứu sử tại Việt Nam. Qua hai tập nghiên cứu Viết Từ Chân Đền Hùng (2015) và Nhục Hận Biển Đông Nam Á: Kiện hay Không Kiện? (3 tập, 2015-2016), do Hợp Lưu xuất bản, Amazon tổng phát hành toàn thế giới, chúng tôi đã chuyến những lược sử Việt qua Tây lịch, theo phương pháp và tiêu chuấn quốc tế, hy vọng giúp các thế hệ trẻ số vốn liếng tối thiểu, cho con đường dài hướng về một tương lai tiến bộ, đảng sống hơn.
Sau chín [9] năm trở lại các đại học Mỹ, tháng 12/1984, Vũ Ngự Chiêu tốt nghiệp Tiến sĩ sử Thế Giới, với luận án về “Political and Social Change in Viet Nam Between 1940 and 1946 [Những Biến Đổi Chính Trị và Xã Hội Việt Nam từ 1940 tới 1946].” Khác với tiểu luận Master’s Degree [Cao học] “The Vietnam War : Won or Lost ? [ Chiến Tranh Việt Nam : Thắng Hay Bại ?];” nghiên cứu thứ hai của Vũ Ngự Chiêu này dựa trên rất nhiếu tài liệu văn khố Pháp, về các phe phái, tác nhân lịch sử Việt Nam. Trong thời gian nghiên cứu ở Pháp, Vũ Ngự Chiêu may mắn tìm thấy hơn 100 tài liệu quí hiếm, chưa hề được công bố trên thế giới, giúp tái dựng một giai đoạn lịch sử đáng tin hơn.
A. Nhóm tài liệu thứ nhất liên quan đến “Hồ Chí Minh” và Đảng “Cộng Sản Việt Nam. ”
A1. Hai lá thư xin nhập học trường Thuộc Địa [Ecole coloniale] Pháp, đề ngày 15/9/1911 của “Nguyển Tất Thành, sinh năm 1892 tại Vinh, con Phó bảng [Sous docteur ès lettre] Nguyễn Sinh Huy, đã học ba thứ tiếng Pháp, Nho và quốc ngữ.”
Đơn này bị từ chối, vì “Monsieur Thành” không được chính phủ liên bang Đông Dương gửi qua, theo sắc luật năm 1911 mới ban hành. Tên thực Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Sinh Côn, tức Hồ Chí Minh—đã được thêm chân cho rắn từ năm 1945-1946 trong khối sử văn “chiến tranh lạnh đầy sai lầm.”
A2. Tài liệu thứ hai là văn thư của Hiệu trưởng trường Tây tự Quốc Học ở Huế, thông báo cho tòa Khâm sứ Huế biết trò Nguyễn Sinh Côn, cựu học sinh trường Pháp-Nam Thừa Thiên đã được nhận vào trường Quốc Học từ ngày 7/8/1908—bốn tháng sau ngày xảy ra vụ chống sưu thuế ở Công Lương Huế.
Có những người vô trách nhiệm và thiếu sự lương thiện trí thức, cho là Nguyễn Thế Anh tìm ra tài liệu xin nhập trường Thuộc Địa. Điều này hoàn toàn không đúng. Nguyễn Thế Anh ngồi bên Vũ Ngự Chiêu, nhưng làm việc trên một tài liệu khác. Thêm nữa, sau này, Nguyễn Thế Anh tin rằng Nguyễn Tất Thành có thể là tên hồi trẻ của HCM. Từ năm 2008, sử gia Vũ Ngự Chiêu đã nêu rõ trong cuộc phỏng vấn của nhóm Linh mục Lễ, cũng như với Nguyễn Vĩnh Châu trên tờ Hợp Lưu. Nên thêm, học giả Mỹ đi nghiên cứu ngoại quốc thướng được trợ cấp khá cao số chi phí làm phóng ảnh (khá đắt). Nhờ vậy hiện Vũ Ngự Chiêu còn lưu trữ rất nhiều tài liệu văn khố Pháp, Mỹ, cũng như Viêt Nam.
A3. Kèm theo hai tài liệu chính này có hồ sơ Nguyễn Sinh [hay Sanh] Huy bị cất chức tri huyện Bình Khê tháng 1/1910, vì say sưa và tàn ác với dân chúng ; nên bị tống giam, rồi cách tuột làm dân, trôi nổi vào Nam; trong khi hai con phải rời Huế.
A4. Cũng nên đề cập đến tài liệu về Nguyễn Ái Quấc, “Fan Lan” Nguyễn Thị Vịnh, v.. v.. tại Văn Khố Quốc Tế Cộng Sản và kho SPCE của Pháp. Tại Trung Tâm Lưu Trữ II ở Sài Gòn, củng có đầy đủ hồ sơ về chuyến đi của Maurice Honel năm 1937. Ít ai ngờ, nhưng “Thiếu tá Lang” sau này là người thông dịch cho Honel!
B. Nhóm tài liệu thứ hai liên quan đến giới “không Cộng Sản” Việt Nam, dù khó xếp vào nhóm “chống Cộng.”
Một số tài liệu mà Vũ Ngự Chiêu tìm ra đáng ghi nhớ liên quan đến gia đình Ngô Đình Khả, Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Thục, và vợ chồng Ngô Đình Nhu. Đã được công bố khá đầy đủ trong Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Cuộc Thánh Chiến Chống Cộng, và Cuộc tranh đấu của Phật Giáo năm 1963.
Nguyễn Đức Quỳnh, tay chân của Bình Xuyên, là một thí dụ khác. Tháng 9/1954, Trần Văn Ân từng đề nghị với Pháp và Bảo Đại đưa ra một Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia có Ân, Quỳnh, v.. v.. để thay thế Ngô Đình Diệm. Con trai Quỳnh sau này bị kết án hiếp dâm, nhưng trở thành một thứ “thanh niên trừ gian” của Nguyễn Cao Kỳ.
C. Loại tài liệu thứ ba liên quan đến các giai tầng lãnh đạo thời Pháp thuộc, Cộng Sản Việt Nam, và Việt Nam Cộng Hòa.
D. Loại tài liệt thứ tư liên quan đến nếp sống tôn giáo tại Việt Nam.
Với những sử gia được huấn luyện chuyên biệt, công trình nghiên cứu của họ chỉ đi xa theo sự cho phép của các tài liệu khả tín. Dù rằng ngoài đời, người ta thích nghe và bàn tán về những ngụy thư do các cơ quan tuyên truyền tung ra, như Hồ Chí Minh là một người Tàu giả mạo !
Tàu chạy tốc độ cao nên qua khung cửa kính, nhà cửa, cây cối kéo thành một đường chỉ dài đủ màu sắc. Qua khỏi cầu Bình Triệu tầm mắt mới khoáng thoát hơn. Dĩ An, rồi núi Bửu Long. Tiếp đó là rừng cao su ngút ngàn. Đất đỏ, cây xanh, nhựa trắng—nhưng truyền thuyết đấu tranh, cách mạng ghi dưới gốc mỗi cây cao su là một nấm mộ lao công Việt. Oái oăm là tình cảnh lao công cao su nói riêng, và nhân công Việt nói chung chẳng cải thiện bao lăm so với sáu bảy chục năm xưa. Khoảng 30-40% sức lao động Việt đang thất nghiệp hay làm việc không đúng khả năng. Hàng triệu thanh niên, thiếu nữ cũng đang từ bỏ xóm làng đi tìm tương lai ở các thành phố và thị trấn, đặc biệt là Hà Nội và Sài Gòn. Theo tư liêu của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam ngày 23/9/2004, 2.5 triệu cư dân Sài Gòn từ bốn phương đến tạm trú, ít người có sổ đỏ. (Nhân Dân, 24/9/2004) Hà Nội cũng lôi kéo khoảng 2 triệu nông dân miền Bắc về tạm cư. Du khách đến Sài Gòn có thể bị sửng sốt khi thấy tài xế taxi của mình là những thiếu nữ xinh đẹp, nhưng lòng sẽ quặn thắt khi bắt gặp trên đường phố Hà Nội những bà già hay thiếu phụ trung niên bán hàng rong, vài sọt trái cây chất chồng trên một chiếc xe thồ, hay vốn liếng vỏn vẹn vài tờ báo, dăm ổ bánh mì, một chiếc rổ xách lỏng chỏng chiếc điếu cày, ấm nước chè nóng, vài gói thuốc nội, vài gói lạc rang, kẹo bánh rẻ tiền. Thu nhập mươi, mười lăm ngàn đồng một ngày đã tạm gọi đủ. Những “tương lai” bệch xám. May mắn và khéo chạy chọt hơn thì đi “ngoại” hay “lao động quốc tế” với đồng lương rẻ mạt và điều kiện làm việc tồi tệ, đủ loại kỳ thị, ở Mã Lai, Nam Hàn, Singapore, Triều Tiên, Nhật, Đài Loan, Đông Âu, Trung Đông. Cũng có những đường dây buôn bán đàn bà và thiếu nữ làm nô lệ tình dục qua “Trung Quốc,” Đài Loan, Malaysia, Miên, Thái Lan, v.. v... [Năm 2017, Nguyễn Xuân Phúc còn đặt ra ngày chống buôn bán đàn bà].
Ga Dầu Giây—Thành phố Long Khánh, cách Sài Gòn khoảng 100 cây số. Tỉnh Long Khánh cũ đã sát nhập vào lãnh thổ Đổng Nai-Biên Hòa. Vùng này có 420,000 mẫu Tây trồng cao-su, sản lượng mỗi năm 348,000 tấn cao su thô. (Năm 2004, Việt Nam xuất cảng được 250,000 tấn cao su các loại, trị giá hơn 3 triệu Mỹ kim, xếp hạng thứ 15 trên thế giới).
Nhớ đến chuyến thăm tuyến phòng thủ “thép” phía Đông Bắc Sài Gòn ngày Chủ Nhật, 13 tháng 4 ba chục năm trước. Ngày này—khi nhân viên Tòa Đại sứ Pháp đang tìm cách thuyết phục viên chức Mỹ rằng “Chính phủ Lâm thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam [CP/LTMN] sẽ chấp thuận một chế độ chuyển tiếp, trung lập; Đại tướng Dương Văn Minh “lớn” có thể chấp nhận được,” và tân chính phủ Nguyễn Bá Cẩn chuẩn bị nhiệm chức vào hôm sau—Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị tổ chức một chuyến thăm mặt trận Xuân Lộc cho giới truyền thông quốc tế và quốc nội. Nguyên bốn ngày trước, 9/4/1975, chiến cuộc bùng lên dữ dội tại Xuân Lộc. Lực lượng Cộng Sản Bắc Việt [CSBV] tham dự có SĐ 7 và 341 của Quân Đoàn 4 và Sư Đoàn 6(-) của Quân Khu 7, dưới quyền Hoàng Cầm. Sư Đoàn 6, từ Gia Rây (trên đường 333), vượt núi Chứa Chan, đánh vào hướng Đông. Sư Đoàn 7/4 từ Định Quán ở hướng Bắc đánh xuống. Sư Đoàn 341/4, từ hướng Tây Bắc tấn công vị trí Trung Đoàn 52/18 VNCH trên Quốc Lộ 20. Trong đêm, Bắc quân chiếm được một góc thị trấn Xuân Lộc. Nhưng nhờ sự yểm trợ hữu hiệu của Không quân và pháo binh, binh sĩ Sư Đoàn 18 VNCH và TQLC giữ vững được Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu. Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù của Trung Tá Nguyễn Văn Đỉnh cũng tức khắc được điều vào tăng viện.
Tướng Lê Minh Đảo tiếp phái đoàn báo chí tại một bờ rừng cao su. Tôi biết Tướng Đảo ngày ông còn là Thiếu tá Trung tâm trưởng Phối Hợp Hỏa Lực tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn IV ở Cần Thơ. Tính tình nghệ sĩ, chơi đàn Tây Ban Cầm khá hay, ông Đảo thăng tiến rất nhanh trong binh nghiệp, có lẽ nhờ nhân sinh quan “bàn tay có gai nhọn bọc nhung.” Ông từng là tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, rồi tỉnh trưởng Long An, trước khi về Cần Thơ. Sau đó, được giao nắm Tỉnh trưởng Chương Thiện, rồi Tư lệnh Sư đoàn 18—được cải danh từ Sư đoàn tân lập số 10, vì con số “10” quá xui xẻo. Qua vài câu trao đổi, Tướng Đảo tuyên bố sẽ giữ Xuân Lộc bằng mọi giá. Tôi nghĩ có lẽ chính ông cũng không tin lời mình. Một cái nhìn tổng quan cho thấy khó thể giữ được tiền tuyến này. Hai quân đoàn chính qui CSBV đang từ cao nguyên kéo xuống và Đà Nẵng tràn vào với quân số áp đảo, tinh thần quyết thắng, mức tiến quân nhanh hơn việc chuẩn bị bản đồ.
Chỉ nửa giờ sau, khi ra trực thăng trở lại Sài Gòn, cảnh dân chúng hỗn loạn tràn về phía hai chiếc Chinook vừa hạ cánh đón phái đoàn báo chí trên bãi đáp dã chiến khiến tôi nhận hiểu máu xương những người lính Sư đoàn 18, Sư đoàn 5, TQLC, Dù hay Địa Phương Quân Xuân Lộc chỉ phí phạm vô ích. Vấn đề là tinh thần chiến đấu, một vũ khí đã bị tước đoạt khỏi tay những người lính VNCH và thân nhân sau hai cuộc triệt thoái bi thảm và ô nhục khỏi Pleiku và Vùng I Chiến thuật, trong khuôn khổ chiến lược “đầu bé, đít to” của nhóm Nguyễn Văn Thiệu-Trần Thiện Khiêm-Cao Văn Viên. Sau này được biết, đích thân Thượng tướng CS Nguyễn Chấn (Trần Văn Trà) xuống thám thính địa thế, quyết định bọc qua Xuân Lộc, cắt đứt Quốc lộ 1 ở Dầu Giây. Ngày 14/4, Sư đoàn 6 CS tiến đánh Chiến đoàn 52 ở Dầu Giây. CSBV cũng tấn công một số cứ điểm ở núi Thị, Túc Trưng, Kiệm Tân dài theo Quốc Lộ 20 (nối liền với Đà Lạt). Trung Đoàn 52/18 VNCH bị thiệt hại nặng. Sau khi Phan Rang, rồi Phan Thiết thất thủ, ngày 18/4, Tướng Đảo bay về Biên Hòa. Hai ngày sau, toàn bộ lực lượng rút về Bà Rịa, rồi Gò Công. Lỗi không của Tướng Đảo. Lỗi duy nhất của ông, theo tôi, là đã không tiến quân về Sài Gòn, bắt Thiệu-Khiêm-Viên đền tội—ít nữa thì không thể cho tập đoàn cai thầu chiến tranh bỏ chạy ra hải ngoại với những tài sản khổng lồ.
