- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Nơi Có Những Giấc Mơ Và Những Bài Khác

26 Tháng Giêng 20153:30 SA(Xem: 33695)

TranhDinhCuong-thieunuvatrang
Thiếu nữ và trăng - tranh Đinh Cường


NƠI CÓ NHỮNG GIẤC MƠ

Nơi có những buổi sáng vàng nắng lung linh

Em chạy đuổi tuổi mình

Mãi miết

Phía bên kia bờ phù du

Có gì là bất diệt?

Hay chỉ là nắng vàng ngập trong từng buổi mai lên?

Có một nơi nào chỉ có anh và em

Em không hình hài và anh chỉ là tên gọi

Ta mộng mị đời nhau

Mệt nhoài trong đắm đuối

Ảo hóa tình yêu thành giấc mơ trôi

Rốt lại nỗi đau là có thật trong đời.



 Nơi đó có giấc mơ

Cơn mê vùi của con dế náu mình trong cỏ

Rung sợi dây đàn làm bằng những lỗi lầm và ướp nỗi buồn lên đó

Tấu vang những ca từ tiều tụy nhớ mong


 Nơi đó em trôi giữa miên viễn thinh không

Biến thiên hình hài giữa trăm triệu sao trời vạn kỷ

Sợi dây đàn nỗi buồn và những ca từ tiều tụy

Là bản cầu hồn đưa tiển buổi chia xa...

Nơi đó tình yêu không là những bông hoa

Chỉ là những nụ hồng thui chột giữa đêm đen ảo giác

Chỉ là những nét kỉ hà khắc lên trái tim lầm lạc

Là những lỗi lầm đâm chết hết yêu thương.

Dẫu rằng lỗi lầm cũng là một phần tất yếu của yêu thương)

Nơi giấc mơ em có những cánh chuồn

Lặng thinh bao điều không ấp úng

Để một ngày gió tràn qua thung lũng

Anh là giấc mơ bình thản quay lưng mãi miết không về

Sau tất cả những tháng ngày mụ mị giữa cơn mê

Có những giấc mơ cuối cùng em cũng lơi tay đánh mất

Không phải bởi lãng quên mà chỉ tại bởi một điều rất thật

Có một giấc mơ là có thêm một niềm tuyệt vọng giữa cuộc đời (*)

Nơi đó em nhìn anh ra đi và nước mắt em rơi....

 

Phương Uy

P/s: Thơ Phan Tuấn Anh

 

NHỮNG SỢI BUỒN

 

Em sẽ không khóc nữa. Tình đã thành thiên thu.

Lối xưa không người đợi. Buồn như giữa sương mù.

Tình không là mây trắng. Chỉ tóc thời gian trôi.

Giữa một chiều bạc nắng. Tình theo gió lên trời.
 

Em sẽ không khóc nữa. Lá cuối mùa đang rơi.

Từng sợi dài phân hủy. Những âm thanh không lời.

Từng sợi dài câm lặng. Những bặt âm đêm thâu

Hóa mộng du tội lỗi. Như kí ức hoen mầu.
 


 

Em sẽ không khóc nữa. Ướt một bình minh xanh.

Sợi tầm gai hồi ức. Cũng không còn vẹn lành.

Giữa bình minh lừa mị. Em vẽ chân dung mình.

Trong mốc meo quá khứ. Lời buồn không âm thanh.

 

 

 

THẾ KỈ CỦA NHỮNG CƠN MƯA

 

 

Những nỗi niềm khô queo tận đáy

Cạn ngày

Còn lại gì giữa những kẽ tay?

Sợi buồn mang mang kí ức.

Không còn tình yêu.

Bởi tình yêu là những điều chưa chắc chắc là có thực

Thập kỷ của những cơn mưa.
 

Không cần biết hạnh phúc – hay niềm vui – hay cái sướng ( hoặc những gì đại loại như thế) đã chín hay chưa.

Tất cả hỗn mang bên thềm vực gió.

Những khuôn mặt cười – Những cánh dơi bóng đêm và những con châu chấu ma bay vật vờ không tọa độ.

Mộng du giữa trận tàn phai.

Không còn hứng thú để chờ đợi mỗi sớm mai

Bởi sớm mai, thực ra không phải là sự bắt đầu – xuất phát – hay khởi nguyên cho một cái gì mà chỉ là kết cùng cho đêm tối.

Chỉ là sự chuyển hóa từ thời – khắc – không – nhìn- thấy – mặt – trời sang thời – khắc - nhìn – thấy – mặt – trời.

Nhưng có ý nghĩa gì trong một bình minh mưa ngập lối?

Thế kỷ của những cơn mưa.


 

Không còn nỗi nhớ

Bởi nỗi nhớ chỉ tồn tại khi ta xác lập những thói quen

( Ràn rạt quất đau mặt người

Mưa kéo dài không câm nín)

Nỗi nhớ hình như cũng chỉ là sự ngưng đọng của tình yêu

Mà tình yêu thì vốn đã không hiện tồn, không rõ ràng như những đám mây mang điện tích.

