- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KIỆN HAY KHÔNG KIỆN? (Trích: Nhục Hận Biển Đông Nam Á (2015), hiệu đính ngày 28/7/2016)

12 Tháng Bảy 20161:04 SA(Xem: 44274)
VU NGU CHIEU -Kien Hay Không Kien
Sử gia Tiến sỹ Vũ Ngự Chiêu - photo by ĐH 2015



(Trích: Nhục Hận Biển Đông Nam Á (2015),

Cập nhật ngày 28/7/2016)

 

 

N

gày 27/6/2014, Hội Luật sư Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam [CHXHCNVN] gửi thư ngỏ yêu cầu nhà nước khởi kiện tại Tòa án Quốc Tế những việc làm phi pháp, xâm lược của Nước Nhân Dân Cộng Hòa Trung Hoa [Zhonghua Renmin gongheguo, THNDCH] tại biển Đông Nam Á, suốt gần hai tháng qua. Website của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đăng lại thư này, cùng với tiêu đề “Trung Quốc Xâm Lược” trên trang chính. Không rõ Hội Luật sư cùng Thủ tướng Dũng có bị ảnh hưởng Nghị quyết ngày 7/5/2014 của Hội Nghị 9 BCHTƯ, khóa XI của Đảng CSVN—khẳng định Chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, trong đó có những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là thiêng liêng, không thể nào nhân nhượng. Không thể chấp nhận tình trạng cứ nước mạnh là không tôn trọng pháp lý và lẽ phăi. . . . Biện pháp pháp lý cũng được xử dụng khi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc. Hay, không rõ dụng tâm của Nguyễn Phú Trọng cùng Bộ Chính Trị ra sao.

 

 

Ngày này, chính phủ Barack Obama của Liên bang Mỹ—niềm trông đợi của các nước Á Châu từ ngày Bắc Kinh bắt đầu nhe nanh, múa vuốt ở biển Bắc Đông Hải và Đông Nam Á qua việc thành lập tỉnh Tam Sa vào tháng 7/2012—một năm tranh cử Tổng thống Mỹ—theo lời tuyên bố của Ngoại trưởng Hillary Clinton ngày 14/11/2012 tại Ô-stra-li-a [Australia], nhưng giữ thái độ “trung lập,” không ngả về phe nào. Obama, sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ II, thêm một lần cảnh cáo Xi Jinping [Tập Cận Bình], 61 tuổi, Tổng Bí thư Đảng “Cộng Sản” Trung Hoa từ ngày 14/11/2012, kiêm Chủ tịch Nhà Nước từ tháng 3/2013, là cần tôn trọng quyền tự do hàng hải [freedom of navigation]. Ngày Thứ năm, 10/7/2014, Thượng viện Mỹ, cũng thông qua Nghị quyết SRes 412, cảnh giác Bắc Kinh nguyên tắc tự do hàng hải ở châu Á-Thái Bình Dương, đòi Bắc Kinh rút dàn khoan Haiyang Shiyou [Hải Dương Thạch Du] 981 của Tổng công ty quốc doanh [China National Offshore Oil Corporation, CNOOC] đã bắt đầu khoan dầu trái phép từ ngày 2/5/2014 ở khu [lot] 143 sâu trong vùng kinh tế đặc quyền [EEZ] của Việt Nam, và trở lại tình trạng trước ngày 1/5/2014. Với tư thế “bạn của NTHNDCH,” tháng 6/2013, Obama từng nhắc nhở Cận Bình trong cuộc họp thượng đỉnh bán chính thức ở California, là Mỹ chỉ hoan nghênh đón nhận TH thăng tiến lên hàng cường quốc và giàu có trong hòa bình [tức không đón nhận cái xiết tay vượt Thái Bình Dương, duyệt xét lại quan hệ tay đôi giữa hai nước, chia chác vùng ảnh hưởng giữa hai bờ biển cả].[1] Gần hai năm sau, trong chuyến thăm Việt Nam ngày 23-24/5/2016, Obama còn nhấn mạnh chủ quyền tối thượng của những nước nhỏ phải được tôn trọng, và nước lớn đừng nên hà hiếp những nước nhỏ hơn [big states shouldn’t bully smaller nations]. (CNN, Asia, 24/5/2016) Tổng thống Mỹ thứ ba đến thăm Việt Nam từ sau ngày bình thường hóa ngoại giao năm 1995 còn long trọng hứa “mặc dù không là một quốc gia tranh chấp chủ quyền ở Biển [Đông Nam Á], nhưng sẽ sát cánh bên các đối tác trong việc bảo vệ những nguyên tắc quan trọng như quyền tự do hàng hải và thương mại” [In the [SEA] sea, the US is not a claimant in current dispute, but we will  stand with our partners in upholding the key principles like freedom of navigation and commerce].”[2]

Thái độ này gợi nhớ đến TT Franklin D Roosevelt (1933-1945) và tham vọng bành trướng xuống biển Nam [nampo] của quân phiệt Nhật năm 1939-1941, giữa lúc Adolf Hitler xua xe tăng tung hoành khắp lục địa Âu châu, và uy hiếp Bri-tên bằng không lực.[3]

Năm 2014, sau chuyến đến Bắc Kinh trong hai ngày 4-5/12/2013 nhưng việc hòa giải TH và Nhật thất bại, Phó TT Mỹ Joseph BIDEN, Jr, từng tuyên bố rất quan tâm đến việc Bắc Kinh thay đổi hiện trạng Đông Á” [Beijing’s attempts to change the status quo]. Ngày 25/6/2014, khi tiếp Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore, giữa lúc biển Đông Nam Á thực sự nổi sóng vì Cận Bình cho lệnh kéo hai tàu Philippines [Phi-lip-pin] khỏi ghềnh đá Thomas Shoal II [Ren’ai Reef] ngày 9/3/2014, rồi thượng tuần tháng 5/2014, dùng dàn khoan Haiyang Shiyou 981 cùng đoàn hộ tống hải và không lực hùng hậu trên 100 tàu, bố trí thành ba vòng phòng thủ, công khai hóa việc cướp đoạt quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1956 rồi 1974, Biden có vẻ cứng rắn hơn, tuyên bố Bắc Kinh đang có những hành vi nguy hiểm, gây bất ổn ở biển Đông Nam Á.

Trợ lý Daniel Russel của Ngoại trưởng John F Kerry cũng tuyên bố tương tự—mặc dù các đơn vị TH đang được mời tham dự cuộc tập trận ở Pacific Rim, và Bắc Kinh đang chuẩn bị đón tiếp Kerry cùng Bộ trưởng Ngân Khố Jacob L Lew tham dự hai buổi họp thường niên, “Tham vấn cấp cao Mỹ-Hoa về Trao đổi dân tộc với dân tộc [US-China High-Level Consultation On People-to-People Exchange, CPE]” lần thứ năm, và “Đối thoại Mỹ-Hoa về chiến lược và kinh tế [US-China Strategic and Economic Dialogue [S&ED]” lần thứ sáu, từ 9 tới 10/7/2014.[4]

Từ ba năm qua, Nhật đã bị lôi kéo vào cuộc tranh chấp với Trung Cộng—một cựu thù trước  Thế Chiến II, và đối thủ thương mại từ khoảng năm 1980—và, các lãnh tụ Nhật đã có những bước đáng mừng cho châu Á nói riêng, và thế giới nói chung.

Bốn vấn đề nổi cộm giữa Nhật và Trung Hoa gồm có:

(a) Chủ quyền đảo Sensaku Island, thuộc quần đảo Okinawa. Dù Tổng Bí thư Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Khắc Cường [Li Keqiang] nhiều hơn một lần khẳng định “Trong máu người Trung Hoa không có nhân tố di truyền [DNA] xâm lược hay bành trướng,” Bắc Kinh lập đi lập lại như một đĩa hát đã cũ về chủ quyền không thể chối cãi [incontestable sovereignty] trên đảo Sensaku, được Mỹ trả lại cho Nhật từ tháng 6/1971 (Bắc Kinh gọi là Diaoyudao [Đảo Điếu Ngư] thuộc Lưu Cầu).

(b) Đền thờ trên 2 triệu tử sĩ Yasukuni Shrine, kể cả 14 cựu tội phạm chiến tranh hạng A bị Tòa án quân sự quốc tế Tokyo (the International Military Tribunal for the Far East, IMTFE, 1946-1948) tuyên án từ tử hình [xử bắn, treo cổ] tới khổ sainhư cựu Thủ tướng Tojo Hideki (1884-1948), cai trị từ 18/10/1941 tới 18/7/1944, và chịu trách nhiệm tấn công Vịnh Ngọc Trai cùng toàn vùng được biết sau này như Đông Nam Á; (IMTFE, vol VI:9, 304), hay Tướng Matsui Iwane (1874-1948), người soạn thảo kế hoạch đánh Nanjing và Shang hai năm 1937-1938. Năm 1943, khi ghé thăm Đà Lạt và Sài Gòn, Matsui tự nhận là bạn Hoàng thân Cường Để, và tuyên bố Pháp nên tự động trả độc lập cho Việt Nam. Toàn quyền Jean Decoux đã định bắt giữ Matsui, nhưng Đại sứ Nhật khuyên Decoux nên bỏ qua.[5]

Năm 1978, chính phủ Nhật đưa bài vị 14 người này vào đền thờ tử sĩ Yasukuni, tạo nên căng thẳng với cả Bắc Kinh lẫn Seoul. Trung Cộng không ngớt đòi dời bài vị họ khỏi đền thờ, và mỗi lần một lãnh đạo Nhật tới dâng hương, Bắc Kinh ầm ĩ chống đối, bắt Nhật hoàng phải xin lỗi. Việc tân Thủ tướng Abe Shinzo—cháu Tướng Abe Nobuyuki [A Bộ (?)], nguyên Thủ tướng Nhật (8/1939-1/1940), Đại sứ bên cạnh chính phủ Wang Jingwei (Uông Tinh Vệ) ở Quảng Châu từ 30/3/1940; mới trở lại chính quyền tháng 12/2012—đến thắp hương tại đền YASUKUNI ngày 26/12/2013 làm bùng lên một đợt chống đối mới. Ngày 17/2/2014, trong phiên họp thứ 7, khóa XII, Thường vụ QHTH đã biểu quyết chấp thuận hai ngày quốc lễ mới, 13/12/1937 (tức ngày các cơ quan tuyên truyền cổ điển Đồng Minh gọi là Cuộc Thảm Sát Nam Kinh), và 3/9/1945 [lễ đầu hàng của Nhật với TH]. Từ nay, mỗi năm, danh dự Nhật sẽ bị chà đạp ít nhất hai lần. Thứ Hai, 21/4/2014, Bắc Kinh còn giận dữ—nhưng nguyên cớ thực sự là chủ trương tu chính điều 9 Hiến pháp 1947 của Abe, hầu cho phép tăng gia hoạt động quốc phòng; có khả năng kềm chế, ngăn cản, và trừng trị Trung Cộng nếu cần.[6]

(c) Vùng nhận diện không gian [Air Defense Identification Zone, ADIZ] từ tháng 11/2013 ở Đông Hải, trùm phủ cả không phận Sensaku; bắt phi cơ ngoại quốc thông báo lai lịch, và đã hơn một lần sử dụng chiến đấu cơ phản lực chao lượn gần phi cơ thương mại Nhật. Ngay đến chính phủ Tony Abbott của Australia [Ôs-tra-li-a] cũng phải nổi giận, nghiêng về phía Nhật, và ngày 18/2/2014, gửi Ngoại trưởng Julie Bishop qua Hà Nội. Chính phủ bảo thủ Malcolm Turnbull—mới tái đắc cử nhiệm kỳ ba năm ngày 2/7/2016—không những ủng hộ phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực Quốc Tế [PCA] The Hague, vương quốc the Netherlands [Hòa Lan], ngày 12/7/2016, mà dư luận England [Bri-tên] nói chung đều tin rằng là biểu hiện của công pháp quốc tế giống như Đại sứ Trung Cộng ở London phải thú nhận trên Telegraph ngày Thứ Bảy, 23/7/2016, dù đã dùng những thuật ngữ tuyên truyền ngây ngô—nhưng “Infamy” quen thuộc—mà những tội phạm chiến tranh ở Trung Nam Hải đã ban lệnh.[7]