Ngày Thứ Hai, 21/4/1975—đúng ngày Trung tướng Nguyễn Văn Toàn cho lệnh rút Bộ Tư lệnh Quân Đoàn III về Sài Gòn, di tản phi cơ từ Biên Hòa xuống Cần Thơ; Nguyễn Văn Thiệu họp khẩn với Phó Tổng Thống Hương và Thủ tướng Khiêm, tuyên bố vì áp lực của các Tướng lãnh, đồng ý từ chức, hy vọng sẽ mang lại hòa bình thực sự cho đất nước cùng viện trợ Mỹ cho quân đội (sic); và Tướng Timmes tới gặp Đại tướng Dương Văn Minh yêu cầu tiếp xúc ngay với phe Chính phủ Lâm thời Miền Nam [CP/LTMN]—phi cơ “hỏa long” C-130 lên vùng, trút xuống các vị trí tập trung của Bắc quân quanh Xuân Lộc những thảm bom, kể cả một trái CBU-55 do đích thân Đại tá Ước thả. Cộng quân bị thiệt hại rất nặng. Nghe nói trọn bộ chỉ huy Sư đoàn 341/4 tức Sư đoàn 1 CSBV hay Công trường 7 bị tiêu diệt vì trái bom khủng khiếp của Đại tá Ước. Cả CP/LTMN và Hà Nội lập tức ầm ĩ tố cáo “Mỹ xử dụng bom chất độc.” (ND, 24/4/1975) Theo tài liệu Cộng Sản, khoảng 500 quân nhân của Quân Đoàn 4 CSBV chết, và hơn 1,100 người bị thương ở mặt trận Xuân Lộc. (Tương đương với số thiệt hại của Sư Đoàn 356 ở Lão Sơn, Vị Xuyên, Tuyên Quang năm 1984 (nay là Hà Giang), dưới cơn mưa bão đại pháo, tên lửa, và bom giây, bom chùm “thân hữu, láng giềng, 16 chữ vàng;” nhưng lãnh thố phải bảo vệ vẫn mất vào tay thực dân Tàu từ năm 1991.
Chẳng hiểu tại sao Tướng Đảo bị kẹt lại sau ngày 30/4/1975, trình diện học tập ở đường Nguyễn Huỳnh Đức, Phú Nhuận—theo báo chí CSVN vào tháng 5/1975. (Có tin Tướng Đảo muốn đưa quân về miền Tây, hợp cùng Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam tử thủ vựa lúa Cửu Long, ít nữa cũng dăm tháng mùa mưa, nhưng lệnh đầu hàng của “Big” Minh khiến mọi sự lỡ dở). Sau hơn 10 năm, được đặc xá nhờ “học tập cải tạo khá,” qua Mỹ định cư. Mùa Hè 2003, tại hải ngoại, đúng tuổi 70, ông Đảo bỗng dưng thành lập Liên hội cựu quân nhân, không rõ với mục đích gì. Một tập hợp các cựu sĩ quan mà người trẻ nhất cũng đã suýt soát 50, cách Việt Nam nửa vòng trái đất. Phần đông có lẽ không còn đủ sức đi bộ vài dặm, nói chi bơi qua Thái Bình Dương. Có lẽ cho một áp lực chính trị? Ở hải ngoại, không thiếu người tự phong làm Quốc trưởng, Thủ tướng, Bộ trưởng. Và không thiếu những hoang tưởng về giải pháp tái lập Hiệp định Paris 27/1/1973, tái dựng giới tuyến Bến Hải, hầu chia chác miếng bánh quyền lực. Sẽ có đôi người không đồng ý, nhưng đa số những người vỗ ngực Quốc Gia, chống Cộng chẳng biết gì nhiều về Cộng Sản. Một ông Tiến sĩ Khoa học, tốt nghiệp ở Mỹ, không hiểu nổi thế nào là “chỉnh cán, chỉnh quân” theo kiểu Mao Trạch Đông—tức loại bỏ những thành phần kháng chiến có công, nhưng thuộc giai cấp “địa chủ phong kiến,” nặng “tinh thần anh hùng chủ nghĩa cá nhân” từ sau Đại hội kỳ II của Đảng Lao Động (Cộng Sản) Việt Nam vào tháng 2/1951. Nói chi những thủ thuật chơi chữ, “lý luận” hay “logic” kiểu “dân chủ nhân dân,” “dân chủ tập trung,” “đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN.” Chống Cộng khét tiếng như chế độ Ngô Đình Diệm, nực cười thay, chỉ có việc sao chép vụng về thủ thuật kềm chế đám đông của Nga và Trung Cộng, pha chút phấn son “chủ thuyết nhân vị” kiểu Ki-tô giáo Espania trung cổ. Học giả Bernard B Fall, người viết nhiều về cuộc chiến Việt Nam, nhưng công bố rất ít dữ kiện hay phân giải chính xác, và nhiều chuyên viên thế giới từng chua chát nhận định rằng trên thực chất cả hai chế độ chuyên chính Bắc-Nam đều giống nhau ở khía cạnh độc tài. Bất cứ một ai không được người cầm quyền xếp hạng phe ta, đều bị cáo buộc “phản động, ngụy, Việt gian” hay “phiến Cộng vô thần, cõng rắn Nga-Tàu về cắn gà nhà” và bị trừng trị bằng tất cả những trò man rợ nhất có thể tưởng tượng được. Tự do duy nhất mà dân chúng hai miền được hưởng là tự do đói khổ, sợ hãi, chết chóc và thương tật khi giới lãnh đạo tự nguyện và tự xưng của hai phe quyết tâm làm tròn nhiệm vụ “tiền đồn” do các siêu cường giao phó. Bằng những họng súng, bom đạn, hỏa tiễn “viện trợ.”Hay cái chết của Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Phan Châu, Nhất Linh, và của bao chiến sĩ quốc gia khác tại các nhà tù trên đất liền cũng như Côn Đảo—nhưng được khoác cho danh hiệu nhà trường, tức trại cái tạo.
16G16, tàu chạy qua nhà thờ Thọ Lộc. Từ Suối Kiết, đổi về hướng Đông. Ga Sông Dinh, ga Sông Pham. Tàu xuyên qua khu Rừng Lá thuở nào. Đang có những nỗ lực lấn cây cỏ, giành đất ở đây. Nhưng đất đai khô cằn, sông mương cạn khô. Đã nhiều tháng rồi, thiếu mưa. Không chỉ từ đây ra Phú Yên, mà hạn hán đang hoành hành khắp miền Tây Nam Bộ và miền Bắc. Mực nước ở các đập thủy điện đang ở vào tình trạng báo động đỏ. Nạn hạn hán còn gây thêm một hiểm họa khác: Nước mặn đang lấn dần vào các cửa sông, đe dọa các ruộng lúa từ Bến Tre tới Củ Chi, Hóc Môn. Một ký giả từng viết nạn nước mặn còn đáng sợ hơn cả dịch rầy nâu. Rầy nâu làm hư hại một phần hoa màu, nhưng nước mặn vào sâu tới 50, 60 cây số có thể khiến trọn mùa lúa thất thu. Và, đã hẳn, mối đe dọa Hậu Giang sẽ một ngày chìm đắm xuống lòng biển—kết qủa của những kế hoạch thủy điện trong lãnh thổ Hoa Nam, Lào, hay Thái Lan.
18G00, ngừng lại ga Mương Mán. Từ Mương Mán vào Phan Thiết không xa. Phan Thiết, quê hương của đặc sản nước mắm quốc hồn, quốc túy, với huyền thoại “bác Hồ” hay “cậu Nguyễn Tất Thành” từng ghé lại ít lâu, dạy học tại trường tư thục Dục Thanh. Nhưng, theo lời Y sĩ Hồ Tá Khanh, huyền thoại trên do em gái ông tung ra, người mà ngày cậu Nguyễn Sinh Côn), nếu có ghé qua đây năm 1911, chưa sinh ra đời. Tại Phan Thiết cũng có một nhóm tự xưng là “cựu học sinh của thày giáo Thành.” Tôi vẫn hoài nghi.
Tài liệu về Nguyễn Sinh Côn—tức Hồ Chí Minh—rất nhiều, đủ loại ngôn ngữ. Từ Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Bác Hồ của “Trần Dân Tiên” (một bút hiệu của Côn) tới những tài liệu văn khố Pháp, Mỹ, Nga, Trung Cộng, v.. v... công bố trong biên khảo mới nhất của Anatoli Sokolov, William J. Duiker, hay Pierre Brocheux, v.. v.... Nhưng tôi không thể đồng ý với Alexander B Woodside rằng chúng ta đã biết đã khá đủ về Côn [Hồ]. Thực ra, cần có những nghiên cứu mới và những diễn dịch mới. Chẳng hạn như phải nhìn lại Côn dưới ánh sáng của Luật Kẻ Yếu, tức nghệ thuật sinh tồn của một nước nhỏ yếu và chậm tiến. Nói cách khác, phải đặt lại vấn đề “chất đỏ”—hay “cán bộ Cộng Sản Quốc Tế”—của Côn. Liên hệ giữa Côn và Mat-scơ-va không chặt chẽ như người ta vời vẽ, hoang tưởng. Linov Côn hay Nguyễn Ái Quốc từng bị các đồng chí đàn em tốt nghiệp Đại học Phương Đông Mat-scơ-va chỉ trích là thành phần “thời cơ chủ nghĩa,” có tinh thần “cải lương” và “quốc gia.” Cinitchkin Hà Huy Tập từng rẻ rúng đề nghị văn phòng Đông Dương của Quốc Tế Cộng Sản cho “đồng chí Lin” giữ nhiệm vụ thông dịch các tài liệu do Ban Chấp ủy Đảng Cộng Sản Đông Dương gửi qua và viết một cuốn tự chỉ trích. Linov Côn (Lin) từng hơn một lần viết thư than thở chẳng hề được giao công tác gì từ năm 1930 tới 1938; và có người cho rằng sở dĩ Linov đột ngột rời Mat-scơ-va vào cuối tháng 9/1938 để tránh bị Stalin thanh trừng. Linov Côn cũng không chỉ dịch bản tuyên ngôn của Cộng Sản Quốc Tế, mà còn dịch Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Dật Tiên, trích dẫn Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Mỹ vào bản tuyên ngôn độc lập ngày 2/9/1945. Linov Côn còn là lãnh tụ Cộng Sản đầu tiên tuyên bố giải tán Đảng Cộng Sản Đông Dương ngày 5/11/1945—ngày mệnh danh là Toàn quốc Kháng chiến—khiến cơ quan Dalburo ở Thượng Hải lên án là “kẻ phản bội.” Cho đến tháng 11/1946, Linov Côn còn tuyên bố trước Quốc Hội mình thuộc “đảng Việt Nam”—khiến năm 1950, Người Thép còn khuyên Côn “không thể đứng giữa hai đầu một ngọn đòn sóc.”
Thảm kịch của dân tộc Việt suốt hơn 70 năm qua phần nào khởi nguồn từ sự thiếu hiểu biết chính xác về Côn [Hồ], cũng như Đảng Cộng Sản Việt Nam, và ngay cả cái học thuyết dịch sai thành “Cộng Sản,” của “Mã Khắc Tư.” Nói rộng hơn, sự hận thù, phân hóa giữa các giai tầng, phe nhóm Việt phần lớn do sự cận thị lịch sử mà ra: chúng ta đã phải chia phe phái bắn giết, hận thù, chửi rủa nhau suốt bao thập niên, đúng hơn hàng chục thế kỷ qua, cũng chỉ do bị nhiễm độc bởi những ngụy sử, do tài liệu tuyên truyền tinh vi của nhiều phe nhóm, chính quyền và cường quốc tạo nên; hoặc do những người thiếu kiến thức, lại tham vọng bắt lịch sử phải uốn quanh “chiếc giường tên tướng cướp trên lưng” mình.
Bóng tối đã nhọ mặt người. Rời hành lang vào buồng ăn tối. Bữa cơm đầu tiên trên tàu khá ngon miệng. Có thịt xào dưa chua, thịt lợn kho mặn, canh mồng tơi. Nhân viên tàu cũng rao bán thêm các món nem rán (chả giò), gà rô-ti, bia, café, nước ngọt. Nhớ đến câu chuyện kể của Lê Hồng Lĩnh, anh bạn học thuở Đệ Tam, Đệ Nhị Hồ Ngọc Cẩn, về chuyến tàu “thống nhất” cuối thập niên 1970. Hành khách phải bước lên đầu nhau trên đường tới phòng vệ sinh. Mỗi lần tàu vừa dừng ở một bến nào đó, hành khách tràn xuống các khu đất trống, thoái mái và ồn ào thực thi nhu cầu bài tiết. Đó là chưa nói đến âm mưu ma mãnh của những công nhân, viên chức khi tìm thêm nguồn thu nhập qua các dịch vụ vé chợ đen, hay đặc ân dành cho dân buôn hàng xách. Nhà tôi ghi nhớ cứ mỗi lần đi tàu chợ trở về, thế nào các cháu cũng bị chấy (chí) một thời gian. Đó là chưa kể những xách nhiễu, luồn lách kiểu “định hướng chủ nghĩa” khác.
