- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Tôi Đi Dự Giỗ Đoạn Tang Của Cố Nhà Báo Đỗ Ngọc Yến

16 Tháng Tám 200912:00 SA(Xem: 116198)

dongocyen-doantang-3_0_269x300_1Ký sự / Trùng Dương ghi

 

Khác với vài trăm người tham dự giỗ ba năm ngày cố nhà báo Đỗ Ngọc Yến qua đời (17 tháng 8,) tôi được cái may mắn dự tới hai đám giỗ anh vào chiều thứ Sáu tuần rồi. Đám giỗ đầu, đơn sơ song thân mật vì là trong giờ làm việc của anh chị em, tại tòa soạn tạm thời trong khu “phố báo” đường Moran, Westmisnter, Calif. của nhật báo Việt Herald vừa mới ra đời được hơn một tháng; và một tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt ở cuối đường Moran, với sự tham dự của nhiều nhân vật tên tuổi và văn nghệ sĩ trong cộng đồng người Việt ở Quận Cam.

 

Nhà báo Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) sáng lập ra nhật báo Người Việt vào cuối thập niên 1970, vài năm sau khi rời miền Nam sang Hoa Kỳ tị nạn Cộng sản năm 1975. Người Việt là tờ nhật báo đầu tiên, nhiều tuổi đời và có số phát hành lớn nhất của làng báo Việt Nam hải ngoại. Có thể nói không ngoa, như lời một người trong đám giỗ anh tại tòa soạn Việt Herald khi nhìn hình anh Yến trên bàn trưng đồ cúng, là anh là "ông tổ của làng báo hải ngoại".

 

Nhà văn Nhật Tiến, trong phần phát biểu cảm tưởng tại đám giỗ anh ở phòng sinh hoạt Người Việt, đã kể lại một chuyện cảm động, đó là niềm xúc động đẫm nước mắt khi cầm tờ báo Người Việt trên tay ở trong trại tị nạn vào năm 1979 sau khi ông và những thuyền nhân đồng hành còn sống sót, trong đó có cả cặp ký giả tên tuổi Dương Phục và Vũ Thanh Thủy, sau một thời gian bị hải tặc bắt, giam cầm và hành hạ trên đảo Ko Kra trong Vịnh Thái Lan suốt cả tháng trời.

 

Riêng cá nhân tôi thì, hồi vừa chạy khỏi Sàigòn vào mùa xuân năm 1975, chẳng những được ở chung lều với gia đình anh Yến và chị Phương Loan cùng các con ở Guam, rồi Camp Pendleton ở Nam California, và sau đó tại "Làng Hy Vọng" tại Weimar, phía bắc Sacramento, dưới sự điều hành của hội thiện nguyện Food For the Hungry. Cũng trong thời kỳ này, hai anh em tôi đâu lưng làm một trong những "tờ báo" đầu tiên của làng báo hải ngoại, đó là tờ newsletter có tên là Làng Hy Vọng, do anh Yến viết bài đánh máy, tôi giữ phần... bỏ dấu và trình bầy, minh hoạ, vv. Báo in roneo, phát cho bà con trong làng đọc biết tin tức tị nạn và đỡ nhớ nhà. Tôi còn giữ được số đầu tiên, hình như là duy nhất, thấy anh Yến xem một cách thích thú nên tặng lại anh Yến khi anh ghé thăm gia đình tôi vào năm 1977 tại Sacramento. Dạo ấy anh vừa thôi việc, giao phó việc nhà và cả mưu sinh cho chị Loan lúc ấy còn ở Texas, để đi đó đi đây tham quan, với ý định xuất bản một tờ báo Việt ngữ. Kết quả của chuyến đi tham quan đó là tờ Người Việt, ra đời tại quận Cam, California, vào cuối thập niên 1970.

 

Anh Yến là một trong những người làm báo hải ngoại có một cái đam mê đặc biệt dành cho báo chí, và là người có khả năng thu hút người về cộng tác với anh nhờ tinh thần xã hội, tính khoan hòa, rộng lượng rất hướng đạo sinh. Một việc làm của anh và anh chị em, đặc biệt là cố ký giả Lê Đình Điểu, mà tôi rất ngưỡng mộ, đó là thực hiện một cuốn stylebook cho tòa soạn để thống nhất cách viết, một điều vô cùng thiếu xót trong không chỉ riêng giới báo chí, mà còn cả văn học (tất nhiên là phía tự do) Việt trước 1975 và đến cả bây giờ.

