- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thăm Viếng

16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 116407)
thamvieng_0_195x300_1Lần đầu tiên cùng với Viên lên thăm đơn vị ở quân trường ngày chúa nhật chàng không được phép về, lúc ấy tôi đã là vợ chưa cưới của chàng rồi.
Đám hỏi được tổ chức quá vội vã theo ý muốn của nhiều người, ba tôi, Vị và cả gia đình chàng nữa. Trong nhiều thư liên tiếp gửi cho tôi kể từ ngày chàng vào quân trường, Vị lập lại nhiều lần một điều muốn tôi rời khỏi Đ. để trở về làm đám cưới. Tôi chẳng hiểu sao đang còn mệt nhoài trong vòng rào quân trường mà Vị lại có thể nghĩ tới việc vợ chồng được. Ít ra, phải có một đời sống tạm gọi là thong dong n gười ta mới nghĩ tới và có thể tìm được yên ổn bởi đời sống chung. Thử nghĩ, Vị đang ở trong quân trường, tôi đang trong những ngày tháng cuối của chương trình cử nhân, thế cưới nhau xong chúng tôi sẽ thay đổi được cái gì xa cách, hay dù có được một tên gọi mới nhưng chúng tôi chẳng có gì thay đổi.
Trong thư viết cho Vị, tôi không hề đả động về nỗi cách xa sau khi lấy nhau, lý do tôi đưa ra để mong Vị hoãn lại một thời gian nữa là việc học. Vị và ba tôi đều không đồng ý và cuối cùng, tôi đã phải trở về. Nhưng đám cưới cũng không thể thực hiện được như dự tính vì Vị đang là khóa sinh nên không được hưởng cái phép bốn ngày như người ta đã ra đơn vị. Do đó, chúng tôi chỉ làm đám hỏi trong một buổi sáng chúa nhật Vị được về phép và đám cưới sẽ làm sau khi Vị đã ra trường. Có lẽ đây chỉ là một cái cớ mà ba tôi và gia đình Vị đưa ra để xác nhận một sự việc. Đám cưới hay đám hỏi cũng chỉ là một sự thay đổi tên gọi. Bởi vì, dù cố gắng tôi cũng không hề nhận thấy một chút đổi thay nào sau lúc tôi đã đeo vào tay một vòng nhẫn nhỏ. Nhưng dù thế nào thì dưới mắt mọi người tôi đã trở thành vợ của Vị. Có nghĩa là, hơi màu mè một chút, tôi đã có chủ. Bữa tiệc nho nhỏ, vội vã, lại thêm một vòng nhẫn nhỏ nữa ở ngón tay áp út. Đấy là tất cả thành trì dường như muốn ngăn chận đời sống tôi đang trải dài. Tôi bỗng như ngột ngạt. Vị bỗng như thơ thới. Những người trai quen biết cũ bỗng e dè.
Nhưng thành trì đó liệu có đủ chắc chắn ngăn tôi thoát ra ngoài, hay ngược lại chận những kẻ ở ngoài muốn vào? Ngày chánh thức trở thành vợ của Vị còn lâu, cũng khiến tôi thoải mái chút ít. Tôi nghĩ phải đợi một thời gian đủ cho da thịt và cảm giác trở về với vị trí ban đầu của nó tôi mới có thể tìm cho mình một con đường đúng nhất để trả lời Vị (dù tôi biết trước đó cũng chỉ là câu trả lời ưng thuận). Nếu bây giờ đám cưới xảy ra, tôi nghĩ một cách chua xót rằng chúng tôi đã đến với nhau bằng cảm giác, bằng môi hôn và sự kết hợp chỉ là để thỏa mãn cho nhau, một phần nào. (Làm sao chúng ta có thể chịu ựng nhau được cho đến hết đời nếu lúc nào ta cũng chỉ nghĩ rằng đời sống vợ chồng có những việc được gọi là hạnh phúc mà thật ra không phải như vậy?).