Trở lại hành lang hút thuốc, cố nhìn sâu vào đêm đen xa lạ, tìm lại những địa danh quen thuộc. 19G30, tàu ngừng lại ga Cà Ná, Ninh Thuận, ít phút chờ tránh tàu từ Bắc vào. Cà Ná, vựa muối thời Pháp thuộc, đang được phát triển thành một trung tâm nghỉ mát và tắm biển.
Khoảng nửa giờ sau, tới Tour Chàm [hay Tháp Chàm, Phan Rang]. Nhớ những Sơn “Mù,” Chử Quân Anh, v.. v... Ngày 15/4/1975—đúng ngày Đại sứ Martin điện về Oat-shinh-tân, yêu cầu loại bỏ Nguyễn Văn Thiệu; Thiệu cho Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, mới thất bại trong quỉ kế tẩu tán 16 tấn vàng dự trữ ra ngoại quốc, đi Mỹ với sứ mệnh cuối cùng: sử dụng thư mật của hai Tổng thống Richard M Nixon và Gerald Ford để gây áp lực; trong khi Lê Trọng Tấn ném thêm vào trận địa Phan Rang Sư Đoàn 325 và Trung Đoàn 25, khiến các đơn vị Liên Đoàn 31 BĐQ rút chạy khỏi những cao điểm mới được Tiểu đoàn 7 Nhảy Dù bàn giao—tôi tháp tùng Chử Quân Anh đáp xuống phi trường Phan Rang. Đại tá Nguyễn Thu Lương, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 2 Dù, gieo thân hình cao lớn xuống chiếc ghế bố cá nhân, giọng bi phẫn: “Bộ chỉ có Nhảy Dù đánh giặc thôi sao?” Trung tá Sơn, Lữ đoàn phó, rủ ở lại qua đêm, “có gỏi gà, nhậu cho vui;” nhưng có người khuyên nên về Sài Gòn đề phòng bất trắc.
6G00 sáng hôm sau, 16/4/1975, Bắc quân mở đợt tấn công đầu tiên. Phi cơ VNCH đánh bom, gây thiệt hại nặng cho Bắc quân ở ngã ba Cà Ná. Tuy nhiên, Quân Đoàn 2 CSBV làm chủ thị xã lúc 7G20. Khoảng hai tiếng sau, Quân Đoàn 2 CSBV bắt đầu tấn công phi trường [Thành Sơn], phía Bắc Phan Rang. Giao tranh kéo dài tới 12 giờ trưa. (Lê Khả Phiêu 1985:38) Sơn “mù,” như nhiều người người lính trẻ khác, tử thương ở đợt pháo đầu tiên. Khi Chử Quân Anh và tôi vừa vào không phận Phan Rang, phi cơ quan sát của Sư Đoàn 6 Không Quân (mới từ Pleiku di tản về) bay chạy tán loạn lên không như bầy ong vỡ tổ. Đại tá Lương cùng các Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, Phạm [?] Ngọc Sang (Sư đoàn 6 KQ) bị bắt sống trên đường đào tẩu. Binh sĩ Sư Đoàn 2 Bộ Binh vừa chống cự vừa rút về bờ biển ở phía Nam. Nhờ hải pháo yểm trợ, Tướng Nhựt, người hùng Xuân Lộc năm 1972 chưa xa, và một số binh lính thoát về Vũng Tàu—bến cuối tự do, nhưng đang ung thối dần vì sự hiện diện của các đám cướp mang vũ khí của chính phủ cùng nỗi hoang mang, sợ hãi của hàng trăm ngàn dân tị nạn miền Trung.
Trung tướng Nghi sau này được phóng thích trong dịp Tết Mậu Thìn (1988), với lý do “Cải tạo khá.” Chuẩn tướng Sang và Đại tá Lương cũng đều được ra tù, di dân qua Mỹ và Canada.
Tài liệu văn khố Việt Nam cho biết sơ qua về những vụ thả tù này. Nhân dịp Quốc khánh 2/9/1987, chính quyền Cộng Sản Việt Nam đã phóng thích 11 tù nhân cấp Tướng và Bộ trưởng, cùng khoảng 400 người khác. Sau đó, phóng thích 67 người nữa. Tới tháng 1/1988, còn 1,173 người, gồm 526 sĩ quan (20 cấp Tướng, 135 Đại tá, 39 tuyên úy, 33 Trung tá trở xuống), 611 công chức (196 cảnh sát, 367 An ninh-Tình báo, 48 công chức các cấp, 36 đảng phái “phản động”). Cao Đăng Chiếm, Thứ trưởng Nội vụ, đề nghị tha hầu hết các tù nhân “diện Z6” nói trên làm ba đợt: Tết Mậu Thìn (1988), ngày “giải phóng” 30/4/1988 và Quốc Khánh 2/9/1988. Tuy nhiên, Phạm Văn Thiện [Phạm Hùng] và Phan Văn Hòa [Võ Văn Kiệt] quyết định tập trung thả đồng loạt trong dịp Tết âm lịch để tạo phản ứng chính trị. Cuối cùng, Bộ Nội Vụ đề nghị thả 1,020 người trong dịp Tết (500 sĩ quan, gồm 11 Tướng, 121 Đại tá, 37 Tuyên úy, 331 Trung tá trở xuống; 492 “ngụy” quyền, kể cả 2 bộ trưởng, 1 thứ trưởng). Còn lại cần tra cứu kỹ càng hơn: 9 Tướng, 11 Đại tá, 121 “ngụy” quyền, 11 Đảng phái).
Nhật ký làm việc của tôi ghi:
Danh sách những người được tha dịp Tết Mậu Thìn (1988):
Nguyễn Vĩnh Nghi [Trung tướng, sinh năm 1932 tại Gia Định. Vợ, Nguyễn Thị Tuyết, 1937, 4 con, buôn bán, ngụ tại 39 Phạm Ngũ Lão, Q 1, Sài Gòn]. Lý do tha: Cải tạo khá.
Văn Thành Cao [Thiếu tướng, Tổng Cục Phó TCCT, sinh năm 1924 tại Gò Công. Vợ, Nguyễn Thị Hà đã chết; 7 con, 1 ở Pháp, 3 ở Mỹ, 3 còn ở Sài Gòn]. Lý do tha: Cải tạo khá.
Lê Văn Tất [Thiếu tướng, sinh 1923, Tỉnh trưởng Tây Ninh. Tập trung cải tạo ngày 10/12/1975. Chưa có vợ]. Lý do tha: Cải tạo khá. Sức khoẻ yếu.
Trần Quốc Lịch [Chuẩn tướng, sinh 1935, Hà Nam Ninh. Vợ Nguyễn Thị Xuân Hương, sinh năm 1936. 5 con]. Lý do tha: Cải tạo khá. [Thực tế, Tướng Lịch đã bị cách chức, chỉ còn lon Đại tá, bị bắt giữ trên đường đào tẩu].
Trần Văn Cẩm [Chuẩn tướng, sinh 1930 tại Quảng Trị, Phụ tá hành quân QĐ II. Vợ Trần Thị Bạch Yến, đã sang Mỹ, cùng 6 con]. Lý do tha: Cải tạo khá.
Lý Bá Hỷ [Chuẩn tướng, sinh 1923 Hậu Giang, Tư Lệnh Phó Biệt khu thủ đô. Tập trung cải tạo ngày 15/6/75. Vợ Nguyễn Thị Ánh Duyên, đã đi Pháp cùng 3 con; một con làm công nhân ở Vũng Tàu]. Lý do tha: Cải tạo khá. Sức khoẻ già yếu.
Lê Văn Tư [Chuẩn tướng, sinh 1931, Mỹ Tho. Tư Lệnh SĐ 25. Về hưu với cấp Đại tá tháng 7/1974. Vợ Võ Thị Hương, 9 con]. Lý do tha: Cải tạo khá. Sức khoẻ yếu.
Hồ Trung Hậu [Chuẩn tướng, sinh 1931, Bến Tre. Thanh tra QĐ III, nguyên Phó Tư lệnh SĐ Dù. Vợ Nguyễn Thị Hội, 7 con. 1 con đi Mỹ]. Lý do tha: Cải tạo khá.
Lý Tòng Bá [Chuẩn tướng, 1931, Cần Thơ. Tư Lệnh SĐ 25 BB. Vợ Chung Bạch Vân, 2 con, qua Mỹ]. Lý do tha: Cải tạo khá.
Lê Trung Tường [Chuẩn tướng, 1927, Thừa Thiên. Tham Mưu Trưởng QĐ III. Vợ Hoàng Thị Trang, 51 tuổi, kẹt lại Việt Nam]. Lý do tha: Cải tạo có tiến bộ.
Hồ Văn Châm [sinh năm 1932, Thừa Thiên. Tổng trưởng Dân vận, Chiêu hồi. Vợ Lê Thị Phương Anh]. Lý do tha: Cải tạo khá.
Trần Trung Dung [1914, Hà Nội. Vợ Nguyễn Thị Anh, cùng 4 con qua Pháp]. Lý do tha: Già yếu.
Bùi Thế Dung [sinh 1936 tại Ninh Bình. Thứ trưởng Quốc Phòng. Vợ Trần Thị Lạc Hà, và 1 con đi Mỹ từ 1984].
Phan Phát Huồn [sinh năm 1926 tại ThừaThiên, Trung tá Tuyên úy].
Danh sách đối tượng được các tổ chức ân xá can thiệp:
Thượng Nghị Sĩ + Dân biểu: 13 người (Trần Trung Dung, Nguyễn Lý Tưởng [1940, Quảng Trị, UVTW Đại Việt, TUV Báo chí, DB, Bị bắt: 15/6/1975. Vợ: Phan Thị Thu Hương, 1950, 5 con]; Trương Vị Trí [1942, Rạch Giá, Phó TTK Phong Trào Quốc Gia Cấp Tiến (1969), vợ: Hà Bích Ngọc, 4 con]; Trương Văn Nguyên [1936, Phú Khánh, tập trung cải tạo ngày 6/10/1975, vợ Nguyễn Thị Yến, 2 con]; Nguyễn Ngọc Tân [1921, Vĩnh Long, Tân Đại Việt, bị bắt ngày 27/6/1977, vợ Trương Ngọc Phúc, 1 con]; Đoàn Mại [BĐQ]; Trần Minh Nhựt [1938, Biên Hoà, trưởng phòng Yểm trợ Phản gián Tình Báo TW (1957), Dân biểu (1967-1975)].
Quân đội: Lý Tòng Bá.
Cảnh Sát-An Ninh Quân Đội: Phạm Kim Quy [1930, Chợ Lớn, Đại tá, trưởng khối Tư pháp Bộ Tư lệnh CSQG, vợ Nguyễn Thị Kim Thanh + 2 con học Y khoa ở Pháp]; Nguyễn Văn Bê [Bé?] [1930, Sóc Trăng, Đại tá, trưởng khối Hành quân BTL CSQG, vợ cả, Trần Thị Hai, ở Sài Gòn, 7 con (1 Mỹ, 2 Pháp, 3 Canada), vợ hai, Khúc Minh Thơ, Sài Gòn]; Nguyễn Trí Tuệ [1933, Hà Nam Ninh, Trung tá, trưởng phòng điều tra tổng quát Cục ANQĐ, vợ Nguyễn Thị Ngọc Diệp, 4 con]; Đinh Văn Phúc [sinh 1929, Trung tá, trưởng phòng Nhân viên, Cục ANQĐ].
Chính trị: Phan Ngô [sinh 1921, Quảng Nam, VNQDĐ [Hồ Thị Phin, 1921, 9 con (2 ở Mỹ)]; Phan Vỹ [1923, Quảng Nam, VNQDĐ, [Nguyễn Thị Hợi, chưa con].
Tôn giáo: 35 linh mục và tuyên úy (kể cả Phan Phát Huồn). (TTLTQG 3 [Hà Nội], Quốc Hội, HS 6434).
Đa số những cựu tù nhân chính trị trên đã di cư ra nuớc ngoài. Nhiều người đã qua đời. Nhưng một số ít chọn ở lại Việt Nam, như Nguyễn Hữu Có, cựu Tư lệnh Quân đoàn II, rồi Phó Chủ tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương (Phó Thủ tướng). Trung tướng Có bị cải tạo 12 năm, không qua Mỹ vì “thân nhân không được tháp tùng.” Ngày Thứ Sáu, 25/3/2005 vừa qua, ông Có cùng cựu Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh và Triệu Quốc Mạnh họp báo với Nguyễn Đình Đầu tại Sở Ngoại Vụ TP/HCM. Chuẩn tướng Cảnh Sát Mạnh, nguyên Phó Biện lý, được Đại tướng Minh cử làm Giám đốc Cảnh Sát Đô Thành, không bị đi cải tạo. (Tuổi Trẻ, 26/3/2005) Một cựu cán bộ lãnh đạo của CSVN tại Sài Gòn, ông Trần Bạch Đằng, khẳng định Mạnh là cán bộ nằm vùng. Tướng Hạnh, theo những thông tin ở Việt Nam, nghiêng về Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã lâu, nên không đi cải tạo, chỉ tham dự những khoá huấn luyện chính trị tại chỗ trong 18 tháng. Lúc 11G00 ngày 30/4/1975, Tướng Hạnh, Phó Tổng Tham Mưu trưởng—thay mặt cho Trung tướng Tổng Tham Mưu Trưởng Vĩnh Lộc đã biến dạng—kêu gọi quân nhân VNCH triệt để tôn trọng lệnh ngưng bắn, trong khi các Tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ tự sát để bảo toàn khí tiết của tướng giữ thành.
Khó thể không bồi hồi thương cảm và kính phục những người lính Sư đoàn 25, Nhảy Dù hay Không quân đã tử thủ các căn cứ Đồng Dù, Hoàng Hoa Thám, Phi Long (Tân Sơn Nhất), v.. v... trước sức tấn công áp đảo của Bắc quân trong hai ngày 29-30/4/1975, giữa cảnh huống tối lạnh hy vọng, khi các cấp chỉ huy đã đào ngũ, rã ngũ, cao bay xa chạy. Phe chiến thắng, suốt bao năm qua, đã không ngừng nhục mạ họ là ngụy quân, ngụy quyền, tay sai đế quốc Mỹ. Nhưng lịch sử đã và sẽ chứng minh rằng họ đã sống những cuộc sống hoành tráng, chết những cái chết vĩ đại để bảo vệ niềm tin cao cả và thiêng liêng của họ—đó là duy trì một miền Nam như chốn dung thân cuối cùng cho những người cần tự do như khí trời.
