- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

N.H.A.T. VÀ CHÙM THƠ THÁNG BA

23 Tháng Ba 201710:10 CH(Xem: 27350)

IMG_2613
N.H.A.T - ảnh 2017


Đôi khi, ngỡ là lời nói đang bị đóng băng trong tủ đá thật lạnh

Những ngăn tủ hình vuông, hình chữ nhật, nhà mồ, nghĩa trang, hay những chiếc quan tài, chúng ta từng hình dung

Những lời nói bị đập ra, bị cắt đi, rồi tan ra trong những chiếc ly làm bằng trái tim pha lê ấy

Chúng ta uống những lời nói có vị băng tan giữa mùa hè thẫm máu

Với nỗi đau thương ngọt lịm

Đôi khi, ngỡ là đôi mắt của chúng ta đang bị dính chặt vào bàn tay (N.H.A.T)




1.     Hai sợi dây

Sự khác biệt hai sợi dây
Đứa trẻ ghiền bên máy tính
Và con chó bị xích
Khi cả hai cùng tìm cách phá vỡ đi

Con chó cần bàn tay gỡ những nút thắt
Nó sẽ tận hưởng làn gió tự do của khu vườn
Đứa trẻ cần sự phá vỡ bên trong
Có thể từ xa là một ngọn hải đăng
Đứa trẻ cần nhìn thấy nó
Hoặc con đường dài ngoằn ngoèo

Con chó bất lực vì không bàn tay giải thoát
Đứa trẻ bất lực vì không giải thoát đôi tay của mình

 

 

2.     Mã vạch

Trong cơn phấn khích của mấy gã tiến sỹ
Thiên hạ tìm cách quét các mã vạch
Từng khoảng trống giữa chúng
Từng vòng tròn đồng tâm
In đậm trên mỗi gương mặt
Phải thú nhận rằng
Chúng mắc chứng down từ thế kỷ 20

Trong cơn phấn khích của mấy gã tiến sỹ
Có giọng nói the thé re ré như cắt cả màn hình
Lớp kính dày không đủ chắn lại cái mỉm cười đầy nham nhở răng lợi
Rất nhiều bài ca đang cố lấp liếm mọi đức tin và điều lãng mạn
Cất lên
Vặn to volume trong từng căn phòng, căn nhà, trong từng khu chung cư hay ổ chuột
Cất lên
The thé
The thé
Buộc phải công nhận thứ âm thanh như vịt đực
Dạy về điều thẩm mỹ của ngôn ngữ
Ở đó những câu chuyện mạt hạng phải đứng ngoài lề
Mân mê bàn tay như đứa trẻ bán vé số đang đứng nhìn ké Ipass
trong quán cafe
Những đứa trẻ ngủ say dưới gầm cầu
Những đứa trẻ đang đọc những chữ cái i tờ trong rẻo núi
Những đứa trẻ không bao giờ dám cầm theo giấc mơ
Và những bức thư kể về số mệnh của những con búp bê xấu xí
Những người đàn ông đàn bà trót sinh ra số phận
Những bàn chân mải miết chạy vòng tròn
Mở to đôi mắt để đo lường
Chẳng có xót xa nào để cất riêng

Trong cơn ngủ mê của mấy gã tiến sỹ
Sự thật đã bị bứng rễ
Từng vòng tròn đồng tâm
Từng khoảng trống
Và mấy cái mã vạch héo queo

 

3.     Đôi khi

 

Đôi khi, ngỡ là hơi thở bị nhốt trong căn phòng kín

Chúng chảy thành một đống lan giữa sàn nhà

Cũng chẳng ngạc nhiên cho lắm

Chúng ta chẳng đủ can đảm ngước lên để thở sâu hơn

Chúng ta không dám ngợp chìm giữa màu hoàng hôn đang khuyết rạn

Để thấy chúng đang tràn qua trái tim pha lê vỡ

Muôn vàn mảnh thời gian trong vắt

Đi xuyên qua ngực chúng ta

Đôi khi, ngỡ là lời nói đang bị đóng băng trong tủ đá thật lạnh

Những ngăn tủ hình vuông, hình chữ nhật, nhà mồ, nghĩa trang, hay những chiếc quan tài, chúng ta từng hình dung