(d) Vai trò chủ yếu của Nhật và Os-tra-lia trong chiến lược “rebalancing” [tái lập thế cân bằng] vùng Châu Á-Thái Bình Dương của TT Obama từ năm 2011. Bắc Kinh đã tập trung nỗ lực đả bại chính sách này, bằng mọi phương tiện, kể cả việc dụ dỗ và đe dọa các nước Á Châu. Malaysia, Căm Bốt và Lào là hai đối tượng tiêu biểu. Malaysia gặp khó khăn về việc hơn 200 công dân Trung Hoa bị mất tích trên đường từ Kula Lumpur lên Bắc Kinh. Một phi cơ khác cùng 295 hành khách bị bắn cháy trên không phận Ukraine, có thể do hỏa tiễn địa-không SA 11 của phe ly khai. Và, mới nhất, là vụa án tham nhũng khổng lồ khoảng 3 tỉ Mỹ Kim liên hệ đến Thủ tướng Najib Rasak. Căm Bốt thì trở thành chim hai đầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội. Một vài phần tử quá khích như Kem Shokha và Sam Rainsy thuộc Đảng Cứu Nguy Quốc Gia Căm Bốt [CNRP] không ngừng vận động đòi lại những biên giới đã mất, kể cả đảo Phú Quốc mà họ gọi là Koh Tral, và Nam bộ hiện nay, hay Khmer Krom. Trong khi đó các lãnh tụ Lào—loại chim nhiều đầu thường trực bị hà hiếp bởi các lân bang từ nhiều thế kỷ, đặc biệt là Trung Hoa từ ngày vu cáo dân Ô Hử [Wuhu] là sắc dân ưa ăn thịt người, còn ướp muối xác nạn nhân để dành, hầu xâm chiếm đất đai, xua đuổi chạy về phía tây và tây nam, hoặc diệt chủng những nạn nhân cố bám víu lấy quê hương xứ sở. Tác giả của những lời vu cáo vô bằng chứng này, chua chát thay, là Vạn Chấn [Wan Zhen], tác giả Nan Zhou Yi Wu Zhi [Nam Di Dị VậtChí, một thứ bestiary, được cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh trích dẫn từ năm 1980 và dịch sang chữ Pháp thành Choses exotiques des provinces méridionales, như một thẩm quyền cho “chủ quyền lịch sử bất khả phân ly” tại Nam Hải, kể cả Hoàng Sa và Trường Sa, từ thời thượng cổ.[8] Sima Guang [Tư Mã Quang, 1019-1086] cũng từng nhắc đến tội ác diệt chủng [Genocide] thời Lưu Chí (12/2/168-13/5/189) trong Zizi tong-jian [Tư Trị Thông Giám] mà học giả Australia Rafe de Crespigny đã chuyển dịch qua Anh ngữ một số chương về cuối đời Đông Hán (25-220) từ thập niên 1980.[9] Viết Từ Chân Đền Hùng của chúng tôi là nghiên cứu Việt ngữ đầu tiên vạch rõ bản chất dối trá “truyền thống” Trung Hoa, kiểu huyền thoại “Trụ Đồng Mã Viện,” như một công cụ xâm lược từ nhà Nguyên tới nhà Minh [1260-1644 [1664]; hay từ năm 1947-2006, đường lãnh hải lưỡi bò “Chín Gạch Đứt [Nine-Dash Line] mới bị Tòa Trọng Tài Thường Trực dứt khoát cho rằng không hề có “chủ quyền lịch sử [historical title]”)

Ngày 16/7/2014, Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh lại bác bỏ lời tuyên bố của Phụ tá Trợ Lý Bộ Ngoại Giao Michael Fuchs trước ủy ban ngoại giao Quốc Hội Mỹ năm ngày trước, 11/7/2014, rằng Mỹ từng có mặt ở Á Châu nhiều thập niên, và hy vọng các nước trong khối ASEAN thảo luận với Bắc Kinh theo tinh thần, và bổ túc thêm cho Tuyên Bố về Ứng Xử ở Biển Đông Nam Á [DOC] năm 2002. Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao TH tuyên bố Mỹ không nên nhúng tay vào biển Đông [Nam Hải], để mặc các nước trong vùng tự giải quyết. Như một đĩa hát đã cũ, và rất Chinoiserie hay Chineseness, Hồng Lỗi cả quyết TH có chủ quyền bất khả tranh cãi trên Trường Sa, có quyền bắt giữ ngay lập tức các ngư dân và tịch thu các trang bị thiết kế bất hợp pháp—theo đúng học thuyết Mao, là họng súng đẻ ra chính quyền và luật pháp, và tất cả cho chiến tranh, không chiến tranh là thất bại.[10]

Ngày 7/12/2013, tại Hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương lần thứ 3, khóa XVIII—gợi nhớ tinh thần hội nghị thứ 3, khóa XI của Đặng Tiểu Bình vào tháng 12/1978, với nghị quyết ngưng đấu tranh giai cấp, đổi mới, hiện đại hóa—Cận Bình tuyên bố những kế hoạch làm thế tựa cho tham vọng thống trị Á Châu:

a. “Giấc Mơ Đại Hán” [Chinese Dream], tức thiết lập một trật tự mới ở Á Châu nói riêng, thế giới nói chung. Guồng máy tuyên truyền khổng lồ của Bắc Kinh giải thích rằng Cận Bình chỉ muốn làm Trung Hoa trẻ, khỏe lại [Rejuvenation], mà không phải bành trướng [not expansion]. Nhưng với những người từng “lên voi, xuống chó” trong guồng máy cách mạng bất đoạn [tức liên miên bất tận] của Mao Trạch Đông, nó hàm ý sử dụng mọi phương tiện để khôi phục vị thế con trời [thiên tử] của các “hảo Hán tử” thời Trung cổ. Các quan sát viên về Trung Hoa thường quan tâm đến sự hiện hữu của thế hệ “con cháu cách mạng”—từng du học ngoại quốc và hay trở thành các đại gia của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng Tiểu Bình—tức giới trung lưu và tư bản đỏ. Vợ chồng Zhou Bin [Chu Bân], con Zhou Yongkang [Chu Vĩnh Khang] là một thí dụ. Dù gia đình Tập Cận Bình bị đầy lên Diên An từ 1969 tới 1975, hiện nay tài sản họ Tập lên đến trăm triệu Mỹ Kim mà bất cứ cọp hay ruồi nào của Đảng CSTH đều hiểu rằng không được tích tụ qua đường lối làm ăn hợp pháp, lương thiện.

b. Kế hoạch tái lập Vòng đai đường tơ lụa [Silk Road Belt] thượng cổ. Chính sách chuyển biến từ một xã hội thuần Hán cổ thời, truyền thống—như mọi Hồ không phải là người [the Huns are not human beings]—sang một quốc gia hiện đại [modern nation/state], đa nguyên, đa dân tộc đầu thế kỷ XXI, như chừng tạm ngưng. Vòng Đai Đường Tơ Lụa [Silk Road] đưa Trung Hoa trở lại với tinh thần Đại Hán, tức tiêu diệt di địch như dân Uyghur theo đạo Muslim tại Khu Tự Trị Tân Cương [Xinjiang Uyghur Autonomous Region] dài theo biên giới TH-Kazakhstan—nơi tìm thấy nhiều mỏ vàng, trữ lượng lên tới hơn 6 tỉ Mỹ Kim, hay các sắc dân Lolo ở Yunnan [Vân Nam], Choang [Tày] ở Guangxi [Quảng Tây], Tibet, Mongols, Manchuria; hầu có chỗ di dân Hán tộc. Hiện nay, chẳng hạn, đã có 8 triệu dân Hán ở Tân Cương, so với 10 triệu dân Uyghurs.[11]

c. Bình thiên hạ [“Assertiveness” of all lands and seas under the skies], giống các triều đại quân chủ cũ, như vua quan đầu triều Tống (Song, 960-1126, 1127-1279), Nguyên (Yuan, 1260-1368) hay Minh (Ming, 1368-1664), chinh phạt “tứ di” để giáo hóa, phân phát lịch và tứ thư ngũ kinh, cử sứ đi làm lễ tế thần sông núi tại các chư hầu. Nhưng quan trọng hơn cả, đòi cống lễ quí kim, hải sản, lâm sản hiếm quí, cùng lương thực; hay thổ binh trong các cuộc hành quân xâm lược tứ di. Và, tiêu diệt, khi thời cơ thuận tiện.

d. Không kém sắt máu là chiến dịch bài trừ tham nhũng—một chiêu bài dân vận để loại bỏ các đối thủ chính trị. Từ hội nghị TW lần thứ 3, tháng 12/2012, Tập Cận Bình phát động cuộc chiến chống tham nhũng kéo dài năm [5] năm, hứa đánh bắt từ “cọp” xuống “ruồi nhặng.” Trong số “cọp,” đáng kể nhất là Bạc Hy Lai [Bo Xi-lai], dòng dõi một cựu lãnh tụ quyền thế, cựu Bí thư Trùng Khánh, bị chung thân khổ sai vào tháng 9/2013; Thượng tướng Xu Caihou [Từ Tài Hậu], UVBCT, Phó Bí thư Quân Ủy Trung Ương của Hu Jintao [Hồ Cẩm Đào], về hưu cuối năm 2012, mới bị trục xuất khỏi Đảng vì nhận hối lộ của Trung tướng Gu Junshan [Cốc Tuấn Sơn] 35 triệu nhân dân tệ (renminbi, khoảng 5.6 triệu MK, mà theo một nguồn tin gồm 12 xe Audi chất đầy vàng nén)—nhưng cũng chỉ một thứ “chicken feeds” [bạc lẻ] so với sự thu nhập của các đại gia tư bản đỏ. Tháng 6/2014, Cận Bình trục xuất sáu “cọp” khác—Bộ trưởng Vật liệu nhà nước Jiang Jieming [Tưởng Khiết Mẫn], Phó Chủ nhiệm Cơ quan tư vấn chính trị Yu Gang [Su Rong]; Thứ trưởng An Ninh Li Dongsheng [Lý Đông Sinh]; Phó Tổng Giám Đốc Tổ Hợp Dầu Khí Nhà Nước Wang Yongchun [Vương Vĩnh Xuân]; cố vấn chính trị Tứ Xuyên Li Chongxi; và Tan Hong, một cán bộ Công An cao cấp, thân tín của trùm Mật vụ Zhou Zongkang [Chu Vĩnh Khang], cựu ủy viên ban thường vụ BCT thời Hu Jintao. Ngày 29/7, Chu Vĩnh Khang trở thành cọp sa lưới lớn nhất của Cận Bình trong năm 2014 (dù có tin bị câu lưu tại gia từ tháng 12/2013). Con trai lớn của Khang, Chu Bân—từng du học Mỹ—cũng đã bị câu lưu cùng một số người trong gia quyến. Con cọp mới nhất bị chung thân khổ sai vào mùa Hè 2016 là Ling Ji-hua, cũng một cựu cận thần của Hu Jin-tao, bị cáo buộc là tham nhũng [graft], nhũng lạm quyền thế [abuse of power], và tiếm đoạt bí mật quốc gia [obtaining state secrets]. Bắc Kinh còn yêu cầu Liên bang Mỹ cho dẫn độ em Ling Ji-hua, đã trốn thoát và công bố những nhem nhuốc của hàng ngũ lãnh đạo ở Trung Nam Hải, kể cả Tập Cận Bình.[12] Những người hiểu biết lịch sử và văn hóa Trung Hoa khó thể không gợi nhớ đến chiến dịch bài trừ tham nhũng của Đặng Tiểu Bình để loại bỏ Nhiêu Thấu Thạch trong thập niên 1950, hay Cách Mạng Văn Hóa của Tứ Nhân Bang và nhóm Mao-ít, tạo nên bao thảm kịch mà cá nhân Cận Bình hẳn chưa thể quên? (Mặc dù hiện nay có tới 100,000 sinh viên/học giả Mỹ học thữ Hán—và cố vấn ANQG Susan Rice của Obama từ năm 2011 hy vọng số người học chữ Hán sẽ lên tới 1 triệu trong vòng 5 năm tới—tôi vẫn nghĩ biên khảo xuất sắc nhất về Trung Hoa thời Mao Trạch Đông của Giáo sư Meisner (ấn bản đầu 1977) là nghiên cứu xuất sắc nhất bằng Mỹ ngữ.

Ngoài ra, Ủy Ban Kỷ Luật Đảng rờ nắn những viên chức “trần trụi” [naked officials] đã cho vợ con ra ngoại quốc. Năm 2013, đã có 182,000 cán bộ bị kỷ luật, và 23,800 phiên tòa xử tham nhũng. Hai cọp mới nhất bị thanh trừng là Trương Điền Minh, cựu Bí thư Côn Minh, và Hàn Tiến Thông thuộc tỉnh An Huy.[13] Mục tiêu sắp tới của Cận Bình—theo những người tự nhận biết rõ nội tình—có thể sẽ là Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư, giới chức quân đội và thành ủy Thượng Hải. Điều khiến giới quan sát ngạc nhiên là tại sao Cận Bình—với tài sản lên tới trăm triệu Mỹ Kim, dù gia đình từng bị Mao Nhuận Chi đầy tới Diên An—đủ trong sạch để ra tay diệt trừ tham nhũng?[14] Cách nào đi nữa, số công dân Trung Hoa xin tị nạn mỗi năm một gia tăng. Từ 2011 tới 2016, số người này tăng hơn năm lần [500%] từ 10,617 người tới 57,705. (SCMP, 9/7/2016) Đó là chưa kể số người đi chui dến các nước Âu Mỹ—dù không ồ ạt, bi thảm, chấn động lương tâm nhân loại như những đợt di dân từ Trung Đông và  Phi Châu trong suốt hai năm qua—nhưng sẽ có những hậu quả đáng ngại.

e. Cận Bình cũng hứa hẹn nới lỏng lệnh cấm chỉ được có một con [thực ra có nhiều trường hợp ngoại lệ từ lâu, vì tệ nạn bóp mũi trẻ sơ sinh gái, để chờ đợi dòng máu nối dõi], hay hủy bỏ trại cưỡng bức lao động mà bản thân Cận Bình đã phải trải qua năm 1969 khi gia đình bị Vệ Binh Đỏ đuổi khỏi Beijing, an trí tại Diên An; tương tự như những trại khổ sai mà lãnh tụ vệ binh Đỏ Tào Dật Âu hay Khoái Đại Phú đã lập tức bị gửi đến sau khi Đặng Tiểu Bình được phục hồi quyền lực năm 1978; hay những trí thức trẻ coi tự do như khí trời, dân chủ như nhà ở, nhân quyền như đường đi, đang phải tạm trú. Đó là chưa nói đến từ 70 tới 100 triệu tín đồ Pháp Luân Công [Falungong]—thuộc nhiều giai tầng xã hội, kể cả đảng viên Đảng CSTH—đang bị đấy ải, hành hạ, các cơ phận trong thân thể đã và đang được nuôi dưỡng đặc biệt để cung cấp cho các thân chủ giàu có trên thế giới.