Tôi không quen Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, nhưng từng được tăng phái hành quân chung với cựu Đại úy Lê Văn Hưng ngày còn ở Cà Mâu, và Đại tá Nguyễn Khoa Nam của Lữ đoàn 3 Dù, từ trại quân cụ Ngã Năm Chuồng Chó tới Huế. Số người thực sự quen biết, xan xẻ những đêm dài đợi sáng trên trận địa, bừng bừng khí thế lao vào mục tiêu “cho đạn tránh mình mà chẳng phải mình tránh đạn” khi từ trực thăng nhảy xuống, hay những tiệc rượu mù say giữa hai cuộc hành quân một thời, cũng quá ít so với hàng trăm ngàn tử sĩ vô danh của miền Nam. Đại đa số những cái chết trẻ, chết bất ngờ, đủ cách, đủ kiểu tại bất cứ nơi nào tử thần muốn lên tiếng điểm danh—của cả hai phe—là bằng chứng bi thảm của thân phận thanh niên một nước nhược tiểu, những con chốt qua sông cho quyền lợi của bất cứ một cường quốc nào, ngoại trừ quyền lợi đích thực của dân tộc Việt. Mọi và mỗi thanh niên Việt—của cả hai phe—chẳng ai muốn cả hơi, dài giọng xưng tụng thánh minh, trường thọ bất cứ một ngoại nhân nào cổ võ bạo lực, dù bạo lực cách mạng, hay bạo lực thuần vì bạo lực. Luật kẻ thắng không thể bẻ cong sự thực sử học.
Nên, qua những phương tiện riêng tư, tôi đã âm thầm đến Nghĩa Trang Quân Đội cũ, thắp một bó nhang vinh danh những tử sĩ của cả hai phe cùng hàng triệu nạn nhân khác của cuộc nội chiến bi thảm suốt hơn 30 năm dài. Và, một chiều Chủ Nhật hạ tuần tháng 4/2005, dưng dưng nước mắt đi tìm dấu tích những chuồng cu, đài tử thần cùng doanh trại xa xưa trong khu phố Hoàng Hoa Thám gần Ngã Tư Bảy Hiền. Tất cả chỉ còn trong tưởng nhớ. Những khu nhà phố khang trang, công viên, những dòng xe cộ đã xóa hẳn cảnh tượng kỷ niệm một thời.
Gần nửa đêm vẫn chưa thể giỗ giấc. Từng điếu Captain Black nối nhau dìu thời gian qua mau. Cam Ranh. Nha Trang. Lương Sơn. Ninh Hòa. Tuy Hòa. La Hai. Ga Diêu Trì (Qui Nhơn). Tầm mắt cố truy tìm, bắt với kỷ niệm qua những đốm đèn đường, những ngọn lửa vàng quạch từ các vụng biển, những đường đỉnh căng cứng xúc động. Ba mươi năm. Nhớ hai câu thơ của Nguyễn Phước Thời [Tự Đức]: Đập cổ kính ra, tìm lấy bóng, Xếp tàn y lại để dành hơi.
Cái bóng tôi đang truy tìm một cách vô vọng đêm 30 tháng tư này không phải một mỹ nhân, hay một người tình mà khoé mắt, tiếng cười khiến một người đàn ông cảm thấy mình xứng đáng là đàn ông hơn. Hầu hết bạn gái cũ đều đã tóc bạc, da mồi, gặp lại chỉ nao nao hồi tưởng, bẽ bàng, xa lạ cho tao ngộ cá nhân và cảnh đời hiện tại, với nỗi thấu hiểu cay chua về sự lạnh lùng, phi nhân của sợi chỉ trên tay con trẻ. Không, cũng chẳng có thoáng tham vọng về chính trị hay danh lợi cá nhân. Tôi đã đủ trưởng thành để nhận hiểu một cá nhân khó thể tiếp tục nuôi dưỡng mãi hận thù, hờn oán trong cảnh đổi thay một triều đại. Hơn nữa, tôi đã lựa chọn, một lựa chọn tự nguyện, đất lành chim đậu. Nên, điều tôi thiết tha, mê mải tìm kiếm là ánh sáng hy vọng cho tuổi trẻ Việt trong tương lai. Ánh sáng hy vọng ngà ngọc, trân quí mà từ thế hệ cha chú, anh em tới con cháu tôi chưa một lần được cảm nhận, dù đã bao lần tìm tòi mơ ước. Ánh sáng hy vọng ngà ngọc, trân quí ấy, có thể chăng, dấy lên từ những giải núi, thước sông, những đợt sóng biển dập dềnh trĩu ngập bóng đêm? Hay chỉ là những ảo vọng, do trí tưởng mình tự vời vẽ, tự che dấu mình sự thực?
Ai đã đọc qua hồi ký Trả Ta Sông Núi của cựu Đại tá Phạm Văn Liễu—tức người chiến sĩ cách mạng Trần Trung Sơn—đọc bằng tâm nhãn mà không phải cặp mắt trần tục đầy ganh tị, oán hờn, mới cảm nhận được đôi ba góc cạnh của thảm kịch da vàng mà dân tộc Việt phải gánh chịu suốt hơn hai thế kỷ qua. Chúng ta đã phải vừa hò hét vừa chĩa súng dao vào bụng, vào ngực, vào cổ nhau mà bóp cò, đâm chém thật vô nghĩa, phi lý và bất nhân. Chúng ta khom lưng, quì lạy ngoại nhân như những Moises và Jacobs trên con đường hiện đại hóa và văn minh hoá, chẳng hề biết rằng phía sau những chiêu bài đại đồng, đấu tranh giai cấp, dân chủ, tự do ẩn dấu biết bao lọc lừa, man trá và bạo lực của thế giới Luật Kẻ Mạnh. Oái oăm là người cầm quyền nào cũng ra công bưng bít sự thực, điều kiện hoá những khối óc tuổi trẻ bằng đủ loại truyền đơn, khẩu hiệu. Khiến không ít nạn nhân của họ sẵn sàng gọi bò sữa những con cọp đói, mẹ nuôi, những mụ phù thủy gian ác.
Chắc chắn hơn nửa số dân Việt Nam hiện nay chẳng được chứng kiến cảnh từ chức của Nguyễn Văn Thiệu hơn ba chục năm trước— 20G30 ngày 21 tháng 4 năm 1975. Quân phục ka-ki vàng, với ba sao lấp lánh trên ve áo, Thiệu mở đầu bài diễn văn “quan trọng” của mình bằng cách thú nhận đã cho lệnh di tản Vùng I và Vùng II Chiến Thuật; nhưng các Tướng lãnh thừa hành không hoàn tất nhiệm vụ, gây nên cảnh đổ vỡ trong hai tháng 3 và 4/1975. Tuy nhiên, theo Thiệu, nguyên cớ chính của tình trạng thảm bại hiện tại là “sự phản bội của người Mỹ.” Thiệu tuyên bố sẽ từ chức, cho Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay, nhưng sẽ “không đào nhiệm,” sẽ trở lại sát cánh bên các chiến hữu chống giữ miền Nam.
Phó Tổng thống Hương, 71 tuổi, khập khễnh chống gậy bước lên sân khấu. Giọng run rẩy, khàn đục, Hương tiết lộ đã từng ôm Thiệu mà khóc sau khi bị Kissinger cưỡng ép ký Hiệp định Paris 1973. Rồi, tuyên bố quyết đánh Cộng sản cho tới hơi thở cuối cùng. Tuy nhiên, đề nghị ngưng bắn để thương thuyết. Rồi Cao Văn Viên đọc nhật lệnh, kêu gọi quyết chiến đấu đến cùng. Nhưng ngay tối hôm đó, Đài tiếng nói CP/LTMN tuyên bố không chấp nhận thương thuyết với Hương—”một thứ tay sai của tay sai.” Dẫu vậy, Hà Nội vẫn để cửa ngỏ cho mọi vận động—Tại Pháp, Võ Văn Sung và Phạm Văn Ba lập lại hai điều kiện căn bản từ ngày 8/10/1974 và mới được đề cập thêm một lần nữa ngày 25/3/1975; tức Mỹ phải ngưng viện trợ cho VNCH, và thành lập ở Sài Gòn một chính phủ tán thành hòa giải, hòa hợp theo tinh thần Hiệp định Paris. Tại Tân Sơn Nhất, Võ Đông Giang cũng một lập luận trên.
Lời nguyền rủa “Mỹ phản bội” hay oán trách “Đồng Minh tháo chạy” của phe đảng Thiệu-Khiêm-Viên—tập đoàn cai thầu chống Cộng và cai thầu chiến tranh cuối cùng ở miền Nam—khiến toàn dân không cần che dấu lời nhục mạ bè lũ buôn dân bán máu, đang dàn dựng cảnh nước mắt cá sấu để bỏ chạy ra ngoại quốc với những tài sản khổng lồ. Nhưng những lời tố cáo Trung Cộng qua cuốn Sách Trắng của Bộ Ngoại Giao Hà Nội năm 1979 còn phơi bày những sự thực chua chát, gai góc hơn nữa về cái gọi là tình cảm quốc tế “môi hở răng lạnh” giữa “Trung Quốc” và những người cầm đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam. Bạch thư Sách Trắng của Hà Nội chỉ sơ lược nói về việc Chu Ân Lai bắt Hồ Chí Minh phải chấp nhận chia đôi Việt Nam theo vĩ tuyến 17 tại Hội nghị Geneva 1954, hay tiếp tục “chống Mỹ . . . cứu Trung Quốc” cho tới người Việt cuối cùng, cho dẫu phải “đốt cháy cả dãy Trường Sơn” trong giai đoạn 1965-1973. Tài liệu văn khố Trung Cộng, để đáp lễ, tiết lộ rằng những chiến công Biên Giới 1950, Điện Biên Phủ 1953-1954 đều do các quan Tướng Tàu đánh giúp cho Võ Giáp hưởng hào quang. Hay khoảng 300,000 “chuyên gia” Trung Cộng đã có mặt tại Việt Nam từ năm 1965 tới năm 1973 trong cái gọi là cuộc chiến chống Mỹ. Điều ít người biết là chính Yên Bái, thánh địa của Việt Nam Quốc Dân Đảng và đất thiêng của tinh thần quốc gia mới Việt Nam, đã một thời được chọn làm Tổng Hành Dinh cho lực lượng “tài xế, công binh, tạp dịch” tham chiến của Trung Cộng.
Qua các tập hồi ký mới được tăng bổ năm 2001 để tự bào chữa trước lời tiết lộ của quan tướng Trung Cộng, Tướng Võ Nguyên Giáp mới chỉ nhắc đến những tên Trần Canh, Vi Quốc Thanh, La Quí Ba, Mai Gia Sinh. Lê Văn Hiến, qua Hồi ký của một Bộ trưởng, thêm vào những tên như cố vấn họ Triệu, họ Tiết trong các kế sách tận thu giảm chi, thuế nông nghiệp, v.. v... cùng những lời dạy bảo như “chớ nên mị dân.” Nhưng còn nhiều nữa, người Việt trong nước đều biết, mà chẳng dám hé môi. Các kế hoạch chỉnh cán, chỉnh quân (1951-1953) hay cải cách ruộng đất (1953-1957) nhằm tiêu diệt cái gọi là “thành phần địa chủ phong kiến” đều có dấu ấn Bắc Kinh. Nếu tin được một nguồn tin trong nước, chính cố vấn Trung Cộng đã ép Hồ Chí Minh phải mang ra đấu tố bà Nguyễn Thị Năm—tức Cát Hanh Long, người từng đóng góp cho kháng chiến bao tiền của, nuôi ăn, nuôi ở bao lãnh đạo CS từ Hồ tới Trường Chinh trở xuống. Sau khi phải tạm ngưng đấu tố trước sự chống đối của dân chúng và dư luận quốc tế, “Đảng ta” trút mọi trách nhiệm cho Trường Chinh, Lê Văn Lương, Hồ Đức Thắng mà chẳng dám nửa lời oán trách cố vấn Trung Cộng. Phạm Văn Đồng còn ngụy ngôn rằng kế sách Cải Cách Ruộng Đất đã “đạt thắng lợi cơ bản to lớn” là khiến giai cấp địa chủ phong kiến ngừng hiện hữu. Năm 1958, cũng chính Đồng viết thư cho Chu Ân Lai, chính thức nhìn nhận biên giới do Bắc Kinh vẽ ra, đưa đến những hiệp định cắt đất, cắt biển cho Trung Cộng trong hai năm 1999 và 2000. Và rồi là mối hận nhục biến Đông Nam Á tử năm 2013, mà thámg 3/2018, báo Deng Xiao-ping còn nhắc đẩn lệnh cấm đánh cá trên các quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam.
Tháng 2/1979, sau khi được mời qua Liên bang Mỹ để đánh dấu việc bình thường hóa bang giao Mỹ-Hoa, Deng Xiao-ping [Đặng Tiểu Bình] còn ngạo mạn “dạy cho [Hà Nội] một bài học” võ lực. “Đồng Minh quân sự” của Việt Nam là Liên Sô chẳng dám nhảy vào can thiệp, chỉ cực lực phản kháng xuông. Ở một mắt nhìn tổng quan, chiến thắng 30 tháng 4 năm 1975 xứng đáng chăng là “chiến công vĩ đại nhất của thế kỷ 20”?Tuổi trẻ Việt Nam của thế kỷ XXI sẽ có câu trả lời cuối cùng.
Trở lại giường, cố giỗ giấc khi tàu lăn bánh rời ga Diêu Trì (Qui Nhơn). Ít ai biết tôi từng trải qua gần bốn tháng nơi này—quê hương của phong trào Tây Sơn hai thế kỷ trước. Bốn tháng dài cuối cùmh kiếp lính thú. Đoạn chót não buồn của 12 năm binh nghiệp, “Ta nương đời lính mà qui ẩn, Nghiêng nửa càn khôn dưới đáy bầu.” Với sự trợ giúp của các y sĩ Lan, Thắng, cùng người em họ tại trung tâm nội thương bệnh viện Duy Tân.