 

Nhìn hai bức hình của anh Yến tại hai buổi giỗ, tôi nghĩ có lẽ anh Yến sẽ vui lắm khi trong cùng một ngày có tới hai đám giỗ dành cho anh, kể cả một đám do nhóm anh chị em vừa tách khỏi nhật báo Người Việt ra xuất bản một tờ báo riêng, đó lả nhóm Việt Herald. Tôi nhìn nụ cười rất tươi của anh trong bức hình trưng trên bàn giỗ ở Việt Herald, tưởng tượng như anh đang nói, rất khoan hòa, kiểu hết sức Đỗ Ngọc Yến: "Ôi chao, càng đông thì càng vui, càng cạnh tranh càng tốt, mỗi tờ báo sẽ nỗ lực làm tốt thêm, càng chỉ lợi cho độc giả được hưởng những món hàng ngày một giá trị và đúng tác phong báo chí hơn, thế thôi, có sao đâu."

 

Mong vậy thay.

 

Sau đây là vài bức hình tôi chụp bằng iPhone, vì hôm ấy không có ý định làm tường thuật, bài viết này là do ngẫu hứng, muốn thân hữu và độc giả ở xa cùng có dịp theo giõi và tưởng niệm “ông tổ của làng báo hải ngoại”, do đấy phẩm chất ảnh không được tốt lắm. dongocyen-doantang1e_0_300x200_1

Hình 1: Bàn thờ cúng cố ký giả Đỗ Ngọc Yến tại toà soạn tạm thời của nhật báo Việt Herald trong khu "phố báo" đường Moran, Little Saigon, Westminster, Calif., hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 8, 2009. Nhật báo Việt Herald do một nhóm anh chị em Người Việt tách ra thực hiện, bắt đầu xuất bản vào ngày 4 tháng 7 vừa qua, ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ, với Đỗ Việt Anh làm chủ nhiệm, Bùi Bích Hà chủ bút, Vũ Ánh phó chủ bút và Đỗ Dũng tổng thư ký. Một người, tôi không nhớ là ai, khi cúng trước di ảnh của anh Yến, đã gọi anh, rất đúng, là "ông tổ của làng báo Việt Nam hải ngoại". Anh Yến là người khai sinh ra tờ nhật báo đầu tiên của cộng đồng người Việt hải ngoại. Nhật báo Người Việt tới nay đã trên 30 tuổi. Thời còn Việt Nam Cộng Hoà (trước 1975) cũng chưa có tờ báo nào thọ được đến như vậy. (Ảnh iPhone của Trùng Dương)

 

 

 dongocyen-doantang2_0_600x212_2

Hình 2: Hình trên, ở hậu cảnh, là bàn thờ cố ký giả Đỗ Ngọc Yến (1941-2006) tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt trên đường Moran, Little Saigon, Westminster, Calif., hôm thứ Sáu ngày 14 tháng 8, 2009. Buổi tưởng niệm có sự tham dự của nhiều thân hữu và văn nghệ sĩ. Chị Phương Loan, quả phụ của anh Yến, áo đen sơ mi trắng ngồi giữa bên di ảnh của anh Yến, đang theo giõi những trao đổi của các thân hữu tới đến dự buổi tưởng niệm ba năm ngày anh Yến mất. Anh Yến mất ngày 17 tháng 8, năm 2006 tại quận Cam, Calif., thọ 65 tuổi. 

(Ảnh iPhone của Trùng Dương)

