- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

TRÊN ĐÁM MÂY CÓ KHUÔN MẶT CỦA NGƯỜI MÌNH THƯƠNG

19 Tháng Bảy 20162:38 SA(Xem: 32054)



10011920_4341738399838_2014401763_o
tranh - Lê Thánh Thư




Trên đám mây có khuôn mặt của người mình thương

Ký ức tuổi nhỏ của em gắn liền với cái hàng ba.

Bây giờ chắc không ai biết “cái hàng ba” là gì?

Đi đâu rồi em cũng trở về với cái hàng ba.

Khi em ra đời cái hàng ba đã ở đó rồi.

Mẹ em nói cái hàng ba của nhà ngoại còn ra đời trước mẹ.

Khi xây nhà mẹ đã bê nguyên cái hàng ba nhà ngoại vào Ngã tư Bảy hiền, ở Saigon.

Rồi mấy chục năm tuổi thơ, em chưa bao giờ rời cái hàng ba đó một ngày, không loanh quanh, luẩn quẩn ở hàng ba nhà mẹ, thì cũng loay hoay trở về với cái hàng ba ở nhà ngoại.

Cái hàng ba chỉ là khoảng sân trước nhà, dài bằng hết chiều dài ngôi nhà, nhưng chỉ rộng có 4-5 thước, hai bên là hai hàng cột và được ngăn với nhà hàng xóm bằng cái bông gió, hoặc là bông gió kiểu hoa văn gothic giản lược ở nhà ngoại, hoặc chỉ là mấy hàng lan can chạy dọc nếu cẩn thận có đúc thêm sắt chính giữa lan can, bên ngoài bọc xi măng. Như ở nhà mẹ, trên cùng của lan can bông gió là một cái bệ, cũng xây bằng xi măng, có lát thêm hàng gạch bông kiểu cổ, rất bền theo thời gian, càng ngày mặt gạch bông càng láng mịn, sờn mòn vì bong tróc hết lớp màu bóng của gạch mới ban đầu.

Trên hàng ba này là kỷ niệm buồn vui của thời tuổi nhỏ, cũng có những tai nạn, rủi ro đã xảy ra, là em chỉ nghe kể lại, đôi khi ham vui cà kê với nhà hàng xóm, chị Hai đã lỡ buông tay bế em út rớt tọt từ hàng ba xuống giữa hàng rào kẽm gai ngăn với nhà hàng xóm, loay hoay kéo em lên,may mà không bị rách mảng da thịt nào, là khi vì nghịch dại, mái đầu bằng trái cam của mấy đứa nhỏ bị kẹt lại giữa hai chấn song, dưới bệ gạch, làm mấy chị em vừa khóc vừa cười, mím môi mím lợi, mặt mày tái xanh tái xám hì hục kéo cái đầu tóc dính bệt và ướt đẫm mồ hôi của con nhỏ ra khỏi lan can, cho đến khi 2 chị em cùng té bịch xuống bậc thềm nhà, mới thở phào hú hồn hú vía.

Trên hàng ba này còn là nơi em nằm ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, đung đưa buông thả xuống lan can gạch, mải mê hàng giờ nhìn những đám mây.

Vì trên đám mây có khuôn mặt người mình thương.

Đám mây của ngày xưa có màu của mùa hè, trắng xốp như bông gòn, giữa nền trời xanh như màu biển sáng sớm, có đôi khi sau một giờ bềnh bồng, em không còn phân biệt đâu là biển, đâu là trời, như không còn đường phân định giữa chân trời và mặt biển bao la xanh.

Đám mây của ngày xưa còn có mùi của mùa hè, trong và ngọt dịu, mùi của hoa mận từng chùm mịn mượt, chín nẫu tỏa hương ngọt ngào rưng rức.

Đám mây của ngày xưa luôn thay hình, đổi dạng,nhưng lúc nào cũng mang khuôn mặt của những người mình thương.

Đó là khuôn mặt của những người vẫn còn một bên, như là mẹ, là ba, là anh chị hai, là cả chị Tư trợn, chị Vàng, hay bà Ba còng giúp việc, những người mà mỗi ngày mình luôn nhìn thấy mặt, rất đỗi bình thường, nhưng bỗng hiện lên trong đám mây sáng rỡ, hiền lành và rõ ràng từng đường nét, từng sợi tóc ướt mồ hôi bay lất phất, từng môi cười hiền mà tươi rói.

