- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

THƠ TRIỆU MINH

11 Tháng Mười Hai 20161:36 CH(Xem: 29634)
TRIEU MINH 2
ành Triệu Minh 2016


LTS: Triệu Minh là bút hiệu, lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí độc giả và văn hữu những thi phẩm rất thú vị của người viết nữ nầy.
TCHL


BỜ ĐÔNG BỜ TÂY

 

Ngày bắt đầu khi mặt trời thức dậy

Em bắt đầu nhớ thì anh đã sắp quên

Ở bờ đông gởi về anh xa cách

Con chim chuyền cành hót tiếng gọi trời xanh

 

 

Bên bờ tây chắc là anh vui lắm

Chổ đông người đâu cần nhớ đến em

Thương cho lắm có lúc cũng cũ mèm

Tình nhiêu đủ cho hai bờ gần lại

 

Em ra đi mới biết mình thừa thải

Chốn không anh em trống hoác tâm hồn

Mỗi bình minh rượt đuổi hoàng hôn

Lòng em lạnh theo nhịp ngày rất vội

 

Em không nói là anh có lỗi

Ai thương nhiều thì trả giá vậy thôi

Canh bạc yêu đương thắng thua, ai thắng

Có đắm say mới thấm tình sầu

 

Nếu vĩnh viễn mà em không thể

Về bên anh xây lại giấc mơ đời

Hãy tin rằng tình có thật anh ơi

Dẫu biết yêu là cả nụ cười và nước mắt

 

Ngày bắt đầu khi mặt trời thức dậy

Chỉ riêng em với nỗi buồn có thật

Và  nửa mảnh đời chật vật niềm tin

Em sẽ học cách tự tha thứ cho mình

 

TRIỆU MINH

DEC 10-1016

 

 

 

SAO EM CHƯA CHỊU BỎ CHỒNG THEO TÔI

 

Sáng nay anh hỏi nụ hồng

Sao em chưa chịu bỏ chồng theo tôi ?

 

Tóc em mái chẻ đường ngôi

Tim tôi nín thở đôi môi nàng cười

 

Mắt em buồn nát khung trời

Gieo lòng tôi những rối bời muôn muôn

 

Bước đi em chung một đường

Có tôi che chở ngọn nguồn cô đơn

 

Bên tôi em sẽ vui hơn

Bù đắp xưa cũ tủi hờn em mang

 

Tình tôi bày dọn sẵn sàng

Van em mở lối rẻ ngang cuộc đời .

 

TRIỆU MINH

June 2 , 2016

 

 

 

NGÀY SAU SẼ RA SAO ?

 

Tôi đi vào đám đông

Tìm manh mối để đặt tên cho nỗi cô đơn của mình

Nó khởi sinh và nên vóc tượng hình

Theo năm tháng tôi dò dẫm trong cuộc đời với đôi mắt bão

 

Tôi nuôi lớn nó bằng những khát khao nóng vội

Chưa kịp hiểu mình nên làm tội người ta

Một đứa con nít mang lòng hiếu thắng muốn được chạy xa 

Dửng dưng để những câu hỏi mập mờ cho thời gian giải thích

 

Một cách thực thà , xin cho được làm lại những gì đã qua

Nhìn thấu mình qua lăng kính hội tụ xót xa và những điều giấu kín

Mà đâu phải quay ngược kim giờ là bình minh ở lại

Đâu phải hoàn trả yêu thương thì cay đắng không còn

 

Một lời hối lỗi tứơc lẫn nhau 14 năm tuổi trẻ vàng son

Tôi thiệt biết trêu đùa với số phận

Tôi bắt gặp cô đơn trên con đường chạy trốn những niềm tin

Những niềm tin sắt đá rằng mình đã sai ngay từ khi bắt đầu

 

Âm thầm khoanh tay cho cô đơn dày xéo mỗi đêm thâu

Từng sợi tóc trên đầu nằm im nghe thân phận đổi màu

Hỏi rằng ngày sau sẽ ra sao ?

