- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Từ Hầu Như Không Có Chủ Đề, Đến Ngày Cuối Năm...

06 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 35140)
MotMinhToiVe-PhamAnhDung
Một mình tôi về- ảnh Phạm Anh Dũng

1. Hầu như không có chủ đề

để bắt đầu một buổi sáng
như thông lệ
nhiều cánh cửa mở trên đôi chân tất tả và khép lại
không có chỗ cho sương mù thảnh thơi
trong những mũi giày khi mùa đông tới
những đôi cánh ẩn dưới những con số
để bay đi với tuyết
để bay đi biền biệt
và những thông điệp đứng y nguyên trong các dấu ngoặc kép
như trò xếp hình
giăng từ đông đại dương
mọi thứ hầu như không có chủ đề
cho sự hài hước

Hầu như không có chủ đề
để bắt đầu một buổi sáng
hạt sương lần tìm đầu mối cho sự yêu thương
rỏ hạt
những dòng chảy đã không đi qua nhau
chúng chui vào đất và nín câm
từ đấy

2.Một ngày bài thơ chạy đi tìm giáo viên

trước cái lắc đầu mệt mỏi
bài thơ chạy tìm bạn bè, các khóa học, hội thảo nhóm
nhưng không
bài thơ chạy vào một cuốn sách
gặm nhấm những thách thức:
hoặc ngu ngốc
hoặc vô tri
bài thơ chẳng biết đọc gì
di chuyển vào căn phòng có đầy gió và gió
bài thơ dừng lại ở đó
kết từng con chữ tròn vo
o...o...o...
và đập cánh
bay
như ngày hôm qua nó đánh thức sự tha thứ vào buổi sáng tinh mơ

Ngày hôm sau bài thơ

ký quyết định
dâng hiến thi hài
nó ngập ngừng nói:
" hãy cấy ghép tôi cho những linh hồn đang bị thương"

3.Những ngày đầu thế kỷ hai mươi

rất nhiều lời nói bị chấn thương
chúng đòi cả thế giới bồi thường
sự trơn truột trôi qua ý nghĩ
của chiếc lưỡi chưa nếm mùi vị
đắng

Và từng đôi mắt
tiếp cận gần hơn
sự phiền toái từ những hình nhơn đang giỡn
ngày như hóa vàng
mùa hóa vàng
vẫy vẫy màu tro bụi

Những chiếc bẫy
đặt màu ngây thơ
để vượt qua ranh giới
của sự sợ hãi đang lùng bắt ngày lưỡng lự đang chờ

 

4.Sự phiền muộn đang phản bội

bởi vì bạn nói dối:
vầng trăng mùa đông mang thật nhiều ân sủng
và bạn thu nhỏ nỗi đau
đặt vừa đủ trong bàn tay
để giấu đi

Những ngọn cây đang khiêu vũ
với nỗi sợ hãi
trên ánh trăng vừa vướng lại
nỗi đau mềm
tràn chảy
buộc tội bàn tay

 

5.Những ảo giác bị tách ra từ thực thể

đánh thức sự sợ hãi của đêm
khi bỏ quên
bản án về lũ quỷ sứ
ở nhà
và khi bạn nhìn thấy
bầu trời không là màu xanh

bạn tìm kiếm
tất cả
đôi chân, vớ, giày và bắt đầu mò mẫm
đêm
từng đường buộc trắng chỉ
cho đến khi
nó biến mất trong sự sợ hãi của bầy đom đóm
trôi

và bạn phết
từng nỗi sợ hãi tê liệt
cho đến khi đêm không còn một chớp sao
rồi đóng nghẹt những màu sắc tuyệt vời
trong căn phòng có ô cửa gió của bạn
bạn sẽ thấy khó khăn
như hồi bé bị mắc kẹt
trong những con số có hơn ba chữ số
đánh vòng

 

6.Từ ngày hụt sóng

 

như con mắt không giác mạc

tiêu hủy những viên kim cương
sự tiếc nuối lâm bệnh
và sự sợ hãi nằm trên chiếc giường thế kỷ
những rường cột đếm
từng năm tháng dài lên
yếu ớt
từng giây từng giây
và nhịp thở đôi khi
ngưng
thấy mình từ cõi chết
ngập ngừng
hồi sinh
viên kim cương không còn bóng bình minh
từ ngày hụt sóng

 

7.Phỏng vấn một bài thơ

bạn có thờ ơ
khi con sông bị phá vỡ
sự im lặng chìm sâu

bạn có so sánh
sự im lặng và
từng ngọn sóng chảy vào nhau

bạn có nhắc tôi
về nỗi buồn hôm qua để quên trên mộ gió
sương bạc đã mù tóc cỏ

bạn có chờ đợi
để tìm nơi trú ẩn tàn tro
trong đám rừng vừa bị đốt cháy

bạn có hủy bỏ ứng dụng
nghiệm thử trong từng hạt giống
của mùa xuân

bài thơ
trả lời với sự đủ đầy kiên nhẫn
cất tiếng an lành
mặc nhiên thu hoạch
nó không còn được thấy màu xanh

 

8.Tối nay, từng con đường uốn cong tình tự

không có lá me bay
không có lá phượng gầy
không có ánh đèn võ vàng bên sóng
sóng đã chảy mòn sông
và dòng xe lông nhông giễu cợt
nỗi buồn phía trước

