- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường qua đời tại Sài Gòn

26 Tháng Ba 20162:40 SA(Xem: 24569)

TCDT- TranTriet
Nhà Sử Học Tạ Chí Đại Trường - ảnh Trần Triết / Người Việt


Theo tin Nhật Báo Người Việt- Nhà sử học, nhà nghiên cứu văn hóa Việt Nam, ông Tạ Chí Đại Trường, vừa qua đời tại Sài Gòn, thọ 81 tuổi. Người chị dâu của ông Tạ Chí Đại Trường, là bà Nguyễn Thị Minh Hiền, xác nhận với Người Việt tin này.

Theo bà Minh Hiền, ông Tạ Chí Đại Trường mất vào khoảng từ 4 giờ đến 4:30 sáng ngày 24 tháng Ba (giờ Việt Nam), tại tư gia ở Quận 5 của người anh ruột, là ông Tạ Chí Đông Hải.

Bà Minh Hiền cho biết ông Tạ Chí Đại Trường sinh năm 1935 (nhưng trên giấy tờ ghi 21 tháng Sáu, 1938), tại tỉnh Bình Định. Và vì ông có quốc tịch Hoa Kỳ nên gia đình phải khai báo để cơ quan hữu trách thực hiện khám nghiệm tử thi. Gia đình cho biết người quá cố sẽ được hỏa thiêu tại Việt Nam.

Bác Sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả “Vành Đai Xanh” và “Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng,” nói với Người Việt: “Tạ Chí Đại Trường là một nhà nghiên cứu sử học quan trọng, không chỉ với miền Nam, mà của cả Việt Nam.”

Theo Wikipedia, tên của ông, Đại Trường, được ghép từ hai địa danh của tỉnh Khánh Hòa là Đại Lãnh và Trường Giang (sông Cái). Ông là con trai Cử Nhân Hán Học Tạ Chương Phùng, một nhà cách mạng hoạt động trong phong trào toàn dân chống Pháp giành độc lập dân tộc thập niên 40 - 50.

Vẫn theo Wikipedia, năm 1964, Tạ Chí Đại Trường tốt nghiệp cao học Sử tại Đại Học Sài Gòn rồi nhập ngũ. Ông phục vụ trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ năm 1964, cấp bực cuối cùng là đại úy. Trong thời gian chiến tranh, Tạ Chí Đại Trường bắt đầu sưu tập tiền cổ và tập trung nghiên cứu về đề tài này. Những bài viết của ông về tiền cổ trong thời gian sau đó được giới nghiên cứu sử học quốc tế đánh giá cao.

Năm 1964, trong thời gian học Cao Học, Tạ Chí Đại Trường cho ra đời một cuốn tiểu luận lịch sử Việt Nam giai đoạn 1771 đến 1802, trong đó ghi lại những sự kiện xoay quanh cuộc nội chiến giữa nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh. Tác phẩm này đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc, bộ môn Sử năm 1970 và được nhà xuất bản Văn Sử Địa in thành sách năm 1973 với tựa đề Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ năm 1771 đến 1802.

Wikipedia viết, sau ngày 30 Tháng Tư, 1975, cuốn sách với nội dung đặt lại vấn đề về nhà Tây Sơn đã khiến Tạ Chí Đại Trường gặp nhiều rắc rối. Lịch sử nội chiến bị cho là “hạ thấp Quang Trung, đề cao Gia Long” và bị cấm lưu hành tại Việt Nam trong một thời gian dài và chỉ được in lại trong nước từ cuối thập niên 2000.

Sau năm 1975 ông bị tù “cải tạo” đến năm 1981.

Tháng Tám năm 1994, Tạ Chí Đại Trường định cư tại Hoa Kỳ. Do điều kiện cuộc sống, phải tới 10 năm sau ông mới quay trở lại Việt Nam và khó có cơ hội tiếp xúc với tài liệu sử học trong nước, vì vậy Tạ Chí Đại Trường phải từ bỏ những đề tài chuyên biệt để tập trung nghiên cứu lịch sử Việt Nam nói chung thông qua các tư liệu thu thập được qua nhiều nguồn ở Mỹ, kể cả từ các chợ sách ngoài trời.

Tại Mỹ ông bắt đầu cho in các tác phẩm chính của mình, như Những bài dã sử Việt (1996), vốn là tập hợp các bài viết ở Việt Nam của ông giai đoạn 1984-1986; hay cuốn Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000). Cuốn Thần, Người và Đất Việt khi xuất hiện không chính thức ở Việt Nam được đánh giá cao, nhiều nhà sử học Việt Nam nhận xét rằng Tạ Chí Đại Trường là một chuyên gia sử học, dân tộc học đáng tin cậy.