Những lời nói bị đập ra, bị cắt đi, rồi tan ra trong những chiếc ly làm bằng trái tim pha lê ấy

Chúng ta uống những lời nói có vị băng tan giữa mùa hè thẫm máu

Với nỗi đau thương ngọt lịm

Đôi khi, ngỡ là đôi mắt của chúng ta đang bị dính chặt vào bàn tay

Mũi

Miệng

Hơi thở

Và từng lời

Từng lời nói

Chúng đang chảy thành một đống giữa sàn nhà

Cũng chẳng ngạc nhiên cho lắm

 

 

4.    Đồng dạng

Có người vừa ném cho tôi đám mây
Xám xịt ở một góc phòng
Ngày đồng dạng với hôm qua
Ngân nga với bình minh
Gõ gõ từng dòng như thể một bài thơ
Viết về ánh sáng
Từng khối đa diện chồng lên
Vô hướng
Từng bản photocopy phóng to dần lên trong đôi mắt
Căng giữa đôi chân mày
Nở bung ngoài ô cửa sổ kia
Một hành tinh đồng dạng
Lơ lửng
Người đàn ông nhìn mình lạ lẫm
Xoay xoay gương mặt trong từng vòng rubic
Ông ta muốn vặn hành tinh này trong từng hạt rubic
Ông ta muốn vặn thế giới trong từng hạt rubic
Vuông vức
Đồng màu
Trái đất hình vuông và bầu trời tròn trong khuôn mặt
Trắng buốt

Chiều nay
Ông ta đặt đôi mắt vào chiếc gương
Xoay xoay khu phố
Bật tiếng guitar, chấm hoàng hôn lên mười đầu ngón tay, vẽ lại dòng sông sắp rơi trong đôi mắt
Ông ta xoay từng hạt rubic mềm
Tan vào nhau
Đồng dạng

5.    Cái tivi

Hắn đánh cắp cảm xúc của tôi
Vậy đó
Hắn đã mòn mỏi nói cả buổi giải lao
Khu phố của những bóng chiều mòn cũ
từng vệt vôi loang
kéo dài trên màn hình phẳng
bài trí zích zắc
26 000 giáo viên dôi
dư, 200 000 cử nhân tốt
nghiệp không có việc làm
Khu phố của những bóng người mòn rũ
rải rác khắp xứ sở này
bên dưới những đám mây sắp xổ tung
sự ứ đọng màu xám xịt
Khu phố bây giờ đã bật lên những ngọn đèn vàng
lãng mạn dưới những tàn cây đỏ ói
Nó lại sang sảng, bật lên từng giai điệu
Như là kỹ xảo của những bài thơ
Êm ái
Du dương
lèn qua từng con hẻm ngoằn ngoèo
Đôi điều lếch thếch vướng lại
Bên dưới sự lặng im
Sự im lặng chạm vào đôi tai
Sự im lặng chạm vào hai bên thái dương đau buốt
Chẳng có gì phải ngạc nhiên
Về điều ma quái ấy

 

6.    TREO

Bài Bolero kéo dài một buổi chiều

Sâu trong thung lũng buồn

Trong âm mưu của lũ đồ chơi

Chúng xếp hàng ngay ngắn, và treo lên

Trên tận cùng của bầu trời

Những giấc mơ cao chót vót

Giữa mùa xuân đang xanh 

Tôi thấy một nhà thơ viết những dòng khai bút đầu năm

Ông ta đang treo lên cùng với sợi dây thòng lọng

Ông ta muốn treo sợi dây lên đến tận cùng màu xanh của bầu trời

Vắt theo những đám mây, lướt qua những ngọn đền trên đỉnh núi cao nhất thế giới

Tôi xếp đặt từng lời cầu nguyện chất đầy trong cái bình bát làm bằng gốm sứ Bát Tràng có khắc một chữ An đã mòn sứt đặt trên lớp tuyết dày Tây Tạng

Treo lên sợi dây trong ý niệm về bình minh hôm sau, rồi lại, hôm sau nữa

Chúng có hình hài của những ngón tay nhọn hoắc đang rứt từng tia sáng của mặt trời

