- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ảo Ảnh Lời Nguyền

10 Tháng Mười 20142:38 SA(Xem: 32752)
NAM CAN-BW

          Núi lửa Mayon ở Philipines quẫy mình. Bụi khói từ dòng dung nham bất kham lang thang đến tận miệt Cái tàu hạ Năm Căn. Khoảng trời xanh veo nay trở nên oi nồng nằng nặng đỏ quạch màu máu. Tưởng chừng ai đó lỡ tay hất nguyên dĩa tiết canh thừa thổ tả lên trời. Mặt kĩ sư Bình bừng bừng giận đỏ hơn màu dung nham ấy. Chàng vung tay chém gió thẳng xuống bàn nhậu. Chiếc bàn ván ép vỡ đôi. Mồi nhậu văng tung tóe. Gần năm mươi tay thợ xây dựng, ngu đần có thông minh có, ngừng nhai mồi, im phăng phắc. Mẹ, năm chục thằng mà để trộm khoắng mấy tấn xi măng và sắt phi sáu. Ăn no ấm cật, ngủ say làm được quái gì đâu.

Bình vốn chẳng hầm hồ. Nhưng giữa đám thợ hồ hổ lốn này, không ra oai chẳng thể bình trị chúng được. Đám thợ từng hồn bay phách lạc khi thấy Bình tay trần sục trộn xi măng và sạn. Hai bàn tay chai lì thoăn thoắt như hai chiếc xẻng. Lắm khi Bình đóng cốp pha trộn bê tông chẳng cần búa. Có tiếng xuýt xoa rồi tặc lưỡi. Thiết thủ công Bình Định đó. Món võ bí kíp gia truyền mà Bình thường hù các ma mới trong nghề xây dựng.

Trong cơn giận, cặp mắt xếch của Bình trợn đứng sòng sọc hằn đầy mạch máu đỏ li ti. Tựa hồ máu trên não dồn hết lên đôi mắt. Nhìn chàng chẳng khác gì vua Quang Trung. Năm xưa, lễ giỗ Vua ở bảo tàng Bình Định. Chiêng trống gõ dồn dập. Đúng lúc thời xưa giao thoa thời nay, tiếng đọc sớ sang sảng tắt lịm. Lão đánh trống há mồm buông dùi. Nghe rõ tiếng vút gió dùi trống quay ba vòng rưỡi trước khi chạm nền nhà đá lạnh. Tiếng người hốt hoảng. Tiếng chân bỏ chạy. Tiếng la. Vua Quang Trung tái sanh. Bình ngơ ngác bước ra từ sau tượng vua. Kể từ đó Bình tin chắc chàng là hậu duệ của người. Chàng chính là chắt đời thứ chín của thứ phi Nguyễn Thị Bích. Khi bị vua Gia Long truy bức, duy nhất bà bỏ trốn, được đùm bọc bởi người Chăm ở miền Trung.

Trại xây dựng của Bình e ấp sát rìa đầm Cái tàu hạ. Vài tấm tôn sắt đủ che nắng mưa cho mấy chục thợ. Mặt trước có cổng cài then, mặt sau ôm sát bờ đầm. Đám thợ phân trần với Bình. Cổng còn nguyên khóa. Bình trừng mắt. Vậy sắt thép có cánh mà bay. Có lẽ tụi trộm đột nhập từ trong đầm. Rồi biến đi đường nào. Đầm rộng mênh mông khó lường như lòng người. Những câu hỏi dồn dập, cứ thế, tạo thành một chuỗi xích trải dài từ lán trại đến nhà Út Nhỏ.

Bình ném phăng chiếc áo thun lên đống cũi. Bắp tay cuồn cuộn, bụng săn chắc, xẹp phồng theo nhịp rìu. Út Nhỏ len lén trong nhà nhìn ra. Nàng cười thẹn thùng khi nghe cha khen Bình được việc.