Trùng Dương 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80379)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.
28 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85413)
Con tàu đã trở nên ọp ẹp, mấy mươi năm còn gì. Người ta nói đây là chuyến tàu tốt nhất hiện nay. Hành khách bực dọc phàn nàn tốt gì mà tốt, như đống sắt vụn, làm như họ là kẻ trên trời rơi xuống không bằng.
23 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 88593)
Tình yêu, cũng như chiến tranh, là hai đề tài muôn thuở của con người. Văn chương ngoại quốc nói về chiến tranh, viết về những trận chiến gần, xa trong lịch sử, chúng ta vẫn thích đọc. Vậy thì tại sao, người Việt Nam viết về chiến tranh Việt Nam lại nhàm chán?
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91859)
... Tôi đã từng ăn thịt chuột. Tôi ăn vụng của em tôi. Bố cấm tôi nói cho ai biết. Bố đã cho thằng em tôi ăn bao nhiêu con chuột tôi cũng không nhớ nổi. Chỉ có điều bố thích như vậy. Bố nướng con chuột lên, thế thôi. Thằng em tôi cười hềnh hệch, nước dãi chảy dài, cầm con chuột gặm như một bắp ngô nướng. Những tảng máu chưa đông rịn đỏ hai mép. Tôi thấy đầu mình ung ung. Những hình ảnh như những mảnh vỡ lộn xộn va đập vào nhau liên hồi ...
20 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 89513)
Không ai biết cuộc sống của ai đang xáo trộn. Không ai biết ai đang nghĩ gì. Người chồng không bao giờ biết người vợ vừa gối đầu lên tay mình vừa dâm hoan với sếp của ả trong giấc mơ. Gã sếp đô con, bụng cuộn lên những bó cơ và làm tình thì miễn bàn. Người chồng không bao giờ biết âm hộ của ả nóng bừng như muốn nổ tung ra. Mà biết cũng chẳng thể chết ai vì ả là vợ của anh ta.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 110809)
(Gởi anh Huy & chị Minh) Câu thơ còn trong trí nhớ Như mùa thu mỗi năm lại về Theo tuần hoàn trời đất Như đôi mắt em buồn giấu kín Chịu đựng An phận Cuộc đời mình mùa xuân đi qua Rất xa, rất xa...
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 91417)
Thành phố nằm bên một rẻo biển miền Trung yên bình và tĩnh lặng. Những ngày gầ n đây bổng nhiên được khuấy động bởi mấy chú cá mập, không hiểu vì sao lại lang thang vào bờ, chúng lượn lờ nơi bãi tắm trước khuôn viên trường, là bãi du lịch của thành phố. Thỉnh thoảng chúng lại ruỗi theo sóng nước cợt nhã với con người. Có hôm một chú cá mập con nhá vào mông ai đó, có hôm lại ngoạm vào giò của kẻ nào bơi đến gần. Bạn tôi phán: đất này “linh kiệt”. Tôi cười vui: Đất lành chim đậu, biển lành cá mập làm tổ .
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 90807)
Trong tình bằng hữu nhiều năm với Huy, được sự đồng ý của chị Cao Xuân Huy và hai cháu Chúc Dung & Xuân Dung, bài viết thiên về khía cạnh y khoa này, nói về một Cao Xuân Huy khác, người bệnh Cao Xuân Huy chênh vênh trên con dốc của tử sinh, đã can trường chống chỏi với bệnh tật cho tới những ngày và giờ phút cuối cùng và đã ra đi với tất cả “phẩm giá”. NGÔ THẾ VINH
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 81219)
Cao Xuân Huy có người cha đi kháng chiến, để lại vợ con trong thành. Rồi, 1954, ông ngoại bị đấu tố, người cậu cấp bách đem cháu, 7 tuổi, vào Nam. Mẹ ở lại Hà Nội đợi bố. Về, nhưng người cha kháng chiến, gốc tư sản, địa chủ, không thể "can thiệp" cho người mẹ khỏi diện "tự lực cánh sinh" (như đi "kinh tế mới"). Rồi họ chia nhau con cái: mẹ để lại con gái cho bố, vào Nam với con trai. Xa cách, mỗi người lập một gia đình khác, có các con khác. Huy được cậu và bà ngoại nuôi. Như một định mệnh, chuyện nhà Huy trùng hợp với chuyện đất nước, với truyền thuyết Sơn tinh Thủy tinh, với bao gia đình thời chia đôi Nam-Bắc.
19 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 85695)
Thường, khi viết về một nhà văn, trong vai trò của một người làm phê bình, tôi chỉ quan tâm đến tác phẩm, đến văn bản. Đúng hơn là tôi quan tâm đến văn bản văn học, và cái cách mà tác giả của nó đã, cùng với các độc giả của mình, biến nó thành một tác phẩm văn chương. Tôi không quan tâm lắm đến tác giả.