Thức giấc, tàu vừa vào ga Đà Nẵng. Những tia sáng đầu ngày bừng rạng chân trời. Đây là lần thứ ba trở lại quê hương thứ hai của mình. Đại gia đình tôi còn khá đông tại thành phố hải cảng đang mở rộng cho tài phiệt Singapore này. Vài cháu nội ngoại đã tốt nghiệp đại học. Nhớ Hồ Hoàng Tuấn méo, người bạn học trung học đệ nhất cấp mới từ trần vì ung thư. Chẳng hiểu việc gây quĩ học bổng của “nhóm bạn Hồ Hoàng Tuấn” có kết quả gì hay chăng. Tôi tin ở những bạn học cũ như Lê Tự Hỷ, Phan Nhật Nam, Hà Nguyên Thạch, Thái Thị Hoài, Nguyễn Hữu Hùng, v.. v... Khi trọn đời mình đã hoang phí vô ích trong cuộc biến đổi bản đồ chính trị thế giới, như những nạn nhân, việc duy nhất đáng và có thể làm là hưng lên một hy vọng cho tuổi trẻ. Một người trẻ thôi cũng tạm đủ.
6G15, tàu lại lăn bánh. 6G58, ga Hải Vân. Đường hầm xuyên qua Hải Vân chưa kịp hoàn tất theo dự trù. Tàu nặng nề uốn lượn theo những đường đỉnh mờ sương. 7G56, ga Cầu Hai. 8G43, ga Huế. 9G15, Phong Điền. Rồi Hải Lăng, Quảng Trị. Một trụ mốc ghi “Quảng Trị-Hà Nội 582 cây số.” 9G55, thị trấn Đông Hà. Cam Lộ.
Địa danh nào cũng đầy kỷ niệm. Nhất là con lộ 9 từ Cam Lộ lên Lao Bảo. Một ngày đầu tháng 2/1971, Trung tá Huỳnh Long Phi chỉ định tôi tháp tùng đoàn công-voa của Bộ Chỉ huy Pháo binh Dù ngược con đường 9 mới được tu sửa lên Khe Sanh, nơi đặt Bộ tư lệnh chiến dịch Lam Sơn 719—tức trận thử lửa thứ hai kế sách “Việt Nam hoá” chiến tranh. Điểm hẹn với Bắc quân là tỉnh lỵ Tchépone trên đất Lào, một tỉnh lỵ đã bị bom pháo san thành bình địa. Ý định của Tướng Abrams là muốn các sư đoàn tinh binh VNCH sẽ cắt đứt hệ thống đường mòn Hồ Chí Minh, và thử lửa với đại quân CSBV xa các trung tâm dân cư, dưới sự yểm trợ hùng hậu của không lực và pháo binh Mỹ từ lãnh thổ Việt Nam. Ngoài hai sư đoàn tổng trừ bị Dù và Thủy quân Lục chiến, Tướng Hoàng Xuân Lãm còn có trong tay Sư đoàn 1 BB, các đơn vị Biệt Động Quân cơ hữu, cùng một sư đoàn Thiết Giáp dưới quyền Đại tá Nguyễn Trọng Luật.
Ngày 8/2/1971, cánh quân Thiết giáp có Lữ đoàn 1 Dù tùng thiết chính thức vượt biên giới Lào-Việt ở Làng Vey, thẳng tiến tới Bản Đông. Lữ Đoàn 3 Dù được trực thăng vận xuống các căn cứ 30 và 31 ở phía Bắc đường 9. Sư đoàn 1 Bộ Binh được thả xuống phía Nam sông Xê-pan-ghiang. Ngoài ra, còn một số đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt và Biệt Động Quân ở phía Đông Bắc căn cứ 30. Trọn ba ngày đầu, Bắc quân không một phản ứng. Nam quân khám phá và chiếm được một số kho tàng. Nhưng từ ngày thứ tư, N+3—ngày tiếp tế đầu tiên của Nam quân—trận địa pháo Bắc quân bắt đầu hoạt động. Cuộc đổ quân của tiểu đoàn 5 Dù cũng thất bại, bị tổn thất nặng. Dường như Bắc quân đã bắt được phóng đồ hành quân của VNCH, sau khi trực thăng chở một bộ phận tiền phương của Phòng Hành quân Quân đoàn 1 bị bắn rơi. Từ ngày này, “mưa rơi” không ngừng trên các căn cứ hỏa lực Nam quân.
Mũi quân Thiết Giáp-Dù cũng bị chặn đứng quanh Bản Đông, không thể mở đường bắt tay với căn cứ 31 của Đại tá Thọ cách đó không đầy 10 cây số phía Bắc. Kế hoạch thả Lữ đoàn 2 Dù tại phía Tây phải tạm hoãn. Hai căn cứ 30 và 31 ung thối dần vì số thương binh ngày một gia tăng, công sự phòng thủ bị bóc mỏng từng giờ. Lao Bảo và Khe Sanh cũng có “mưa rơi.” Những buổi họp hành quân tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn I, nét mặt các Tướng tá thẫm tối. Rồi, căn cứ 31 bị thất thủ, gần trọn Bộ chỉ huy Lữ đoàn 3 bị bắt sống. Những lời tuyên bố của Đại tá Thọ, cùng một số tù binh sĩ quan Dù, trên đài Hà Nội khiến lòng quân nao núng. Các đơn vị BĐQ bắt đầu rã chạy. Ít ngày sau, tại căn cứ 30, nửa tiểu đoàn 2 Dù uy hiếp trực thăng tiếp tế chạy về Khe Sanh; nhiều người bám cả vào càng trực thăng. Nửa tiểu đoàn còn lại đốt bỏ căn cứ, rút về bằng đường bộ. Nhờ sự yểm trợ chiến thuật của B-52 và phi vụ Hỏa Long Mỹ, một đơn vị Dù tiến lên được căn cứ 31, khi Bắc quân đã biến dạng. Một toán Hắc Báo Sư đoàn 1 Bộ Binh được trực thăng vận vào Tchépone đổ nát, trương lên lá cờ vàng ba sọc đỏ để quay phim “tài liệu” đã chiếm mục tiêu. Tiếp đó, Thiệu cho lệnh triệt thoái, dù Abrams phản kháng. Cuộc triệt thoái cũng gian nan, sắt máu. Một tiểu đoàn trưởng Dù hy sinh dọc đường. Hàng trăm thiết vận xa và thiết giáp bị dồn đọng ở khúc đèo cách Lao Bảo vài ba cây số. Nếu không có sự tiếp tay của Lữ Đoàn 2 Dù và Sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến, khó thể dự liệu số phận Lữ đoàn 1 Dù và tàn quân Sư đoàn 1 Bộ Binh.
Gần nửa đêm ngày 4/4/1971, tôi cùng 7 tàn binh pháo đội B-3 Dù đặt chân xuống phi cảng Tân Sơn Nhất. Những muốn cúi xuống hôn lên mặt phi đạo, nói lời cảm tạ đất trời, là mình cùng các thuộc hạ đã được yên ổn trở lại miền Nam cháy nắng. Khả năng những người lính VNCH chỉ có thế. Nam quân đã có những tiểu đoàn vô cùng thiện chiến, thừa sức đương đầu các đơn vị Bắc quân. Nhưng từ cấp sư đoàn trở lên, khả năng phối hợp, chỉ huy yếu kém. Chiến dịch Hạ Lào còn khiến mất đi bao cán bộ dày dạn kinh nghiệm. (Sư đoàn 1 Bộ Binh, trong số 9 tiểu đoàn trưởng, chỉ có 1 người an toàn về căn cứ) Về vũ khí, Nam quân thua Bắc quân một bậc. Chẳng cần đợi tới chiến dịch Xuân-Hè 1972, thế thắng bại đã rõ. Về phương diện chính trị, còn thảm não hơn nữa. Từ năm 1945, Miền Nam chưa bao giờ có một lãnh tụ vì dân và do dân. Những người được đưa lên nắm quyền chẳng là gì khác hơn những tay cơ hội chủ nghĩa, cai thầu chống Cộng, hay cai thầu chiến tranh. (Một linh mục từng đăng đàn diễn thuyết ở Hố Nai về việc Đại sứ Henry Cabot Lodge mang 45 triệu Mỹ kim giáo dân Mỹ gửi tặng giáo dân Việt để cung phụng các lãnh tụ Phật Giáo (sic)). Trong khi đó, các tôn giáo, đảng phái chẳng bận tâm gì hơn quyền lợi tư riêng, tranh giành từng lời ăn, tiếng nói, từng món tiền trợ cấp hay mặt hàng viện trợ, hay hàng Mỹ “lương được,” bán ra thị trường làm giàu. Thiếu tá Ngọc, phụ trách an ninh phi cảng Tân Sơn Nhất, từng bị một linh mục sai giáo dân dùng cây gỗ có đinh sắt đánh vào đàu, phải vào Tổng Y viện Cộng Hòa điều trị, vì đã dám ngăn cản đường mòn trộm cắp. Rồi đến những ngày Phật Gíao-Ki tô giáo tranh hùng trên các phố phường, quanh các Phật tự hay nhà Thờ, trường học, từ 1964 tới 1966. Năm 1967, nhờ sự tiếp tay của Đại sứ Ellsworth Bunker, tàn dư Cần Lao bắt đầu phục hồi quyền lực, quyết viết cho bằng được vào Hiến Pháp ba chữ “Đấng Thiêng Liêng” và mưu mô “thánh hóa” anh em Ngô Đình Diệm—những người trong giai đoạn 1954-1959 đã chặt cắt từ rễ gốc khả năng tồn tại của miền Nam Việt Nam như chốn dung thân cuối cùng cho những người khát khao một đời sống tự do, dân chủ; nhất là khoảng 600,000 dân Bắc di cư, và từng khiến các Giáo hoàng phải thất vọng, không cho Tổng Giám Mục Ngô Đình Thục yết kiến, trong khi Cố vấn An Ninh Quốc Gia McGeorge Bundy phải ngao ngán than thở về khi đón tin Tổng Giám Mục Thục đã từ Roma bay sang Mỹ để tiếp tay “cá sấu cái” Trần Thị Lệ Xuân sang “giải độc trong dư luận Mỹ--nhưng thực chất chỉ đào sâu hơn mộ chí của những người đang hăm hở đạp đổ những gì còn sót lại sau chin năm cai trị, trong quyết định không ăn được thì đâp đổ, có thể đã hình thành trong buổi họp gia đình tại Huế, nhân dịp lễ Tae Dum 35 năm Thục được thụ phong Giám Mục Vĩnh Long. (Tài liệu văn khố Đệ I Cộng Hòa, và Phủ Thủ tướng VNCH ở Sài Gòn có những tư liệu khtến không thể không nghĩ đến sự liên hệ giữa Lễ Tae Dum của Thục và lệnh cấm treo cờ ngày Phật Đản 1963, nguồn gốc của mọi tật tội, khới đầu đám tang họ Ngô).
Phía Bắc quân cũng chẳng vui thú gì hơn. Một cuộc chiến bảo vệ biên giới phía Đông Nam của Trung Hoa. Huyền thoại kiểu Mao-ít như anh hùng Điện Biên lấy thân chèn pháo, hay rút dao chém rụng cánh tay bị thương để tiếp tục tiến chiếm mục tiêu, chỉ khiến thêm tủi phận những tù binh Cộng Sản trong các trại cải tạo nhiều năm tháng sau ngày được Pháp trao đổi theo Hiệp ước đình chiến 1954. Thượng Tướng CS Đặng Vũ Hiệp, ghi trong hồi ký rằng một “anh hùng Diệt Mỹ” đào ngũ ngay sau đêm dự “tiệc liên hoan” tại hậu cứ. Những cuộc thanh trừng phe “xét lại” (thân Nga) trong thập niên 1960 hay thân Tàu trong thập niên 1970, kể cả việc Hoàng Văn Hoan đào thoát qua Bắc Kinh, tự chúng đã nói lên thân phận những người dân miền Bắc.
Ngắn và gọn, Đảng CSVN có thể đã thắng, nắm độc quyền cai trị và độc quyền yêu nước; nhưng toàn dân Việt Nam đi từ thất bại này sang mất mát khác. Nghĩ cho tận kỳ lý, cay nghiệt thay, cuộc nội chiến 1954-1975 chỉ có người thua. Ngay đến những huyền thoại về chủ thuyết Cộng Sản đã tan tành như bong bóng xà phòng trong mắt dân Việt sau ngày người lính đặc công leo lên tầng thượng Dinh Độc Lập, khoa múa lá cờ MT/GPMN—lá cờ rồi cũng ngừng hiện hữu từ cuối năm 1976. Chỉ có những thanh niên, thiếu nữ vô tội bị biến thành những tên lính lê-dương trên chính quê hương mình, trong một cuộc chiến tối lạnh hy vọng từ 1949 tới 1975. Chỉ có những làng xóm, thôn bản bị xan thành bình địa hay làm mồi cho ngọn lửa. Giấy bút nào ghi cho hết những tội ác chiến tranh [war crimes] và tội ác chống lại nhân quyền [crimes against Human Rights]. Của cả hai phe.
Từ Quảng Trị ra Vinh, đường xe lửa mới được xây cất lại. Thất vọng đầu tiên của chúng tôi là tàu không qua cầu Hiền Lương, cây cầu biên giới suốt 21 năm, mà tách khỏi vùng duyên hải, chạy xuyên qua rừng núi phía Tây. Hà Thanh. Ga Tiên An. Sông Bến Hải. Từ đây trở ra miền Bắc thật hoàn toàn lạ xa.
Ga Mỹ Trạch. Cầu Mỹ Trạch. 11G03, ga Mỹ Đức. 11G21, tàu vào địa phận tỉnh Quảng Bình. Đang có nỗ lực biến Quảng Bình thành một điểm du lịch. Báo chí nói về những Động Phong Nha, v.. v... Xuống ga Đồng Hới, chụp vài tấm hình kỷ niệm. Cũng muốn ghé thăm sông Gianh, biên giới Bố chính thượng và Bố chính hạ phân chia Nam-Bắc, Trịnh-Nguyễn hơn một thế kỷ. Nhưng đành tự khất một cơ hội khác.
