- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Giấc Mơ Của Người Đàn Bà… Không Phải Là Bài Thơ

26 Tháng Mười 20144:05 CH(Xem: 34227)
GiaidieuQue-tranh NGUYEN VAN LUU
Giai điệu - Tranh Nguyễn Lưu


Không phải là bài thơ

 

người ta ngâm, ướp và phục hồi hình dạng

của cỏ nơi thiên đường

người ta phết màu xanh

như quả ổi

tròn và bóng láng

và rao bán

thứ lương tâm mang nhãn hiệu ẩm mốc

không thời hạn sử dụng

rồi hát

" quê hương là con diều biếc"

tuổi thơ đã chảy trên đồng

bốc mùi như nỗi buồn để lâu ngày trong vại nước

lên men

rồi người ta chèn

dăm bảy lời dăm bảy chữ vào khuôn ảnh

photoshop cuộc đời

hai mặt

để tiếp tục rong chơi

 

Viết trong chiều chúa nhật

 

Chúng ta đang sợ điều phiền toái, kiểu như mùa thu ăn quịt chiếc lá vàng

rồi ngô nghê dạo bước

Chúng ta đang tò mò về lớp thời gian tiểu học

rồi lững chững bước lại như mình đang soi chiếc gương thần

Chúng ta đang ngụy biện cho lòng kiên nhẫn,

rằng nó sẽ phớt đi trong một ngày mới đi qua

Chúng ta chưa tập đón nhận sự phản kháng

và lí luận từ những chiếc thìa uống canh trong những bữa cơm trưa

Chúng ta, đôi lúc thẳng thừng với cả chiếc thuyền đang gần bị lật úp, khi cánh buồm ước mơ đã bị gió xé nát te tua

và chúng ta quơ quào mọi thứ, như đánh bắt cả lũ cá non chưa kịp thở khi mới ra đời

Chúng ta mở cửa và chờ đợi luồng gió mát, ngọn gió nồm mùa hạ

mà quên khép cánh cửa ngược hướng từ phía bên kia

 

Chúng ta thân thiện với những cám dỗ

để sợ cái chết trôi vèo như chiếc lá chưa kịp vàng

Chúng ta muốn nói về niềm vui

nhưng thường tâm sự về nỗi buồn, để mong chúng mới hơn ngày hôm qua

 

Mỗi ngày chúng ta muốn

những đôi môi nuốt từng từ

và chúng ta muốn

chạm vào nỗi đau để thấy niềm tin

 

Nỗi sợ hãi của loài thú hoang

 

Chúng tôi đã lo sợ như thể

Mặt đất đã không còn bóng cây thưa

Mưa - đông - chớp - lốc

Nỗi lo âu điền vào không khí đen màu

Cuộc sống như làn hơi đè nén

Và di chuyển, bơi, hít vào lồng ngực

Ngạt hơi tràn sợ hãi há hốc tai

 

Loài thú hoang sợ ngày qua nhàn rỗi

Còn loài người sợ mất việc làm

Kẹt xe - chen lấn - xô bồ

(chẳng bù một chút với loài thú hoang ấy nhỉ)

Và loài người sợ vỡ sông ngân

Ngập tràn nỗi nợ nần trần gian vô hóa giải

Tình yêu nồng cháy sợ hãi

nỗi mặc cảm trơ dòng

 

Và chúng ta sợ như loài thú hoang hết đường về rừng xưa ngày đó

Sợ những thứ rơi ảo giác

Sợ cuồng phong giận dữ không nhận ra cõi sống đang về

Chúng ta sợ mất nguồn kết nối

Sợi giao cảm không bắt nhịp nỗi nhớ về mạch trái tim

Sợ cả nền văn minh mà chúng ta đang rơi ảo giác

Gẫy nhiễu cả chặng dừng

loài thú hoang ngơ ngẩn

tìm hoài vọng màu xanh

 

Một thế giới tinh khiết từ thực tế

Một ảo vọng tràn về

Loài thú hoang muốn mở mắt của bạn thức dậy từ ngày hôn mê...

