- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Vũ Thanh và trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử Việt Nam: TÂY SƠN TAM KIỆT.

22 Tháng Ba 20154:02 SA(Xem: 28284)
EnLiengChanMay-VuThanh







T
ác giả Vũ Thanh tên thật là Võ Thanh Quang, sinh năm 1956 tại Tân Hội - Phước Hưng- Tuy Phước - Bình Định. Đang định cư tại tiểu bang Florida - Hoa Kỳ.

            Theo cách nói khiêm nhường của tác giả thì ông là một nhạc sĩ, thi sĩ và văn sĩ không chuyên, mang tính tài tử và cống hiến. Tuy vậy, những nhạc phẩm của ông đã được chính con trai ông là nam ca sĩ Quốc Khanh trình bày, cũng như Trường thi Hòn Vọng Phu với 2.466 câu thơ lục bát của ông được nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 2012, đã gây nhiều bất ngờ thú vị cho giới yêu thơ, nhạc. Và một lần nữa chúng ta sẽ hết sức kinh ngạc khi tác phẩm tiểu thuyết đồ sộ Tây Sơn Tam Kiệt của ông được nhà xuất bản Trẻ bắt đầu phát hành, dự trù sẽ dài tổng cộng gần 5.000 trang.    

                Tây Sơn Tam Kiệt của Vũ Thanh là bộ trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử  gồm ba phần: Phần một: Én Liệng Truông Mây (1738 - 1770). Phần hai: Nhất Thống Sơn Hà (1770 - 1792). Phần ba: Gia Định Tam Hùng (1792 - 1802), kéo dài suốt giai đoạn lịch sử nước nhà từ năm 1738 đến 1802, tức giai đoạn cuối thời Nam – Bắc phân tranh đời Hậu Lê, với Chúa Trịnh Giang ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ở Đàng Trong, rồi nhà Tây Sơn thống nhất đất nước cho đến khi Gia Long lên ngôi.

Trong phần Lời Mở Đầu, tác giả đã viết:

           "...Khoảng thời gian hơn sáu mươi năm đó, tuy rất ngắn ngủi trong dòng lịch sử bốn ngàn năm, nhưng lại là một giai đoạn lịch sử oai hùng và sáng chói nhất của dân tộc, đưa tên tuổi của nước Đại Việt vang khắp năm châu. Và vị anh hùng Quang Trung – Nguyễn Huệ đã được liệt vào hàng vĩ nhân, một danh tướng bậc nhất của nhân loại, một vị tướng bách chiến bách thắng, chưa một lần chiến bại, do đó mà trong bài trống trận Tây Sơn không có hồi trống thu quân và cũng do đó mà nhân gian truyền tụng hai câu thơ:

Cổ kim bách thắng Long Nhương Tướng

Nhất thống sơn hà Bắc Bình Vương

           Dù vậy cũng không thể phủ nhận đó là một giai đoạn bi thương nhất của dân tộc và có không ít những sự kiện cũng như những vị anh hùng bị gạt bỏ ra ngoài dòng chảy lịch sử nước nhà.

           Một trong những vị anh hùng bị lãng quên trong lịch sử đó là chú Lía, người hiệp sĩ đã lãnh đạo cuộc đấu tranh của những người nghèo khó chống lại sự thối nát, bóc lột, bất công, quan quyền của triều đình Chúa Nguyễn. Ngày nay, cuộc đấu tranh oai hùng ấy chỉ còn được lưu qua lại hai câu thơ đầy thương cảm:

Chiều chiều én liệng Truông Mây

Cảm thương chú Lía bị vây trong thành

và một bài "Vè Chàng Lía” mà dân chúng yêu thương đã lén lút truyền miệng nhau..."

Cuối lời mở đầu, tác giả tâm sự:

                "Là người con của quên hương Bình Định đang lưu lạc xứ người, giở lại trang sử xưa, chúng tôi mong mỏi xới tìm những viên ngọc bỏ sót đã bị vùi lấp, đánh bóng lên, trả ánh sáng huy hoàng xưa cho họ. Việc làm này vừa như để vơi đi niềm trắc ẩn, vừa như để mua vui cho độc giả, nhất là lớp độc giả trẻ của nước nhà".

                Bằng cả tấm lòng, bằng một văn phong dung hợp giữa đông - tây, kim - cổ, tạo nên nét đặc thù, phù hợp với phong cách và tâm hồn Việt. Bằng sự dày công sưu tầm và nghiên cứu. Và bằng một bút pháp linh họat, Vũ Thanh đã vẽ lại trước mắt chúng ta một bức tranh sống động bối cảnh một giai đoạn lịch sử Đại Việt, vạch trần và tiêu diệt những âm mưu xâm lấn của ngoại bang, những cuộc đấu tranh chống lại áp bức, bất công của giai cấp lãnh đạo hai phủ chúa Trịnh - Nguyễn của những chàng Hiệp sĩ Việt và của những người dân đen cùng khổ nhưng bất khuất, dẫn đến việc thống nhất nước nhà sau hơn hai trăm năm chia cắt.