Có khi đó là những khuôn mặt của người đã đi xa rồi, đã mất rồ , nhưng chợt hiện lên, không rõ mồn một, mà dịu mờ, và trời ơi, là mềm mại và dịu dàng, vì những đường nét bị xóa mờ bởi ánh sáng, bởi tia nắng, bởi làn gió, và bởi vì mình nhung nhớ. Đó là khuôn mặt của bà ngoại, của ông ngoại, (dù trí nhớ về ông ngoại chỉ vỏn vẹn trong tấm hình thờ màu đen trắng!), của cậu út, của cậu ba, của những người không bao giờ còn về nữa. Nhưng mỗi ngày lại hiện ra trong đám mây.

Những thời khắc đó, nằm trên hàng ba, ngửa mặt nhìn trời, hai chân lơn tơn, thõng xuống, đung đưa giữa hàng lan can bằng gạch, là những thời khắc, mê mẩn, ngọt ngào nhất của tuổi thơ.

Sau này, sau này nữa, mẹ em dời nhà, rồi bán nhà, xây nhà mới mấy lần, những căn nhà dần về sau không còn lưu giữ kiến trúc của thập niên 50 - 60 nữa, càng ngày càng cầu kỳ và hiện đại, cái hàng ba vì thế mà biến mất, chốn thiêng liêng tụ tập và giao lưu với hàng xóm cũng không còn, vì người ta không còn nhu cầu giao lưu với hàng xóm qua cái hàng ba. Mà cũng mất hẳn nhu cầu giao lưu.

Nhưng cái hàng ba không mất đi trong ký ức của em. Trong nỗi nhớ nhà, cái hàng ba vẫn luôn ở đó, hiện lên rõ mồn một, ký ức như một cuốn phim màu sắc tươi nguyên, tươi mới mỗi lần, luôn là cận cảnh, thật chậm rãi, từ 2 cây cột cái tròn màu trắng, đến hàng lan can chấn song, nhìn qua hàng rào kẽm gai lưa thưa cho có lệ ngăn với nhà hàng xóm, và sau đó là cái bệ xi mặng lát gạch bông, trời ơi là cái bệ lát gạch bông rêu phong cũ mòn quen thuộc, và rồi, ký ức lại trải mình ra trên cái bệ mát rượi lất phất gió trưa hè có mùi hoa mận thơm ngòn ngọt rưng rức ấy, lại ngửa mặt nhìn vào trời xanh, màu xanh trong vắt của ngày xưa, và rồi ùa về, đầy trời, những đám mây bông xốp màu trắng tinh của bông gòn. Trên đó,mang đầy những khuôn mặt người mình thương!

Chiều hôm qua, trước khi trời mưa, trước khi cơn gió ẩm ướt xua tan những đám mây đen tả tơi rách rưới đi, trước khi bầu trời tối sụp xuống, cái màu tối thê lương ảm đạm trước cơn giông, trước khi chuyến xe bus số 30 của em tới, em ngồi một mình ở trạm xe bus, bất chợt ngẩng lên nhìn trời, và thấy chỉ một mảng nhỏ của những đám mây màu trắng bông xưa trở về.

Trên những đám mây đó em thấy trước hết khuôn mặt của ba. Cũng nụ cười hiền lành, dịu dàng, mà bí ẩn đó, trên khuôn mặt sáng ngời, khôi ngô, quen thuộc đó.

Và em thấy khuôn mặt anh, trước khi cơn gió ấy tới, thay đổi hình dạng, và khuôn mặt anh, liên tục thay đổi, đôi mắt, sóng mũi, miệng cười, đường nét vuông vức của cái cằm, và cả lúm đồng tiền sâu hút, cũng liên tục đổi thay.

Chỉ một phút giây đó thôi, rồi sau đó, tất cả vụt biến mất. Và cơn mưa tới. Em không kịp chạy cơn mưa, đứng ngẩn ngơ giữa trời.

Đứng ngẩn ngơ, nhìn theo đám mây mang khuôn mặt của người mình thương, tan đi, và cuối cùng, biến mất.

 