Con đường bật cười hài hước:
ngoái lại phía sau
nhìn bóng mình đang rớt
dài
bổi hổi đôi tay
vớt
chút mình còn lại cuối ngày

9.Và nỗi buồn chống đỡ

trên chạc cây khô
kéo dài đến cơn bão cuối
tan
trên điệu luân vũ với gió của loài chim trên đường di trú
thời gian
đếm từng hơi thở
bay bay

Và thiên thần của tôi
ơi
khởi từng điệu gió không lời
mang hình hài băng tuyết
đặt lên chiếc bánh sinh nhật
cho hai lần tuổi đôi mươi

 

10.Ngày cuối năm, ngày ngựa nghe "hội thảo" độc đáo

ngày vui của đám cỏ
ngựa chạy
ngựa hí
vang
niềm vui quàng ngang quýnh quáng
bước đầu tiên là để xác định các lược đồ tâm thần phổ biến nhất
trầm cảm, thương tích
được nuôi dưỡng bởi nhạy cảm với mất mát
một loạt các tình huống
và hoàn thành cảm giác lo âu, tức giận, kích thích, từ chức...
ngựa nhớ bộ móng
phân cực suy nghĩ
"hoặc / hoặc"
như vừa nhìn qua lăng kính
màu xanh của cỏ
thi thoảng có hình móng ngựa

Và cuộc đua
bắt đầu
từ khóa là: "khủng khiếp, khủng khiếp, khủng khiếp, không thể tưởng tượng."
ngựa phi
ngựa bay
cắt cả đôi chân đến đích
để nhận cụm từ khóa:
"không thể đứng trên đó được nữa"

 

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Hai 20156:51 SA(Xem: 28762)
Tết thường được nhắc đến với những món ăn đặc trưng “thịt mỡ dưa hành,” và những mùi hương gây nhớ “thoảng mùi khói pháo thoảng mùi nhang.” Nhưng mỗi đứa trẻ mang theo nó một món ăn một hình ảnh một mùi hương riêng, không hẳn giống như những gì chúng ta thường gợi nhắc.
18 Tháng Hai 20155:56 SA(Xem: 31131)
Nguyễn Hữu Sinh- hay người Lâm Di vẫn gọi là Má Giám Sinh. Má chứ không phải Mã như trong Kiều của cụ Tố Như. Là vì, khi đẻ ra má Sinh đã có một mảng chàm, chiếm đến hai phần ba má phải.
17 Tháng Hai 20153:10 SA(Xem: 29590)
Năm Mùi lại sắp đến và ta thường hỏi là tại sao tên gọi là Mùi, không là dê, dương hay vị ...? Phần này đưa ra vài cách nhìn hầu giải thích phần nào các lý do dẫn đến hiện tượng trên.
09 Tháng Hai 20152:59 SA(Xem: 32298)
Tôi gặp anh Nguyễn Trọng Hiền vào một dịp đi thăm một trại trồng cranberry ở New Jersey để xem người ta gặt cranberry ra sao, do một người bạn tổ chức vào một cuối tuần đầu tháng 10 nhân chuyến tôi đi thăm Miền Đông giữa thu vừa qua.
05 Tháng Hai 20152:57 SA(Xem: 37525)
Quang Trung Nguyễn Huệ (1752-1792) và nhà Tây Sơn (1778-1802) là một thí dụ tiêu biều của lối viết sử một chiều trong khối sử văn cổ điển. Các tác giả thường chọn một phe để tái dựng giai đoạn lịch sử này, chẳng hạn, như “sử mệnh cách mạng của thợ thuyền đồng ruộng hay nông dân,” từng được Karl Marx thời trẻ gọi là”bị khoai của cách mạng vô sản [bag of potatoes].”
28 Tháng Giêng 20151:28 SA(Xem: 32066)
Anh G thân mến, Gửi bài cho anh về hội họa để cho vào Văn Học số sau, chẳng nhớ tôi có nói gì về hai cái truyện ngắn của Mai Kim Ngọc và Vũ Quỳnh Hương không? Hai truyện của Thế Giang quả là đặc biệt. Nhưng tôi nghĩ “khám phá” lớn kỳ này của Văn Học là MKN và VQH. Rất khó tin rằng đó là hai cây bút mới. “Mới” từ lúc nào?
28 Tháng Giêng 20151:21 SA(Xem: 32139)
Vòng vèo từng sợi mây trời Vẽ chi đậm nhạt ngôn lời đong đưa Em ngồi vẫy tóc nắng mưa Sầu hai giếng mắt dây dưa những gì Hay là mộng mị li ti Bồng bềnh biển gió trôi về ngàn phương.
27 Tháng Giêng 20159:03 CH(Xem: 33443)
Có người chỉ đọc vì mê cái bìa sách đẹp. Có người đọc vì thích sưu tập sách. Hảy tìm người đàn ông biết đọc mình, từ trang đầu tới trang cuối...
26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33126)
Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh Em chạy đuổi tuổi mình Mãi miết Phía bên kia bờ phù du Có gì là bất diệt? Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?
26 Tháng Giêng 20152:56 SA(Xem: 34625)
Cáo thủ lĩnh đã chết và ngủ say trong nhiều tầng ký ức. Nó được hỏa táng và vì thế không có mộ địa để viếng. Đời thú sau không biết đến vị già làng thủ lĩnh. Hiển nhiên rằng các bậc trưởng lão đời trước đấy không kể lại, cũng không hề dạy chúng cách đối thoại với cộng đồng du mục.