                Qua ngòi bút của Vũ Thanh, chúng ta sẽ tìm thấy ở đây những tinh hoa và nét đặc thù của võ thuật Đại Việt qua những trận đấu võ kinh thiên của các hiệp sĩ Việt với các cao thủ Thiếu Lâm Trung Hoa, những võ sĩ cung đình Xiêm La, và các kiếm khách xứ Phù Tang - Nhật Bản. Tác giả còn cho ta tìm thấy những thủ đoạn chính trị, những mưu lược quân sự của người xưa mà cho đến nay vẫn còn là những bài học qúi giá. Chúng ta cũng tìm thấy những huyền thoại nước nhà được sống lại một cách hào hùng xuyên suốt tác phẩm.

                Nhưng theo tôi, có lẽ điểm đặc biệt nhất, rõ nét nhất trong ngòi bút của Vũ Thanh là cách xây dựng những mối tình của trai gái Việt. Cách tỏ bày những yêu, thương, ghét, hận của ông rất Việt, thuần tâm hồn Việt, không pha lẫn với bất kỳ một nền văn hóa tâm linh nào khác, khiến khi đọc đến, chúng ta có ngay một sự cảm thông hết sức sâu sắc và tâm đắc. 

           Để bắt đầu cho bộ trường thiên, hôm nay chúng tôi xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc phần một của trường thiên tiểu thuyết Tây Sơn Tam Kiệt - tức: ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY, do nhà xuất bản Trẻ Sài Gòn phát hành.

Tác phẩm gồm 4 cuốn, tổng cộng 1.800 trang

Cuốn 1: Truyền quốc Ô Long Đao.

Cuốn 2: Trấn Biên thành nổi sóng

Cuốn 3: Những mảnh tình oan trái

Cuốn 4: Cờ nghĩa rợp Truông Mây

           ÉN LIỆNG TRUÔNG MÂY được khởi đầu từ âm mưu bá chiếm Cù Lao Phố - Trấn Biên (Biên Hòa) của một thương nhân người Phúc Kiến là Lý Văn Quang, với cuộc tranh đoạt đẫm máu thanh Ô Long Đao huyền thoại nước nhà, tạo nên những ân oán tình thù đẫm máu và nước mắt, cho đến khi cuộc khởi nghĩa Truông Mây của Chàng Lía bị dập tắt vì một sự phản bội đau lòng.

           Với cá nhân tôi, trường thiên tiểu thuyết võ hiệp lịch sử TÂY SƠN TAM KIỆT của tác giả Vũ Thanh là một vì sao, tuy mới mọc nhưng sẽ chói sáng trên nền trời văn học Việt Nam bởi giá trị lịch sử, giáo dục và văn học, được biểu hiện qua tính cách độc lập, mang bản sắc tâm linh đặc thù, thuần Việt của nó.

           Mời qúy độc giả tìm đọc để tự mình kiểm chứng.

           Trân trọng giới thiệu.  

 

BÁT VŨ

 

*** Sách có bán tại các cửa hàng chi nhánh của nhà sách Tự Lực California - Hoa Kỳ, hoặc order tại www.tuluc.com .

Mua sách online tại  AMAZON.COM

Bộ 4 cuốn, giá $60.00 USD.