Ông ta treo hơi thở mỗi ngày, 84.600 giây, và đếm ngược, phía bên dưới kia

Đám đông đang treo cổ một con trâu, chặt lìa từng sợi gân từ hai đôi chân của chúng

Những cú đâm thủng bụng, chiếc cổ rướn lên cao tuyệt vọng

Tội ác chảy vào đôi mắt

Đám đông hò la

Thứ ngôn ngữ rùng rợn quái thú

 

Tôi đang thấy

Ông ta cố hết sức treo bài thơ lên sợi dây

Cái thòng lọng vừa đủ siết chặt 

Mang gương mặt như hình con rắn đang lơ lửng chờ tiêu hoá con mồi

Những dòng chữ đang mục ruỗng và rã nát trong cái dạ dày

Rào rạo

Chỉ còn lại cái tên ông ta

Lủng lẳng

Hãnh diện

Như một bài thơ phúng dụ 

8 .Chạm vào bóng tối

Xin em đừng chạm vào
Lời của ánh trăng kia yếu đuối
Giấc mơ đã ngủ trên võng nhện
Dài một thế kỷ chênh vênh

Xin em đừng chạm vào
Đôi tai của lão nghệ sỹ mù
Đang nuốt trọn khúc âm dương
Từ lời sương mù đang lắng
Từ lời Hải Hạc sầu bi

Xin em đừng
Chạm vào ngõ ngách phân ly
Lời tôi khô như mái ngói
liệt từng lớp đau thương
Xin em
Chạm vào mắt nhung
Vuốt giùm nỗi buồn tôi lần cuối
Xin em chạm vào bóng tối
Để hát
Vài lời bồng bềnh từ mái tóc khô

Xin em chạm vào bóng tối
Hát tôi nghe
Về giấc mơ của loài hoa hiên rực vàng đầy ngõ
Tôi làm sao nghe được
Tôi làm sao nuốt được
Như lão nghệ sỹ mù kia?
Tôi nghe rổn rảng
Khúc âm dương vỡ trên mái ngói
Trăng vỡ trên mái ngói
Giấc mơ hoa hiên vỡ trên mái ngói
Tôi rổn rảng
Rơi
Trên thế kỷ dài dài mắc nhện

9. Dấu hỏi của thơ

Một ngày bỗng nhiên thơ quyết định khởi
tố về dấu hỏi bị mất, thơ không thể
thở được khi sự dối trá đã đi
qua thơ, một ngày mặt đất nứt toác

những câu thơ sẽ chui tọt vào rác
núp vì xấu hổ, phố chẳng còn màu
xanh để thơ thở như người, thờ ơ
chẳng hỏi [ừ, thì thờ ơ thơ chẳng

có dấu hỏi để được thở để được
sống như người]. vô vàn tiếng cười hả
hể từ những lưỡi dao lưỡi cưa lưỡi
miệng những lưỡi hái của thần chết cuốn

những thây người thây cây thây ma nuốt
và tung hê. hôm nay thơ bị tra
vấn trong căn phòng kín mít với những
gương mặt người [lại thờ ơ chẳng hỏi]

những con đường dài ngoằn ngoèo
trơ trọi khói bụi phủ mù những đôi
mắt gương mặt rong ruổi khắp ngã
ba ngã tư ngã bảy đi tìm dấu hỏi

hầu như họ muốn nuốt chửng tất cả
mà chẳng cần thở ra hít vô để sống bao
giờ, bài thơ chẳng còn nghe được tiếng
thở trong thơ

10. Cái chết

Giọt sương mở nguồn dòng sông

Từ trên cao đổ xuống

Trắng xoá mây mù

Tiếng hót của một loài chim

Mở nguồn câu chuyện ngụ ngôn

Xanh tận cùng vào đất

Chảy về phía bầu trời

Từng hạt

Từng hạt

Bắt đầu từ bụi hồng gai

Mưa rào

Cỏ dại

Chảy

Chảy

Chảy

....

.......

Êm dịu như hơi thở đã say.

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 116985)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91655)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89128)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105676)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88998)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101549)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96573)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89409)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118973)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105273)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.