Chúa Nhật đầu tiên sau đám hỏi, Vị không được về phép. Chàng viết thư nhờ một người học chung khóa đem cho tôi chiều thứ bảy, bảo nếu tôi có rảnh thì chúa nhật nên rủ Viên cùng vào thăm chàng. Nhận được thư, tôi mới nhớ rằng chưa có lúc nào tôi nghĩ đến việc thăm chàng dù như thế có hơi đáng trách. Trước đó ít nhiều lần, Viên đã nói một cách bóng gió về việc tại sao tôi không hề có ý định đi thăm Vị ở quân trường. Cô không hề tỏ vẻ trách móc nhưng những lời nhẹ nhàng của cô cũng khiến tôi không thể n0o chờ đợi thêm nữa mà không đi thăm Vị.
Dù trời đã khá chiều, tôi cũng đi chợ mua một ít đồ về nấu nướng vài món ăn sửa soạn cho sáng hôm sau sẽ vào thăm Vị. Trong bữa cơm chiều, ba tôi ngạc nhiên vì bữa ăn có vẻ thịnh soạn hơn thường ngày. Khi được biết những thức ăn đó tôi làm cho Vị, ba tôi gật gù vẻ hài lòng:
- Ba cũng đang định nhắc con nên vào thăm nó, ở quân trường không gì an ủi hơn là được người nhà tới thăm.
- Con mới được thư của anh ấy lúc chiều.
- Nó có nói gì không?
- Thưa ba, không. Sáng mai con đi sớm, ba có gửi gì cho anh ấy con đem vào cho.
- À có cái này.
- Cái gì vậy ba?
Ba tôi lẳng lặng rời bàn ăn, lên lầu. Lát sau ông trở lại và tôi suýt bật cười vì món đồ ba tôi gửi cho Vị. Tôi ngạc nhiên:
- Ở trong quân trường một cái kính cận thì giúp anh ấy được gì, ba?
- Ba đâu có ý tặng nó để sử dụng.
Thấy tôi chưa có vẻ hiểu, ba tôi giải thích rằng sỡ dĩ ông tặng Vị một món quà không thực dụng trong tình trạng của Vị thật ra là để thay cho một lời chúc cho chàng sớm được biệt phái trở về nhiệm sở cũ. Ba tôi nói, ông có nghe một vài người nói về việc này rồi, việc tr giáo chức trở về. Ba tôi nói:
- Đến chừng đó, đem cái kính ra đeo. Có phải hay không?
- Để con nói lại với anh ấy những điều ba nói.
Bữa cơm kéo dài trong những câu chuyện xoay quanh việc tôi với Vị khiến lúc xong bữa trời đã tối. Tôi trở lên phòng và tự nhủ để mai sớm qua nhà rủ Viên đi cùng. Như thế thì ít nhất tôi cũng tránh được những câu chuyện không lấy gì làm vui lắm, của Viên.
Từ bến xe lam, tôi và Viên ôm đồm những thứ mang theo, chật vật chen lấn trong dòng người để vào cổng quân trường. Chúng tôi đi sớm mà vẫn có người tới sớm hơn có mặt từ t rước bu kín cả khu tiếp tân. Đứng chờ Viên vào phòng phụ trách việc thăm viếng, tôi nhìn chung quanh nơi đứng, ồn ào như một cái chợ. Người ta chen lấn, gọi tên nhau với một vẻ vội vã. Ai nấy đều muốn gặp ngay thân nhân mình trong khi tồi nhìn ngắm một cách thản nhiên.
Viên từ đám đông đi ra, mới buổi sáng mà cổ đẫm mồ hôi. Viên lắc đầu:
- Đông quá. Chen muốn hụt hơi mới được mảnh giấy gọi anh Vị.
- Thế anh ấy đâu?
- Họ nói chừng vài phút nữa mới ra được.
Nhìn tôi chăm chú, Viên tiếp:
- Gặp chị chắc anh ấy mừng lắm.
Đợi hơn nửa giờ đồng hồ, khóa sinh có thân nhân tới thăm mới được gọi trong số đó có Vị.
Ngay trong phút đầu gặp mặt Vị nhìn tôi lặng lẽ. Qua ánh nhìn đó tôi hiểu nếu không gặp nhau giữa đám đông chắc chắn Vị đã ôm tôi vào trong tay. Vị đỡ chiếc giỏ nặng trong tay tôi rồi đưa chúng tôi trở vào. Tôi bảo:
- Mình ra ngoài đi, anh. Ở đây ồn quá.