Muốn mua sách với chữ ký tác giả xin liên hệ:  Vũ Thanh - 954-684-1875

Email:  thanhquang57@gmail.com  hoặc:  https://www.facebook.com/vuthanh2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33532)
A nh giới thiệu với tôi tên cô nhưng không nói cô là gì của anh, một cách ngầm bảo tôi hiểu thế nào cũng được, cô có thể là tình nhân mà cũng có thể là em họ xa (chẳng hạn). Anh cũng nói thêm cô sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, chuyến này sang Mĩ du lịch và định ở lại chơi chừng hai tháng. Cô đẹp, dĩ nhiên—tôi chưa thấy anh đi với người đàn bà không nhan sắc bao giờ—nhưng không còn trẻ nữa. Tuy thế thật khó đoán tuổi cô, có thể ngoài ba mươi, có thể hơn. Cô ít nói. Hình như cô chẳng để tâm gì đến câu chuyện giữa tôi và Quang mà chỉ ngồi trầm tư uống cà phê, phóng tia mắt ra ngoài khơi, nơi có những cánh buồn trắng dật dờ trên mặt biển như đang trôi về nơi vô định.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30845)
C on hẻm vắng người lạ kỳ dẫn cô vào một cửa tiệm u tối, ngoài cửa kính màu sắc thế kỷ thứ 18 chỉ treo vỏn vẹn một biển hiệu xộc xệch và bức tranh chân dung sỉn màu. Cô ghé lại gần nhìn kỹ và choáng váng; chân dung của chính cô, lệch lạc, méo mó nhưng đúng là đường nét Á đông của đôi mắt 1 mí cách xa nhau, sóng mũi thấp, gò má tròn dẹt và đôi môi hơi cong hai bên khóe.
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30586)
H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi “ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói những cái thớt và những đứa liếm thớt H không chịu được mùi không phải của người”
16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30793)
T hấp thoáng tháng tư rưng rưng mùa hạ cũ Mùa xưa qua đây Tuổi trẻ hồng như màu mực đỏ Đêm đốt rừng gió xiết cổ tình ca
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31253)
« C hiến tranh là sự tiếp nối chính trị bằng những phương tiện khác» . Câu văn trứ danh này của Clausewitz, có lẽ ai trong chúng ta cũng từng nghe qua. Nó xác lập sự phụ thuộc của quân sự vào chính trị. Từ khi có những tập hợp người gọi là thành quốc hay quốc gia, người ta không làm chiến tranh đơn thuần nhằm chém giết lẫn nhau, mà để giành lấy quyền định đoạt số phận của một cộng đồng. Và kẻ tham chiến có thể thua hàng trăm trận đánh, miễn là thắng trận cuối cùng, nếu sau đó nó mang lại quyền quyết định về việc tổ chức chính quyền trên một lãnh thổ.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31933)
T ình trạng dịch thuật hiện nay ở Việt Nam đang ở mức cần phải báo động. Radio RFI đã dành nhiều chương trình cho những buổi nói chuyện với nhiều dịch giả trong và ngoài nước về vấn đề này. Sau Hoàng Hưng, Phạm Xuân Nguyên là những nhận định có phần nghiêm khắc của dịch giả Trần Thiện-Đạo đã sống ở Paris trên nửa thế kỷ. Trước 30-04-1975, Trần Thiện-Đạo cộng tác với các báoVăn, Tân Văn, Bách Khoa, Nghệ thuật... ở Sàigòn và hiện nay vẫn thường xuyên gửi bài in trên các sách báo văn học trong-ngoài nước. Ý kiến của Trần Thiện-Đạo sẽ như một liều thuốc đắng, may ra giã được một số tật cố hữu trong địa hạt dịch thuật của Việt Nam.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34140)
Trước 30-04-1975 Thế Phong là một nhà văn quân đội. Ưu điểm của Thủy và T6 nằm ở giọng văn chuyển tải suy nghĩ nhân vật liên tục không chấm dứt, qua đó, người đọc bắt gặp thủ đô Sàigòn về đêm. Một thủ đô phù phiếm dù mặt trận kề cận. Một Sàigòn vừa trải qua Đảo Chánh đã chờ đợi Chỉnh Lý. Thế Phong ghi lại tâm trạng bấp bênh của xã hội miền Nam mà các chi tiết vũ trường, thao thức nhân vật có thể chuyển hoán cho hôm nay, bây giờ. Bối cảnh truyện xảy ra năm 1964, năm khởi đầu của nền đệ nhị Cộng Hoà.(TCHL)
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34978)
C ánh tay tôi rơi dài bên tôi, tựa tiếng thở sâu từ ngàn năm trước. Tôi thở mơn man, dịu dàng trên đồi cao cùng người tình xa xứ đáng thương. Tôi thở lười biếng, hão huyền bên người đàn ông dậy nực phù sa sông Hồng. Tôi thở không thành tiếng trên triền cát vàng tựa chiếu chỉ vua ban, nghẹn ngào nuốt sâm quý hắc mùi đền đài Trung Hoa. Tôi thở dồn dập kích động, rên hú thanh quản từng hơi trong căn phòng Tim. Nước sông Hồng mùa đông cạn ráo. Dầu cho Hồ Tây tràn nước ra đường, sương mù dăng trắng thành phố. Không khí ẩm ướt đọng thành vũng trong những ngôi nhà phố cổ. Không ai, không gì biết đến sự tồn tại của tôi. Đồng loã cùng thân thể mát thơm, uốn dẻo và trái tim hỗn mang của tôi là màu đêm tối.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34210)
Tôi xô nó ra nói thôi mà, làm ở trong chùa tội chết. Nhưng thằng nhỏ giờ phút này còn có biết gì nữa, công an nó còn chưa sợ, sợ gì tội. Tôi ngó lên bức hình ông Quan Công trên bàn thờ, tôi nói coi chừng cái ông cầm cây Thanh Long đao kìa. Danh bước đến thổi tắt phụt ngọn đèn dầu. Trong phòng bỗng tối mực. Danh đã cởi áo tự hồi nào. Nó kéo tôi nằm ngữa ra nền xi-măng. Bóng tối như đêm làm cho dạn dĩ hơn, không còn mặc cảm tội lỗi nữa, tôi ôm Danh với tất cả ham mê. Thằng nhỏ tuổi trẻ mà tài cao. Nó làm tình như giông, như bão.
12 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33125)
...Trong hoàn cảnh hiện nay, người làm văn học, trong hay ngoài nước, đặc biệt là giới trẻ, đang có cơ hội và khả năng tạo một sinh khí cho xã hội VN, giúp giảm thiểu những phá sản tinh thần đang xẩy ra. Muốn vậy, rất cần có sự đam mê, học hỏi, và lòng can đảm nói thật, viết thật. Không có nền văn học có giá trị nào được xây dựng trên sự giả dối và tránh né.