- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hoàng Xuân Sơn Và Lời Nằn Nì Của Cây. Và Gió

13 Tháng Năm 20154:03 SA(Xem: 32440)

 

 hem nho 2

 

heart attack

 

dưới bầu trời chó cắn (1)

người không sủa

và đoàn ma cứ đi

 

không có Zara nào

ngày xanh đã nói như thế

tôi đã nói như thế

 

khởi đầu là một cuộc cưỡng bức lợm giọng

trên đôi chân cáu bẩn

bọn người lùn

giữa háng

ghẻ hắc lào

 

nước đen ngập ngụa

phố nhà

đất.  và đất không kịp thở

và biển nhốn nháo

vỡ đầu u mê

những luống cày mũi nhọn

biệt ly.  ôi                                 biệt ly (2)

 

khi ngày xanh hết nói

tôi vẫn nói

và biết loài người chết cách nào

từ những cơn đau ngực

 

 

hoàng xuân sơn

24 avril 2015

 

(1) Nguyễn Man nhiên

(2) ý gợi từ Bài Ngợi Ca Tình Yêu – Thanh Tâm Tuyền

 

 

 

 

 

một vài khuôn

 

cung trầm.  dưới độ mi cong

sao che mắt nhắm

cho lòng mỏi mê

nụ hôn mở hé bao giờ

hơi run của chữ

hương mờ của câu

tại vì thần trí đâu đâu

lắng nghe trầm tuý rất lâu ngọt ngào

nghe từ hoàng hạc bích câu

nên hồn thơ dụi qua cầu mỏi nghiêng

tại vì tóc đổ rất mềm

 

 

                                                          ôm lầm lũi đi mấy câu

                                                          chợt tay không còn nghe nặng

                                                          phủi rơi trăng nước bên cầu

                                                          biên giới nằm trong miệng đắng

                                                         

                                                          giờ này ông y ông phạn

                                                          đã tắt nhúm chữ khô bồi

                                                          để nghe buổi chiều rất láng

                                                          đi vào bộ dạng đôi mươi

 

không ngủ được.  là khi không được ngủ

mở hai mắt ngó chằm chặm quanh mình

ngủ không được có vì tờ mộng rách

dạ thưa nường đồi núi chợt rung rinh

 

                                                          đuôi mắt khóc

                                                          trần gian ảo

một con nằm

hai con đứng

núi nhọn hoắc

xương mềm rục

triệu vết cắt

từng khúc ôi

thèm nhưng nhức

từng khúc             ôi

 

vẫn còn đau đấy em ơi

hai mươi năm hơn hai mươi.  thở dài

triều sông ngạ xuống mấy vai

nhánh sông nào đã thai hoài phục sinh

 

 

hoàng xuân sơn

24 mars 2015

 

 

 

 

 

can qua

                     ông già bảy choạc nhào dzô

                             thằng cu tí tô hô về nhộng

 

 

lỗi tại ai

lỗi tại mình

vả mặt mình mấy cái phất phơ ạch đụi

ruồi muỗi

chả thấm vào đâu

giống như đánh trộm nhau bằng cấu véo

không.  đánh thực bằng gậy gộc chày vồ

nện chí tử

nện tới tấp dùi cui tá lả âm binh

tá lả miếu đình

rụi hỏa đầu lâu nhơn diện phừng phừng

những bộ đùi sau chiến tranh tự diễn hòa bình

lê la ngoài chợ

thương phế gắn anh dũng bội tinh

a mày còn ngụy trang ở lại

nhành dương liễu sao kờ-núp

tay đâu.  hoan hô cuộc ban bố màu mè

chân đâu.  chống đỡ ngô khoai hàng mã

mấy cái ngôi trời chúa đảng

không còn sao.  còn?  sao                                    sao sao

sao rụng từng bầy

như hủi

 

 

hoàng xuân sơn

tháng tư -2015

 

 

 

 

lời nằn nì của cây.  và gió

 

tôi có thời đã ngồi trên lưng gió

vậy mà cây đời

không hây nổi

miền ám ảnh của gió

ai đó đã viết

tự thời khuất mặt (*)