Nhớ ngày đầu tiên về xã Út Nhỏ làm cầu cống. Chiều buồn dài đằng đẵng. Bình lang thang vô xóm uống rượu trắng. Về vùng này mà chưa gặp Tư râu, xem như chưa biết gì. Lão vốn dòng hoàng tộc. Chiến tranh nên ly tán từ Huế đến tận miền Tây. Lão làm rể xã này từ hồi tám hoánh. Dân xây dựng có tiền lại đi nhiều. Thượng vàng hạ cám, nguyệt nhật sơn thủy, lão rành sáu câu. Có vậy lão mới gù được em đẹp nhất xã. Kẻ nào hỏi lão cưới vợ nhờ tiền, thơ, hay tình. Lão chỉ cười hô hố.

Chân ướt chân ráo nhập bàn, Tư râu trịnh trọng rót cho chàng kỹ sư một tô rượu sóng sánh. Nhẹ nhàng lão bứt thêm một lá me thả bập bềnh trong tô rượu. Lão tủm tỉm cười. Con uống xong rượu mà vẫn còn lá me là toi đó. Phải uống tô khác. Mới vài tua, Bình đã ngất ngư. Nâng tô rượu lên, lá me nhẹ cứ trôi lên trên, chẳng hề chịu tọt vào miệng.

Tiếng đàn tranh từ trong phòng lanh lảnh vang lên. Làn hương thơm từ cây đàn bắt đầu lan nhẹ là là sàn nhà. Nàng ca. Ngoài biên ải xa muôn trùng. Sao chàng tráng sĩ vẫn chưa chịu về. Bình ngạc nhiên. Tư râu cười, vân vê cằm khoái chí. Con gái lão đàn đó. Tiếng đàn ngưng. Út Nhỏ đi ngang, áp miệng vào tai Bình thì thầm. Anh phải xoay tô rượu, hướng lá me ngay miệng, hút lá me trước, tớp rượu sau. Tàn cuộc rượu, Bình chia tay cả nhà, còn xin uống thêm một tô để đi đường. Ngày trước lão xin đến những hai tô. Tư râu khoái chí, vỗ vai Bình cười híp mắt, thằng này chơi được.

Nhìn Út Nhỏ, Bình thầm thắc mắc. Sao con gái quê mà “nghiêng nước nghiêng thành” làm Bình mụ mị, thẫn thờ. Bình chép miệng trêu Út Nhỏ. Không biết cái tinh trùng nào gặp trứng nào, mà tạo nên hợp tử tuyệt vời.

Bình đã thấm men…tình.

Út Nhỏ đẹp. Tất nhiên.

Mông nàng tròn thắt eo như trái bầu non xanh mơn mởn. Bình hoang tưởng chàng là nhát dao bén lịm chém ngọt vào trái bầu non tơ kia. Trái bầu đứt đôi lồ lộ những hạt bầu trinh nguyên. Cả người Bình bỗng cứng đơ. Máu như dồn tất cả vào tứ chi. Mặt trắng bệch. Một giọt nhờn nhợt màu trắng như rượu nếp ứa ra trong khóe mắt. Bình vội vốc nước lạnh trong lu vã lên mặt. Tĩnh ngay. Bình tự nhủ nàng là “của để dành”, cấm nghĩ vẩn vơ.

Tia nắng đầu ngày ló dạng. Út Nhỏ khe khẽ vén màn sương. Bàn chân nhỏ, như các thứ phi ngày xưa, dạo bước vườn sau, băng trên hàng rau muống hột xanh rì. Những giấc mơ kỳ quái cứ quấn quít bán cầu não phải. Đôi khi làm nàng hoảng sợ. Cứ gần sáng nàng gặp nguyên phi Tống Thị Lan, vợ đầu Nguyễn Ánh. Chuyện thật chuyện mơ cứ thế đan xen.

 

Nàng cúi nhìn mặt nước ao. Phản chiếu qua mặt nước không phải nàng. Nguyên phi đây. Người đàn bà dưới ao mỉm cười. Nàng cũng cười. Rồi run rẩy khi nghe rằng. Ta không biết đời con sẽ vui hay buồn. Mong con sẽ làm được điều ta hằng mơ ước hơn hai trăm năm nay.

