- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Duyên Xưa

02 Tháng Mười Một 20143:01 SA(Xem: 31614)
lopez
Photo by Lopez


Tôi đã tự hứa với mình bao nhiêu lần. Là sẽ viết về cái duyên xưa của người xưa trước khi ký ức dòn tan, đậm đà ấy nhạt phai dần, tan dần từng mảnh ray rứt bé tí một, như mùi hương hoa trong khu vườn cũ hư hao dần và rưng rức theo gió bay đi tan vào trời xa...

Như từ khi bà ngoại tôi ra đi, mùi hương duyên dáng ấy , lỏng lẻo dần trong ký ức của tôi và tuột dần qua từng kẻ quên quên nhớ nhớ chập chờn của tôi, rồi heo hút mất. Tôi sợ lắm cảm giác ấy, cái hình bóng yêu kiều bé nhỏ, giòn tan, chân chất mà mượt mà ấy bỏ tôi đi một ngày.

Và tôi không còn là tình nhân của ngày cũ nữa.

Cảm giác ấy dù tôi sợ biết bao nhiêu ngày nó đến, đã đến gần lắm rồi, trước khi tôi kịp viết cho cạn hết.

Như anh tình nhân bị bỏ rơi, con mắt đau đớn, con tim xót xa nhìn hộc tủ lưu giữ ký ức của người yêu cũ hao gầy từng ngày một. Điều đau đớn nhất, anh chàng rưng rức nói, không phải là cơn đau nhói ngày em nói chúng ta phải chia tay, mà là khi anh chợt nhận ra ký ức về em, về nổi đau ấy, về nổi nhớ cồn cào xưa ấy, về niềm vui sướng say mê điên dại của một lần gặp mặt, một cái nắm tay, lần va chạm đầu tiên, nụ hôn lên mắt đầu tiên, cảm giác thần tiên ấy cùng với những cơn đau bóp nghẹt hơi thở khi mất em....không còn nữa. Và ngày anh nhận ra anh không còn nhớ em nữa, không còn nhớ về chúng ta nữa. Ngày ấy rất nhiều thứ trong anh sẽ chết đi rồi cùng với tình xưa chết đi!

Mà tôi đã đi xa lắm rồi.

Thiệt tình tôi đã từng là tình nhân của ngày cũ , của những người rất cũ, những thứ cũ kỹ. Gọi là duyên xưa.

Khi bà ngoại tôi còn sống, bà hay nói, tôi là con bé dễ ưa, ưa nhìn. Bây giờ không còn ai khen tôi như vậy nữa. (Có lẻ vì tôi không còn dễ ưa nữa rồi. Tôi khó ưa!)  Chỉ mỗi từ ưa nhìn ấy làm tôi mê mẩn!  Mà đã lâu lắm rồi, tôi chẳng còn nghe ai xài từ ưa nhìn dung dị mà ngọt ngào đó nữa.  Như nhan sắc cái bông hoa dừa cạn mọc bừng bừng dưới chân hiên gạch tàu, một sớm mai nào ngả ngớn nở tràn trề trên lối đi, khoe màu sắc hồng non nõn hay trắng nhởn nhơ tươi hơn hớn giữa rêu xanh cổ mốc. Ưa nhìn là như vậy đó!

Nói đến duyên xưa, không thể không nhớ về cái duyên dáng lặng lẻ, đằm thắm , sâu thẵm của người đàn bà xưa.

Cái duyên lẩn quất trong nếp áo vải thô, nhuộm tuyền một màu mộc của đất nâu, xanh cây cỏ hay trắng tinh khôi, dung dị mà gần gũi như chạm vào hơi thở hôi hổi của sự sống.

Cái duyên thanh tao vì đức khiêm nhường, tính chịu đựng. Ẩn trong nét cười che nửa miệng, mắt liếc nhin quay đi còn có đuôi, nét mày thanh nhã đen ngời ngợi và môi tươi cắn chỉ ??? không tô son.