 

 

Lời thách thức của những chiếc búa

 

Lưỡi búa vẫn vẹn nguyên từ kỉ nguyên Phấn Trắng

Đã có những bàn tay con người vượn đục đẽo tìm sự văn minh

Trẻ con ở phương Tây rất mê chiếc búa Socola của Thần Sấm

Khi người lớn chưa dẫn chúng đi chơi vào dịp lễ

Điều thú vị đã ở trong những căn bếp ấm cúng với nhiều thức ăn

ngon mắt

Còn đám trẻ con nhà nghèo ở quê tôi vùng biển chỉ biết nghịch cát và

vui đùa cùng những bông hoa mặt trời sắc nhọn rỉ máu ra tay

Chiếc búa của Thiên Lôi cứ chớp liên hồi

Ngắt quãng cả một dòng thâm u trong những nếp nhăn trên trán

con người

Họ chưa và chẳng nghĩ ra được sự công bằng tuyệt đối

Trên những nhát chặt đẽo của người thợ rừng lành nghề cũng chỉ là

tương đối

Trên những phiên tòa chật cứng những tội lỗi

Sẽ còn nỗi xót xa ai oán khi chiếc búa của thẩm phán bị xê xích bởi dư

luận và sự ngụy biện tinh ranh

Sự ngụy biện bị che đậy bằng những lòng lang đội lốt

Sự ranh mãnh hiểm ác ấy đâu biết con linh miêu mắt trong suốt nhìn

xuyên từng uẩn khúc gấp hằn lên hàng hàng thiên niên kỉ

Nó sẽ mang sức mạnh hồi sinh

Những con người trong hàng ngàn nấm mộ hiu hắt trên những nghĩa

trang, trên những ụ sâu của rừng thiêng sông suối

Những lời rì rầm sẽ cứ vọng mãi... vọng ngân

Như những bài Thánh ca - như tiếng chuông nguyện cầu

Sâu tựa ánh từ bi của ngài Quán Thế Âm

Vọng vang những điều tưởng như là cuộc đời vô thường nhưng

bất diệt

Những linh hồn còn sống

Họ đang sống với chúng ta

Cũng biết vui buồn hờn giận..., còn nhiều vất vưởng những oan khiên

mang nặng trong những phận mỏng tựa làn hơi

Nhưng họ đã trải qua những phong ba

Còn con người - đang đối diện từng giây với những hỉ nộ ái ố, với

những lời nói và hành động của cõi sống

Đang hy vọng có những cây búa thần thánh trong những phiên tòa

Và con người vẫn còn niềm tin vào tâm linh bí ẩn.

 

Giấc mơ của người đàn bà

 

đựng trong chiếc thúng

lưng gạo lửng lọt vào tấm mồ hôi

giấc mơ người đàn bà mồ côi

không có chỗ cho những bông hoa tháng mười rực nắng

là cơn mưa vắt đầy trên mảnh áo tơi

người đàn bà đem cái cực nhọc vắt giữa trời mà gối

nhìn con cò đi qua câu ca dao

chẳng trút được nỗi đau nơi máng xối

giấc mơ lợp những lá tro mà bện rối

mà khắng khít thủy chung

người đàn bà đi qua muôn trùng

cuộn trong những bó củi tre đầy gai góc

mà nhóm bếp

lửa đượm giữa đồng không vào mùa trỉa hạt

tấm áo tơi cùn phất phơ gió rát

mong được ủ ấm con thơ

người đàn bà mơ

giấc mơ mây mẩy nở

trong hơi thở con khỏa đầy phận vắng

và hỏi nắng :

bao giờ thì chín vại tương cà?