 

Vắt vẻo bờ ao, hai bàn chân trắng muốt quẫy nước, Út Nhỏ thủ thỉ kể chuyện xưa. Những câu chuyện bi hùng lưu truyền từ đời này sang đời khác. Cái nắm tay, cái liếc mắt đong đầy của nàng đã đưa Bình bước ra khỏi rìa trái đất, rìa của thời gian. Thoắt. Nàng và chàng đã ngược về thời núi lửa Mayon hù dọa con người lần thứ sáu, trong tất cả mười ba lần dung nham tuôn trào.

Năm Quí Mão 1783. Thừa lệnh vua anh Thái Đức, Long Nhương tướng quân Nguyễn Huệ sai tướng Trần Quang Diệu cùng vạn quân Nam tiến. Trước ba quân, Huệ tuốt kiếm thề. Nếu đợt này không lấy đầu Nguyễn Ánh quyết không về lại Phú Xuân. Vạn quân reo hò. Thú rừng hoảng sợ phải trốn biệt vào rừng sâu. Thú nhà cụp đuôi nằm bẹp sàn. Quân của Huệ tiến nhanh vào Gia Định như tia chớp. Cờ đỏ tua vàng phất phới đến đâu, quân Nguyễn Ánh chạy dài đến đó. Ánh phải bỏ thành Gia Định, đưa cả gia đình cùng bầu đoàn thê tử trốn về hướng biển Tây. Đến đầm Cái tàu hạ, Ánh chỉ còn dăm trăm quân. Trần Quang Diệu cùng ba ngàn quân Tây Sơn xiết dần vòng vây.

Mặt nước đầm lúc này phản chiếu màu sắc trắng hồng kỳ ảo. Những cây bần sát bờ đang vào mùa nở hoa. Cánh hoa bần tim tím thoang thoảng mùi thơm nồng nàn mật ong. Mặt sông phủ đầy màu trắng bàng bạc của nhụy bần. Bầu trời lại nhuốm màu đỏ quạch của bụi khói dung nham núi lửa Mayon. Nhìn trời, nhìn đất, nhìn mây, chúa Nguyễn Ánh ngửa mặt mà than. Đây có phải điềm trời cho ta thoát nạn nữa không?

Diệu đứng đầu thuyền hô hào binh sĩ chèo gấp. Bụi khói dung nham dày đặc chẳng thấy người. Mặt nước lại đầy nhụy hoa bần trắng nên khó thấy đường rẽ nước của thuyền Nguyễn Ánh về đâu. Tướng Nguyễn Phước Mân hầu gia đình Ánh xuống xuồng nhỏ, men theo những rặng cây bần mà tiến ra sông Đốc. Kẻ hạ thần này xin chặn đường tiến quân của giặc Tây Sơn. Chúa Thượng hòa an.

Diệu nóng lòng lập công. Nhưng thuyền lớn không thể vào con rạch.Hết xuồng này, xuồng khác tiến vào rạch mà chẳng thấy bóng Nguyễn Ánh. Xuồng lính Tây Sơn vào rạch cũng mất hút. Mưa càng nặng hạt. Mưa chỉ rơi trong con rạch nhỏ. Kỳ lạ. Những sợi mưa sắc lẻm như dây cước quấn chặt trời và đất. Tạo nên bức màn ngăn cách quân Tây Sơn. Nhụy hoa bần trên mặt đầm không còn trắng nữa. Một màu máu tanh lợm đỏ ngầu cả con rạch. Con rạch máu.

 Xa xa ẩn hiện cờ hiệu nền vàng sao đỏ của chúa Nguyễn. Quân Tây Sơn tràn lên thuyền. Chỉ có tướng Nguyễn Phước Mân cùng vài chục quân. Diệu biết mình bị lừa. Ánh đã cao chạy xa bay. Diệu rút kiếm. Đầu Mân lăn ngang boong thuyền. Máu từ cổ họng nong nóng chảy xối xả. Động mạch cổ vẫn còn co giựt như thể hồn Mân còn chưa muốn lìa khỏi xác.

Diệu lên bờ, phi ngựa nước đại về doanh trại Nguyễn Huệ. Bao nhiêu năm phục tùng Nguyễn Huệ, Diệu biết rõ tính cầu toàn và tài rút kiếm nhanh hơn ánh sáng của Huệ. Nguyễn Huệ tài giỏi. Hầu như không bao giờ ông chấp nhận thất bại. Diệu cũng chẳng phải vừa. Lúc nào ông cũng biết cách đối phó. Vào lều một mình, Huệ biết ngay Ánh đã thoát.