Cái duyên dai dẵng, bền bỉ mà sâu sắc vì không tự thân phơi bày mà lẳng lặng tỏa hương, thứ mùi hương của trà ủ trong nhụy sen qua đêm, của hoa lài chum' chím nụ mà thấm vào không gian trời đất, của hoa lá cỏ cây đến độ thắm là say lòng người.

Tôi nhớ cái duyên đó qua hình ảnh bà ngoại. Khi bà ngoại mất đi rồi, mùi duyên xưa còn phảng phất mãi trong ngôi nhà cũ, đến mười năm sau tôi quay trở lại ,hầu như chưa dễ phai tàn.

Duyên của người xưa là vậy, phảng phất mà lâu bền, như chính bản thân đã là thời gian vĩnh cữu. Vạn vật thì mất còn, cái hồn của thời gian là chuyển động muôn đời và bất di bất dịch.

Mãi tôi vẫn không hiểu, người đàn bà duyên dáng ngần ấy, yêu kiều đến vậy, sao không thể giữ được ông ngoại tôi, người đàn ông của bà cho riêng mình. Người đàn bà hấp dẫn như thế, sao có thể cam lòng đi cưới vợ bé cho chính chồng mình, mà không chỉ một lần trong đời làm vợ của bà.

Sao rồi , dần dà tôi mới hiểu ra, bà chẳng cần giữ một người đàn ông cho chính bà, vật gì không thể giữ, hẳn là không nên giữ, thứ gì không phải của mình, không thuộc về mình, rồi sẽ không là của mình. Duyên là như thế, phận là như thế. Tuân theo duyên phận, cũng là một phần của đức khiêm cung, trong vẻ đẹp duyên dáng của người xưa.

Tiếc là con cháu về sau này, chẳng ai giữ được đức tính nhân hậu, nhuần nhã đó của bà. Các dì tôi hối hả, đau đáu tìm mọi cách để giữ chân người đàn ông của mình, người chồng cho gia đình, người cha cho những đứa con... hậu quả là những cuộc chạy trốn , ra đi, từ ly và đuổi bắt ngày càng trở nên vội vã và gay gắt sắt cạnh hơn.

Mẹ tôi kể bà ngoại chưa bao giờ tỏ ra buồn khổ khi ông tôi tiếp tục những cuộc ra đi và phiêu lưu của ông. Bà cũng không tỏ ra mừng rỡ hay cuống cuồng níu giữ khi ông tôi quay về. Góc vườn có hồ sen, chốn bình an u nhã. Là nơi ông tôi lẳng lặng quay về sau những cuộc vui ồn ào mệt mỏi. Cuối vườn là bờ ao xanh ngắt màu bèo, bên trên là cầu tre uốn khúc vài thân lan dại, là nơi lưu lại nắng chiều, nơi ông buông thả tấm thân mỏi mệt. Có vài lần bà gội đầu thả tóc bên bờ ao hong khô, ông tôi ngồi một bên, thong thả cầm quạt nan đong đưa khe khẽ. Tôi hiểu đó chính là cái duyên thầm lặng, tình tứ thu giữ linh hồn một người đã từ giã thú phong trần.

Tôi nhớ đến cái duyên thắm đỏ khi bà tôi nghiện trầu.

Bà duyên từ chiếc túi lỉnh kỉnh đựng đồ nghề ăn trầu.  Bộ đồ nghề nhỏ nhắn bằng bạc khắc hoa văn tinh xảo như đồ hàng của con nít, nào là bình vôi có quai hình chùm cau, ống vôi nhỏ xíu có dây xà tích đeo cầu kỳ, cối giã trầu và cái ống ngoáy nhọn chĩa ba, con dao bổ cau ngắn chỉ bằng ngón tay mà bén ngót, đến cái ống nhổ loe miệng cũng trổ khảm cầu kỳ.