Sự sợ hãi mọc mầm trên đôi cánh thiên di.

Nỗi nhớ có tồn tại bằng những li cà phê

Trong tin nhắn của em đến vào mỗi sáng?

Giữa thế giới dày đặc những ảo hình mị gạt

Nỗi nhớ được dán lên bằng những chiếc avatar như những chiếc mặt nạ cười đồng loạt như nhau.

Nỗi nhớ cũng chỉ là mộ địa của nỗi đau.

Thiên niên kỷ của những cơn mưa.


 

Không còn kỹ năng để viết nỗi một câu thơ

Bởi thế giới của tôi từ lâu đã mất đi ngôn từ và cảm xúc

Vui sướng buồn đau được thay bằng những icon cười nhăn nhở và lăn lộn

Âm nhạc, hoa hồng cũng mang mã số trên lưng.

Và em!

Cũng chỉ là những chuỗi kí tự được mã hóa hiện về từ cõi muôn trùng.

 

 

 

 

MẬT MÃ ĐÊM

Đêm khóa kín bằng nỗi đau nhật tỏa

Rạng ngày thiên thu

Mê lộ thời gian đóng băng mật mã

Đêm nắm tay đêm

Mục ruỗng nguyệt mù

***

Giấc mơ cài khóa

Nhốt anh ngoài bức tường tuyệt  vọng

Em lưu dấu nơi nào,

Trên ngọn đồi xưa hay dưới vệt đá sâu hun hút?

Anh vượt bao tầng mê cung

Vượt qua những bóng đêm không có thật

Chỉ thấy gió mang hình hài phế tích trôi mau

Đêm mang giấc mơ bức bối

Thượng tầng kinh thanh bỏng rẫy

Cơn khát mị ma

Cứa vào anh ngột ngạt vết thương sâu.

***

Đêm tóc trắng

Anh ngồi chờ kí ức gió mài mòn diệp lục đá

Mưa đổ mùa lên xanh

Giấc mơ mất ngủ

Thời gian mất ngủ

Tinh cầu mất ngủ

Anh trôi mình theo mật mã đêm

 

 

KHÚC XẠ ĐÊM

 

Đêm

Lấy tiêu bản cơn mưa

Cất vào trong chiếc hộp cũ kỹ

Bật liêu trai trong tiếng sáo vàng mùa

Ngồi nhớ ngày còn xem chú vịt Donal đóng phim ma mà quên đóng cửa

Biết rằng đã xa xưa…

***

Đêm im lặng

Nói chuyện với bức tường

Có gì ở phía bên kia giấc ngủ?

Giấc mơ màu tro nguội

Lạnh tâm tư

***

Đêm màu xanh lá cây

của ngọn đèn quả ớt treo trên tường

Cơn gió ướt nặng

Không thể cất cánh bay lên

Chỉ lùa lê thê trong căn nhà không cánh cửa

Bức ảnh hoen ố của ngày hôm qua

Rơi bên thềm giấc ngủ

Mang khuôn mặt của người đã chết

Trên bàn thờ

***

Những dòng chữ vay mượn

Chen kín trang giấy

Thể hiện một cơn nhức đầu lúc nửa đêm

Có nên im lặng

Cho một sự sợ hãi?

***

Thôi! Hãy cố gắng bước đến bên cửa sổ

Để nhìn thấy bình minh trong chiếc tổ đỏ ối đường chân trời

Hát câu ca về một miền tự do

Nơi cơn gió mang về cho anh mùi nắng thơm cổ tích.

 