Bẩm tướng quân. Có tin khẩn cấp từ Qui Nhơn.

Tin chi? Nói mau.

Diệu to nhỏ. Vua anh Nguyễn Nhạc đã hiếp thứ phi của Long Nhương tướng quân.

Khi tiến quân vào Gia Định, các thứ phi của Huệ đành ở lại Qui Nhơn chờ tin thắng trận. Ai ngờ. Huệ lồng lộn. Cặp mắt hằn những mạch máu đỏ. Thằng anh thối nát. Chuyến này tao phải trị xong Nguyễn Nhạc, rồi bắt giết tên Ánh mặt ngựa cũng không muộn. Quân Tây Sơn tiến về Trung. Bao vây thành Qui Nhơn.

Chiều hôm đó, thuyền buôn người Hoa đón Nguyễn Ánh ngoài sông Đốc, xuôi về biển Tây. Đêm xuống. Trăng rằm tròn vành vạnh. Hắt bóng hai người xuống sàn. Ánh chăm chăm nhìn lên trần, gằn giọng cùng Nguyên phi Tống Thị Lan.

Ta tính thế này Phi à. Ánh thường gọi người vợ cả bằng cái tên như vậy. Nhất định khi chiến thắng khải hoàn, ta phải giết hết giòng họ giặc cỏ Tây Sơn. Cả ba thằng Nhạc Huệ Lữ cùng bọn quan.

Chúa thượng lấy oán trả oán không hay chút nào.

Chứ Phi không biết tên Huệ mặt mụn kia giết hết 19 người dòng họ chúa Nguyễn sao?

Thần thiếp biết hết chứ. Bao nhiêu năm bôn ba, lên thác xuống ghềnh, hầu hạ Chúa thượng, thiếp đã đi guốc trong bụng người. Thiếp đồng ý phải giết tên Huệ trả thù xưa. Còn Nhạc và Lữ ư. Nhạc giờ chỉ ham mê tửu sắc. Quăng cho lão vài chục em trong thanh lâu là xong. Còn Lữ chỉ một gã an phận, suốt ngày tụng kinh tu tại gia. Ngán gì. Khi khải hoàn mà tru di tam tộc kẻ thù để trấn áp lòng dân chăng? Không phải cách hay đề bình thiên hạ. Bao lâu nay Chúa thượng trốn chạy Tây sơn, về lại Gia định gầy dựng cơ đồ. Ấy là nhờ bao bọc của lòng dân. Nay trấn áp làm dân khiếp sợ. Ấy là điềm xấu. Vận nước lên hay xuống đều ở lòng dân. Chi bằng sau chiến thắng, ta vẫn cho các quan Tây Sơn nguyên chức. Cứ mỗi trấn, tổng trấn người của ta, phó tổng trấn người Tây Sơn. Lại cho người Đàng trong Đàng ngoài kết tình thâm giao, xui gia, rể, dâu..Thế là hòa hợp hòa giải cả hai bên. Người thắng kẻ thua đều hạnh phúc.

Khiếp. Nàng mau chóng theo kịp “văn minh khai sáng” thật. Ta cứ tưởng đàn bà nước Nam đái không qua ngọn cỏ.

Nhờ ơn đức Chúa thượng. Bá Đa Lộc mới tặng thiếp triết phẩm “La Republique” của Plato.

Khuya rồi. Chuyện binh đao để ta lo. Đời ta cứ để lịch sử phán xét. Mai ta đi Xiêm cầu viện. Phi đưa gia đình ra Phú Quốc ẩn náu. Tất cả cung tần mỹ nữ của ta được phép lập gia đình với người bản xứ khỏi đợi chờ. À món canh chua cá ngát với bần quá ngon. Hôm nay ta thoát nạn nhờ con rạch bần. Từ nay ta gọi cây bần là Thuỷ Liễu. Kẻ xấu qua con rạch này ắt phải đền tội. Ánh nói bâng quơ nhưng thành lời nguyền cho đời sau.