Rất có thể Cận Bình và dư đảng Tiểu Bình đang khoe nanh, múa vuốt để khai thác cuộc khủng hoảng ở Âu Châu và Trung Đông—tức Cộng Hòa Nga sát nhập Crimea và lãnh thổ phía Đông Ukraine vào Liên bang, và một chuỗi diễn biến khiến TT Obama gia tăng những biện pháp trừng phạt kinh tế; tình trạng suy thoái, hỗn loạn ở Egypt, Iraq, Afghanistan, hay Israel cùng Palestine, dẫn đến những cuộc pháo kích và phản pháo, tấn công bằng bộ binh bán đảo Gaza từ ngày 17/7/2014; cùng dư hưởng kế hoạch PRISM bí mật theo dõi các cuộc điện đàm qua điện thoại hay internet của cơ quan NSA do Edward Snowden tiết lộ. Vì nghĩ rằng Liên Bang Mỹ đã suy yếu, thời cơ cho phép Bắc Kinh vươn vai thành khổng lồ đã đến, sử dụng những dàn khoan dầu và tàu đánh cá ngụy trang xâm lược biển Đông Nam Á nói riêng, Thái Bình Dương nói chung; và cuộc “Đông tiến” sẽ xuyên vào cả châu Mỹ Latin cùng Canada.

Chuyến thăm Thượng Hải của Tổng thống Nga Vladimir V Putin trong hai ngày 20-21/5/2014 không chỉ để chứng kiến màn mở đầu cuộc tập trận chung [Joint Sea-2014] giữa Nga và Trung Cộng sau nửa thế kỷ thù hận, mà còn lễ ký một loạt hiệp ước về cung cấp năng lượng trị giá lên tới 400 tỉ Mỹ Kim, song song với việc xuất cảng phi cơ phản lực [Ssu 35] hay hỏa tiễn tối tân cho Trung Cộng “nhái.” Đó là chưa kể hàng không mẫu hạm Liêu Ninh [Liaoning] mua lại của Ukraine năm 1998, đã được “nhái” thành soái hạm của hạm đội Nam Hải, và mở rộng dần “vùng không gian sinh tồn.” Hay, kế hoạch tăng cường hải lực, qua việc thiết lập một căn cứ tàu ngầm chạy bằng nguyên tử năng ở Phú Lâm, và phát triển thế hệ tàu ngầm thứ ba, 096, có thể trang bị hỏa tiễn JL 3, với tầm hoạt động vượt trên tàu ngầm loại 094 và hỏa tiễn JL-2 hiện nay. Thượng tướng/Chuẩn Đô đốc Sun Jian-guo [Tôn Kiến Quốc], một chuyên viên về tàu ngầm, được coi như bộ não tham vọng “đường tơ lụa hàng hải thế kỷ XXI” của Cận Bình, quyền thế vượt qua cả Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh Hải Quân, Ủy viên thường vụ Bộ Chính Trị. Đáng sợ hơn nữa là phía sau và lồng vào những căng thẳng quân sự và chính trị, Putin cùng Xi Jin-ping đang vận động một cuộc tấn công vào trái tim Liên bang Mỹ—tức ưu quyền tài chính mà Mỹ vui hưởng từ năm 1946. Liệu đồng Mỹ Kim và Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang có thoát khỏi âm mưu của liên minh Nga-Trung Cộng cùng hơn 50 nước khác trong những năm sắp tới?

Phần Abe Shinzo—trước áp lực ngày càng tăng của Bắc Kinh và cơ nguy bị đánh cướp—quyết định diễn giải lại Hiến pháp chủ hòa 1947 (chương 9), hầu có thể gửi Lực lượng Tự Vệ giúp bảo vệ đồng minh, và tích cực yểm trợ các nước ASEAN [Association of South East Asian Nations] chống lại chính sách xâm lược của Trung Nam Hải [Zhongnanhai], cơ quan đầu não của Ban Thường vụ Bộ Chính Trị Đảng CSTH. Ngày 1/7—giữa lúc hàng trăm ngàn dân Hong Kong, trong dư hưởng khí thế tưởng niệm anh linh hàng ngàn thanh niên và sinh viên học sinh đấu tranh đòi dân chủ bị Đặng Tiểu Bình và Giang Trạch Dân cho xe tăng và Quân Giải Phóng tàn sát ở Thiên An Môn [Tiananmen] ngày 4-5/6/1989 cùng các ngục tù và trại cải tạo, lại kéo nhau xuống đường đòi dân chủ một cách ôn hòa, biểu tình ngồi dài đến năm [5] cây số—nội các Abe phê chuẩn việc mở rộng tầm hoạt động của Lực lượng Tự Vệ Nhật. Bắc Kinh phản ứng dữ dội. Tập Cận Bình bay sang Seoul trong hai ngày 3-4/7, bày tỏ thiện cảm với nữ Tổng thống Park Geun-Hye, trong chiến dịch hâm nóng lòng kỳ thị chủng tộc và bài Nhật. Cả Nam Hàn rồi Trung Hoa tổ chức ngày kỷ niệm 77 năm chiến tranh chống Nhật. Tiếp đó, nữ Thủ tướng Germany Angela Markel viếng thăm Trung Hoa trong ba ngày 6-8/7/2014. Trước đó, ngày 28/6, nhân kỷ niệm 60 năm ngày ký thông cáo chung tôn trọng năm nguyên tắc sống chung hòa bình [peaceful co-existence] với India và Myanmar [Burma], thêm một lần Cận Bình lập lại lời dối trá quen thuộc: Trong nguyên tố di truyền DNA của Hán tộc không có chất bành trướng hay quân phiệt. Và, chiến tranh sẽ là đại họa.[15]

Tại biển Đông Nam Á—Nanhai, hay nampo, nhưng dịch sang Anh ngữ sai lầm thành “South China Sea” [trong kể cả án lệnh của Tòa Thường Trực Trọng Tài Quốc Tế [PCA] ở The Hague]—ngày 4/11/2002, Bắc Kinh đã đạt được Tuyên bố về ứng xử của các bên tại biển Đông [ASEAN-China Declaration on the Conduct of Parties on the East Sea, DOC]. Rồi từ tháng 7/2012 thương thuyết về một Bộ Qui Tắc Ứng Xử ở Biển Đông [Code of Conduct in the SCS , COC], nhưng Bắc Kinh chẳng có gì vội vã. Ưu tiên số một ở Đông Nam Á dành cho việc thiết lập tỉnh Tam Sa, tổ hợp 90% biển Đông Nam Á thành hồ, ao của Hán tộc. Ngoài nguồn lợi khổng lồ vật chất, nó được dự trù trở thành một thứ Sơn Hải Quan, hay Tibet và Xinjiang [Tân Cương] biển].

Từ năm 2012—một năm tranh cử Tổng thống ở Mỹ—Tập Cận Bình và Trung Nam Hải bỗng hung hăng mạo nhận chủ quyền lãnh hải và một số đảo với Nhật, Phi-Líp-Pin, Việt Nam cùng khối ASEAN khiến từ ngày 17/12/2013, Hiệp hội ASEAN đã quyết định nghiêng về phía Nhật và Mỹ. (Mùa Thu 2016, sau cuộc họp thượng đỉnh vơ1i Cận Bình và Hội nghị G-20 tại Hangzhou [Hàng Châu], Obama sẽ trở thành Tổng thống Mỹ đầu tiên viếng thăm xứ Viêng Chăn [10,000 voi] một thời, nhưng hiện đã trở thành xứ nhập cảng đủ mặt hàng con buôn Trung Cộng “nhái” của thế giới, từ xe gắn máy tới chiếc điện thoại di động). Riêng Việt Nam—nước nhận nhiều viện trợ của Nhật, từ giữa tháng 3/2013 đã công khai ủng hộ Nhật tham dự vào việc thành lập Hiệp định đối tác Thái Bình Dương [Trans Pacific Partnership]; Việt Nam ủng hộ Nhật Bản tham gia tiến trình đàm phán [TPP]. Thủ tướng Abe từng thăm Hà Nội vào tháng 1/2013, và Nguyễn Tấn Dũng tới Tokyo ngày 11/12/2013 để dự lễ kỷ niệm 40 năm đối thoại ASEAN-Nhật.[16] Chiến thắng của Thủ tướng Abe và đồng minh như Đảng Hiến Pháp trong cuộc bầu cử ngày 7/7/2016—theo dự đoán có thể lên tới 70 ghế trên tổng số 121 ghế Thượng Viện—sẽ giúp Nhật kịp thời chuẩn bị đương đầu bầy người ruồi gây máu lửa ở Bắc Kinh và Bình Nhưỡng.

Việc TT Obama đón tiếp Dama Lama Tibet, Tenzin Gyatso lần thứ ba ngày 21/2/2014, và vụ scăng-đan gián điệp hệ thống vi tính [cyberspying hay hacking] của 5 quân nhân Trung Cộng, bị truy tố ngày 19/5/2014, khiến trong chuyến thăm Á Châu tháng 4/2014, Obama chỉ ghé Nhật, Nam Hàn, Malaysia và Phi-Líp-Pin, không đến NTHNDCH. Rồi ngày 28/4/2014 ký một hiệp ước hỗ tương phòng thủ với Phi-líp-pin, hiệu lực trong vòng 10 năm, và thảo luận kế hoạch thành lập một tổ hợp Xuyên Thái Bình Dương [TPP] với 12 nước, kể cả Việt Nam—trong khuôn khổ chính sách Bắc Kinh gọi là “pivot-to-Asia” hay “rebalancing.”[17] Chuyện gì sẽ xảy ra tại Trung Hoa tại Hội nghị thượng đỉnh vào khoảng tháng 9/2016 sắp tới mà Cố vấn ANQG Susan Rice dàn xếp trong chuyến thăm Bắc Kinh lần thứ tư từ 24 tới 26/7/2016? (CCTV/China 24, 24/7/2016; The White House, inbox, 26/7/2016) Kết quả cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2016 cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong kế hoạch bành trướng của Cận Bình và Trung Nam Hải. Sự thành công, nếu có, của CVANQG Rice trong việc khuyên nhủ Cận Bình nên tự chế sau khi bị Tòa Trọng Tài Quốc Tế rút kéo tấm thảm bay “historic title” [chủ quyền lịch sử] dưới chân cựu phạm nhân của trại cưỡng bức lao động năm 1969, liệu có kết quả, và được bao lâu?

Hiển nhiên, Trung Nam Hải đang nỗ lực xây dựng và bành trướng vùng ảnh hưởng “Á châu của người châu Á” mà từ năm 1943 Tổng thống Roosevelt từng muốn áp dụng qua kế hoạch hậu chiến Quốc Tế Quản Trị Đông Dương [International Trusteeship], nhưng gặp sức chống đối mãnh liệt của Thủ tướng Winston S Churchill (1874-1965), Bộ Tư lệnh Đông Nam Á [South East Asia Command] mà nhiều sĩ quan Mỹ gọi trệch đi thành “Save England’s Asian Colonies,” và ngay cả những cố vấn thân cận nhất của mình.[18]

Bởi vậy có người gọi cuộc đương đầu giữa Trung Nam Hải và lân bang hiện nay như một thứ “proxy wars” [chiến tranh ủy thác], nhưng có lẽ không chỉnh lắm. Người ta thường lãng quên tham vọng làm chủ thiên hạ của những “hảo Hán tử” [good China’s men]. Ngay trong hoàn cảnh bị liệt cường xâu xé, lăng nhục; bắt tôn trọng quyền tự do hút thuốc phiện của dân chúng, cắt nhượng đất đai, hải đảo, bồi thường chiến phí khổng lồ, bị chính Karl Marx và Friedrich D Engels (1820-1895) mỉa mai là “vật hóa thạch còn sống” [living fossil], vẫn có những tham vọng nực cười như Tổng Lý Nha Môn nhà Thanh muốn bắt Pháp cắt nhượng “Bắc Kỳ mỏ,” đổi lấy bá quyền [suzerainty] của thiên tử tại Việt Nam, đến nỗi mất cả chì lẫn chài. Khi bình luận hay phân tích về khía cạnh pháp lý ở biển Đông Nam Á, các chuyên viên người Hoa thường quên hai điểm chính yếu: Trung Hoa đã chỉ có bá quyền trên Việt Nam hay Đại Nam, và năm 1885-1887 đã cắt nhượng bá quyền ấy cho Pháp, hiệu lực từ năm 1897. Phản ứng của những người được giới thiệu như luật gia, hay học giả Hoa, bộc lộ sự thiếu hiểu biết về luật quốc tế, hoặc sự thiếu lương thiện trí thức, hoặc cả hai, khi khẳng quyết Trung Hoa sử dụng bộ luật quốc tế của riêng mình—phải chăng là bộ Luật con Trời, đại diện Trời Đất và Thần Linh vỗ nuôi tứ di trong hiên hạ bằng cách tiêu diệt lãnh đạo, phá hủy đền thờ, bắt man di thành nô lệ, cung cấp bạc, vàng, thực phẩm và lao công cho vua quan Hán tộc, trong khi chờ đợi cái chết?

Trung Hoa còn gây hấn và mạo nhận chủ quyền lãnh hải một số đảo của khối ASEAN mà Bắc Kinh từng mệnh danh là “hệ thống đường tơ lụa hàng hải” [the Maritime Silk Road] thế kỷ 21.

Với Phi-líp-pin, sau những đợt xâm lấn, côn đồ từ năm 1984, Bắc Kinh chiếm bãi cạn Scarborough Shoal [Patanag hay Bajo de Masinloc/[Huangyan Dao] từ tháng 4/2012, và tự nhận chủ quyền trên ghềnh đá Thomas II Shoal [Ayungin Shoal/[Ren’ai Jiao].[19] Bởi vậy, ngày 22/1/2013, chính phủ Phi Lip Pin của Tổng thống Aquino III  đã khởi kiện tại Tòa Trọng Tài Thường Trực [PCA] về Luật Biển Liên Hiệp Quốc [UNCLOS], dựa theo Điều Khoản [Articles] 286 và 287, cùng Điều Khoản 1 của Phụ Bản VII. Mặc dù ngày 25/8/2006, rồi 19/2/2013, Bắc Kinh tuyên bố không tham dự phiên tòa, dựa theo điều 298 UNCLOS, là UNCLOS không có phán quyền về “chủ quyền lãnh hải,” nhưng chỉ là thái độ hung hăng dễ hiểu, để ngụy biện cho sự thiếu căn bản pháp lý; đồng thời gián tiếp thú nhận thái độ và hành động phạm pháp. Nhưng Cận Bình và những tội phạm chiến tranh ở Trung Nam Hải quên một điều là đã ký vào UNCLOS, rồi tìm cách thoát khỏi sự ràng buộc của Luật Quốc Tế bằng cách dụ dỗ “Nam Man, Tây Nam Man Di” ký tuyên cáo 2002, hầu có thể xảo trá cưỡng từ đoạt lý, thực hiện tham vọng xâm lược, trộm cướp tài nguyên và hải sản của biển Đông Nam Á nhưng chắc hẳn sẽ không qua mặt được công pháp cùng dư luận quốc tế.

