- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

HỒN MAI, HỎI THĂM NƠI VÔ CÙNG

12 Tháng Hai 20162:02 CH(Xem: 25906)



hon mai- nhat
Mai Hoa - ảnh N.H.A.T.




HỒN MAI

Có điệu hò nào vừa rơi cuối năm
Em tôi buồn nhớ thuở xa xăm
Giấy hoa bút lục năm nào ấy
Gửi vài dòng thơ vào nhớ thương

Ngày ấy mưa xuân lớt phớt thềm
Huế vắng thênh thang phố êm đềm
Hoa mai mười tám vàng chúm chím
Nở giữa hồn nhiên em môi xuân

Trời Huế chiều nay màu ngọc lam
Ngày đi theo phố đẫm hương trầm
Bãi Dâu mênh mang làn mây trắng
Nhắn lòng người qua chớ vội vàng

Huế đêm trăng muộn, mùi sương tan
Lãng đãng hồn mai mỏng cánh vàng
Mê mải ngắm gì mà ngơ ngác
Lành lạnh buốt rứt ngõ sông xa

Cuối năm bất chợt màu lưu luyến
Mong chút hồn mai thật bình yên
Người xưa còn đó mùi thơm thảo
Giấy hoa bút lục thuở hồn nhiên?

n.h.a.t

 


HỎI THĂM NƠI VÔ CÙNG

Tôi sẽ hỏi thăm tuổi mới của tôi
như mọi khi thường hỏi thăm những ngày đang bước dần về nơi đến
thời gian bảo tôi rằng:
chờ đợi
như ngày xưa cô chưa kịp đọc tiếp những trang cổ tích
cơn buồn ngủ thật hiền
chẳng nếm được điều mừng vui trong sự kết thúc của đám chữ đang múa vu vơ
Cô Tấm đã bước ra từ quả thị khi chưa kịp ngả màu vàng mơ,
chưa học được điều tàn nhẫn từ bà hoàng hậu

Tôi lại hỏi thăm tôi vào một ngày đẹp trời
khi phố không mưa mà lành lặn một cách vô cớ
hỏi thăm từng giấc xanh
vỗ về những mái nhà chưa lợp xong mùa trước
từ đôi mắt loạn thị
gói lại điều xa xăm vô cùng

Tôi lại hỏi thăm nơi vô cùng
trong điều chưa được kết thúc từ nhiều năm trước
những đám chữ vu vơ đang nhảy múa cho đến khi mái tóc rối lại
từng tế bào âm thanh gãy đứt trong đêm im lặng để chia lìa thế giới
Đó là khi tôi rất nhớ tiếng cười

Tôi hỏi thăm nơi vô cùng
đường về có còn xa quá?
Tiếng cười của tôi ngày ấy chẳng được lưu giữ ở nơi nào

