- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

GIAO KHÚC THÁNG 9

24 Tháng Chín 20145:02 CH(Xem: 31190)
Giao-dh 92014
Giao - photo dh 9-2014


1.

 

mