- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn

26 Tháng Ba 20162:40 SA(Xem: 24499)

TCDT- TranTriet
Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường - ảnh Trần Triết / Người Việt


Theo tin Nhật Báo Người Việt- Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”

Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.

Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.

Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.

Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ các chợ sách ngoài trời.

Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần, Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao, nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử học, dân tộc học đáng tin cậy.

Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu.

Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)

Nguồn:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224906&zoneid=1

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
15 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 86252)
N hư nhiều người, khi đọc bài “Tìm Thăm Nguyễn Hữu Đang” của Phùng Quán, chúng tôi rất xúc động. Cụ là một người xuất sắc về đủ mọi lãnh vực: văn chương, khoa học, chính trị, thông thạo nhiều thứ tiếng, mà suốt hơn 50 năm qua đã bị đọa đầy đến cùng cực...
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 113622)
Ơ i Hoài Khanh đang còn ở Biên Hoà tóc bạc phơ nhớ đêm giáng sinh nào lên Đà Lạt thăm Thiện Ơi Hoàng trúc Ly khuất mặt những câu thơ Thiện ngợi ca bởi Thiện là thi sĩ là hoạ sĩ lạ lùng kia đã đi qua rồi đi cho hết một đêm hoang vu trên mặt đất (7) Thiện đã về Thiện đã tới.
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 95506)
N hà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng, dịch giả, giáo sư, cư sĩ Phật giáo Phạm Công Thiện vừa qua đời vào ngày 8 tháng 3 tức thứ ba vừa qua tại Houston Texas, hưởng thọ 71 tuổi, theo Cáo bạch của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ cũng như sự xác nhận của gia đình.
11 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90719)
G iấc mơ thổ kể chuyện một lũ người hoá điên vì ám ảnh quá khứ. Quá khứ ở trong mọi ý nghĩ, đè nặng lên từng số phận. Quá khứ hằn dấu lên ngôn ngữ, trong những lời nói đã trở thành thói quen, được phát ra như những khẩu hiệu trơ cứng, như trong câu của Quý với Vĩnh lúc đi săn rồng “ Khẩn trương lên giặc lái đến bây giờ ”. Quá khứ ở trong từng thức ăn, đồ uống, trong giải trí, trong thịt rồng, tim phượng, trong “rượu Armagnac Marquis de Caussade, đóng chai năm 71” , và trong “trận World Cup của năm 66” .
10 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 93432)
... T iếng khóc thút thít hiền lành. Tiếng khóc của Toàn thời thơ ấu. Cánh cửa sổ mở rộng, không có chút nắng nào. Tôi nhìn bầu trời, màu trời đục lờ lợ. Đột nhiên tôi nhớ lại tất cả, nhớ từng chi tiết thật kỹ càng. Nhớ từ lúc đặt chân xuống thuyền vượt biên gặp hải tặc cho đến lúc Toàn hãm tôi mới đây. Nhớ cả câu nói của người lính thủy bị bắn. Nhưng mà... Trời ơi! Chuyện gì đã xảy ra? Chúng tôi còn ở Vũng Tàu hôm qua kia mà! Tôi gục xuống, Toàn quay lại mặt đầy thẹo. Vết thẹo. Trời ơi, buổi sáng.
08 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 97392)
... Ở đây các nhà thơ đều phải bỏ tiền ra in thơ. Mà họ có giầu gì cho cam. Phải dành dụm từng đồng, bớt xén tiền ăn của cả nhà, có khi đến mấy năm mới in được tập thơ. Mà in rồi chỉ đem đi tặng cũng đủ hết hơi. Thì ra trên thế gian này, thơ văn sinh ra để làm vất vả cho con người...
08 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 118562)
Thiên nhiên vừa khe khẽ đặt xuống con như viên sỏi trắng tinh khôi trên bãi cát bình an ấm áp viên sỏi cười với ánh mặt trời
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 89828)
Hư cấu trên năm, bẩy mảnh đời cóp nhặt tạo ra những nhân vật của truyện ngắn này. Chúng không là những người bằng xương bằng thịt, tức có thật, hoặc tưởng là mình có thật, kể cả (và nhất là) nhân vật mang danh xưng Tôi trong truyện. Tôi, phần não phải, nơi điều hành tâm và tình, trong truyện này mâu thuẫn với phần não trái, nhân vật tên Th, mang chức năng sai khiến lý tính. Khi mâu thuẫn biện chứng - lý và tình - bế tắc, thực tại mang tính định mệnh, một loại tổng hợp mang nét ngẫu nhiên, có người cho đó chính là chữ Duyên trong Phật pháp. Tác giả nói quanh, xin lỗi bạn. Có lẽ bạn muốn xem hắn kể chuyện thế nào cho thành truyện, thời giờ đâu mà viển vông.
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 96890)
Ở Trung Quốc, màu đỏ có thể được nhìn như màu trắng. Hoặc không màu? Khi mà tất thảy đều mang sắc đỏ, con người ta bị mù màu tạm thời. Nhìn cái gì cũng thấy xanh biếc. Trong veo. Chẳng biết vì sao trâu bò thường rất căm ghét màu đỏ? Trăn cũng vậy? Nó có thấy trong veo và xanh biếc? Không giống với môi trường mà nó đang sống? Phải liều chết tranh đấu với con người để tìm lại chỗ của mình? Đấu bò? Có lẽ vì thế Trung Quốc không thể chơi môn thể thao này? Nhưng mặc áo đỏ ở Trung Quốc? Chẳng làm ai bận tâm. Chỉ như quả ớt chín ném thêm vào hũ tương ớt.
05 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 112340)
Sáng sớm qua sông hái bông điên điển Áo sẽ thơm mùi cỏ dại hoa đồng Khi đêm về lòng nhớ mênh mông Tâm xanh biếc cả khung trời cao rộng.