Án lệnh ngày 29/10/2015 của Tòa Trọng Tài [PCA] về phán quyền [Jurisdiction and Admissibility] xét xử đơn kiện của Cộng Hòa Phi Lip Pin chống lại Nhân Dân Cộng Hòa Trung Hoa—được mở màn bằng chuyến hải hành của diệt lôi hạm USS Lassen tối 27/10/2015 giờ Mỹ (sáng Thứ Tư, 28/10/2015 tại Phi-li-pin). Rồi, phán quyết nhất trí ngày 12/7/2016 thưởng [Award] Phi-lip-pin hầu hết những yêu cầu là một vòi nước lạnh lên lửa tham vọng bá chủ thiên hạ của tập đoàn tội phạm chiến tranh ở Trung Nam Hải. Tòa PCA—gồm năm luật gia, với Chủ tịch Thomas A Mensah, người Ghana, sinh năm 1932 (Chính Án); Jean-Pierre Cot, người Pháp, sinh năm 1937; Rudiger Wolfrum, người Germany [Đức]; Stanislaw Pawlak, người Poland, sinh năm 1933; và, Alfred H A Soons, người the Netherlands [Hòa Lan], sinh năm 1948, với số phiếu đồng thuận 5-0[20]—có tính cách chung thẩm và ràng buộc [final and binding]. Tòa PCA The Hague đã đanh thép phủ nhận không hề có căn bản pháp lý  cho ảo giác “vô địch” hay “bất khả bại” [invincibility] của “chủ quyền lịch sử [historical rights, hay historical title] từ thượng cổ,” tại biển Đông Nam Á, mà đích thân Cận Bình—dù chẳng có nhiều kiến thức về lịch sử Trung Hoa hay vùng Đông Nam Á—đã tự tạo cho mình và rao bán ảo vọng trên tại hải ngoại cũng như trong nước—giữa thời điểm khai mạc hội nghị Á-Âu tại Mông Cổ. Đó là chưa nói đến án lệnh khẳng định chủ quyền của Phi-lip-pin tại vùng tranh chấp, ưu quyền kinh tế như đánh cá, khai thác dầu thô, khí đốt, cùng các tài nguyên thiên nhiên khác trong khuôn khổ vùng Đặc Quyền Kinh Tế [EEZ] và phụ cận. Dù Tòa Trọng Tài không có thẩm quyền thi hành, bản án PCA số 2013-9 sẽ là nền móng cho hang loạt những phiên tòa quốc tế khác về hình sự cũng như dân sự, bất kể Bắc Kinh có nhìn nhận hay chăng. Website của cựu Thủ tướng Dũng, chẳng hạn, nói đến khả năng kiện bắt Trung Hoa bồi thường 177 tỉ Mỹ Kim.

Nhưng có lẽ mới chỉ là bước đầu. Cần bình tĩnh đón chờ để phản ứng kịp thời mọi mưu toan của bầy tội phạm chiến tranh Hán tộc. Những lời phản bác như án lệnh của tòa PCA chỉ là một manh giấy vụn [a piece of scrap paper], hay “trò hề chính trị” [political farce,” cùng những đe dọa sử dụng vũ lực, qua những biện pháp như thiết lập vùng ADIZ, sử dụng tàu chiến hà hiếp ngư dân, hay tập trận bằng đạn thật để phô trương sức mạnh quân sự là điều ai cũng có thể tiên đoán. Hoặc những trỏ tuyên truyền như công bố một tài liệu xuất hiện “năm 184” của một ngư dân Hải Nam chỉ khiến những người hiểu biết ngao ngán lắc đầu—trong cơn choáng váng, bối rối ví mất mặt, bị lột mặt nạ quá phũ phàng, cơ quan tuyên truyền Bắc Kinh đang phạm thêm một tội “ngụy tạo chứng từ’: Cách nào để duy trì một bản văn chữ Hán năm 184, tức cách đây hơn 1800 năm? Giấy bản Trung Hoa chỉ chế tạo được sau năm 184. Liệu ngư dân Hải Nam, đến đời Đông Hán vẫn bị gọi và đối xử như “hải di” thuộc Châu Nhai và Đạm Nhĩ có khả năng khắc lên thẻ tre cả một thiên “ngư phổ” đánh cá biển? Phải chăng một Hán Nho nào đó đã ngủ mơ thấy tác phẩm trên, giống như văn gia, quan tướng Hàn Dũ, Đỗ Phủ, hay Chu Khứ Phi [ZhouQufei, 1100-1179] thường ngủ mơ thấy “Trụ Đồng Mã Viện?”

Cận Bình, tưởng nên ghi nhận, có bằng Tiến sĩ Luật trong thời gian làm Bí thư Phúc Kiến [Fujian] từ 1998 đến 2002; tuy nhiên, quyết định không tuân theo pháp luật quốc tế hiện hành rất ít liên quan đến luật. Động lực chính là thái độ kiêu ngạo nước lớn [big-state chauvinism], khi mượn võ công ở hải ngoại để củng cố quyền lực nội bộ. Chương trình hành động của Đại hội Đảng Cộng Hòa Mỹ tại Cleveland, Ohio, từ 18 tới 21/7/2016 nhận xét rằng Cận Bình và Trung Nam Hải đang hung hăng khắp nơi để  che đậy những bất ổn trong nước vì suy thoái kinh tế; hay sự chống đối những chính sách hà khắc như “diệt chủng văn hóa [cultural genocide] ở Tibet [Tây Tạng] và Xinjiang [Tân Cương], cùng phong trào bảo vệ nền dân chủ Hong Kong, Taiwan, v..v.. .[21] Cá nhân Donald Trump cũng tự nhận đại biểu cho đám đông thầm lặng, bị bỏ quên, tuyên bố sẽ tái thương thuyết hòa ước thương mại với Trung Hoa để giành lại khâu chế tạo, sản xuất cho công nhân Mỹ. Ứng cử viên Dân Chủ, Hilary Clinton không hay chưa nói rõ lập trường, nhưng kinh nghiệm về ngoại giao suốt nhiều thập niên sẽ không khuất tất, sợ hãi vì số tiền nợ không lồ, mà bỏ rơi Đông Nam Á, Nhật, Đài Loan, hay Ôs-tra-li-a vào tay tập đoàn tội phạm chiến tranh hiểm độc ở Trung Nam Hải. Giống như TT Obama đã nhận hiểu “Á châu-Thái Bình Dương là tương lai của Liên bang Mỹ.” Hợp tác với Trung Hoa vô cùng quan trọng, nhưng vấn đề chủ quyền tối thượng và sự vẹn toàn lãnh thổ của các nước Á Châu không thể bị hy sinh hay quên lãng chỉ để làm vui long những kẻ chủ trương “sung bom đẻ ra chính quyền và pháp luật, tất cả cho chiến tranh, không chiến tranh là thất bại.” Cựu Cố vấn ANQG và rồi Ngoại trưởng Henry A Kissinger đã trải qua những kinh nghiệm hợp tác tay đôi này. Liên bang Mỹ khó thể lập lại một kinh nghiệm chẳng vui.

Đòi hỏi một “trật tự và luật truyền thống Á Châu,” của Tập Cận Bình và guồng máy tuyên truyền “bạo lực cách mạng” hay “Đông Phương Hồng” có lẽ cần được hiểu theo lời dẫn giải của Yuankang Wang, trong Harmony and War: Confucian Culture and Chinese Power Politics.[22]  (Sau cuộc thảo luận với Cố vấn ANQG Susan Rice về cuộc họp thượng đỉnh sắp tới với Obama, Cận Bình thêm một lần khẳng định sẽ tự kềm chế, không chủ chiến. Nhưng mới chỉ có những lời hứa xuông. Hy vọng trong Hội nghị Thượng Đỉnh Hàng Châu sắp tới Tổng thống Obama sẽ thuyết phục được Cận Bình chấm dứt ngay việc xây dựng những pháo đài quân sự trên biển Đông Nam Á, và rồi thành tâm trở lại với Tuyên bố 1992, chấm dứt tham vọng xâm lược biển Đông Nam Á và thống trị Á Châu bằng quân sự; tập trung vào việc làm phúc lợi cho đại đa số dân Trung Hoa, hiện vẫn còn như một người đứng dưới dòng nước, chỉ cần một gợn sóng nhỏ như thiên tai, mất mùa sẽ sặc sụa tới chết như một học giả Mỹ đã ví von. Thiện chí giúp Trung Hoa thoát khỏi hiện trạng ô nhiễm không gian hẳn đã đã cho giới lãnh đạo Trung Cộng cảm nhận được tình thân ái giữa hai dân tộc, và nhu cầu duy trì một nền hòa bình cho nhân loại)

 

Phản ứng kịp thời và chừng mực của Nguyễn Tấn Dũng trong vụ khủng hoảng Haiyang 981 từ 2/5 tới 18/7/2014 có lẽ đưa đến quyết nghị Hội nghị 9 BCHYW, khóa XI  Đảng CSVN ngày 7/5/2014: Chủ quyền lãnh thổ của tổ quốc, trong đó có những vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa là thiêng liêng, không thể nào nhân nhượng. Không thể chấp nhận tình trạng cứ nước mạnh là không tôn trọng pháp lý và lẽ phăi

. . . . Biện pháp pháp lý cũng được xử dụng khi cần thiết để bảo vệ lãnh thổ, chủ quyền của Tổ quốc.[23]

Dẫu vậy phải đến ngày 5/12/2014, Bộ Ngoại Giao của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng—sau những cuộc vận động rộng rãi—mới gián tiếp tham dự vụ kiện của Phi-lip-pin, qua Tuyên cáo khẳng định sự thiếu căn bản pháp lý của lãnh hải chin-gạch [hay chin chấm] có hình lưới rổ khổng lồ trên biển Đông Nam Á, và chủ quyền tối thượng trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Án lệnh ngày 29/10/2015 của Tòa Trọng Tài Quốc Tế [The Permanent Court of Arbitration] the Hague, the Netherlands, về phán quyền [juristriction and admissibility] trên các đơn kiện số 1 và 2 của Phi-lip-pin—tức Không có căn bản pháp lý [legal basis] cho sự mạo nhận chủ quyền lịch sử [historic title] theo khuôn khổ Art 298(1)(a)(i) của Qui Ước UNCLOS—và rồi, án lệnh chung thẩm ngày 12/7/2016 đều nhắc đến cụm ghềnh đá Gạc Ma [Johnson] và Chữ Thập [Fiery Cross Reef] mà Việt Nam nhận có chủ quyền. Ngắn và gọn, bản án ngày 12/7/2016 trên thực tế trả lại cho các nước ven biển ở Đông Nam Á, kể cả Việt Nam, Brunei, Malaysia và Indonesia, những phần chủ quyền đích đáng.[24]

Có người cho rằng Cận Bình và Trung Nam Hải đã già néo đứt giây, khiến Hà Nội chẳng còn một lựa chọn nào khác hơn dựa vào Liên Bang Mỹ và cộng đồng thế giới. Đưa đến chuyến thăm Mỹ của Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, rồi Nguyễn Tấn Dũng—lên cao điểm vào chuyến thăm Việt Nam của Obama trong hai ngày 23-24/5/2016.

Obama là TT Mỹ thứ ba liên tiếp thăm Việt Nam, một cựu thù, với món quà đáng giá: Mỹ bãi bỏ lệnh cấm bán khí giới sát thương cho VN. Đổi lại, một công ty hàng không Việt ký với hãng Boeing những đơn đặt hàng lên tới 13 tỉ Mỹ Kim, để mua 100 phi cơ 737 và 720—những giao kèo dự trù mở ra 60,000 chỗ làm việc cho nhân công và chuyên viên Mỹ. (FoxNews.com, 23/5/2016)

Dịp này, Ngoại trưởng John F Kerry, TNS John McCain, và Bob Kerry, cũng cho phổ biến trên trang Quan Điểm & Ý Kiến của nhật báo The New York Times bài viết mang tựa “Moving On Vietnam, But Remembered Its Lessons.”[25]

Đại cương, 20 năm trước, hàng năm có ít hơn 60,000 du khách Mỹ tới VN, thương mại song phương [bilateral trade] 450,000 MK, ít hơn 1,000 du học sinh Việt. Hiện nay, số du khách hàng năm lên tới 500,000; thương mại song phương tăng 100 lần [45 tỉ], sinh viên du học lên tới 19,000.

Trong Bộ Chính Trị [Politburo] có hai người từng đến Mỹ với học bổng Fulbright; đại học Fulbright University Vietnam sẽ mở cửa ở Sài Gòn năm 2017, có cựu TNS Nebraska Bob Kerry là một thành viên trong ban quản trị.

Mỹ còn giúp thành lập một trung tâm huấn luyện quân nhân trẻ để phục vụ trong lực lượng bảo an LHQ ở ngoại ô Hà Nội.

Tổng thống Obama sẽ thảo luận với Việt Nam nhiều vấn đề, từ hợp tác an ninh thương mại và môi trường, đến giáo dục, từ môi trường tới tự do tôn giáo và nhân quyền. [Obama’s discussions with the Vietnamese will cover issues from security cooperation for trade and environment, to education, from the environment to freedom of religions and human rights. “Peace is far, far preferrable than war.”]