Và duyên đến cả cách têm trầu . Từ cách bà chọn trái cau ngon cân hạt, loại lá trầu bánh tẻ tươi mởn, để tỉa thành hình cánh phượng mời khách quý hay cánh kiến, cánh quế , mũi mác để đơm trên bàn thờ . Tôi hay luẩn quẩn bên bà, ngẹo cổ say sưa ngắm bà tỉ mẫn, cầu kỳ têm miếng trầu, quẹt vôi vào lá trầu, quấn thêm vỏ quạch, vỏ quế, vỏ chay đã giã nát, và nhón bỏ vào miệng đầy tao nhã. Và say cả mùi hương cay cay say nồng của vôi, của cau và trầu lá tỏa ra từ người bà. Cái mùi hương làm người ta sinh ra nghiện ngập, nửa nhớ, nửa lỡ quên, con mắt lim dim, chân phải đi tìm lạ lẫm.

Duyên trầu là thế!

Còn bao duyên dáng khác không thể kể hết từ trong nét đi nhẹ nhõm, kiểu ngồi ý tứ, dịu dàng mà không e dè sượng sùng. Từ trong mắt nhìn trong trẻo thẳng băng mà không táo bạo sỗ 43sàng. Từ trong miệng cười tươi thắm, mềm mại mà không đong đưa lả lơi. Từ trong duyên nói năng nhỏ nhẹ mềm mỏng từ tốn mà như lạt mềm buộc chặt, ở bên cạnh thì gần gụi thu hút mà khi xa lại nhớ nhung bỗi hỗi bồi hồi thắt lòng thắt dạ chỉ muốn quay về...

Duyên người, duyên nhân cách là thế!

Sau này rồi, con cháu dần dần mai một, chẳng ai còn giữ được chút nét đằm thắm xưa của bà. Cái tinh thần của hoa mai, cốt cách trong trắng như tuyết trong thơ xưa chỉ còn tìm thấy trong hơi xưa, thảng hoặc phảng phất như mùi thơm phấn sáp vùi dưới đáy rương, trang sức ủ trong hộp gỗ khảm trai , một ngày bất chợt ùa ra hương thơm một lần ngây ngất rồi đột ngột tàn phai ngay.

Đó là tôi sáng nay, chạm tay vào chiếc hộp cũ, qua lần vải nhung đã gần mục, nghe mùi hương thoang thoảng Chanel No. 5 gây gây xưa, vài thỏi phấn nụ không còn màu hường, chiếc sáp môi đã phai mùi son thắm... Bất chợt thấy loảng lênh vì tay níu không kịp một làn hương mỏng manh, vụt thoát lên trời.

Và tan vào không trung. Rồi mất hẳn.

UYÊN LÊ

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
05 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 117006)
N hà thờ vắng vẻ. Những hàng ghế trống im lìm. Chúng tôi đứng cạnh nhau sau hàng ghế cuối, tôi bảo nàng nhìn lên tượng Chúa và im lặng. Rất trang trọng, mấy phút sau tôi hỏi nàng, Kim có biết tôi vừa nói gì với Chúa không. Nàng gật đầu, mắt long lanh ướt. Tôi thầm cám ơn Chúa và nắm tay Kim rời nhà thờ. Tôi đã cầu hôn nàng như thế đó.
25 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 91668)
H ợp Lưu 115 đến với quí độc giả và văn hữu vào những ngày cuối tháng Mười khi “Cuộc cách mạnh Mùa Xuân Ả Rập” ở Lybia đã thành công bằng sự ra đi vĩnh viễn của Gaddafi, một tin ngắn của Reuters cho biết: “Ông Gaddafi và con trai đã bị thương, bị bắt sống nhưng sau đó đã chết. Theo truyền thống Hồi giáo, người chết phải chôn cất trong vòng một ngày, nên việc trưng bày xác chết cho người xem trong nhiều ngày đã làm cho nhiều người cảm thấy khó chịu, nhưng […]mọi người và các nhà lãnh đạo Libya đều đến xem xác Gaddafi để rút bài học và đừng bao giờ đàn áp người dân.” Đoạn tin trên khiến cho chúng ta liên tưởng đến nhiều việc...
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89155)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105720)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89016)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101576)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96606)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89429)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118995)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105297)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.