 

người thi sĩ cơ hội rao bán hàng cây cho giấc mơ

giấc mơ không có thực

chỉ có bàn tay buổi chiều

đẫm lửa

 

những u nần thân gốc

những mẹ già cơ cực

đấtđất.  ôi đất                làm sao

biển mặn

nuốt trọn luống bùn thu phân

cây vẫn nứt mầm

mọc lên.  gió

gió có thực chan những chiếc bóng phơ phất

ngoài đường

trong hẻm tối

người thi sĩ ấy

nghe được tiếng gió ngoài liếp cửa (**)

mà không ngăn được

bước chân về

của mộng du

 

cây sẽ mọc

như mặt trời mọc

rưng rưng một triều hoa (***)

cây

hoa

gió.             và em

buổi về nhiệt luyến

 

 

hoàng xuân sơn

22 avril 2015

 

(*) Gió Tự Thời Khuất Mặt – Lê Minh Hà

(**) gió u hoài liếp cửa

       đêm đêm canh bước về

      Nguyễn Thị Khánh Minh

(***) mặt trời mọc mặt trời mọc

         rưng rưng mùa hoa gạo

        Quách Thoại

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
26 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 99019)
Á Nam Trần Tuấn Khải sinh năm 1894 tại làng Quan Xán, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, mất năm 1983 tại Sài Gòn, thọ đúng 90 tuổi ta. Cuộc đời ông trải qua hầu hết những giai đoạn thăng trầm nhất, chứng kiến hầu hết những biến cố quan trọng nhất của lịch sử cận hiện đại Việt Nam. Ông cũng chứng kiến hầu hết những cuộc đổi thay của văn học hiện đại Việt Nam, từ sự ra đi của thơ Cũ đến sự xuất hiện của Phong trào thơ Mới, của Tự lực văn đoàn, đến các trường phái, trào lưu, khuynh hướng, chủ thuyết văn học cả tư bản và cộng sản gần suốt thế kỷ XX.
25 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105745)
... T ôi cảm thấy mình như Từ Thức trở về, không còn ai biết mình, nhớ ra mình là ai, đôi khi lại còn bị đối xử một cách bất thường. Những lưu luyến với quê hương càng ngày càng như những rễ cây khô cố bám víu vào nền đất phù sa hai bên bờ sông, chưa biết ngày nào bị nước cuốn trôi đi...
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 91012)
“Đến bây giờ tôi còn thương mấy con ếch báo thức; chúng là những con ếch đầu đàn, ngủ đông trong hang, nấc lên tiếng gọi đầu tiên đánh thức đàn ếch chui ra khỏi hang mà vào cuộc sinh nở với mùa xuân. Nhưng các nhà "tiên tri ếch, kẻ đánh thức đồng loại" dậy đón xuân kia đã bằng tiếng ồm ộp của mình báo rằng: lạy ông tôi ở bụi này. Mấy tay bắt ếch chuyên nghiệp nghe tiếng kêu thức tỉnh đồng loại của dũng tướng ếch cách mạng kia bèn chộp chú liền, cho vào giỏ về thịt; vào giỏ rồi mà chú vẫn uôm uôm! Vẫn báo cho đồng loại dậy mau mà chạy đi, mà vọt xuống ao kịp trốn ... . " (Trần Mạnh Hảo)
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105431)
LTS : Nguyễn Thi Quyên, hiện là Nghiên cứu sinh ngành Văn học so sánh tại Đại học Strasbourg, Cộng Hòa Pháp. Câu chuyện về Trương Chi đã được tác giả viết trong một đêm mưa như gửi tiếng lòng về với quê hương xa xôi.Tạp chí Hợp Lưu trân trọng giới thiệu “Trương Chi” đến cùng quí độc giả và văn hữu khắp nơi. Tạp Chí Hợp Lưu
21 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 105025)
P l ease help us to secure the immediate and unconditional release of Viet Khang
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 126526)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 40890)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94447)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89444)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103150)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.