Ngân Sơn. Sông uốn quanh chân đồi. Minh Lễ, có những trụ điện cao thế từ dãy núi phía Tây về các thị trấn miền Đông. Ga Lạc Sơn. Rải rác nhiều nghĩa trang của các cộng đồng Ki-tô. Nhà cửa cũ kỹ, nghèo nàn. Ngọc Lâm. Đồng Lê. Kim Hòa. Kim Lũ. Cầu Khe Mêt. Nhiều lần nhìn về những đường đỉnh chập chùng phía Tây phóng tìm các mật khu của Ngự sử Phan Đình Phùng, thuộc vùng trách nhiệm của Ngô Đình Khả, một phụ tá đắc lực của Nguyễn Thân trong hai năm 1895-1896. Thân được Hội đồng Cơ Mật trao cho kiếm thượng phương, tiền trảm hậu tấu, để tiêu diệt cho bằng được vị lãnh tụ Cần Vương kháng Pháp cuối cùng ở vùng Hà Tĩnh-Quảng Bình. Sau khi Ngự sử Phùng từ trần, Khả và Thân đã cho lệnh Lê Tựu Khiết đào mả cụ lên để nhận diện, rồi tro xác tung đi bốn phương “theo đúng truyền thống [luật pháp] An Nam.” Đáng buồn là có người vẫn tin lời chứng gian của một “đại quan đã về hưu” mà tác giả Trần Trọng Kim trích dẫn rằng không có việc này—lời chứng bị báo cáo của Khâm sứ Pháp vào tháng 2/1896 và nhiều tư liệu văn khố khác hoàn toàn bác bỏ. (Xem Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, 1884-1945, 3 tập (Houston: Văn Hóa, 1999-2000), tập II)
14G08, Thanh Luyện. Hoa Duyệt. Yên Duệ. Lạc Trung. Đồng Giây. Yên Trung.
Tới ga Vinh, tàu nghỉ 7 phút. Từ đây vào thành phố còn khoảng 15 cây số. Lại thêm một lần thất vọng khi không được nhìn ngắm chiếc nôi của cách mạng và chính trị Việt Nam.
Nghi Lộc. Diễn Châu. Tàu chạy qua thung lũng. Cây cỏ xanh tươi. Vào ga Thanh Hoá khi trời đã nhạt nắng. Yên Sơn, Bỉm Sơn, Sông Trà. Chiều tối, vào địa phận Ninh Bình, ga Đồng Giao, thị xã Tam Điệp, Hoa Lư, Phủ Lý.
Nam Định đã lên đèn. Dịch cúm gà đã lan ra tới tỉnh Nam. Từ ngày 26/12/2004 tới nay trên toàn quốc đã có ít nhất 28 trường hợp dương tính virus [vi-rút] H5N1, 14 người trong số này tử vong. [Cuối tháng 6/2005, số bệnh nhân nhiễm vi-rút lên tới 60 người, 19 người thiệt mạng. Hàng triệu gà vịt bị tiêu hủy. Các chuyên viên đang báo động về một loại vi-rút biến tính] Thiên tai, bệnh tật, nghèo khó triền miên. Phải chăng đó là lời nguyền dữ cho cả một dân tộc?
20G28, tàu ngừng bánh ở ga Hàng Cỏ. Lượt đi của chuyến tàu Thống Nhất đã đến bến cuối. Mỉm cười nghĩ đến chuyến tàu Thống Nhất hơn bốn chục năm trước trong trường thiên Bi Kịch Vàng. Nhân vật chính của tôi, dù rất mờ nhạt là một “người khùng” vì biết quá nhiều. Trong các nhân vật phụ có bà mẹ già đi tìm xác con (tập I, Cuộc hành trình cuối cùng, Đại Ngã, 1970), một thương binh VNCH (tập II, Vết Chém, Đại Ngã, 1970), một thương binh Bắc quân, một thượng tọa, một linh mục, một góa phụ, một chính khách, một cô gái lai đen về quê nhận thừa tự, v.. v... Tôi cho các nhân vật chính của mình tham dự chuyến đi trên một con tàu Thống Nhất mà ngày nay thường gọi là “tàu chợ.” Nhưng chuyến tàu Thống Nhất của Việt Nam, từ ít năm qua, đã khá hiện đại, khác hẳn thập niên 1970-1980. Những chuyến tàu cao tốc, khoang giường chẳng thua kém tàu Pháp. Nếu có cơ hội viết lại Bi Kịch Vàng, chẳng hiểu nên chọn bối cảnh nào—tàu chợ của những ngày mới “giải phóng,” hay chuyến tàu thống nhất khá tiện nghi hôm nay? (Xem National Union Catalog của Library of Congress nåm 1977)
Lào Cai-Sa Pa
Phần vì đang mùa lễ hội, khách du lịch đông, và để dự phòng việc tàu Thống Nhất không tới ga Hà Nội đúng giờ, từ lúc ở ga Vinh, ông trưởng toa đã gọi điện thoại mua giúp hai ghế nằm trong một khoang 6 giường của chuyến tàu Lào Cai bình thường. Cũng không có hai giường dưới liền nhau, đành mua một giường tầng 1, một giường tầng 2. Trong khi vợ chồng tôi chuyển hành lý xuống sân ga, người trưởng toa tiến lại đưa vé, chỉ lối tới bến đậu của tàu Lào Cai. Ông ta đã bỏ bộ đồ đồng phục. Rộng rãi móc tặng cảnh vệ đứng gần vài chục ngàn, trích từ tiền thưởng của chúng tôi.
Toa xe đi Lào Cai khá cũ, phòng vệ sinh thuộc loại cổ điển. Vì một khoang có tới 6 giường, khó thể ngồi thẳng lưng trên giường. Một khách thanh niên cùng khoang giúp tạm gấp chiếc giường tầng 2 của tôi lên để có chỗ ngồi.
22G00, tàu lăn bánh. Cùng khoang có một Thẩm phán, trưởng phòng Hình Pháp Lai Châu. Một thanh niên. Hai thiếu nữ. Tất cả đều niềm nở trao đổi với chúng tôi tin tức về Lào Cai, Sa Pa.
Không khí trong khoang sôi động hơn khi tôi gợi lại những điều ghi nhận được về cuộc xâm lăng Việt Nam của Đặng Tiểu Bình, để gọi là “dạy cho Việt Nam một bài học.” Trả lời câu hỏi của tôi về những trận đánh tháng 2/1979 tại Lào Cai, một cựu nữ quân nhân cho biết dân chúng được lệnh di tản hết xuống Yên Báy vào nửa đêm. Nhà cửa bị quân Trung Cộng dùng súng phun lửa thiêu rụi. Một số đơn vị Việt Nam rã ngũ, bỏ chạy xuống Phố Lu, rồi Yên Báy. Chi tiết này cũng từng được khẳng quyết với tôi qua hai cựu quân nhân, kể cả một thiếu úy trung đội trưởng, ngày mới tới Hà Nội. Ông trưởng phòng Hình Pháp Lai Châu không đồng ý. Theo ông chỉ có một nông trường bị vỡ. SĐ 316 kéo lên giữ được tuyến phòng thủ Yên Báy. Tôi định tra vấn thêm về những lãnh tụ gốc thiểu số bị thanh trừng như Chu Văn Tấn, nhưng tự hiểu vấn đề rất nhạy cảm.
Trời đã khuya, câu chuyện trao đổi tạm ngừng. Tôi đứng thật lâu ngoài hành lang, nhìn vào đêm đen. Gia Lâm. Việt Trì. Con tàu nặng nề trườn mình lên miền thượng du. Ở một khoang gần đó, một nhóm thanh niên thiếu nữ tụ họp đánh bạc, uống rượu, cười nói thoải mái. Đa số đều mở mắt chào đời sau ngày 30/4/1975. Họ thuộc loại cháu nội, cháu ngoại của cách mạng, nên những khẩu hiệu như “cần, kiệm, liêm chính” trở thành tiếng cười dài. Ở Sài Gòn và Hà Nội, những “thiếu đại gia” không chỉ cờ bạc, rượu chè, trai gái, khoe xe, khoe nhà mà còn trở thành đầu đảng của những tổ quỉ, vung tay hàng chục triệu đồng một đêm cho thuốc “lắc,” bạch phiến và rượu ngoại. Thuở sinh thời, chắc Karl Marx khó thể tưởng tượng được rằng “những bị khoai” [bags of potatoes] của “cách mạng vô sản” có thể sống hoành tráng như hiện nay ở Việt Nam và Trung Hoa.
2G00 sáng ngày Thứ Hai 2/5/2005 [24 Tháng 3 Ất Dậu], tàu ngưng ở ga Yên Báy. Bóng đêm che khuất hầu hết cảnh vật. Cố tìm, dù biết là vô vọng, dấu vết Đồn Cao, hay pháp trường nơi 13 Liệt sĩ VNQDĐ đã hô vang câu “Việt Nam muôn năm” 75 năm trước.
Nghe nói trong thời gian 1965-1973, Yên Báy là nơi đặt Bộ chỉ huy “chuyên gia” Trung Cộng, nhưng chưa một tài liệu thành văn nào nhắc đến việc này. Từ năm 1991, người ta cố tình bỏ quên vai trò Trung Cộng cũng như quyền lợi chiến lược của Bắc Kinh trong cuộc chiến gọi là “chống đế quốc Mỹ xâm lược.” Tài liệu Sách trắng của Bộ Ngoại Giao Hà Nội và nhiều sách báo khác một thời ra công tố cáo tham vọng bá quyền nước lớn của Trung Cộng. Để đáp lễ, Trung Cộng công bố lá thư Phạm Văn Đồng viết cho Chu Ân Lai ngày 14/9/1958, chính thức nhìn nhận biên giới do Bắc Kinh công bố, hầu có viện trợ đánh chiếm (“giải phóng”) miền Nam. Chưa hết. Còn có việc chính khách và tướng lãnh Trung Cộng kể lể công lao của họ trong các chiến dịch “Biên giới 1950,” hay Điện Biên Phủ, khiến Võ Giáp phải nhiều lần sửa lại hồi ký. Càng sửa càng khó thuyết phục các sử gia và chuyên viên. Điều khó hiểu là tại sao Quân ủy Trung Ương Việt Nam chưa công bố hoặc giải mật những công điện giữa Bộ Tổng Tư lệnh với Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam, hay giữa Bộ Chính trị hai đảng Cộng Sản “anh em” Tàu-Việt. Mặc dù Tướng Giáp mới được khôi phục danh dự—làm một chuyến về quê bằng xe lửa, và rồi xuất hiện nhiều nơi—đàn em ông ở hải ngoại và trong nước ít năm qua mở chiến dịch bôi nhọ Đại tướng Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch Nhà Nước, về việc ngụy tạo tài liệu để hạ bệ Tướng Giáp. Họ tung tin Tướng Anh có hai bản khai lý lịch khác nhau, một bản nói được kết nạp năm 1938, bản khác khai kết nạp năm 1946. Còn có tin Tướng Anh từng làm cạp rằng đồn điền cao su, đánh phá cách mạng.
Trong Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia (văn khố) 3 tại Hà Nội, chỉ có bản lý lịch ghi Tướng Anh vào Đảng năm 1938. Xét về thành tích binh nghiệp, Tướng Anh có vẻ dày dạn trận mạc hơn Tướng Giáp. Ngày 30/4 vừa qua, Tướng Anh cũng xuất hiện tại lễ mừng “Đại thắng” ở Sài Gòn, hai mắt gần như đã mù. Cùng xuất hiện có Tướng Giáp và nhiều nhân vật một thời quyền uy khác như Võ Văn Kiệt (Phan Văn Hòa), Lê Khả Phiêu, Mai Chí Thọ (Phan Đình Đổng) v.. v... Vẫn theo tin đồn dưới phố, có sự hiềm khích giữa Võ Văn Kiệt và Phan Văn Khải, hai “đại thế gia” miền Nam. Hiềm khích nảy sinh từ thập niên 1980 nhất là sau khi có đụng chạm giữa con cháu hai người—những “con cháu cách mạng” huyền thoại của xã hội trưởng giả miền Nam hiện nay. Đã từng có lần nữ văn sĩ Dương Thu Hương dùng những lời nặng nề để công kích Thủ tướng Khải, và xuất hiện tin đồn rằng ông ta sẽ bị thay thế vào năm 2001. Mới đây lại có tin Võ Văn Kiệt đụng chạm với Nguyễn Khoa Điềm, Ủy viên Bộ Chính Trị, đặc trách văn hóa-tư tưởng. Khó thể khẳng định đâu là sự thực trên bối cảnh cuộc dàn xếp nhân sự cho Đại Hội kỳ X sắp tới, dự trù vào mùa Hè 2006—một Đại hội chắc chắn sẽ có những thay đổi lớn về nhân sự cũng như chính sách. Hai ứng cử viên nhiều hy vọng cho chức Tổng Bí thư là Phan Diễn và Nguyễn Minh Triết, Bí thư thành phố HCM. Nhưng Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Văn An và nhất là Phó Thủ tướng Vũ Khoan cũng là những nhân vật sáng giá. Lớp sương mù chỉ mỏng nhẹ dần sau chuyến thăm Paris của Nông Đức Mạnh, thăm Mỹ của Phan Văn Khải, và đi Bắc Kinh của Trần Đức Lương sắp tới. Người hiểu biết nội tình Việt Nam cho rằng vấn đề nhân sự không quan trọng. Vấn đề là ai đủ khả năng đi giây giữa các nhóm “hữu khuynh” (thiên về Tây phương) và “tả khuynh” (thân Tàu). Điều đáng ghi nhận là sự thờ ơ của đám đông với Đại hội X cũng như kết quả các cuộc “bầu bán.” Đại đa số dân chúng, tức giai tầng bị trị, tin rằng chẳng có công lý nào cho họ. Và tự do duy nhất họ được hưởng là tự do sợ hãi và cơ hàn. “Chúng cháu sợ những con ma nhà họ Hứa rồi,” một thanh niên nói qua tiếng cười ròn.