Ánh vỗ yêu lên đôi mông căng tròn của Lan. Nàng cong cớn ôm xiết Ánh. Chúa thượng của thiếp mãnh lực vô song. Tiếng cười của nàng vỡ vụn cùng ánh trăng. Hai chiếc bóng trên sàn vờn nhau. Đến khi nhập thành một...thành một...thành một bóng. Rồi biến mất. Ánh trăng vàng tươi quét trọn căn phòng trống rỗng. 

Út Nhỏ và dân nguyên xã này chính là con cháu của các cung tần mỹ nữ Nguyễn Ánh.

Lão Tư râu cười hô hố. Đặt mạnh ly rượu xuống bàn. Tỉnh đi Bình. Ly rượu mày dừng hơi lâu. Mơ Út Nhỏ hả. Con nhà võ lại có trái tim nhà thơ. Muốn làm rể nhà tao? Con gái tao đẹp thật. Nhưng có nhiều nét khác người. Không biết mày chịu nổi không?

Trước đây, lão cưới vợ hơn mười năm mới sanh được Út Nhỏ. Khó nuôi đành gọi là út. Năm con bé bảy tuổi, lão đưa con ra phố đến tiệm bán đàn. Lão muốn mua đàn piano. Nhưng con bé cứ tần ngần trước cây đàn tranh. Rồi tiếng đàn ma mị cất lên. Thề có trời đất. Lão chưa bao giờ dạy con bé đàn. Mà lão cũng chưa nghe ai đàn hay như thế. Con bé đàn như nhập hồn. Mười ngón tay rướm máu. Mắt long lanh. Giọng liêu trai. Từng tiếng như cắt ngọt tim người.

“Xin chàng chờ em khi hoàng hôn buông. Nơi Thiên thần và Ác quỷ, trong nhập nhoạng sáng tối, quần tụ bên đống lửa không màu…”

Bình giật mình. Nhìn kỹ người đối diện. Lão cũng bô trai. Trừ cái miệng phá tướng khuôn mặt. Hàm râu xồm xoàn ngồi chồm hỗm trên đôi môi dày thâm sì to kệch. Môi lão dày như môi người da đen. Cái miệng này chắc đã nút bao tấn xi măng và sắt thép.

Tư râu quắc mắt. Mày lầm bầm nói xấu tao.

Bố nói oan. Ý con... Tướng bố oai vậy mới làm thủ kho.

Miệng mày ngọt xớt. Muốn tạm ứng vật liệu xây dựng hả. Sao không nộp đơn.

Đơn gì bố. À… Mười xấp đây.

Sau này làm rể bố. Những lần như thế này có tốn bạc không.

Tình và tiền không lẫn lộn được con ạ. Tao đang làm việc thiện ấy chứ. Một ngày không vật liệu để thi công. Mày biết phải nuôi báo cô năm mươi cái tàu há mồm hết nhiêu. Mười xấp này xá gì.

Chiếc xe tải chở sắt thép về đến lán trại mà tiếng cười hô hố của Tư râu vẫn vọng theo. Hôm nay Bình không về thành phố. Tiệc rượu ê hề chiêu đãi anh em. Bình và mười anh em thân tín chỉ uống cầm chừng. Trong đám năm mươi thợ hồ, có kẻ bất nghĩa làm ăng ten cho bọn trộm.

Một giờ sáng. Ba chiếc tắc ráng dừng giữa đầm. Rồi lặng lẽ chèo vào bờ. Hơn chục bóng người lùi lũi vào kho xi măng sắt thép. Chỉ chờ có thế, Bình với tay tắt cầu dao điện. Quân của Bình tay cầm ống sắt múa tới tấp. Bình vũ côn tam khúc. Dáng Bình khuỳnh khuỳnh cao một mét tám như Kinh Kong.

Chỉ nghe tiếng cộc cộc khô khốc vang lên giữa sắt và đầu. Trời tối kịt như lỗ đen nuốt chửng mọi ánh sáng và âm thanh. Bọn trộm há miệng tận quai hàm la hét mà chẳng phát ra âm nào. Khiếp sợ làm chúng tắt tiếng. Mặt nước đầm xanh đen đến rợn người.