- Đâu được – Vị lắc đầu – Mình chỉ có thể ngồi với nhau trong một khu vực dành cho khóa sinh có thân nhân tới thăm thôi.
Trên đường vào khu tiếp tân, tôi thấy khóa sinh cùng những người thân ngồi tụm năm tụm ba dưới những bóng20mát của vài cây bã đậu. Cũng có những bóng mát tạm bợ là một vài chiếc lều được dựng vội vã nên trống trải và xiêu vẹo che dấu một cách hời hợt những cặp tình nhân nằm với nhau bên trong. Những cặp tình nhân hôn nhau, vuốt ve nhau một cách tự nhiên như chung quanh họ là một nơi riêng biệt vậy. Viên cúi đầu đi những bước dài như chạy, còn tôi thì chỉ thấy tội nghiệp cho mọi người. Có lẽ Vị cũng thèm khát nhiều thứ, từ lúc gặp nhau ngoài cổng đến giờ, Vị vẫn nhìn tôi với ánh mắt rất lạ. Ánh mắt mà một người đàn bà như tôi có thể hiểu được.
Theo Vị vào quán nước, chúng tôi chật vật lắm mới tìm được chỗ ngồi. Viên bày thức ăn lên bàn rồi im lặng một cách thừa thA 3i vì chẳng ai thèm để ý đến việc ăn uống. Chúng tôi im lặng nhìn nhau. Sau mấy tháng quân trường Vị chỉ thay đổi chút ít là mái tóc cắt ngắn. Nước da chàng vẫn trắng như dạo nào dù tôi biết chàng cả ngày dầm mình ngoài nắng, ở những bãi tập.
Tôi mở gói giấy lấy một cái paté chaud đưa cho Vị:
- Em nghe nói anh rất thích thứ này nên mua vào đây khá nhiều.
- Em với Viên cùng ăn chứ?
- Thôi anh ăn đi. Em no lắm.
Mà tôi no thật. Khung cảnh chung quanh khiến tôi no ứ đến tận cổ. Tuy nói thế tôi cũng cầm một cái nhấm nháp sơ sài cho Vị vui lòng trong lúc chàng ăn ngấu nghiến. Chàng khen luôn miệng tất cả những thức ăn tôi đem vào. Điều này khiến tôi biết đã lâu lắm Vị chưa hề có bữa ăn nào thịnh soạn.
Vừa ăn Vị vừa kể cho chúng tôi nghe về đời sống của chàng nơi này. Sáng thức dậy rất sớm, trở về phòng sau chín giờ tối. Những bãi tập, những hình phạt. Vị nói:
- Nếu em thấy cảnh anh bị phạt, có lẽ em không thể tin được sức chịu đựng của anh đến như thế. Nhưng rồi cũng chịu được.
- Bộ ở đây anh bị phạt hoài sao, anh?
- Hoài hoài. Bây giờ chỉ cần một người học trước anh một khóa thôi muốn phạt anh thì họ tìm ra lỗi để phạt ngay.
Viên tròn mắt:
- Nhưng anh đang ngồi sao họ lại có cớ để phạt được?
- Thiếu gì cớ. Phạt chỉ là một cách làm cho sức chịu đựng của mình tăng thêm để có thể theo đuổi khóa học.
Chỉ cho chúng tôi thấy phía ngoài sân nắng gắt một khóa sinh đang làm những động tác lạ mắt, bên cạnh là một cô gái ăn mặc lịch sự và sang trọng:
- Có thể anh chàng kia không có lỗi gì cả vẫn bị phạt như thường.
Vị thêm những cực nhọc mà chàng phải chịu, lâu dần khiến chàng quên mất là mình có nhớ đến ai không và một đôi lúc có ước muốn thì chỉ là những ước muốn nếu đem so sánh với ước muốn của kẻ khác thì đó quả thật là những điều hết sức khôi hài. Một giấc ngủ no đầy, không có tiếng còi tập họp ré lên lúc đang còn trong cơn say thiếp và có lẽ thèm nhất là địa vị của một người đi trước một khóa, vác ba lô ra đơn vị.