5G00 sáng, tàu tới Phố Lu, phía Nam Lào Cai khoảng 40 cây số. Ông Thẩm phán Lai Châu cũng đã thức giấc, tới đứng hút thuốc bên tôi. Ông cho biết Lào Cai là thành phố khá giả nhất miền thượng du Bắc bộ. Hai nguồn lợi tức chính là thương mại với Trung Hoa và thai thác trung tâm du lịch Sa Pa. Lai Châu mới tách ra khỏi Mương Lay (Lai Châu cũ) thành một tỉnh mới, với Phong Thổ làm tỉnh lỵ. Mương Lay trở thành một thị xã của tỉnh Điện Biên. Lai Châu mới và Lào Cai giáp ranh nhau ở gần Tháp Bạc (Sa Pa). Hơn 80% ngân sách tỉnh do trung ương cấp. Các giáo viên người Kinh sống như những nhà tu tại các thôn bản, nhiều khi phải mua bánh kẹo cho học sinh để khuyến khích các em cháu đến lớp. Một số dân H’Mông theo đạo Tin Lành từng bỏ bản trốn qua Vân Nam, rồi kéo nhau trở về. Mối đe dọa lấn đất của dân Tàu diễn ra hầu như hàng ngày. Biên phòng Việt Nam quá ít, lại thiếu phương tiện và nhân sự. Các trụ mốc biên giới không thay đổi, nhưng lãnh thổ giữa những trụ mốc trên bị dân Tàu xâm lấn dần. Khai đắp lại những bờ suối cho chảy vòng về phương Nam. Trồng chuối, làm nhà để có thể tuyên bố “ở đâu có chuối là lãnh thổ Trung Quốc.” Đó là chưa nói đến những kế hoạch thiết lập nhà máy thủy điện, có thể thay đổi hẳn lưu lượng các sông chảy qua Việt Nam. Một trong những hậu quả là đập nước thủy điện Hòa Bình đang ở mức báo động.
Tôi tò mò hỏi về quê ông thẩm phán. Ông nói Thái Bình. Không ít những cán bộ cốt cán hiện nay có xuất thân từ Thái Bình. Đây là vùng đất được Nguyễn Công Trứ khai khẩn dưới thời nhà Nguyễn. Trong số những cán bộ Cộng Sản nổi danh nhất Thái Bình phải kể cựu Trung tướng Trần Độ (1923-2002).
Trần Độ, còn được biết như "anh Chín" hay "chín Vinh" là bí danh của Tạ Ngọc Phách, quê xã Tây Giang, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Tham gia sinh hoạt "cách mạng" từ năm 1938, năm 1941 Phách đã lên tới chức Bí thư phủ Kiến Xương. Bị bắt ở Thái Bình, nhốt ở các nhà tù thị xã, Hỏa Lò Hà Nội, kết án 12 năm khổ sai, rồi đầy lên Sơn La (Bắc Bộ). Tại Sơn La, Phách được gần gũi "anh Cả" Sao Đỏ (Nguyễn Lương Bằng), và rồi tiếp tay Sao Đỏ vượt ngục. Năm 1944, trốn khỏi Sơn La, về hoạt động cho "ban công tác" của Trung Ương Đảng (bảo vệ Trường Chinh tức "anh Toàn").
Năm 1945, thuộc Ủy ban Quân sự Bắc bộ, Bí thư Quân khu Hà Nội. Năm sau, 1946, chuyển qua quân đội. Trong giai đoạn 1947-1950, giữ chức Trưởng phòng tuyên truyền, Chủ nhiệm Bảo vệ quốc quân. Sau đó, được cử làm Chính ủy Trung đoàn Sông Lô (209), Phó chính ủy, rồi Chính ủy Đại Đoàn 312 (Tư lệnh là Lê Trọng Tấn), Chính ủy quân khu hữu ngạn, Bí thư Quân khu ủy. Năm 1958, được quân hàm Thiếu tướng. Hai năm sau, tại Đại hội III (tháng 9 năm 1960), được bầu làm Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung Ương Đảng Lao Động (Cộng Sản) Việt Nam.
Năm 1964, vào Nam, giữ chức Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Miền (B-2). Mùa Xuân năm 1968, cơ quan tuyên truyền của VNCH chẳng hiểu vì thiếu kiến thức chuyên môn, cố tình ngụy tạo, hay vì một lý do gì bỗng loan tin “tướng chỉ huy mặt trận Sài Gòn” là Trần Độ (Phách) bị tử thương. Phách, dĩ nhiên không chết. Năm 1974, thăng lên Trung tướng. Được cử làm Phó Chủ Nhiệm Tổng Cục Chính Trị [TCCT], rồi Phó Ban miền Nam của Trung Ương.
Tháng 12/1976, tại Đại hội IV, Phách được bầu vào Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng, Phó trưởng ban tuyên huấn TW, Bí thư cán sự bộ Văn Hoá, Thứ Trưởng Văn Hoá và Thông Tin. Tháng 2/1981, Trưởng ban Văn hoá, Văn nghệ TW. Từ tháng 3/1982, hoạt động trong phạm vi Quốc Hội (Chủ Nhiệm Ủy Ban Văn Hóa và Giáo Dục của Quốc Hội), và trở thành một trong những người nhiệt tình cổ vũ việc đổi mới, thực hiện đa đảng. Năm 1987, được bầu làm Trưởng ban Văn hoá, Văn nghệ TWĐ; Phó Chủ tịch Quốc Hội, Phó Chủ tịch Nhà Nước. Nhưng sau khi nghỉ hưu, Trần Độ nhiều lần chỉ trích tệ nạn tham nhũng và hối mại quyền thế của các lãnh đạo CSVN, đặc biệt là việc cắt đất cho Trung Cộng vào cuối năm 1999 và 2000. Ngày 9/8/2002, Trần Độ chết trong ghẻ lạnh của chính quyền, nhưng gây được nhiều tiếng vang và niềm mến phục của các tổ chức tranh đấu cho nhân quyền thế giới.
6G00, tàu chạy vào ga Lào Cai. Hàng chục dân xe ôm và dịch vụ phòng ngủ, taxi, bán vé tàu vây quanh. Thuê một phòng nhỏ tại nhà nghỉ Hải Nhi, với giá 60,000 đồng một ngày. Nhờ cậu chủ mua hai vé tàu về Hà Nội vào buổi tối, 260,000 một vé giường nằm. Ngủ thiếp đi vài giờ.
9G30, bao taxi đi thăm Lào Cai và Sa Pa (Chapa), phía nam tỉnh lỵ. Điểm tham quan không thể thiếu sót là Hồ Kiều, nối liền Lào Cai với Hà Khẩu của Vân Nam. Giữa cầu có một gờ thép phân định ranh giới hai nước. Khách du lịch hai chiều khá đông. Vài chiếc xe vận tải cũng nặng nề qua cầu, dừng lại trước trạm hải quan.
Phía Vân Nam, một cổng bê-tông cốt sắt hình bán nguyệt vươn lên bề thế với bốn chữ đại tự “Trung Quốc Hà Khẩu.” Bên lãnh thổ Việt Nam, vỏn vẹn tấm bảng hình chữ nhật nhỏ “Cầu Hồ Kiều” màu xanh dương, khép nép nằm bên Đền Thượng sát chân cầu. Đền này do Trung Cộng xây, bồi thường cho những thiệt hại mà Lào Cai phải gánh chịu trong “bài học” của Đặng Tiểu Bình năm 1979.
Xe bọc lại phía Nam, qua cầu Cốc Lếu. Dừng chụp vài tấm hình kỷ niệm trước chợ Cốc Lếu và ngôi nhà thờ cổ. Rồi trực chỉ Sa Pa, cách Lào Cai khoảng 32 cây số đường đèo. Cốc San. Cầu Móng Sến. Rồi Sa Pa rực rỡ hiện lên, trải dài theo thung lũng và các triền núi.
Sa Pa là thị trấn nghỉ mát nổi danh miền Bắc đã lâu. Trong giai đoạn Nhật chiếm đóng Đông Dương từ 1940 tới 1945, Sa Pa còn được dùng làm nơi chỉ định cư trú những Pháp kiều không thần phục chế độ Vichy. Thị trấn khá xinh đẹp, dù khó thể so sánh với Đà Lạt.
Đường lên di tích Hàm Rồng nằm sát một ngôi nhà thờ cổ tại trung tâm thành phố. Hàng quán chi chít bên nhau tới chân núi. Rải rác đó đây những nhóm thổ dân H’Mông bày bán quà du lịch, từ chiếc mũ vải sặc sỡ đủ màu tới những vòng nữ trang bằng bạc, bằng đồng. Đang dịp lễ hội lớn, khách du lịch khá đông.
Vườn lan nằm giữa đường lên đỉnh núi. Hầu hết các giỏ lan đều úa tàn. Từ lưng triền núi, có thể thấy dãy núi Hoàng Liên Sơn [Fan Si Pan] bàng bạc sương mây. Tầm mắt cũng có thể trải rộng theo toàn cảnh thị trấn đang vươn mình dưới ánh nắng dịu mát cuối Xuân. Màu đỏ nâu của mái ngói, màu vàng, trắng của tường vách các công sự trên nền xanh lục của núi đồi đẹp như một bức tranh.
2 giờ chiều, rời Hàm Rồng, cho xe chạy qua khu hồ nhân tạo, nơi đặt trụ sở các cơ quan hành chính và tòa án. Rồi trực chỉ Lào Cai. Chụp hình trước công viên Nhạc Sơn, tòa án nhân dân tỉnh. Chú tài xế cho biết các công sở bắt đầu di chuyển về phía Nam vì huyện Cam Đường mới sát nhập vào thị xã Lào Cai. Vui miệng, chú kể lại một thuở ấu thời đầy sóng gió, đụng chạm với dân “đầu gấu” con ông cháu cha. Giấc mộng nhỏ là mở được một văn phòng du lịch nhỏ, tự mình làm chủ.
3 giờ chiều, trở lại phòng nghỉ. Thiếp vào giấc ngủ lả mệt. Thức giấc khi trời đã chạng vạng. Bảng đèn đỏ Ga Lào Cai đã được thắp sáng. Đài truyền hình đang tiếp vận hai kênh VTV 1 và VTV 3 của Hà Nội. Có thêm vài đài Trung Cộng.
Tám giờ tối, ra ga. Chuyến tàu SP 2 trở lại Hà Nội không khởi hành đúng giờ. Ngồi chờ khá lâu trong sân ga. Gần hết ngày nghỉ lễ dài, khách du lịch rất đông. Công ty xe lửa tăng cường thêm 5 chuyến tàu mà vẫn khó mua vé, nếu không muốn trả thêm ít chục ngàn cho giới “chợ đen.” Cảnh chen lấn mua vé và lên tàu náo loạn cả không khí êm ả của một tối rừng núi rừng. Có tiếng chửi thề và thái độ hung hãn của khách đi vì không được ra tàu kịp giờ. Khách du lịch ngoại quốc khá đông. Espania, Os-tra-lia, Pháp, Mỹ.
Cuối cùng, con tàu SP 2 cũng vào bến lấy khách. Dù vẫn toa 4 giường, nhưng cũ kỹ hơn chuyến tàu Thống Nhất. Chìm sâu vào giấc ngủ mỏi mệt. Tàu đến gần ga Hàng Cỏ mới thức giấc. Theo chân đám đông hành khách ra lối cổng hậu. Thuê một phòng ở khách sạn Sao Hà Nội, không xa chợ Ngô Sĩ Liên. Trong khi chờ phòng, ăn bánh mì tại một điểm gần chợ. Bà chủ có 8 con ở Nga, mới “đi Tây” 13 tháng thăm con cháu.
Vì còn ngày lễ, công sở chưa làm việc, tự cho phép ngủ li bì suốt ngày. Cuộc hành trình mệt mỏi nhiều hơn tưởng nghĩ. Hơn năm tháng tận lực nghiên cứu, du khảo cũng bắt đầu gợi nhắc tôi về số tuổi 62, cùng 30 năm đổi đời ở Mỹ, xứ của tiện nghi. Tối, mưa như trút nước. Cơn mưa ai nấy đều trông đợi sau bao tháng hạn hán, dù có lẽ vẫn chưa đủ cho việc nông tang. 20G00, lấy taxi xuống Bờ Hồ. Vài đường phố ngập nước. Hồ Gươm đầy rác rưởi.
Gần nửa khuya mới trở lại khách sạn. VTV3 chiếu lại trận túc cầu Chelsea-Bolton. Chelsea đã đoạt giải vô địch Bri-tên vào cuối tuần qua. Có lẽ điền vào thời gian chờ chiếu trận đấu lượt về giữa Liverpool và Chelsea của cúp Âu Châu.
Sáng Thứ Tư 4/5/2005, vào TTLTQG 3 lấy bản sao tài liệu về quốc sách Cải Cách Ruộng Đất và báo cáo về cuộc tranh đấu thi hành Hiệp định Geneva 1954. Tới Bờ Hồ gặp một thân hữu, đón báo Hợp Lưu và Văn Học.
Xuôi Nam
14G40 tàu mới khởi hành, nhưng phải trả phòng vào 12 giờ trưa. Chờ khá lâu ở ga. Giống như lượt ra, chỉ có hai vợ chồng tôi trong khoang 4 giường nằm khá tiện nghi.
Tàu rời Ga Hàng Cỏ. Chạy theo đường Lê Duẩn, qua Hồ Bảy Mẫu. Đường Giải Phóng có Cầu Vượt/Ngã tư Vọng, cầu Trắng, bến xe miền Nam. Qua Cầu Tiên tới huyện Thanh Trì, ga Văn Điển. Rồi Thường Tín, Hà Tây.
Mưa khi vào ga Tía. Thị trấn Phú Xuyên, chợ Lim. Ga Đồng Văn, Hà Nam. Phủ Lý. Ga Mỹ Lộc, Ý Yên, Nam Định. Vào địa phận Ninh Bình. Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, ga Đồng Giao. Tới Sông Trà, Bỉm Sơn, Yên Sơn, thuộc lãnh thổ tỉnh Thanh Hoá. Bỉm Sơn là nơi Liên Sô Nga giúp Việt Nam xây dựng nhà máy xi-măng đầu tiên.