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
01 Tháng Mười Một 201512:16 SA(Xem: 28027)
Tháng mười ở Sài Gòn Mưa không nhiều như mọi năm Nhưng lại ngập lụt và tắc đường triền miên Đi làm cũng mệt Người về hưu cững không biết đi đâu mỗi buổi chiều vắng vẻ
18 Tháng Mười 201511:15 CH(Xem: 34705)
Sài Gòn quả thật vẫn đẹp mà nó vẫn đẹp theo cái cách mà tôi nhìn ngắm nó, nó vẫn đẹp như mơ, cực kỳ hoàn hảo và trác tuyệt. Vì đâu mà tôi có thể thấy như vậy nhỉ? Có lẽ nó xuất phát từ cái chủ quan riêng biệt của tôi mà tôi thấy như vậy.
18 Tháng Mười 201510:41 CH(Xem: 33799)
Tôi thích những định nghĩa về tự do của John Adams và yêu thơ Tagore. Cả hai đều khơi dậy cái sức mạnh tiềm ẩn bên trong con người. Điều lạ lùng là dù ở hai vị trí rất khác nhau, một chính khách và một nhà thơ; song họ lại gặp nhau ở một điểm rất chung. Tôi có thể mượn cái quan niệm của John Adam để nói về Tagore. Cả hai đều cho rằng không có sự ưu việt nào bằng sự ưu việt của linh hồn và không có sự giàu có nào bằng sự giàu có của con tim.
18 Tháng Mười 20154:41 CH(Xem: 31040)
Ngồi giữa buổi chiều mênh mông hắn chờ một cuộc điện thoại, bầu trời mở rộng trước mắt hắn, một dãy nhà cao thấp lô nhô trải dài làm cho đường chân trời trở nên răng cưa, gấp khúc. Xa hơn nữa, ở một góc nhỏ xíu lóe lên những tia sét lẫn trong những đám mây xám, những tiếng sét không âm thanh chớp lên rồi tắt ngúm một cách vô thưởng vô phạt.
18 Tháng Mười 20151:23 CH(Xem: 33232)
Lạc Long Quân được viết chữ Hán là 貉龍 君, trong đó, chữ 貉 (bộ trĩ) mà người Việt, theo truyền thống từ ngàn xưa đến nay vẫn đọc là “lạc”. Tiền nhân Việt dường như đã cố tình dùng chữ 貉 dành cho Lạc Long Quân và không đọc theo đúng phiên thiết từ thư Hán là hạc (thú giống như con cầy), mạch (tộc ở phương bắc Trung Quốc) nhưng nhất định là “lạc” chắc hẳn phải có một dụng ý sâu kín nào đó và cho đến nay vẫn còn là bí ẩn văn tự...
18 Tháng Mười 20151:00 CH(Xem: 34876)
Ngôi nhà của anh không hoàn toàn im lặng, hoang vắng mà là một nơi chốn dừng chân của khách thập phương. Nó như là một thứ “trại tỵ nạn thứ hai” mà hầu hết những người lui tới gặp anh đều có mục đích khác nhau. Có người đến để nhờ anh “hợp tác” làm một công việc gì đó; có người đến vì cần một nơi chốn ở tạm; có người đến chỉ để bày ra những cuộc rượu say bí tử, ca hát, ngâm thơ, bày tỏ những tàn tích quá khứ, họ là những người lính đã từng tham dự chiến tranh kể về những trận đánh, trong đó có người đã từng cầm súng ở bên kia chiến tuyến. Họ là những “linh hồn” vất vưởng, thất lạc giữa một khoảng trống mênh mông trong tâm thức bám vào cái hào quang quá khứ hào hùng, đau thương đầy căm phẫn tủi nhục của lịch sử. Có người rũ bỏ quá khứ, lột xác hội nhập vào đời sống mới của xứ sở tự do. Họ bước vào cuộc thử thách trong thương trường, khởi nghiệp bằng đôi bằng tay trắng.
16 Tháng Mười 201510:35 CH(Xem: 37285)
Như nhịp điệu ngàn năm của con sông Mekong, hệ sinh thái vùng châu thổ sông Cửu Long được cân bằng một cách tự nhiên với "mùa nước nổi" và "mùa nước giựt". Theo anh Dohamide Đỗ Hải Minh, một học giả gốc người Chăm, một cây bút quen thuộc của báo Bách Khoa trước 1975, sinh ra và lớn lên ở miệt Hậu Giang Châu Đốc rất am tường về hệ sinh thái của Đồng Bằng Sông Cửu Long, thì trong bao thập niên qua, người dân Miền Tây đã quen sống với nạn ngập lụt hàng năm, hay còn gọi là mùa nước nổi, như là một hiện tượng thiên nhiên đến đều đặn theo chu kỳ. [2]
16 Tháng Mười 201510:03 CH(Xem: 32324)
Em không thể đi hết còn đường còn lại của mưa, anh biết không, có thể chúng dài hơn điều em nghĩ, có thể chúng đang ghen tuông với điều tự do của gió
12 Tháng Mười 201512:25 SA(Xem: 29901)
không phải thơ đâu em chỉ là lời nguyện đêm tha thiết không phải sáng mai nào cũng trong veo như sáng nay gió về vẩn đục lời kinh rớt xuống lũng oan cừu
11 Tháng Mười 201511:40 CH(Xem: 31350)
LTS: Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu, Nguyễn Thanh Hiện có lối viết rất lạ như thơ xuôi, từ đầu đến cuối chỉ dấu phẩy, không chấm. Chúng tôi hân hạnh mời quí độc giả và văn hữu cùng đi vào không gian truyện của Nguyễn Thanh Hiện.