Bị bất ngờ, quân trộm lên chiếc tắc ráng dông thẳng. Chúng chạy vô con rạch. Những cây bần run rẩy đong đưa trong đêm tối như hồn ma. Dân gian đồn thổi bần ở đây ngon nhất miền Tây vì hút máu người trong trận thủy chiến năm xưa. Hai giờ sáng Bình mới gom cả bọn về xã. Riêng tên đầu đảng Hai lác thoát được.

Bình minh ló dạng. Con rạch tràn ngập âm thanh hỗn mang. Xác Hai lác xập xềnh trên mặt nước. Vết đâm ngọt xớt xuyên ngay tim. Bác Hai của Út Nhỏ bỏ xác Hai lác lên xe bò kéo thẳng về huyện. Hai lác là con bác con chú với nàng. Máu từ thi thể người chết vẫn nhỏ giọt suốt đoạn đường cây số rưỡi từ xã đến huyện. Quạ đen nườm nượp kéo về. Cứ năm mét một con sà xuống hút máu rơi. Tạo thành vệt đen dài ngoằng. Dễ chừng toàn bộ quạ miền Tây đều về chia phần.

Bác Hai trưởng tộc sụt sùi nhất quyết không chịu Út Nhỏ quen Bình. Chỉ có thánh nhân mời ngồi nâng ly cùng kẻ đã giết con mình.

Toà huyện xử vụ ăn cắp vật liệu xây dựng cho tuyến đường nối liền khu công nghiệp Năm Căn. Toà bác bỏ luật sự biện hộ cho rằng Bình hạ thủ Hai lác rồi quăng xác xuống rạch. Nạn nhân trong cơn hỗn loạn, nhảy ra khỏi xuồng, tự tìm đến cái chết. Hai lác đã lặn một hơi dài. Ngực đâm vào cây cọc gỗ đầu bọc sắt chôn ở đáy rạch. Chính Nguyễn Ánh và tướng Mân đã cho lính chôn những cọc này.  Nhằm chặn đứng xuồng quân Tây Sơn vào rạch. Hai lác không qua được lời nguyền. 

Bình thở phào. Chàng quay lại nhìn Út Nhỏ. Cảm thấy ánh mắt van lơn ai đó vuốt lưng chàng. Ánh mắt của Tư râu. Lão đứng chung vành móng ngựa với bọn Hai lác. Lão bị tạm giam vì tội tiêu thụ hàng ăn cắp xi măng sắt thép. Bình vội vàng ra khỏi toà tránh ánh mắt ấy.

Tư râu thọ án. Nhà trống trải. Tiếng đàn không phá vỡ được sự cô quạnh. Nàng cố co mình trong nỗi dằn vặt. Yêu và đau, lắm khi, cắn xé nhau. Út Nhỏ nhớ Bình lại lánh xa chàng. Nàng trải lòng qua tiếng đàn.

"Sầu đong càng lắc càng đầy,

Ba thu dọn lại một ngày dài ghê."

Tiếng đàn mằn mặn nước mắt thẩm đến lán trại. Bình tự vấn hoang mang. Chàng đang cuốn hút vào một tình yêu lạ thường. Chàng yêu Út Nhỏ hay yêu ảo ảnh cung phi ngày xưa. Từ ngày yêu nhau, có khi nào Út Nhỏ nói yêu chàng. Rồi đây cuộc đời chàng là kẻ cộng sinh hay kí sinh trong cõi yêu.

Sau này tác giả có về lại Năm Căn gặp Bình và Út Nhỏ để viết truyện này. Hơn hai trăm năm, kể từ ngày đó, lần đầu tiên, con cháu Nguyễn Huệ kết duyên cùng con cháu Nguyễn Ánh. Hai người miên man trong vườn hạnh phúc. Nhưng lại không có con. Dân tình đồn rằng. Bình cũng có những giấc mơ quái lạ như Út Nhỏ. Trong mơ không biết Nguyễn Ánh nói gì mà Bình đã đi … thắt ống dẫn tinh.

Trời Năm Căn vẫn xanh veo.