Ngoài ra, có thể các Toán Hòa Bình [Peace Corps] sẽ trở lại Việt Nam, tưới bón cho những hạt nhân tự do, dân chủ và nhân quyền—những định chế không thể thiếu trong xã hội Việt Nam trên chuyến du hành vào tương lai. Vì, rất có thể, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Châu Á-Thái Bình Dương.

Trong diễn văn ngày Thứ Ba, 24/5/2016, Obama cho biết đang hoàn chỉnh thủ tục nối lại bang giao giữa hai cựu thù. Hai trình diễn tiêu biểu Mỹ là cuộc nói chuyện với thanh niên và chuyến thăm một chùa cổ ở Sài Gòn. Obama cũng xuất hiện trong một quán bún chả ở Hà Nội, uống bia chai, ung dung và thoải mái trong chiếc áo sơ-mi không cà vạt.

Kerry tuyên bố tại Hà Nội ngày 24/5/2016: đám đông đón tiếp Obama bên hai lề đường là một tuyến chia cách bạn và thù [crowds along the street; it is a demarcation line]; CNN, 24/5/2016; NYT, 24/5/2016.

Và rồi là án lệnh chung thẩm về vụ kiện của Phi-lip-pin ngày Thứ Ba, 12/7/2016, của Tòa Trọng Tài Quốc Tế tại the Hague, vương quốc the Netherlands (thành lập từ năm 1899), một khúc quanh quan trọng. Chúng tôi chỉ ghi lại một cách tỉnh lược những “phần thưởng” dân chúng và quốc gia Cộng Hòa Phi-li-pin xứng đáng được hưởng:

X.A. Jurisdiction [Phán Quyền]: CHNDTH không có bất cứ Vùng Đặc Quyèn Kinh Tế [EEZ] nào quanh các ghềnh đá Mischief Reef hay Second Thomas Shoal [Re’nai Reef] trong quần đảo Spratlys, như Điều khoản 121 UNCLOS qui định. The South China Arbitration Award (12 July 2016), X.A. p 471.

[Ngày 29/10/2015: Tòa Trọng Tài Quốc Tế đã quyết định có phán quyền [juristriction and admissibility] trên các đơn kiện số 1 và 2 của Phi-lip-pin. Không có legal basis cho chủ quyền lịch sử [historic title] theo khuôn khổ Art 298(1)(a)(i) của Qui Ước UNCLOS. The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 471.

1. Ranh giới đường lưỡi bò chin điểm mà TH tự nhận chủ quyền tối thượng lịch sử không có cơ sở pháp lý [China’s claims of historical rights don’t have any legal basis.”] theo khuôn khổ Art 298(1)(a)(i) của Qui Ước UNCLOS. The South China Arbitration Award (12 July 2016), p 471.

X.A. (1) Các ghềnh đá Mischief Reef hay Thomas Second Shoal chỉ xuất hiện khi thủy triều xuống [low tide elevations], bởi thế không có vùng đặc quyền kinh tế [generate no entitlement to maritime zone]; The South China Arbitration Award (12 July 2016), [p 471].

[Qua nhiều “thư riêng” gửi các thẩm phán tòa PCA, Đại sứ Trung Cộng bốn năm lần đưa ra lập trường của Trung Nam Hải/Bắc Kinh trong dịp các phiên xử về “Merits” [sự nghiêm chỉnh, xác thực] của những điều Phi-lip-pin khiếu nại và xin phân giải, từ 24 đến 30/11/2015. Bởi vậy, trong án lệnh ngày 12/7/2016 có một phụ bản tên các đảo và ghềnh đá ở biển Đông Nam Á bằng ba thứ tiếng Anh, Hoa và Phi-lip-pin. (South China Arbitration Award (12 July 2016), pp 23-27, xix-xx) Chúng tôi sử dụng tên tiếng Anh/Mỹ vì thông dụng và dễ nhớ hơn.

X.A. (2) Không có vùng chằng chéo [over-lapping] của các vùng đặc quyền kinh tế trong khu vực Mischief Reef hay Thomas SecondShoal; [p 471].

X.A. (3) TH không được hưởng bất cứ Vùng Đặc Quyèn Kinh Tế [EEZ] nào quanh các ghềnh đá Mischief Reef hay SecondThomas Shoal như Điều khoản 121 UNCLOS qui định [theo cáo trạng 8, 9 của Phi-lip-pin]. [p 472].

X.A. (4) Những vật thể hình thành do việc bồi đắp bằng đất cát [land reclamation and/or construction of artificial islands, installations, and structures] tại bảy [7] ghềnh đá Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef [chữ Thập, VN], Gaven Reef [Bắc], Johnson Reef [Gạc Ma, VN], Hughes Reef, Subi Reef và Mischief Reef] không phải là những vị trí quân sự, nên PCA có phán quyền xét xử đơn kiện số 12 và 12(b). [p 472].

X.A. (5) Mischief Reef và SecondThomas Shoal không có EEZ hay Continental Shelf [thềm lục địa] như qui định bởi điều 121 của UNCLOS. Vậy PCA có phán quyền trên đơn kiện 12(a) và 12(c). [p 472].

X.A.(6) PCA không có phán quyển trên đơn kiện 14(a) tới 14(c) về sự đương đầu quân sự giữa TQLC Phi và lực lương HQ/TH. [p 473].

X.B. [Merits of the Disputes: Sự Chính Xác của Các Tranh Chấp](2) Ranh giới đường lưỡi bò chin gạch [nine-dash] hay chin điểm [nine-dot] mà TH tự nhận chủ quyền tối thượng lịch sử không có cơ sở pháp lý [China’s claims of historical rights don’t have any legal basis.”] UNCLOS thay thế bất cứ chủ quyền lịch sử [historic rights], hay những chủ quyền và pháp quyền khác [or sovereign rights and/or jurisdiction] vượt qua giới hạn cho phép của UNCLOS [in excess of the limits imposed therein]. [p 473].

X.B. (3) Scarborough Shoal, Gaven Reef (North) , McKennan Reef, Johnson Reef, Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef: là “islands” theo Điều 121(1).  [p 473]

X.B. (4). Subi Reef, Gaven Reef (South), Hughes Reef, Mischief Reef và SecondThomas Shoal: không phải “islands,” chỉ “low-tide elevation,” theo Điều 12 của UNCLOS).  [p 473]

Subi Reef, cách Sandy Cay 12 hải lý, phía tây Thitu. [p 474]

Gaven Reef (South), nằm trong vòng 12 hải lý của Gaven Reef (North) và Namyit Island;

Hughes Reef, nằm trong vòng 12 hải lý của McKennan Reef, và Sin Cowe Island; p 474

X.B. (7). Mischief Reef và SecondThomas Shoal: không phải islands. Nên nằm trong EEZ của Phi-lip-pin. p 474

X.B.(10)-(13). Trung Cộng khiến tình hình thêm nghiêm trọng trong cuộc tranh chấp địa phương qua việc xây đắp nhân tạo [China has aggravated the seething regional dispute with its large scale land reclamation]. China had violated its obligations to refrain from aggravating the dispute with the settlement process was ongoing. X.B. (13). p 475 [đã lên tới 3,000 [?] square miles]

Theo bản án ngày 12/7/2016, Việt Nam cũng gián tiếp tham dự qua một văn kiện gửi cho PCA ngày 5/12/2014. Trong tuyên cáo ngày 5/12/2014 này, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định công nhận phán quyền [jurisdiction of the PCA], phản đối và bác bỏ đường 9 gạch mà Trung Hoa tự nhận chủ quyền; tái khẳng định chủ quyền bất khả xâm phạm trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.”[26]

3. Tòa cũng phán quyết Trung Cộng đã nhúng tay vào việc khai thác dầu hỏa ở đá Cỏ Rong [The Court also found that China had interfered with the Phillipines petroleum exploration at Reed Bank], cố gắng ngăn cản tàu đánh cá Phi Lip Pin hoạt động trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế [tried to stop fishing by Phillipines vessels within the country’s exclusive economic zone [EEZ] ], [and]

4. Không ngăn cản ngư dân Trung Hoa hoạt động trái phép trong vùng Đặc Quyền Kinh Tế của Phi-lip-pin tại Mischief Reed và Second Thomas Shoal [failed to prevent Chinese fishermen from fishing within the Philippines EEZ at Mischief Reed and Second Thomas Shoal]. (South China Arbitration Award (12 July 2016), X.B. (12-16), pp 475-477]; FoxNews.com, July 12, 2016;

Ngày 12/7/2016, Ban Chủ Biên The NYT đăng tải một bài quan điểm xuất sắc: “Testing the Rule of Law in the South China Sea;” NYT Opinion Pages, July 12, 2016.

A. The unanimous ruling of the five-judge tribunal on the Hague was more favorable toward the Philippines and broader in scope than experts had predicted. It said that under the United States Nations Convention on the Law of the Sea, China has no legal basis to claim historical rights over most of the waterway, which is rich in resources and carries 5 trillion in annual trade.

B. The panel also faulted China for its aggressive attempts to establish sovereignty by shifting tons of dirt to transform small reefs and rocks into artificial islands with airstrips and other military structures. China’s neighbors fear that it intends to use those outposts to restrict navigation and the rights of others o fish and explore for oil and gas.

China had indeed violated “irreparable harms” to the maritime environment, endangering ships and interfering with the Philippines fishing and oil exploration.

Further, China had illegally built on artificial island on Mischief Reef, complete with a military airstrip, in waters belonged to the Philippines.

 

Phản ứng:

1. Phi-lip-pin, dĩ nhiên, vô cùng vui mừng. Ngoại trường Yasay tuyên bố Phi-lip-pin hân hoan đón nhận phán lệnh, và sẽ nỗ lực tìm một giải pháp hòa binh trong việc đương đầu với Bắc Kinh. Tân Tổng thống Rodrigo Roa Duterte—mới nhiệm chức ngày 30/6/2016—giữ một thái độ hòa hoãn. Duterte nhắc đến đề nghị viện trợ 200 triệu Mỹ Kim dể xây dựng một đưởng xe điện cao tốc từ Manila tới Subic. Duterte dường muốn nhờ ảnh hưởng Bắc Kinh để ngăn chặn sự phá hoại của Đảng Cộng Sản Phi, đã hoạt động từ năm 1968. Phải chăng người cầm đầu Phi đã cảm nhận được mối đe dọa mới của nanh vuốt “cách mạng” do Bắc Kinh tài trợ, gợi nhớ đến Pol Pot của Khmer Đỏ chưa xa?.

 

2. Đài Loan phản kháng giận dữ, vì chủ quyền “đảo Thái Bình,” [Itu Aba, tức Ba Bình của Việt Nam], không được khu đặc quyền kinh tế [EEZ]. (Jane Perlez. “Beijing Potests South China Ruling with Modest Show of Strength;” NYT, July 13, 2016, online).

Nữ Tổng thống Thái Anh Vân [Cai Ing-wen] của Đài Loan [the Taiwan authority of China] tuyên bố “thất vọng” [disappointed] về bản án của PCA.

 

3. John Kirny, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Mỹ, tuyên bố chính phủ Mỹ mong rằng cả Phi-lip-pin và Trung Hoa sẽ tuân thủ theo phán quyết của tòa the Hague, và coi bản án Cộng Hòa Phi-lip-pin chống lại Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa sẽ đóng góp vào nỗ lực giải quyết vấn đề Biến “Nam Trung Hoa.” [State Dept spokesperson, said the US expected China and the Philippines both to comply with their obligations under the ruling, calling it an important contribution to the shared goal of peacefully resolving South China Sea dispute.

Đang viếng thăm Ôs-tra-li-a, Phó TT Biden cũng tuyên bố Bắc Kinh phải tuân thủ án lệnh của Tòa Trọng Tài [China must abide by the international rule as anyone alse]. (SCMP, 16/7/2016)

 

4. Nhật và Ôs-tra-li-a hoàn toàn ủng hộ phán quyết.ngày 12/7/2016. Ngày Thứ Tư, 13/7, Ngoại trưởng Bishop tuyên bố Trung Hoa phải tuân theo án lệnh của Tòa PCA. Hôm sau, bất chấp sự phản đối và đe dọa của Bắc Kinh, Thống chế Không Quân Leo Davis tuyên bố với đài truyền hình Mỹ ABC là sẽ tiếp tục Chiến Dịch Gateway [Cửa Ngõ], tức tuần thám trên Biển Đông Nam Á để bảo đảm sự tự do giao thương trên tuyến hàng hải quan trọng này. Trong năm 2016, Không lực Ô-stra-li-a đã thực hiện 32 phi vụ tuần thám thủy lộ trên biển Đông Nam Á. (Andrew Greene, “South China Sea Patols will continue despite military tensions, RAAF says;” News; July 14, 2016).

Nhật đã yểm trợ Phi-lip-pin từ đầu; từng giới thiệu một số thẩm phán vào thẩm phán đoàn cùng trang trải một phần án phí vì Trung Hoa không chịu khép mình vào khuôn khổ công pháp quốc tế. (“Butt out of South Sea Dispute, China Tells ‘Shameful’ Japan;” Japan Daily News, July 25, 2016)

 

4. Bắc Kinh, giống như bất cư người thua kiện nào, bị đối diện vấn đề “credibility” [sự đáng tín nhiệm] tại quốc nội cũng như quốc ngoại. Đang làm chủ nhà cho Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu, Tập Cận Bình tuyên bố Trung Hoa có một hệ thống công pháp quốc tế truyền thống riêng, không chịu bó buộc trong khuôn khổ công pháp quốc tế hiện hành. Guồng máy tuyên truyền tiếp tục hung hăng tuyên bố không chấp nhận bản án, trút trách nhiệm cho Liên bang Mỹ, Nhật, rồi Ôs-tra-li-a. Ngày 11/7/2016, như đã biết trước “Ngày Đáng Xấu Hổ” sắp đến, Nhân Dân Nhật Báo than phiền Trung Hoa trở thành nạn nhân của Mỹ. (Tuổi Trẻ online, 11/7/2016) Trong khi đó, Khổng Huyễn Hiệu của Bộ Ngoại Giao tuyên bố Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu [ASEM] từ 16 tới 17/7/2016 tại Mông Cổ không nên bàn về vấn đề biển Đông Nam Á.