Kể từ cuối thập niên 2000, sách của Tạ Chí Đại Trường mới được chính thức in và phát hành tại Việt Nam. Năm 2014, Tạ Chí Đại Trường được Quỹ Văn Hóa Phan Châu Trinh trao giải thưởng Văn Hóa Phan Chu Trinh về ngành nghiên cứu.

Các tác phẩm của Tạ Chí Đại Trường đã được xuất bản tại Hoa Kỳ: Thần, Người và Đất Việt (1989, 2000), Những bài văn sử (1999), Những bài dã sử Việt (1996), Việt Nam nhìn từ bên trong (viết cùng Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, 1994), Một khoảng Việt Nam Cộng hòa nối dài (1993), Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802) (1991, in lại từ bản gốc năm 1973). (T.Đ.)

Nguồn:

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=224906&zoneid=1

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Ba 20153:57 SA(Xem: 33026)
LTS: Thiên Di là bút danh, lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu. Chúng tôi hân hạnh gởi đến quí văn hữu và bạn đọc “Đứa trẻ của tre”, một truyện đọc… khó quên. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Ba 20153:51 SA(Xem: 30109)
Gió ngẩng cao chiếc đầu kiêu hãnh, đôi mắt tròn to u buồn nhìn xuyên thẳng qua cánh đồng cỏ, toàn thân từ chiếc ức nở nang của loài sói, cái cổ dài duyên dáng của loài nai, đến cặp chân dài thẳng băng thon chắc, đều như muốn vươn ra trong không gian, muốn bay về phía trước. Sắc lông đen tuyền nổi bật trên nền đồng cỏ xanh lục và đường viền chân trời xanh thẳm màu trứng sáo.
23 Tháng Ba 20152:49 SA(Xem: 31656)
Vóc người tôi cao lớn và tráng kiện, tôi đã từng tay không đánh chết một bầy sư tử và vì thế tôi có đủ sức khỏe để làm việc cho tòa kiến trúc. Một thời gian dài, tôi phải vất vả để ngăn chặn những cuộc xâm nhập vào tòa kiến trúc. Luôn có những cuộc hỗn chiến và tôi luôn giành chiến thắng.
22 Tháng Ba 201511:48 SA(Xem: 33002)
lớn. lớn dậy mãi thi sĩ rồi chết cùn mằn thân hoẵng rừng sâu cháy than đen. rễ gấu mũi tên xé gió. và tuyết và huyệt lá chôn những bài thơ
22 Tháng Ba 20154:25 SA(Xem: 31129)
Mặc kệ dân chúng nghèo đói, chính quyền phủ Quy Nhơn vẫn cho xúc tiến việc cải tiến, phát triển bến cảng Quy Nhơn thành một thương cảng lớn. Công trình bắt đầu khởi công vào đầu tháng tám thì tháng chín năm đó, một cơn bão lớn đã tràn qua các khu vực duyên hải từ Thuận Thành ra tận Quảng Nam. Bão to, mưa lớn rồi lũ lụt tràn xuống.
22 Tháng Ba 20154:02 SA(Xem: 28323)
Tây Sơn Tam Kiệt của Vũ Thanh là bộ trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử gồm ba phần: Phần một: Én Liệng Truông Mây (1738 - 1770). Phần hai: Nhất Thống Sơn Hà (1770 - 1792). Phần ba: Gia Định Tam Hùng (1792 - 1802), kéo dài suốt giai đoạn lịch sử nước nhà từ năm 1738 đến 1802, tức giai đoạn cuối thời Nam – Bắc phân tranh đời Hậu Lê, với Chúa Trịnh Giang ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước cho đến khi Gia Long lên ngôi.
22 Tháng Ba 20153:31 SA(Xem: 30685)
Nguyễn Xuân Hoàng trong số báo Văn đặc biệt về TTT, đã viết: "Thanh Tâm Tuyền như ngọn cờ đầu của thơ tự do Việt Nam, người làm mới thi ca Việt Nam." (2) Đặng Tiến khi viết bài tưởng niệm Thanh Tâm Tuyền đã bày tỏ ít nhiều tiếc rẻ là "lối thơ Thanh Tâm Tuyền không có người thừa kế."
22 Tháng Ba 20151:52 SA(Xem: 30472)
Mai xuống phố café với phố Có em tôi muôn thủa dịu dàng Và cứ thế chất đầy thương nhớ Đời muôn trùng sẽ mở từng trang.
09 Tháng Ba 20157:42 CH(Xem: 30609)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Việt Trúc là bút danh của một sinh viên trường đại học sư phạm Huế. Hợp Lưu hân hạnh gởi đến quí bạn đọc những bài thơ ngắn thật cảm động viết về mẹ của Việt Trúc. Tạp chí Hợp Lưu
09 Tháng Ba 20157:23 CH(Xem: 31929)
tôi bay lên cùng nắng đôi mắt nắng trong veo tôi rớt xuống cùng mưa chùng chình cửu vạn