THÁI BẢO

 

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 99178)
LTS: "Nhà Có Cửa Khoá Trái" là truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Trần Thị Ngh. trước 1975 của nền văn học Miền Nam. Sau mấy thập niên, đọc lại, truyện vẫn rất mới, gần gũi như khí hậu của Việt Nam. Hợp Lưu trân trọng mời quí độc giả và văn hữu vào thăm "Nhà Có Cửa Khoá Trái" của Trần Thi Ngh.
26 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 113582)
Và thuở ấy chuyện lũ gà cổ tích Trò ú tim thú vị đến không ngờ Ai có biết về sau viên ngói vỡ Mây lỡ thì vẫn sấp ngửa trong thơ.
22 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 89681)
...Câu nói đó là một định mệnh. Tôi gọi định mệnh là hệ quả của một chuỗi liên tục những điều bất ngờ nhỏ dẫn đến một thay đổi đột ngột thật lớn. Chuỗi liên tục bắt đầu từ việc nhóm Hợp Lưu chọn chủ đề Yêu, bắt sang việc họ rủ rê tôi khá muộn màng, kéo theo việc tôi nhận lời tham dự trong khi tôi có toàn quyền từ chối. Chuỗi liên tục lại tiếp nối với chuyện tôi và anh cùng có mặt ở Coffee Factory sáng nay, rồi tình cờ anh ngồi cạnh tôi...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108714)
sau những đụn cát những làng mạc sát biển gió muối đang đánh phới trắng biển rộng rãi xanh muối chát đậm và những lượn sóng thăm thẳm kỳ cùng đang sắp bay lên trên đầu những chiếc mái lá, những căn nhà rông, những vạch chữ đã vạch bằng que ổi những hạt cát cắt rát
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 108695)
những đợt sóng xô đẩy khi gần tới bờ liền nắm tay nhau không có giá trị nào theo phép đo lường biển choàng ôm một thực thể trinh nguyên thể hiện tình yêu tuyệt đối với đất không cần phải xác tín về điều thiêng liêng và huyền thoại
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 83126)
“Giấc” là tập thơ đầu tay của tác giả Lữ thị Mai. Nó - tập thơ đã nhắc với tôi rằng: Cuộc sống quanh chúng ta được bao bọc bởi hình ảnh. Chúng ta cần nó như cần ánh sáng để nhìn, không khí để thở. Hình ảnh chính là sự sống phản ánh vào trong con mắt ta, đó là một nguồn thông tin quý báu và cần thiết trong cuộc sống.
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 92682)
Thử hình dung một con tàu đang rẽ sóng…Du khách tụ họp trên boong ngắm biển ngắm trời, thay phiên chụp những pô hình solo hay tập thể trên cái nền lô nhô đảo nhỏ đảo to dưới bầu trời đang bừng sáng vì vầng dương vừa lấn được mấy lớp mây mù để phết nhanh lên mặt nước từng mảng rộng đủ các cung bậc của màu lam.
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 94057)
...Người khách đầu tiên tìm đến là một gã đàn ông lùn tè lùn tẹt, gã hỏi mẹ chị đi ”tàu nhanh” giá bao nhiêu? Mẹ chị ngớ người không hiểu, hỏi lại gã tàu nhanh là gì? Gã văng tục:” Đ... mẹ, làm đĩ mà không biết tàu nhanh!”. Mẹ chị nói với gã lần đầu tiên đi bán mình nên chưa biết, gã giảng giải cho mẹ chị, đi tàu nhanh nghĩa là “làm” một cái thôi, giống như ăn bánh trả tiền, còn đi” tàu chậm” là qua đêm, “làm” bao nhiêu cái thì “làm”...
20 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 113308)
đêm phố cổ tạ ơn một nàng thơ cuối cùng vẫn còn biết giật mình trước mắt đêm chai lì như mắt loài chuột cống
19 Tháng Giêng 201112:00 SA(Xem: 87334)
“Theo Trần Trọng Kim nhận rằng thơ là của Lý Thường Kiệt. Nhưng nói chắc là Thường Kiệt làm được thơ thì không có gì làm bằng cứ”[15]. Sau này, Bùi Văn Nguyên phân tích các cứ liệu và đoán định rằng: “Như vậy tác giả bài thơ “thần” này là khuyết danh”[16]. Bùi Duy Tân tiếp tục hướng này và chủ trương rằng “bài thơ này nên để khuyết danh tác giả”[17]...