 

TRIỆU MINH
(2016)

 

Ý kiến bạn đọc
12 Tháng Mười Hai 201712:56 SA
Khách
Sáng nay anh hỏi nụ hồng,
Sao em chưa chịu bỏ chồng theo tôi
Mộc mạc, chơn chất, nói thẳng .....tuyệt
16 Tháng Mười Hai 20161:19 CH
Khách
Hí hí!
Hay hay hay...
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 20149:44 CH(Xem: 30477)
“Hoàng Ngọc Thư nói về con đường văn chương chữ nghĩa của chị, cùng những nhận xét, đánh giá của hai nhà phê bình văn học Nguyễn Hưng Quốc, Hoàng Ngọc Tuấn về tác phẩm của Hoàng Ngọc Thư.” (SBS)
23 Tháng Chín 20149:32 CH(Xem: 29882)
"Đến Úc lúc mới 15 tuổi, Hoàng Ngọc Thư là cây bút thuộc thế hệ 1,5, sớm chứng tỏ tài năng và đặc biệt nỗi bật với những bài thơ, những truyện ngắn, tùy bút đậm màu sắc chủ nghĩa hiện thực thần kỳ, mảnh đất chưa có nhiều nhà văn Việt Nam khai phá." (SBS)
23 Tháng Chín 20141:06 CH(Xem: 30856)
Chiều nghiêng, nghiêng sầu xuống đầy Ngồi hong sợi tóc ru tình ngủ say Một mai tình úa mộng phai Em nghiêng áo lệch ngồi hong lệ người
22 Tháng Chín 20142:00 SA(Xem: 32151)
Hiện nay con người gần như không đủ kiên nhẫn cho những cái gì hơi cũ và dài dòng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức thơ mà bạn bảo rằng không có nhiều thì giờ thì thật tội nghiệp cho thơ...Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của Ngô Đại Nguyên đến với quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu.
22 Tháng Chín 20141:40 SA(Xem: 33410)
Hàng phi lao run rẩy dưới ánh trăng. Loáng thoáng hai dấu giày hằn rõ trên cát. Đặng Lân bật dậy, hú xé màn đêm như con sói cô độc. Xẻng và đá dội lên không trung những âm thanh khô khốc. Lân điên dại, hoang dã…đào mộ. Thúy hốt hoảng chạy đến, dừng tay anh… Nhìn tấm bia, rùng mình, Lân nhớ năm Kỷ Dậu.
20 Tháng Chín 20145:29 SA(Xem: 31317)
Trong số 26 con đập dòng chính Sông Mekong, thì Noạ Trát Độ / Nuozhadu 5,850 MW trên Vân Nam là con đập lớn nhất, và Don Sahong 260 MW là con đập nhỏ và quan trọng nhất thuộc địa phận Nam Lào (không kể tới Thakho Diversion, cũng của Lào, 50 MW được bảo trở bởi CNR & EDL). Bài viết là một phân tích về hai thái cực của sự huỷ hoại: từ con đập lớn nhất tới con đập nhỏ nhất trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong.
20 Tháng Chín 20145:03 SA(Xem: 31840)
Trong đám anh em thúc bá, chỉ có mình tôi được học ở Hà Nội. Tôi học trường tiểu học Nguyễn Du, gọi nôm na là trường Hàng Vôi. Bà tôi hãnh diện lắm vì có thằng cháu học trường công nơi đất ngàn năm văn vật. Bà thường khen tôi thông minh, sáng dạ. Bà lấy ngón tay dí vào trán tôi: - Cái trán này này!… Mai sau thế nào cũng đỗ ông Nghè, ông Cống nuôi bà.
20 Tháng Chín 20144:30 SA(Xem: 35970)
Một người ngồi trong ghế bành trích từ tập Những truyện ngắn hay nhất của quê hương chúng ta, nxb Sóng, Sàigòn, 1974. Đặc điểm của truyện ngắn này là xây dựng trên đối thoại nhân vật trong một không khí Tây phương xám lạnh dưới trần mưa ám khói thuốc, và cách dứt truyện đột ngột. Truyện mang khí hậu riêng của những quán hầm lạnh lẽo và ảm đạm. . trong cùng tập truyện... [Trần Vũ]
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 33622)
tôi thường nhớ rất viễn vông sớm nay đặc biệt nhớ ông thôi à nhớ nụ cười nhẹ như là có mang hương của loài hoa thân tình
14 Tháng Chín 201412:00 SA(Xem: 35981)
Mấy dòng viết vội và muộn màng này chỉ là những hồi tưởng đứt đoạn để gửi tới một người bạn là Nguyễn-Xuân Hoàng...Nguyễn- Xuân Hoàng lại được biết tới nhiều hơn như một nhà văn một nhà báo tên tuổi từ những năm 1970.Hoàng là tổng thư ký tạp chí Văn Sài Gòn từ 1972, tiếp nối Trần Phong Giao, cùng với những tác phẩm đã xuất bản gồm tuyển tập truyện ngắn: Mù Sương, Sinh Nhật; tuỳ bút: Bất Cứ Lúc Nào Bất Cứ Ở Đâu; tạp ghi: Ý Nghĩ Trên Cỏ; và hai truyện dài: Khu Rừng Hực Lửa, Kẻ Tà Đạo…