Nhưng cả Bri-tên lẫn Pháp đều có vẻ hài lòng với bản án. Đại biểu Bri-tên, Pháp và Đức đều vận động đưa bản án PCA ngày 12/7/2016 vào thông cáo chung tới giờ chót. Pháp còn gửi một chiến hạm chạy bằng nguyên tử năng tới Biển Đông Nam Á để bảo đảm tự do hang hải. (Như một chi tiết bên lề, thẩm phán đoàn PCA đã gửi chuyên viên tới văn khố Pháp (Bộ Ngoại Giao và Văn Khố Hải Ngoại Aix-en Provence để sưu tra tư liệu trước khi tuyên án).

a. Thứ Tư, 13/7/2016, Bắc Kinh ra Bạch thư về Biển Nam: “China is upholding the Rule of Law: free navigation.”

b. Bắc Kinh cho hai phi cơ dân sự hạ cánh xuống phi trường ở Trường Sa.[27]

c. Trong khi đó, như để uy hiếp lân bang và thế giới, Bắc Kinh tổ chức tập trận bằng đạn thực trên biển Đông Nam Á, mang cả oanh tạc cơ H-6K có khả năng thả bom nguyên tử bay lượn trên không phận Scarborough Shoal, cách duyên hải Phi-lip-pin 250 cây số, “tỉnh Tam Sa” mạo nhận của Trung Cộng hơn 900 cây số. (SCMP, 9/7/2016; Reuters, 14/7/2016; AFP News, 14/7/2016);

Phản ứng của Bắc Kinh khiến Ngoại trưởng Bishop phải dung đến tĩnh từ “irresponsible” [vô trách nhiệm].

d. Do áp lực của Trung Cộng, mặc dù các đại biểu Bri-tên, Pháp, Germany, Australia, Japan, Phi-lip-pin và Việt Nam  ra sức vận động tới phút chót, tuyên cáo chung của Hội Nghị Thượng Đỉnh Á-Âu tại Mông Cổ không trực tiếp nhắc đến án lệnh 12/7/2016. (SMCP, 16/7/2016)

e. Thứ Hai, 18/7/2016  Tân Hoa Xã bình luận về lời tuyên bố của Wu Sheng-li [Ngô Thắng Lợi], UVBCT, Tư lệnh HQ, với Admiral John Richardson, Tham Mưu trưởng HQ Mỹ. TH sẽ tiếp tục xây dựng đảo nhân tạo như đã dự định. (Xinhua News Agency, 18/7/2016; Beijing Review, 20/7/2016)

f. Hội nghị thứ 49 các Ngoại trưởng khối ASEAN tại Lào từ 24 tới 25/7/2016 cũng không nhắc đến án lệnh, vì Cao Miên và Lào dùng quyền phủ quyết. Ngoại trưởng In-đô-nê-xi-a Retno Marsudi, cùng Ngoại trưởng Thái Lan, ra sức thêm vào được tuyên cáo chung những lời kêu gọi vô giá trị như Tuyên cáo 2002, giải quyết một cách hòa bình, v.. v..

g. Cố vấn ANQG Rice của Obama từ năm 2011 bay sang Bắc Kinh lần thứ tư, từ 23 tới 26/7/2016, có dip khuyên Tập Cận Bình cùng Dương Khiết Trì về nhu cầu duy trì hòa bình—nhưng liệu Cận Bình có tạm ngưng việc xây cất pháo đài trên bi63n Đông Nam Á, ngưng ngăn cản ngư dân Phi-lip-pin và Việt Nam đánh cá, hay các công ty có giao kèo khai thác dầu hỏ, khí đốt như hai năm qua? Chỉ có thời gian mới trả lời. Từ tuổi thiếu niên, chúng tôi đã được nghe một lời phê bình: “Người Tàu bước vào chuồng lợn, lợn phải phá chuồng bỏ chạy.”

5. Tại Hà Nội, Lê Hải Bình, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao XHCNVN, tuyên bố hoàn toàn ủng hộ giải pháp hòa bình ở biển Đông, qua đường lối ngoại giao và công pháp quốc tế. (Website Nguyễn Tấn Dũng, 13/7/2016)

 [Vietnam strongly supports the resolution of the disputes in the East Sea by peaceful means, including diplomatic, legal processes, and restraining from the use of threats to the use of force, in accordance with international law.

 

Theo bản án ngày 12/7/2016, Việt Nam cũng gián tiếp tham dự qua một văn kiện gửi cho PCA ngày 5/12/2014. Trong tuyên cáo ngày 5/12/2014 này, chính phủ Nguyễn Tấn Dũng khẳng định công nhận phán quyền [jurisdiction of the PCA], phản đối và bác bỏ đường 9 gạch mà Trung Hoa tự nhận chủ quyền.[28] Đại diện Việt Nam cũng tham dự như quan sát viên những phiên tòa từ 24/11 tới 30/11/2015, cùng các đại diện Nhật, Australia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan.

Điều đáng ghi nhận là thái độ “nửa chừng” của Hà Nội. Ngày Chủ Nhật 17/7, khoảng 30 người tụ họp biểu tình gần Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội—với những biểu ngữ “phản đối Trung Cộng Xâm Lược,” hay “Gạc Ma 1988: Đất Nước Không Quên.” Nhưng họ bị lực lượng an ninh bắt dẫn đi, với những lời hô “Đả đảo Trung Hoa Xâm Lược.” (AFP, 17/7/2016; Daily Mail, 17/7/2016; Daily News, 17/7/2016)

Từ thời Pháp thuộc tới QGVN, rồi VNCH, luôn luôn có sự trú đóng của Địa Phương Quân và nhân viên hải đăng tại Hoàng Sa. Hải quân VNCH trên thực tế đã đổ máu để bảo vệ chủ quyền quốc gia trên quần đảo Hoàng Sa, và cuộc hải chiến ngày 19/1/1974 tự nó mang tiếng phản đối dõng dạc, đanh thép của một nước yếu, trước âm mưu xâm thực tội phạm của Mao Trạch Đông cùng nước CHNDTH. Văn khố Liên Hiệp Quốc còn tàng trữ những văn kiện VNCH đã nộp trong dịp này.

Ngày 26/1/1974, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN cũng đã ra tuyên bố phản đối hành động xâm chiếm Hoàng Sa của Trung Quốc và công bố lập trường “về chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của VN.

Sau ngày chiếm miền Nam, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN đã nhiều lần khẳng định Hoàng Sa là của VN. Ngày 5/6/1976, người phát ngôn Bộ Ngoại giao bác bỏ “những thông tin xuyên tạc về Hoàng Sa - Trường Sa” và “khẳng định hai quần đảo này là thuộc chủ quyền VN, từ trước đến nay đều do người VN quản lý.”

Vì tài liệu văn khố Bắc Kinh và Hà Nội chưa được hoàn toàn giải mật và phân tích kỹ lưỡng, chưa rõ lý do và điều kiện cắt lãnh hải này của Bộ Chính Trị Đảng LĐVN và chính phủ VNDCCH. Người ta suy đoán rằng sự cắt nhượng, nếu có, liên quan đến viện trợ của Bắc Kinh trong kế hoạch đánh chiếm (“giải phóng,” nếu muốn) miền Nam bằng võ lực, vì Khrushchev và Đảng Cộng Sản Liên Sô Nga chống lại.

Mặc dù sau đó cho tới năm 1973 hai chính phủ chưa ký một qui ước chính thức, lá thư của Phạm Văn Đồng cực kỳ bất lợi cho Việt Nam trên phương diện công pháp quốc tế. Công nhận tuyên cáo ngày 4/9/1958 của Trung Cộng có thể được coi [presumed] như công nhận toàn bản tuyên cáo, kể cả tấm họa đồ chữ U, không chỉ giới hạn ở chi tiết lãnh hải 12 hải lý.[29]

Ngoại trừ trường hợp đưa ra những bằng chứng có khả năng chứng minh ngược lại, nó có thể được diễn dịch rằng chính phủ VNDCCH—tiền thân của chính phủ CHXHCNVN hiện nay—đã tự nguyện nhường chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa cho THNDCH. Nó càng bất lợi hơn cho Việt Nam khi Bắc Kinh không ngần ngại sử dụng vũ lực—đã từng, đang và sẽ trở mặt sử dụng vũ lực—để bảo vệ cái gọi là “vùng trời sinh tồn.” Theo đúng luật kẻ mạnh, tham lam, Bắc Kinh đã bất chấp hậu quả, sử dụng võ lực chiếm phía Đông Hoàng Sa năm 1956, rồi ngày 19/1/1974, đánh chiếm Hoàng Sa, giết người, cướp đoạt tài nguyên thô và hải sản; hay bắn giết hơn 60 quân nhân Việt ngày 18/3/1988, chiếm đảo san hô Gạc Ma làm chỗ đặt chân, cắm dùi, xây dựng một phi trường trấn áp trục giao thương chiến lược của thế giới. Và đe dọa hoặc tiếp tục đánh đắm tàu thuyền Việt, bắt cóc, trấn lột ngư dân mà chẳng hề lo ngại bị trừng trị. Việc ký kết hai hiệp ước 29/12/1999 và 25/12/2000 cùng qui ước đánh cá 2004 mà Đỗ Mười (tên thực Nguyễn Cống) và Lê Khả Phiêu bí mật dàn xếp từ tháng 7/1997, rồi giao cho Nguyễn Dy Niên cùng nhóm Lê Công Phụng cắt dâng đất và biển tổ tiên truyền lại, nhưng gân cổ tự ca ngợi đã dựa trên công pháp quốc tế, hầu bảo đảm một tương lai hòa bình, thân hữu, hợp tác toàn diện theo 16 chữ vàng.[30]

Nhưng thế đối đãi bất tương xứng—giữa hai nước lớn nhỏ, giàu nghèo quá cách biệt, nhân nhượng một lần chỉ mời gọi thêm nhiều lấn áp, trấn lột khác.

Bắc Kinh còn sử dụng một số học giả “phân tích” rằng Nguyễn Tấn Dũng đã mượn khẩu hiệu bài Hoa khích động tinh thần quốc gia, hầu giảm thiểu áp lực nạn tham nhũng từ ngày lên cầm quyền năm 2006, và sự suy thoái kinh tế. Thêm vào đó, liên hệ giữa Hà Nội với Oat-shing-tân đang ấm áp hơn, trong chính sách quay lại Á Châu của Mỹ.[31]

[Teng Jian-qun alleged that as the [Paracels] islands are under China’s administration, it’s China’s legal rights to conduct exploration and drilling at the site. The Vietnamese government has an inescapable responsibility for the escalation of regional tensions. The Vietnamese Govt tried to shift attention from domestic dissatisfaction, govt corruption, and its economic downturn to China. Sun Xiao-ying, SEA Studies with the Guangxi Academy of Social Sciences, alleged that Prime Minister Nguyên Tan Dung has been involved in corruption cases for the last two years at least. By provoking territorial disputes with China and fanning up nationalist sentiment, the prime minister has succeded in diverting domestic focus away from his corruption issue.

 

Thủ tướng Dũng đã biện minh là bị vu cáo, và đã hành động vì ý thức được rằng mối giao hảo giữa hai đảng “Cộng Sản” và tình tự “ý thức hệ” quá viển vông. Nội bộ chính phủ và Bộ Chính Trị cũng không phân chia sâu đậm như các quan sát viên ngoại quốc nhận xét. Mặc dù Đại tướng Phùng Quang Thanh, UVBCT, Bộ trưởng Quốc Phòng, giữ thái độ ôn hòa khó hiểu, giới quân sự đều tuyên bố sẵn sàng đánh trả mọi mưu toan ngoại xâm.

Thứ Tư, 4/6/2014, trả lời phỏng vấn của Tuổi Trẻ về hành động của Bắc Kinh, Thượng tướng, thứ trưởng QPVN Nguyễn Chí Vịnh—con út Nguyễn Vịnh, tức Đại tướng Nguyễn Chí Thanh—tuyên bố Trung Quốc sai lầm khi cưỡng đoạt chủ quyền của VN, và điên rồ tấn công các nước khác.[32]

Trong phân tích về tình hình biển Đông, chuyên viên Sam Bateman viết trên Eurasia Review, là ngày 7/5/2014, đã có một số người Việt bị thương, một số tàu thuyền bị hư hại. Dàn khoan [Oil Rig] Haiyang 981 hoạt động cách Tri Tôn 14 hải lý [nautical miles]; nằm ngoài lãnh hải 12 hải lý của đảo Tri Tôn [nếu Bắc Kinh chứng minh được chủ quyền, chuyện này hầu như bất khả, và trở thành vô nghĩa sau bản án ngày 12/7/2016]. Cách nào đi nữa, nó phản ánh tinh thần xâm lược của Trung Hoa [China’s assertiveness].[33]

Ngày 16/6/2014, Dương Khiết [Thiết] Trì được gửi qua Hà Nội tham dự cuộc đối thoại thường niên Việt-Hoa. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Dũng đều gặp riêng Khiết Trì, nhưng nhánh olive của Bắc Kinh chưa đủ sức quyến rũ “những lãng tử” quay đầu trở lại. Cuộc thảo luận giữa Thủ tướng Dũng, và Ngoại trưởng Phạm Bình Minh với Thiết Trì ngày 18/6/2014, bị bế tắc vì Bắc Kinh nhấn mạnh chủ quyền trên biển Đông, và chỉ mở ra cho Hà Nội điểm gặp gỡ giữa đường là thừa nhận chủ quyền Trung Cộng, đổi lấy việc xan xẻ quyền lợi vật chất trong tương lai—một giải pháp bề ngoài có vẻ hợp lý, nhưng nguy hiểm, đã được nêu ra từ lâu, và lập lại trên Nhân Dân Nhật Báo ngày 19/6/2014.[34]

Ngày 16/6/2014, trong buổi họp báo trên đường Ngô Quyền Hà Nội, các viên chức ngoại giao, kiểm ngư, cảnh sát biển và công ty dầu khí Việt Nam đưa ra những thông tin minh bạch đầu tiên về việc làm phi pháp của dàn khoan Haiyang 981 cùng các đơn vị hộ tống.