Mờ sáng Thứ Năm, 5/5/2005 [27 Tháng 3 Ất Dậu], thức giấc khi tàu bắt đầu đổ dốc đèo Hải Vân.
5G30, tàu rời Đà Nẵng. Cát trắng Chu Lai, Quảng Ngãi. Cố tìm dấu vết Khu kỹ nghệ lọc dầu Dung Quất, một kế hoạch đã được phê chuẩn 7 năm trước, nhưng chưa thể khởi công.
Đồng ruộng, núi đồi bắt đầu xanh hơn khi vào lãnh thổ Bình Định. 9G30, ga Phù Mỹ. 9G51, ga Phù Cát. 10G03, ga Bình Định. Đi về hướng Tây có Quốc lộ 19 xuyên qua An Khê, Bình Khê, lên tới Pleiku, Kontum. Điều khiến tôi áy náy nhất là không có cơ hội lên thăm miền Cao nguyên Trung bộ (Tây Nguyên)—với những địa danh như Ia Drang, căn cứ 5, căn cứ 6 hay Charlie, Dakto, Dak Sut. Nghe nói đang có nỗ lực xây dựng xa lộ chiến lược Trường Sơn từ đèo Mụ Già tới Ngã Ba biên giới. Trước ngày 30/4, một chiếc xe chở toán cựu chiến binh từ Hà Nội vào thăm lại xa lộ Trường Sơn bị tai nạn, tất cả hành khách đều tử vong. Tai nạn này chấn động dư luận, nhưng có thể cũng chỉ là đoạn kết, có thực, của truyện ngắn Tướng về hưu.
Tàu dừng lại ga Diêu Trì (Qui Nhơn) ít phút, rồi xuyên chạy giữa núi rừng về hướng Nam. La Hai. Đèo Cả. Tuy Hòa. Tu Bông, Giã (Vạn Ninh), Hòa Huỳnh. 13G13, ga Ninh Hòa. Từ Ninh Hòa, theo lộ 21 về hướng Tây Bắc sẽ tới Dục Mỹ, đèo M’Prack, Ban Mê Thuột. Dục Mỹ với trung tâm huấn luyện Pháo Binh, trung tâm huấn luyện Biệt Động Quân, trung tâm Lam Sơn cháy nắng thao trường. Ninh Hòa cũng là nơi nhà ái quốc duy tân Trần Quí Cáp đã bị thuyên chuyển đến đây với chức giáo thụ, sau khi “tiếng trống tựu trường” của ngôi trường hương học do ông lập nên ở Quảng Nam bị tố cáo là “làm phiền,” khuấy nhiễu cuộc sống bình lặng của nông dân. Rồi, tháng 6/1908, nhà lãnh tụ duy tân Quảng Nam bị làm án tử hình sau khi phong trào biểu tình chống sưu dịch bùng nổ ở Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Thừa Thiên suốt mùa Xuân 1908. Trong tập điều trần Trung Kỳ Dân Biến Thỉ Mạt Ký đệ trình lên Toàn quyền Albert Sarraut ở Paris năm 1911, qua bản dịch của Đại úy Jules Roux, Phó Bảng Phan Chu Trinh đã nói không đúng sự thực về cuộc hành quyết Tiến sĩ Cáp. Nhà lãnh đạo duy tân Quảng Nam không bị chém ngang lưng trong vòng 24 giờ sau khi bị bắt. Vai trò Tiến sĩ Huỳnh Thúc Kháng cũng cần đặt lại. Giống như sự xuất hiện của báo Tiếng Dân từ năm 1927 tại Huế, trong nỗ lực phát động phong trào “Pháp-Việt đề huề” của Pierre Pasquier, mà thực chất chẳng khác biệt bao lăm với chủ trương “thờ người Pháp làm bậc thày để cầu tiến bộ” phơi giãi qua lá thư của “thân sĩ Quảng Nam tại ngục” viết cho Toàn quyền Pháp năm 1908.
13G41, ga Nha Trang. Bâng khuâng gợi nhớ những chuyến xe đò nghỉ phép cuối tuần từ Ninh Hòa vào, nặng nề uốn lượn quanh đèo Rọ Tượng, núi Rù Rì hay căn cứ sình lầy của Trung tâm huấn luyện Đồng Đế. Những người con gái đến, rồi đi. Những ki-ốt ngất ngưởng lạc thú dài theo vụng biển. Cuộc tình “khạc chẳng ra, nuốt chẳng vào” của Chuẩn và Thương Thương—hai nhân vật chính trong trường thiên Vòng Tay Lửa—đã khởi đi từ cát trắng, phi lao và đường phố Nha Trang xưa cũ. Nhưng chữ “duyên” với Nha Trang hình như chưa đến, ở chuyến về Việt Nam lần này. Ba lần chuẩn bị trở lại chốn cũ, thắp nén hương kính bái chú út đều phải bỏ dở. Ngay đến chuyến đi Đà Lạt, thị xã duy nhất trong số 44 tỉnh và thành phố miền Nam tôi chưa có dịp ghé chân, vẫn còn trong dự định.
Từ Cam Ranh trở vào Nam, hậu quả của hạn hán nửa năm qua trơ phơi trên những cánh đồng khô cằn. Những bầy dê, cừu, trâu bò gầy còm, thiểu não. Nhà tôi chỉ xuống những khoảnh vườn trồng thanh long, thoạt trông giống như cây xương rồng, nói về công dụng “thuốc ta” của loại trái tròn, màu đỏ khá được ưa chuộng.
15G23, Tour Chàm [Phan Rang]. 15G45, Cà Ná. Nghèo khó, thiên tai không chỉ giới hạn trên vùng đất một thời được biết như đất Hời này. Nhớ đến đôi mắt biếc tím u buồn của người thiếu nữ Hời lên tàu từ ga Cà Ná bốn mươi lăm năm xưa. Nỗi buồn lạnh của một sắc dân mất độc lập, biến thành một dân tộc thiểu số trong cộng đồng mới, to lớn hơn, do những kẻ chinh phục nắm chủ tể. Nhớ đến những cơn bi phẫn cuồng nộ ngất ngưởng cơn say của những chú lính Miên từ Đại đội 21 Thám Báo tới 42 Biệt Động Quân. Những nụ cười nhợt nhạt của thanh niên thiếu nữ miền cao nguyên Trung phần. Kẻ yếu cũng có luật riêng của họ—Luật sinh tồn. Nhưng so với thế giới nói chung và lân bang Trung Hoa nói riêng, Việt Nam lại đứng vào thế kẻ yếu. Luật sinh tồn cũng được áp dụng triệt để. Vua chúa, quan tướng Việt đời nào cũng phải “thờ thượng quốc” theo đúng hiếu đạo. Anh hùng nào hơn Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung mà vẫn phải cầu xin “hòa hiếu” với Bắc triều sau khi đánh đuổi ngoại xâm. Người đọc sử thông minh là người thấy được rằng chẳng có một chiến thắng trọn vẹn nào cho những nước nhỏ, dân yếu. Để tránh cảnh tận diệt, con dân những nước nhược tiểu phải biết quyền biến giữ thế đoàn kết nội bộ, duy trì và tăng cường tiềm lực phòng thủ quốc gia, đồng thời linh động trong ngoại giao với các nước khác.
Cách nào đi nữa, không thể không chấp nhận tình trạng quốc gia thống nhất hiện tại. Cuộc nội chiến đã khuất chìm vào quá khứ. Một dân tộc anh hùng là dân tộc dám tìm hiểu những bài học lịch sử để tự hòa giải trong hiện tại và vững mạnh tiến vào tương lai. Nhu cầu cấp bách của Việt Nam là thiết lập một chế độ pháp trị, hiến định, dựa vào Hiến chương Liên Hiệp Quốc (1945) cùng các công ước quốc tế khác, trên nền tảng nhân chủ, hiếu hòa, khoan nhượng của dân tộc Việt. Bản Hiến Pháp 1946 có thể là khởi điểm cho việc san định lại một Hiếp Pháp vĩnh cửu cho dân tộc.
Những tham vọng như độc quyền yêu nước, độc quyền cai trị, độc quyền áp đặt niềm tin tôn giáo hay ý thức hệ của một thiểu số trên toàn thể quốc dân chính là nguồn căn của những khổ đau, khốn nhục, nồi da xáo thịt suốt hơn hai thế kỷ qua. Cướp được chính quyền bằng họng súng, tiếp tục dùng họng súng để độc quyền cai trị, thì rồi cũng sẽ mất đi chính quyền ấy trước họng súng. Nhục mạ, hành hạ người thua cuộc; rồi sẽ bị nhục mạ, hành hạ, truy giết bởi những kẻ sẽ chiến thắng mình hay con cháu mình. Cuộc cách mạng truyền thông của cuối thế kỷ XX đã khiến thế giới hầu như thu nhỏ lại. Mọi nỗ lực giam hãm, điều kiện hóa trí tuệ thanh thiếu niên đều sẽ chỉ mang lại những phản ứng ngược. Chẳng bao giờ có điều gọi là tự do quá trớn.
Một tinh thần thượng tôn pháp luật cực kỳ cần thiết cho mọi kế hoạch hiện đại hóa đất nước cần được xây dựng trên tinh thần tự do, dân chủ thực sự. Chỉ là ngụy biện, hoặc do thiếu hiểu biết, những luận cứ kiểu dân chủ tập trung, hay dân chủ nhân dân khác với dân chủ tư sản. Tự do và dân chủ chỉ có một. Những cái đuôi thêm vào như tập trung, nhân dân hay tư sản chẳng khác gì những mắt xích tẩm đầy nọc độc hủy hoại chính con người. Đã đến lúc trí thức và tuổi trẻ Việt hãy phá vỡ, vùi chôn, một lần và mãi mãi, những khuôn thước giáo điều ý thức hệ hay tôn giáo thời tân Trung Cổ ấy.
Và, cũng đã đến lúc, giới lãnh đạo Việt Nam, nên tự đặt cho mình câu hỏi, “Đổi Mới cho ai?”Đời người vốn ngắn ngủi. Hơn hai ngàn năm xưa, Trang Châu đã bàn đến sắc đẹp của Tây Thi lúc về già, hay sau khi chôn xuống huyệt địa. Chưa ai bàn về chiến công của Chế Bồng Nga và hiện tại của dân Chàm; ngoại trừ những lời truyền tụng như Nguyễn Văn Thiệu gốc dân Hời, tạo nên thảm kịch 1975 để báo thù, phục hận.
Xuân Lộc. Biên Hòa. Thủ Đức. 21G00, ga Hòa Hưng.
Chuyến tàu Thống Nhất chấm dứt. Những ngày làm việc ở quê cha, đất Tổ cũng được đếm từng ngày. Cái nóng oi nồng của Sài Gòn úp chập lên thân tâm. Hình như vắng thiếu trong tôi những mặt sóng bồng bềnh, vỗ về, chào đón của mỗi lần từ trận địa trở lại thủ đô miền Nam.
Houston, 5-6/2005-1/4/2018
Nguyên Vũ
(*) Tác giả, Tiến sĩ Sử học /Tiến sĩ Luật học Vũ Ngự Chiêu, xin cảm tạ Hội Đồng Fulbright của Bộ Ngoại Giao Liên Bang Mỹ, và Trung tâm William Joiner Center, Đại học Massachusetts tại Boston, đã tài trợ việc nghiên cứu về “Khía cạnh Luật pháp của kế hoạch Đổi Mới tại Việt Nam, 1985-2005” từ tháng 11/2004 tới tháng 5/2005.
Vu Ngu Chieu. “The Other Side of the Vietnamese 1945 Revolution: The Empire of Vietnam (March-August 1945);” Journal of Asian Studies (February 1986). Tr. 293-338.
__________. “Political and Social Change in Viet-Nam Between 1940-1946.” Unpublished PhD dissertation, UW-Madison. 1984.
__________. “From Embargo to Normalization: The Human Rights Aspects Of The United States-Vietnam Relations, 1975-1995;” unpublished J. D. Human Rights Seminar (Spring 1999) under the supervision of Professor Jordan J. Paust, University of Houston Law School, Houston, TX.
__________. Các vua cuối nhà Nguyễn, 1884-1945, 3 tập. Houston: Văn Hoa, 1999-2000.
__________. “Vài Cảm Nghĩ Về Cuộc Tự Thiêu của Thượng Tọa Thích Quảng Đức.” Hợp Lưu, tháng 8-9/2005. Tr 152-206.
__________. Lá bài bí mật của de Gaulle: Hoàng tử Vĩnh Sang (1900-1945). Houston: Văn Hoá, 1992.
__________. “Nguyễn Ái Quốc: Người Việt Nam đầu tiên tới Mỹ?” Hợp Lưu (Fountain, Valley), số ;
__________. “Nhà Lý (21/11/1009-10 [20]/1/1226): Xây Dựng và Bảo Vệ Đất Nước;” (2014) hopluu.net; vietnamvanhien.net; minhtrietviet.net.
__________ & Hoàng Đỗ Vũ. Nhục Hận Đông Nam Á: Kiện hay Không Kiện? 3 tập. Fountain Valley, CA: Hợp Lưu, 2015-2016. Tập 1 và 3 (bổ túc), tr 222-234.
__________ & Hoàng Đỗ Vũ. Viết Từ Chân Đền Hùng: Vấn Đề Quốc Thống. Fountain Valley, CA: Hợp Lưu, 2015.
__________.& Nguyễn Thế Anh. Một Ngôi Trường Khác Cho Nguyễn Tất Thành / Another School for Young Nguyen Tat Thanh / Une autre ecole pour le jeune Nguyen Tat Thanh. Paris: Van Hoa. 1983.
Wade, Geoffrey. Southeast Asia in Ming shi-lu: An Open Access Resource. Trans from Chinese. Singapore: National University of Singapore database: 2005.
- Từ khóa :
- NGUYÊN VŨ