Vị nói:
- Có những điều ước chợt hiện trong trí đến không kịp tin rằng đã có lúc mình tàn tệ đến thế.
Giọng Vị bình thản, không có vẻ gì là kêu than hoặc phân bày gì cả.
Chúng tôi nói chuyện loanh quanh về đời sống phía ngoài vòng rào quân trường cho Vị nghe. Chàng nghe bằng đôi tai không chăm chú lắm như khi chú ý đến những thức ăn tôi và Viê n thay phiên nhau tiếp cho chàng.
Tôi lấy thêm thức ăn cho Vị nhưng chàng gạt đi bảo để đó rồi rủ tôi về phía sau của quán nước sau khi chàng đã nhìn tôi thật lạ. Ánh nhìn nhanh và sắc. Tôi nghĩ có lẽ Vị muốn tìm một nơi nào đó kín đáo để hôn tôi chăng? Thế nên tôi quay qua bảo Viên ngồi chờ một lát, chỉ một lát thôi chúng tôi sẽ trở lại. Viên gật đầu rồi nhìn vu vơ ra chung quanh trong lúc tôi đứng dậy theo tay dắt hâm hấp nóng của Vị đi về phía nhà sau. Không biết Viên có hiểu.
Đến trước một căn phòng tôi đoán có lẽ là phòng tắm (Cũng không phải là một căn phòng nữa, chỉ là những vách ván gỗ tạp được quây kín lại với nhau một cách tạm bợ cho ngăn cách với phía ngoài), Vị run tay mở cánh cửa và bảo, giọng như mất cái âm thanh thông thường:
- Vào đây, em.
Tôi mím môi bước vào bên trong và đủ thông minh hiểu để không hỏi han gì. Tôi nghĩ lúc này một câu hỏi có thể làm tôi hoặc Vị tủi hổ. Tôi nhìn quanh chỗ đứng. Một căn phòng tắm lộ thiên, có thùng đựng nước, có quần áo lót của đàn bà vắt bừa bãi trên dây. Tay Vị run rẩy khi đưa tay khép cánh cửa bằng gỗ tạp lại. Chúng tôi đang lẩn trốn phía bên ngoài.
Vị quay lại. Chàng hôn tôi. Bỗng tôi cảm thấy đau nhói lên ở phía sau lưng vì chiếc móc soutien bị cấn vào vách ván. Tôi dướn người về phía trước làm như đáp trả lại nụ hôn vội vàng của Vị nhưng thật ra là để tránh cho phiến lưng bị chàng ép mãi vào vách. Trong lúc trao đổi hôn như thế, tôi nhớ đến những nụ hôn chúng tôi đã trao nhau ở những nơi thanh thản nào khác và muốn nói một vài câu gì đó. Nhưng có lẽ lúc này tôi không nên nói một câu như thế nào cả dù muốn nói hết sức. Chúng tôi vẫn im lặng hôn nhau. Tôi nhắm khít mắt khi Vị yêu tôi.
Nắng rực rỡ đổ xuống, vách ván nóng cùng với hơi thở hâm hấp nóng của Vị không ngớt phả vào cổ vào mặt. Tôi cắn chặt răng để ngăn một tiếng khóc tội nghiệp. Quả thật chưa bao giờ tôi có thể tưởng tượng chúng tôi lại có lúc trở nên khốn đốn như lúc này.
Tôi sửa lại quần A 1o, tóc tai, dùng vạt áo dài lau những giọt mồ hôi lấm tấm ở hai bên thái dương rồi cùng Vị bước ra ngoài để trở về chỗ Viên đợi.
Hơi nóng của chỗ dựa lưng và sự mỏi rã làm tôi bước những bước lao đao như một người say rượu. May quá, khi chúng tôi trở lại thì Viên đang chăm chú đọc một tờ tạp chí đem theo lúc sáng. Ngồi xuống ghế tôi hé miệng thở dốc và uống một ngụm nước đầy trong ly nước Viên đã gọi sẵn. Vị cũng làm như thế. Tôi để ý thấy Viên dời mắt đọc báo ngẩng lên nhưng nhìn vội đi hướng khác và hai má đỏ hồng. Chắc vì những hình ảnh cô nhìn thấy trên đường đi và những điều cô đang nghĩ về chúng tôi sau hơn mười lăm phút vắng mặt. Nhưng chắc hiển điều cô nghĩ không quá quắt như điều đã xảy ra.