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Mười Một 20236:01 CH(Xem: 3252)
Được tin Thân Mẫu nhà thơ Đặng- Hiền, Chủ Biên Tạp Chí Hợp Lưu là / Cụ Bà quả phụ Đặng- văn- Ngữ / Nhũ danh ĐẶNG-TRẦN-THỊ- Y / Pháp danh TỊNH-Ý / Đã quy tiên ngày 22 tháng 11 năm 2023 tại nam CA , Hưởng thọ 87 tuổi .
14 Tháng Mười Một 202312:15 SA(Xem: 4029)
Anh về nhà không có em ! Anh đẩy cửa bước vào, anh xô cửa bước ra. Sắc sắc không không , một trời vô vọng. Em ở đâu ? Anh dáo dác tìm tìm kiếm kiếm. Em đi rồi ư? Ô chao ! Sao nghe buồn nẫu ruột.
14 Tháng Mười Một 202312:01 SA(Xem: 4746)
Bước qua sóng biếc / Ngu ngơ dấu chân còng / Vỏ ốc bơ vơ khoắc khoải / Cánh cò vụng dại Lao xao xanh / Và những người con gái trinh nguyên vá lưới tím hoàng hôn
12 Tháng Mười Một 20239:09 CH(Xem: 3602)
Nhận được tin buồn /Thân mẫu của nhà văn Trần Thanh Cảnh /Cụ bà DƯƠNG THỊ BÉ / Đã từ trần lúc 19h05 phút ngày 11/11/2023 (ngày 28/9 Quý Mão). / Hưởng thọ 84 tuổi.
07 Tháng Mười Một 20236:34 SA(Xem: 4071)
“…câu chuyện giáo sĩ Alexandre de Rhodes là câu chuyện cũ đã hơn 300 năm trước. Ông không sáng chế ra chuyện đánh vần tiếng Việt ra mẫu tự Bồ. Tôi nghĩ ông là một giáo sĩ tận tụy với nghiệp vụ truyền giáo, chỉ có điều kiến thức quá giới hạn của ông về văn hóa tôn giáo và con người Việt Nam làm tôi bực mình, và thèm khát một ngày mà những bất cập như vậy không còn sót lại nơi một giáo sĩ dù với đức tin nào. Tuy nhiên, phê phán nặng nề một giáo sĩ 300 năm trước là điều không nên, khi mà các giáo sĩ nói chung bấy giờ một phần vì giới hạn kiến thức, không có truyền thống kính trọng văn hóa địa phương. Nhưng ta tự nguyện tự lãnh một cái ơn tày đình với những giáo sĩ như De Rhodes cũng là chuyện không căn cứ. Có lẽ thỉnh thỏang ta nên đọc lại Phép Giảng Tám Ngày của ông ta để có một viễn cận phải chăng với câu chuyện.” (Mai Kim Ngọc).
03 Tháng Mười Một 20235:00 CH(Xem: 4913)
Đứng dưới núi tôi nhìn lên núi / Núi trên kia núi rộng bao la / Vất vả lắm tôi leo lên đỉnh núi / Núi dưới kia sao chẳng giống quê nhà
03 Tháng Mười Một 20234:47 CH(Xem: 4334)
Em ăn rau tôi ăn thịt / Mà xương xóc đã phồn vinh / Chúng bảo yêu là giả tạo / Ừ thôi cái nắng xập xình
01 Tháng Mười Một 20231:28 SA(Xem: 5575)
Liêu xiêu lối nhỏ mưa dầm / Vai gầy Mẹ gánh tảo tần vì con / Gánh đời vất vả héo hon / Rảo chân Mẹ khắp lối mòn bể dâu
01 Tháng Mười Một 202312:55 SA(Xem: 4009)
Hun Sen đã chính thức chuyển quyền cho con từ ngày 22/8/2023. Tuy Hun Manet là Thủ tướng mới nhưng Hun Sen vẫn có một ảnh hưởng gần như tuyệt đối từ phía sau hậu trường. Hun Sen viết trên trang Facebook – “Đây chưa phải là kết thúc. Tôi còn tiếp tục phục vụ ở những cương vị khác ít nhất cũng tới năm 2033” (tức là mười năm nữa, lúc đó Hun Sen 81 tuổi). Tìm hiểu về giới lãnh đạo bao gồm hai thế hệ Cha và Con của chính trường Cam Bốt hiện nay và ít ra trong 10 năm tới thiết nghĩ là điều rất cần thiết.
24 Tháng Mười 202311:00 CH(Xem: 4957)
Cạn mấy ly rượu mạnh với anh chủ khách sạn Huy Hoàng để xóa đi cái âm khí nặng nề ở nghĩa trang Hàng Dương, tôi loạng choạng trở về phòng, đóng sầm cửa lại, nằm vật ra giường, chìm ngay vào giấc ngủ. Tiếng gõ cửa làm tôi giật mình thức giấc. Cửa mở, cô gái có khuôn mặt trắng hồng, dáng thon thả, tha thướt trong bộ đầm dài bằng lụa màu mỡ gà; từ đôi mắt, hàng chân mày cho đến làn môi đều xinh tươi... / -Cô tìm tôi? /-Dạ, biển đẹp như vầy, anh ngủ làm gì cho phí, đi dạo với tôi nhé. / Chúng tôi tiến ra bờ biển. Gió lồng lộng, mát rượi, sóng biển vỗ bờ cát trắng rì rầm. Ngoài xa ánh đèn các con thuyền đánh cá thao thức, nhấp nháy khôn nguôi.