Nhưng Bắc Kinh vẫn cho lệnh dàn khoan thứ hai tiến vào Vịnh Bắc Bộ để thực hiện lời đe dọa sẽ giữ vững lập trường không chịu mất một tấc [inch] biển đảo, và sẽ bảo vệ chủ quyền Nam Hải bằng mọi giá.”

Chiến hạm Trung Cộng tiếp tục vây húc vào tàu kiểm ngư Việt; nhưng Bắc Kinh trí trá đổ tội cho Hà Nội làm cản trở hoạt động [trộm cướp] đã kéo dài cả chục năm qua, và đe dọa “sẽ sử dụng mọi phương tiện” để bảo vệ lãnh hải, phần lãnh thổ không thể phân ly của Trung Hoa. Phi cơ và tàu chiến Trung Cộng cũng lũ lượt kéo tới, phối hợp với giọng điệu tuyên truyền hung hăng, theo đúng tinh thần bạo lực cách mạng Mao-ít, trộn lẫn với sự điêu ngoa của vua quan Hán mỗi lần mới thay đổi triều đại, muốn “chữa bệnh cho tứ di.” Chiến thư của Triệu Quang Nghĩa năm 980, Qublai Khan (Hốt Tất Liệt, 1260-1294) hay cuộc xâm lăng mạo danh “hưng Trần diệt Hồ” của Chu Lệ (17/7/1402-12/8/1424) trong văn sử Trung Hoa và Việt Nam còn đó. Hay việc thấu cáy xâm lấn trừng phạt cha con, ông cháu Mạc Đăng Dung, mở ra cho cháu chắt Mạc Thúy một cơ hội mới để bán rẻ Đại Việt cho Chu Hậu Tổng. Bất cứ ai muốn tìm hiểu sự thực, hay tòa án quốc tế nào muốn thụ lý những đơn kiện Zhonghua Renmin gongheguo đều thấy rõ bảo bối gia truyền và quốc thống Hán tộc: “Assertiveness” hay “Reassertiveness” mọi đất đai sông biển trong thiên hạ. (Xem Phần II: “Giao Chỉ Đô Thông Sứ Ti” [5/7/1407-2/1/1428])

Năm 1396-1397, Chu Đức Dụ sai bọn Trần Thành [Chen Zheng] và Lữ Nhượng [Lu Rang] qua Hà Nội thảo luận, nhưng suốt gần ba tháng vua Trần Ngung (Thuận Tông, 24/1/1389-2/4/1398) vẫn không nhân nhượng. Cho rằng có thể thông dịch viên không nói hết với Trần Ngung lập trường nhà Minh, ngày 20/3/1397 Trần Thành viết rõ lập trường Minh về trụ đồng trình lên Trần Ngung.

[Tư liệu quí hiếm này hình như chưa được trình báo lên Bộ Chính Trị khóa XVIII Đảng CSTH nên năm 2014, cả Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Trung Hoa, Cận Bình, lẫn Thủ tướng Cường đều cả quyết “trong máu người TH không có DNA xâm lược hay bành trướng” khi tự nhận 90% chủ quyền biển Đông Nam Á, cùng các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Bắc Kinh đã xâm lấn từ năm 1956, 1974 và thập niên 1980, khiến Phi-lip-pin phải kiện ra trước Tòa Trọng Tài Quốc Tế, nhưng Cận Bình từ chối thẩm quyền của Tòa án, những hạn kỳ cho phép Bắc Kinh trình bày lập trường ngày 17/12/2014 và 16/6/2015 trôi qua với những lời khẳng quyết Trung Hoa không nhìn nhận pháp quyền của Tòa The Hague. Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc Phòng Thường Vạn Toàn đe dọa cả thế giới là luôn luôn sẵn sàng dùng vũ lực, nếu có lệnh. Ngày 3/9/2015, Cận Bình và Trung Nam Hải còn tổ chức lễ mừng 70 Năm Ngày Chiến Thắng thế chiến II, mang đủ loại khí giới diễn hành ở Thiên An Môn để sỉ nhục Nhật Hoàng, và dọa nạt những người yếu bóng vía như Tông Thư Ký Liên Hiệp Quốc.

Trong kho “bằng chứng lịch sử nhà Minh” đưa ra cho Trần Ngung, Trần Thành nhắc đến câu tuyên bố của đại diện Việt về tục lệ tiếp đón hay đưa tiễn sứ Trung Hoa ở Khâu Ôn [Qiu Wen], để cưỡng từ đoạt lý rằng Khâu Ôn là ải địa đầu của Giao Chỉ, không phải trạm đổi ngựa Đồng Đăng; nên đòi đất Khâu Ôn, Như Ngao [Ru Ao], Khánh Viễn [Qing-yuan], Uyên [Yuan] và Thoát [Tuo]. Trần Ngung bẻ gãy gian ý của sứ Minh—như đặt câu hỏi tại sao năm 1285 hay 1288. Thái tử Thoát Hoan [Toghan] không rút về giữ phủ Vĩnh Bình lại chạy tới Tư Minh—Đức Dụ đành tuyên bố “An Nam sẽ bị tai họa,” nhưng chờ dịp thuận tiện hơn mới trừng phạt.[35]

Dĩ nhiên, khi mượn công pháp quốc tế để giải quyết những khó khăn trong việc bảo vệ lãnh thổ, hiện nay Việt Nam đang có ưu thế nhất—tức sự ủng hộ hay đồng tình của nhiều nước trên thế giới. Màn giáo đầu bi hài kịch biển Đông Nam Á đang bước sang một trang mới. Đến lúc Hà Nội phải lựa chọn hành động—hầu ngăn cản tham vọng Trung Nam Hải trong một thời gian vừa phải—trước khi sự cả nể trở thành biểu hiệu của nhu nhược.

Một bài học nhập môn về thủ tục tố tụng [precedure] đã được chính phủ Barack Obama áp dụng ngày 28/10/2015 [giờ địa phương] là cho lệnh diệt lôi hạm [destroyer] USS Lassen cùng phi cơ tiến gần các đảo nhân tạo Trung Cộng xâm chiếm bất hợp pháp và xây dựng một thứ “trường thành cát” tại biển Đông Nam Á;  vì theo công pháp quốc tế, những đảo nhân tạo và ghềnh đá không nổi trên mặt biển ở mức thủy triều cao không được coi như một đảo tự nhiên, và không có giá trị pháp lý, cùng những quyền lợi về thềm lục địa [continent shelf] hay khu vực đặc quyền kinh tế [EEZ]. Cố vấn pháp luật của chính phủ Việt Nam hiện tại đã nêu  rõ vấn đềacquisitive prescription” [im lặng có nghĩa là đồng ý, mà Bắc Kinh đã và đang gian xảo gài bẫy, qua những hành động như thăm dò dầu khí, nghiên cứu địa chất, khảo cổ, xây dựng hải đăng, phi trường, v.. v.. tại biển Đông Nam Á—tức khiến Việt Nam im lặng trước sự xâm lấn của nước ngoài]. Bài học “luật quốc tế” mà quân lực Mỹ biểu diễn ngày 28/10/2015 nên được ghi nhận như nhu cầu phản đối bất cứ sự vi phạm luật quốc tế nào của Bắc Kinh, càng công khai, rõ ràng, sâu rộng càng tốt, theo tinh thần luật “adverse possession” về chủ quyền đất đai hay hải đảo. Việc giới chức thẩm quyền Việt Nam công khai đòi Tập Cận Bình giải quyết việc xâm lấn Hoàng Sa, Trường Sa, cùng biển đảo trong dịp Bình đến Việt Nam từ 5 tới 6/11/2015, cùng ngăn chặn việc đánh cá mưu sinh chính đáng của ngư dân Quảng Ngãi và đảo Lý Sơn phải được thường xuyên sử dụng qua những phương tiện chính thức (kể cả việc khiếu nại lên Liên Hiệp Quốc, và các tòa án quốc tế, nếu cần). Nếu biết sử dụng công pháp quốc tế một cách khéo léo, Việt Nam sẽ duy trì được cảm tình nồng hậu của thế giới qua thành tích dĩ vãng là đã ngăn chặn được tham vọng xâm lược của Trung Hoa—bất kể quân chủ chuyên chế hay định hướng xã hội Chủ Nghĩa. Dân tộc Việt đủ khả năng ngăn chặn ảo vọng vặn ngược kim đồng hồ về thời Trung và Thượng Cổ của tập đoàn tội phạm chiến tranh Tập Cận Bình. Chinh phủ Obama có thể có những khó khăn của một năm bầu cử Tổng thống—nhưng quan trọng nhất vẫn là sức đề kháng nội tại của Việt Nam. Các vua Tiền Lê, Lý, Trần, rồi Bình Định Vương Lê Lợi, Quang Trung Nguyễn Huệ đã chứng minh rằng chính nghĩa dân tộc sẽ chiến thắng ngoại xâm từ phương Bắc—bất chấp đó là một cuộc xâm lược trắng bằng võ lực, hay những áp lực kinh tế, văn hóa và  và chính trị. Thế giới đã đổi thay và tiếp tục đổi thay. Chúng ta đã thoát khỏi ngục tù của chữ Hán và văn hóa Hán, đi vào một khoảng thời không mới—thế giới của tự do, dân chủ, nhân và dân quyền, của khoa học, kỹ thuật và y tế không gian. Đã đến lúc nói tạm biệt nếu không phải vĩnh biệt. Chữ quốc ngữ mới, dựa trên chữ cái Latin, là cuộc tự giải phóng thứ nhất. Đã dến lúc chuyển đổi qua Tây lịch, quên đi mười năm [can] hay mười hai năm [giáp] trâu, bò, rắn, lợn của Hán tộc.

  Có dư luận Phùng Quang Thanh và Nguyễn Phú Trọng, 72 tuổi, là hai nhân vật thân Hoa bậc nhất. Những tài liệu về kinh nghiệm đổi mới giữa Trung Hoa và Việt Nam,[36] trước ngày Phú Trọng lên chức Bí thư Hà Nội, rồi Tổng Bí thư từ tháng 1/2011, đã tạo nên ấn tượng này. Chuyến viếng thăm Bắc Kinh, ký kết một số thỏa thuận, trước khi chính thức thăm Liên Bang Mỹ năm 2015 thường được giải thích và nhận hiểu theo thành kiến trên. Tiếp đó đến tin đồn Tướng Thanh chết khi qua Pháp điều trị.

Nhưng rất có thể cả Nguyễn Phú Trọng, Tương Thanh, hiểu rõ tham tâm thực dân, xâm lược của Bắc Kinh. Nếu đi vào con đường cụt hay bãi lầy của Chu Huy Mân và Nông Đức Mạnh (4/2001-1/2011) sẽ là một thảm kịch cho cả dân tộc. Lý Hồng Anh, Tô Huy Rứa hay Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng và Bộ Chính Trị khóa XI hẳn hiểu rõ hơn ai hết rằng lịch sử dân tộc không có chỗ đứng cho những kẻ phản quốc Mạc Thúy hay Mạc Đăng Dung và con cháu. (Xem Phụ Bản V: Lễ đầu hàng của ông cháu Mạc Đăng Dung (30/11/1540-29/4/1541), tập II, tr 301-350; dựa trên Ming shi-lu [Minh Thực Lục], kỷ Thế Tông; cùng quốc sử quân chủ Việt Nam) Trong thế cờ ác hiểm hiện nay, nên suy nghĩ về lời khuyên của Phan Phu Tiên rằng bọn vua quan Tàu thường “mềm nắn, rắn buông.” Lời tuyên thệ nhiệm chức Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Thị Kim Ngân ngày Thứ Sáu 22/7/2016 sẽ mở ra một chương sử mới của bang giao Việt-Hoa, hay cũng chỉ đổi mới nhân sự. mà chẳng có bao lăm thực chất? Mặc dù Nguyễn Phú Trọng chưa lên tiếng, Chủ tịch Nhà Nước Trần Đại Quang tuyên bố sẽ “Bảo vệ chủ quyền, thông nhất, toàn vẹn lãnh thổ.” Riêng website Nguyễn Tấn Dũng lại đưa ra khẩu hiệu: “Khởi Kiện Trung Quốc.” Việc bắt giữ hay truy tố những người yêu nước đủ can đảm vạch mặt nạ xảo quyệt, tàn ác của Tập Cận Bình và Trung Nam Hải chỉ khiến chính quyền hiện tại tách xa dần con đường chính nghĩa dân tộc.