PHƯƠNG UY

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 90024)
...Chết tuy biết vì sao mình chết, do đâu mình chết mà không làm gì được. Chết một lần dưới làn đạn Tây dương. Chết thêm một lần về tinh thần bởi lòng trung bị khủng hoảng, bị phản bội, ấy là thời đại của những con người như Hoàng Diệu, ấy là những anh hùng cứu nước như Hoàng Diệu...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75827)
Hợp Lưu 112 Xuân Tân Mão 2011 , đến với bạn đọc và văn hữu khắp nơi trong tiết trời lạnh hơn mọi năm. Một năm đã trôi qua với bao biến động trên thế giới ngày nay, và cũng là một năm có nhiều đổi thay nơi quê nhà. Dù đang ở nơi nào, tâm hồn người Việt vẫn luôn hướng về; mong mỏi đổi mới, cải thiện cho một xã hội tốt đẹp hơn. Mùa Xuân là biểu hiệu của khởi đầu và hy vọng, cũng là dịp cho chúng ta suy gẫm và nhìn lại một năm đã qua.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 103957)
...Tôi đến Trường Chu Văn An trên đường Thụy Khuê, vào phía sau sân trường tìm bãi cỏ nhìn qua Hồ Tây để nhớ đến nụ hôn đầu tiên Kiên bỡ ngỡ đặt lên môi Phương trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh. Bãi cỏ xanh mướt ngập đầu lưu giữ tình yêu đầu tiên của Kiên không còn nữa. Nếu giờ đây, Phương cũng đã đi nước ngoài và lấy chồng ngoại quốc, nụ hôn của Kiên trao cho Phương, chính tôi nhận và giữ hộ...
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87369)
Larsson lìa đời trước khi đứa con tinh thần, bộ tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, Millennium Trilogy, gồm ba cuốn, mà ông đã viết vào mỗi tối như một trò giải trí cho thần kinh bớt căng thẳng, ra đời sáu tháng sau khi ông ký giao kèo với một nhà xuất bản Thụy Điển, Norstedts Förlag, nhà xuất bản thứ hai Larsson liên lạc và ký giao kèo, sau khi gửi cho một nhà xuất bản thứ nhất tới hai lần mà gói sách không hề được mở ra.
15 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92854)
Gần hai chục năm sau biến cố 30 tháng Tư 1975, chúng tôi có cái hân hạnh được Công đoàn bảo hiểm Pháp ( Fédération Française des Sociétés d’Assurance ), qua thỏa ước với Bộ Tài chánh CHXHCNVN, gởi về nước cùng với một số nhà giáo Pháp giảng dạy bộ môn Bảo hiểm còn mới này trong trường Đại học Tài chính và Kế toán Hà nội - nay trường đã lột xác trở thành Học viện Tài chính.
14 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 109498)
Về đi thôi nhật ký ngày chân đất Gốc đa già bà kể lá bùa yêu Em ôm giấc thị thành nửa mùa cổ tích Hỏi gió trời sao giấu lá bùa yêu 
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 84546)
Phụ Chú: 1. Thuật ngữ Việt Nam hoá [Vietnamization] được dùng để mô tả những diễn biến thu nhập và thực thi những biến đổi xã hội, kinh tế, văn hoá và chính trị do chế độ bảo hộ Pháp cưỡng bách áp đặt từ 1861 tới 1945, sau khi chế độ thực dân Pháp bị soi mòn dần từ năm 1940-1941 rồi cuối cùng bị xóa bỏ từ tháng 3/1945. Dù trong Anh ngữ, từ này còn một hàm ý khác — như chính sách Việt nam hóa cuộc chiến tranh Việt Nam của Liên bang Mỹ (1964-1973) — chúng tôi nghĩ thuật ngữ Việt Nam hoá chính xác hơn Việt hóa [Vietism hay Vietnamism].
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83579)
III. ĐOẠN KẾT KHỦNG HOẢNG Trong tháng 8, Việt Nam trải qua một giai đoạn đầy biến động, trên bối cảnh chính trị quốc tế. Một mặt, phe Đồng Minh bắt đầu thực thi các kế hoạch hậu chiến đối với Việt Nam, từ giải giới quân Nhật tới chia chác vùng ảnh hưởng; mặt khác, ngay tại Đông Dương, người Nhật bị tê liệt không những chỉ vì lệnh đầu hàng đột ngột vô điều kiện mà còn vì viễn ảnh bị Đồng Minh trừng phạt. Với người Việt, các quan tướng Nhật bị phân chia theo yếu tố tâm lý và ý thức hệ.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 75919)
II. CHÍNH PHỦ TRẦN TRỌNG KIM (17/4 - 25/8/1945) Mặc dù chính phủ Trần Trọng Kim chỉ là một thứ “tai nạn lịch sử,” được khai sinh do nhu cầu quân sự của Nhật, chính phủ được Nhật bảo trợ này soi sáng mặt trái của đồng tiền cách mạng 1945 tại Việt Nam, mà cho tới năm 2010 còn bị che phủ bởi đủ loại tài liệu tuyên truyền.
04 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 80719)
(*).LTG: Bài này rút ra từ Phần II, “The End of An Era” [Đoạn Kết của Một Thời Đại], của Luận án Tiến sĩ [Ph.D.] sử học “Political and Social Change in Viet Nam between 1940 and 1946” đệ trình tại Đại học Wisconsin-Madison vào tháng 12/1984, dưới sự hướng dẫn của cố Giảng sư John R. W. Smail; và đã in trên Journal of Asian Studies [Tạp chí Nghiên Cứu Á Châu] vào tháng 2/1986, XLV: 2, pp. 293-328, với cùng tựa “The Other Side of the 1945 Vietnamese Revolution: The Empire of Viet-Nam (March-August 1945).” Phần tư thế kỷ sau, nhân dịp sinh nhật thứ 68, và kỷ niệm 65 năm cách mạng 1945, hiệu đính lại lần chót hầu phổ biến rộng rãi hơn trong giới người trẻ Việt muốn đi tìm sự thực lịch sử.