 
Những câu chuyện sau đó cũng chỉ luẩn quẩn chung quanh những điều chúng tôi đã nói từ lúc gặp mặt tới giờ. Giọng Vị vẫn bình thản. Nhưng tôi, dù đang không nghe rõ giọng mình, tôi cũng có thể biết được nó không được tự nhiên lắm khi vừa đối đáp với Vị mà cứ thấp thoáng hình ảnh tội nghiệp của chúng tôi mới vừa xẩy ra.
Một người lính thuộc quân trường bước vào quán nước thông báo cho mọi người rõ chỉ còn nửa giờ nữa là hết thời gian thăm nuôi. Không khí đang chìm chìm lắng lắng bỗng chộn rộn hẳn lên. Tiếng ồn ào, tiếng khóc hòa lẫn thành một thứ tiếng động không tên gọi nhưng hẳn là buồn nản. Viên thu xếp những thứ còn lại vào cả trong một cái túi xách rồi bảo để lại cho Vị. Cô nói:
- Anh có cần gì thì nói, tuần sau em với chị Minh mang vào.
Vị quay sang nhìn tôi rồi chàng rút cây viết cùng mảnh giấy ghi một vài thức còn thiếu. Trong lúc Vị hí hoáy viết, tôi không biết mình có nên nói thật cho chàng biết đây là lần thăm đầu tiên nhưng cũng có thể là lần cuối cùng dành cho chàng? Xong việc, Vị nhìn lên:
- Tuần sau nếu không được về phép, em cùng Viên lại vào thăm anh chứ?
- Nhưng tuần này không phép thì tuần sau chắc phải có mà.
Tôi nói một câu không ăn nhập gì với những điều đang nghĩ trong đầu khiến Vị có vẻ ngạc nhiên:
- Nhưng trường hợp anh không được phép?
- Thì em với chị Minh lại vào thăm anh.
Viên xen vào. Tôi không biết phải giải bày ra sao nên im lặng cùng mọi người ra khỏi quán khi tiếng còi tập họp vang lên khắp chốn.
Vị trở về chỗ tập họp, chàng đứng lẫn trong giòng người và bộ đồ xanh làm chàng chìm trong những bộ đồ xanh khác khiến tôi quay lại nhìn cũng không nhận ra. Lấy kính đeo lên mắt tôi khóc tự nhiên trên đường dẫn ra phía cổng quân trường khiến Viên an ủi liền miệng và vẽ vời ngay cho một lần thăm viếng vào tuần tới.
Thăm viếng lần nữa à? Ồ, không ai đủ can đảm đưa tay đập vào vết thương của mình lần thứ hai. Không bao giờ. Căng phòng tắm lộ thiên. Cái móc soutien bị cấn và trăm ngàn nỗi cùng quấn trong đầu không bao giờ. Tôi im lặng nghe Viên an ủi. Im lặng vì không biết phải phân bày như thế nào. Mà dù có phân bày chắc Viên cũng không thể nào tin được việc ấy đã xẩy ra.
Bước lên một chiếc xe lam để trở vào thành phố với Viên vẫn gần gũi bên cạnh nhưng tôi cảm thấy một cách rõ rệt rằng dù có thế nào chăng nữa, Vị, Viên những người quen biết không ai hiểu được tôi đang bước những bước như chạy trốn.
 
ÂU THỊ PHỤC AN 
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86829)
Đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Ngô Thế Vinh còn là một sinh viên y khoa, đảm nhiệm chức vụ chủ bút cho tạp chí Tình Thương, tờ báo của những người sinh viên áo trắng. Trong thời gian này tôi là một sĩ quan rất trẻ của QLVNCH. Cả Ngô Thế Vinh và tôi bị cuốn vào một biến động làm rung chuyển rừng núi Tây Nguyên: vụ nổi loạn đòi tự trị của những sắc tộc thiểu số, mà báo chí thời đó gọi là FULRO.
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89743)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75411)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103474)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 86894)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92406)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109032)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84124)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83169)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75503)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.