Dù khối ASEAN đã chính thức trở thành một liên minh kinh tế từ ngày 1/1/2016, có dấu hiệu cho thấy ASEAN không đạt được sự nhất trí về án lệnh ngày 12/7/2016. Trong Hội nghị các Ngoại trưởng lần thứ 49 ở Vientiane, Lào, từ 23 tới 25/7/2016, khối ASEAN không ra nổi tuyên cáo chung về bản án của PCA, dù Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a ra sức vận động. Cao Miên và Lào đã dùng quyền phủ quyết—một hành động ai cũng đoán biết. Cao Miên đã và đang bị các nhóm “Miên trắng” [Hoa Kiều] chi phối từ thời Pol Pot, và quyền lực Hun Sen đang tuột dốc. Tinh thần “cáp duồn” vẫn được thổi bễ bởi những cá nhân quá khích như con trai Sihanouk. Lào thì ngày càng lọt vào mạng lưới nhện tài chính-kinh tế Bắc Kinh muốn phủ chụp lên toàn Á Châu. Đầu tư của Trung Cộng vào Lào đã vượt qua Việt Nam, lên tới hơn 5 tỉ Mỹ Kim. Những kế hoạch di dân bí mật các tộc Lolo xuống Lào, Cao Miên, và có thể cả Myanmar [Miến Điện] lẫn Thái Lan sẽ thay đổi cấu trúc các xã hội Đông Nam Á trong một tương lai gần. Bao giờ Trung Nam Hải sẽ phát động “cách mạng vô sản” ở Thái Lan, Burma, Phi-lip-pin hay In-đô-nê-xi-a? Dư luận thế giới dường rất ít chú ý đến cái gọi là một bản án về tội ác chống nhân loại mới được phổ biến vào tháng 11/2015 về việc giết hại từ 400,000-tời 500,000 đảng viên Cộng Sản In-đô-nê-xia [PKI] cùng người In-đô-nê-xi-a gốc Hoa sau cuộc đảo chính hụt 30/9/1965. Câu hỏi cần đặt ra là tại sao không có những bản án xét xử tội Diệt Chủng, tội ác chống Nhân Loại, tội ác chống Nhân Quyền của Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Chu Ân Lai, v.. v.. về những cuộc đấu tố, cướp đoạt tài sản, thảm sát cải cách ruộng đất khiến hang chục triệu địa chủ Quảng Đông-Phúc Kiến thiệt mạng, hay cái gọi là “Bước Đại Nhảy Vọt” [Great Leap Forward], cuộc “Cách Mạng Văn Hóa,” việc dung dưỡng và khuyến khich Pol Pot tiêu diệt hơn 2 triệu người Miên và Việt Kiều, người Miên gốc Chàm hay thị dân từ 1973 tới 1976? Hay cuộc truy diệt Pháp Luân Công, cuộc thảm sát Thiên An Môn và những bản án mới nhất cho các sinh viên Hồng Kông cầm đầu Phong trào Ô Dù [Umbrella Movement] năm 2014?

Khó thể phủ nhận một điều là Nguyễn Tấn Dũng và Trương Tấn Sang đã giành được lòng yêu quí của đại đa số người Việt và dư luận thế giới—giống như hành động can đảm yêu nước của chính phủ Aquino III, và dân tộc Phi-lip-pin anh hùng.

Nhưng đường dài mới biết sức ngựa. Câu hỏi đặt ra là bao nhiêu phần trăm đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam và Đảng Cộng Sản Trung Hoa muốn biến Đảng CSVN thành tỉnh ủy Giao Chỉ hay Ô Nam của Đảng CSTH?

Houston, 4/8/2014-29/9/2015-28/7/2016
Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ


[1] Beijing Review [Tạp chí Bắc Kinh], số 26, 27/6/2013; Jane Perlez, “Chinese Leader’s One Man Show Complicates Issues;” NY Times, 8/7/2014; Nhân Dân điện tử (Hà Nội), 11/7/2014. Xem thêm bài viết ngày thứ Ba, 26/7/2016 của Cố vấn ANQG Susan Rice sau chuyến đi bốn ngày qua Trung Hoa, 23-26/7/2016.

[2] CNN, Asia, May 24, 2016;  NYT, 24/5/2016.

[3] Vũ Ngự Chiêu, “Political and Social Change in Viet Nam Between 1948 and 1946;” unpublished Ph D dissertation, Dec 1984, Univ of WisconsinMadison, Part I, chapts 1-2.

[4] NYTimes, 8/7/2014.

[5] Xinhua News Agency, 16/5/2014. Về Tòa Án Quân Sự Quốc Tế Viễn Đông [IMTFE] tại Tokyo, xem The Tokyo War Crimes Trial: The Complete Transcripts of the Proceedings of the International Military Tribunal for the Far East; annotated, compiled and edited by R John Pritchard and Sonia Magbanua Zaide, 22 vols (New York: Garland, 1981). Chúng tôi ghi họ trước tên sau theo tập tục Nhật, Trung Hoa và Việt Nam.

[6] Dân Hiệp, 4/4/1940; Beijing Review, số 11, 13/3/2014; Xinhua News Agency, 6/5/2014.

[7] Liu Xiao-ming, “South China Arbitration is a Political Farce;” Telegraph.co.uk (july 23, 2016); NY Times, 23/1/2013; Christ Buckkey, “Xi of two minds: Be a Good Neighbor or Assert China’s Power;” Ibid, 12/6/2014; Beijing Review, số 49, 5/12/2013; Xinhua News Agency, 28/3 và 16/5, 15/7/2014 [Ngày Thứ Hai, 14/7/2014, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Bắc Kinh tuyên bố chính phủ Australia đã cải chính tin ngoại trưởng Bishop muốn Australia chuẩn bị đương đầu với Trung Hoa (?)].

[8]La souveraineté incontestable de la Chine sur les iles Xisha et les iles Nansha, Document du Ministère des Affaires Étrangères de la République de Chine (Beijing: 30/1/1980), p 23n1.

[9]ZZTJ/TTTG (de Crespigny), chapt 58, part II of Emperor Ling (17/2/168-13/5/189); HHS/HHT 8, 345 (9b) Annals of Lingde]; 71/61, 2308—9 (7b-8a); Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, Viết Từ Chân Đền Hùng [Writings From the Foothill of the Hung Temple] (Fountain Valley, CA: Hợp Lưu, 2016), pp 228n 47; & ).

[10] Xinhuanet, 15/7/2014; Nguyễn Tấn Dũng website (Hà Nội), 15/7/2014.

[11] “A Silk Road to Prosperity;” Beijing Review, số 13, 27/3/2014; Christopher L Beckwith, Empire of Silk Road: A History of Central Eurasian from the Bronze Age to the Present (Princeton, NJ: 2009)

[12] South China Morning Post, 9/7/2016.

[13] Renmin Ribao, 26/12/2013, 13/1/2014; CNN Asia, 1/7 và 3/7/2014; Tuổi Trẻ online, 14 & 15/7/2014.

[14] New York Times, 20/4/2014, at A1.

[15] Renmin Ribao, 30/6/2014.

[16] Nhân Dân (Hà Nội), 15/3/2013, 11/12/2013.

[17] Beijing Review, số 16, 24/4/2013.

[18] Vũ Ngự Chiêu, “Political and Social Change,” Dec 1984, chapts 10-12.

[19] Renmin Ribao, 14/3/2014.

[20] Xem PCA Case No 213-19, In the Matter of the South China Sea Arbitration, before an Arbitral Tribunal Constituted Under Annex VII to the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea, between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China, Award (12 July 2016);; Jane Perlez, “Defending David Against the World’s Goliaths in International Coirt;” NYT, July 15, 2016.

[21] Reuters, 21 July 2016; CNN, Asia, 21 July 2016.

 

[22] Yuankang Wang, Harmony and War: Confucian Culture and Chinese Power Politics (NY: Columbia Univ Press, 2011), pp. 41 [“Hedong [Northern Han] disobeyed our command. Its crime should be punished;”], 48 [The Confucian-enunciated view was that, “Once the Song had regained the power, the emperor should lead an expeditionary force to annihilate the enemies and burn down their leader’s place of worship.” When that day came, all under heaven would then be unified and pacified.”].

[23]TTXVN; BNG, 21/6/2014; Nguyễn Tấn Dũng website, 21/6/2014; QĐND, 20/6/2014.

 

[24] The South China Arbitration Award (12 July 2016), pp 471-477.

 

[25]John Kerry, John McCain, and Bob Kerry, “Moving On Vietnam, But Remembered Its Lessons;” NYT, Opinion Pages, May 23, 2016).

[26]SRVN, Statement of the Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam Transmitted to the Arbitral Tribunal in the Proceedings Between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China, pp 1-3, 5-6 (14 Dec 2014), [Annex 468]; The South China Sea Arbitration (July 12, 2016), pp 13-14.

 

[27] Xem thêm Jane Perlez, “Beijing Protets South China Sea Ruling With Modest Show of Strength;” NYT, July 13, 2016.

[28]SRVN, Statement of the Ministry of Foreign Affairs of the Socialist Republic of Viet Nam Transmitted to the Arbitral Tribunal in the Proceedings Between the Republic of the Philippines and the People’s Republic of China, pp 1-3, 5-6 (14 Dec 2014), [Annex 468]; The South China Sea Arbitration (July 12, 2016), pp 13-14.

 

[29] Beller, “the Spratly Islands;” 29 TEX. INT’L L. REV. 293, 309 (Spring 1994).

[30] Xem Phụ Bản II.

[31] “A Sea of Storms,” Beijing Review, No 24, 12/6/2014; online 9/6/2014.

 

[32] Tuổi trẻ (Sài Gòn), 5/6/2014; Xem thêm Tuổi Trẻ, Xuân Quí Tị, 2013, tr 8-9.

[33] CNN Asia.com, 11/6/2014.

[34] Renmin Ribao, 19/6/2014; Nguyễn Tấn Dũng website, 3/7/2014;

[35]Ming Shi-lu, Taizu, (Wade, NUS data base, 2005), juan 250:3b-7a [thư ngày 20/3/1897, Tràn Thành gửi Trần Ngung]; MSL, vol 8, pp 3620/27; .ĐNNTC, XXIV: Lạng Sơn, (1997), 4:366-367. Xem thêm Vũ Ngự Chiêu & Hoàng Đỗ Vũ, Viết Từ Chân Đền Hùng (Fountain Valley, CA: Hợp Lưu, 2016)

[36] Nguyễn Phú Trọng, “Xây Dựng Đảng Cầm Quyền: Một số kinh nghiệm từ thực tiễn đổi mới ở Việt Nam;” Hội thảo lý luận giữa Đảng CSViệt Nam và Đảng CSTQ: Xây Dựng Đảng Cầm Quyền, Kinh nghiệm của Việt Nam, Kinh nghiệm của TQ (Hà Nội: NXB CTQG, 2004), tr. 15-39.

 

Ý kiến bạn đọc
14 Tháng Bảy 20162:28 SA
Khách
Hệ thống chính trị của ĐCSVN nên chấm dứt , phải đa đảng và quân đội phải thực sự là của nhân dân . Từ đó đảng cầm quyền nào không thực sự vì dân , lo cho dân và vận mệnh quốc gia sẽ bị phế truất. Có như vậy mới có thể gọi là công bằng , dân chủ , văn minh được. Người dân không hề mong muốn 1 đảng chính trị cầm quyền chỉ biết hứa suông, không làm được điều gì cho dân . Dù bất cứ ai đứng đầu cũng vậy , ĐCS VN hơn 40 năm cầm quyền ntn , tự thấy rõ , người trong Đảng tự đưa ra . Bản thân người dân sẽ theo bất cứ đảng phái chính trị nào , miễn mang lại tự do , công bằng đúng nghĩa . Chắc chắn nếu 1 đảng cầm quyền và nắm quân đội trong tay thì sẽ ko thực hiện được.
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
12 Tháng Giêng 20153:10 SA(Xem: 32644)
Mai sau khâm liệm nụ cười người theo cổ mộ chẳng cười trần gian huơ bàn tay nắm nửa gang nửa hụp lặn giữa thế gian lầm bầm
09 Tháng Giêng 201512:49 SA(Xem: 31922)
Cách đây ít lâu tôi đọc một bài viết của nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai với tựa đề “Hầu chuyện với anh Trương Tấn Sang” bài viết của ông xoay quanh hiện trạng của đất nước. Như một lời nói thẳng, nói thật, một lời tâm tình dựa trên câu nói mớm của ông Trương Tấn Sang khi tiếp xúc cử tri tại Sài Gòn. Ông Sang nói: “Chúng tôi sẵn sàng nghe những ý kiến cay đắng”.
08 Tháng Giêng 20153:15 SA(Xem: 32328)
Lạ như câu chuyện kể Về một nơi nào đó mà anh không biết được Những tưởng tượng lùng bùng trong hai hàng nút áo Em dừng lại ở nút thứ ba
08 Tháng Giêng 20153:01 SA(Xem: 32378)
Tuyền về làm vợ anh Lâm, bởi vì anh Lâm hỏi Tuyền, bởi vì Ba ưng gả Tuyền, bởi vì những năm đó Tuyền có tương lai gì hơn là một người chồng mà cả Ba và Tuyền đều không dám chắc là tương lai đó sẽ đến.
08 Tháng Giêng 20152:37 SA(Xem: 32207)
Anh đường đột gửi mail cho em, vì, anh không thể nào chịu đựng được sự giày vò hơn nữa. Từ hôm gặp lại em đến nay, biết hoàn cảnh của em hiện giờ, tự nhiên anh thấy trong người làm sao ấy.
08 Tháng Giêng 20152:05 SA(Xem: 32371)
Những câu chữ suối trào bổ ngửa, nhả ra bay, bơi, trôi ròng về biển những câu thơ va đầu vào đá
08 Tháng Giêng 20151:54 SA(Xem: 31735)
giao thừa thức giấc nhìn vầng trăng khuya lời ba la mật thoảng giữa trời hương
08 Tháng Giêng 20151:40 SA(Xem: 33026)
này anh bạn hồ đồ đừng theo nhau tới sân ga tàu này đi miên viễn chẳng biết khi mô về
24 Tháng Mười Hai 20144:23 CH(Xem: 32157)
Gởi đến nhau bài White Christmas Tiếng hát gần như lời thầm thì trong đêm Đi qua năm tháng cùng màu xanh Đôi mắt em cười giống ông già Noel cho kẹo
21 Tháng Mười Hai 20145:40 CH(Xem: 32402)
Anh muốn nói một câu gì đó cho em vui Nhưng vụng về ấp úng Như trời mưa chợt nhiều chợt tạnh Như buổi chiều nói lời từ giã