 

NGUYỄN HOÀNG ANH THƯ
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99103)
Về Mùa biển động... V ới đôi mắt tinh tường, cái nhìn thàng hậu (nhân bản) Nguyễn Mộng Giác đã xây dựng lại cuộc đời của nhiều gia đình, nhiều nhân vật trong thế hệ những người đã sống hoặc lớn lên ở trong Nam, thời kỳ chia đôi đất nước... Là nhân chứng có con mắt bao quát và sâu xa, ông nhìn và viết lại xã hội miền Nam trước 1975, thuật lại biến cố Phật Giáo những năm 60, biến cố Mậu Thân thập niên 70, biến cố 30 tháng tư 1975, thuật lại cuộc di tản, thuật lại cuộc đời tha hương trên đất Mỹ.. .
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 96499)
Hồn tôi ngây ngây như người nhọc nhằn leo núi, lúc lên tới đỉnh chỉ thấy những khối đá tảng xù xì rêu phong, và nhìn trở xuống là một vực thẳm đầy mây". ( Tha hương , Văn Nghệ xuất bản 1989, trang 1849). Đó là hình ảnh nhà văn Nguyễn Mộng Giác với Mùa biển động.
20 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 72300)
M ùa biển động tập 5, Tha hương là tập cuối, dày nhất, hơn 600 trang, quan trọng nhất và được độc giả mong đợi, để biết số phận nhân vật sẽ ra sao, qua cuộc «đổi đời» tháng 4-1975.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85605)
H ồi xưa, mẹ tôi thường theo mùa mà gọi những người đàn bà bán hàng rong vào nhà để mua hàng của họ. Mùa sen, mẹ tôi mua sen để lấy nhụy ướp trà, mùa cà cuống, mùa cốm, mùa sắn dây…
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 91989)
T ôi có thể kể một câu chuyện giống như diễn tiến tự nhiên của cuộc sống. Tất nhiên điều đó không có hại gì cho sự nghiệp văn chương của tôi. Trừ phi tôi muốn dây dưa bằng những thứ ì xèo người ta gọi là vạ miệng. Con chữ giết người. Sự sứt mẻ tinh thần đem đến những mớ bòng bòng rắc rối. Và họa vô đơn chí sẽ có một vài kẻ bắt vạ không lương thiện. Họ làm tổn thương tâm hồn nhà văn của tôi.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 87855)
T ôi thật sự muốn viết đôi dòng tưởng nhớ anh Nguyễn Mộng Giác nhưng ngày qua bốn ngày, vẫn không viết được gì. Nhớ rất nhiều chuyện. Nghĩ rất nhiều chuyện. Âm ỉ âm u.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 90888)
T háng 10, năm 1999, lần đầu tiên tôi gửi bài cho báo Văn Học. Gửi thử thôi. Không có hy vọng báo đăng. Một vài cây viết kỳ cựu trước 1975 bảo tôi, Văn Học, Văn “tuyển” bài lắm. Có người còn dọa, làm thơ phải biết “nhậu”, viết văn phải biết xã giao, phải có quen biết, có gửi gắm,… Đóng cửa như tôi thì viết có mà để giun dế đọc.
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 78106)
Một phóng sự ngắn về nhà văn Nguyễn Mộng Giác, người vừa ra đi trong sự tiếc thương của bằng hữu. Mời quý vị theo dõi trong phóng sự sau đây  (video 3 phút).
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 99992)
V ì người tụng một thời Kinh Tôi đi rước nắng về in hiên trời Chiều trông chiều vẫn thảnh thơi Tôi đi hái thuốc về in hiên nhà...
18 Tháng Bảy 201212:00 SA(Xem: 85024)
T ừ xưa tới nay chúng ta cứ nghĩ rằng sở dĩ con người biết đọc là vì i biết nói, nghĩa là biết tạo ra ngôn từ và phát biểu - còn thú vật vốn không biết nói thì làm sao biết đọc cho được. Thế mà các nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm khoa tâm lí và khả năng nhận thức gọi là laboratoire de la psychologie cognitive thuộc trung tâm nói trên, chỉ sau một tháng rưỡi trời khảo sát, đà có thể phủ định điều mà chúng ta hằng tin chắc, khẳng định ngược lại rằng loài vượn babouin tuy không biết nói nhưng biết đọc hẳn hòi.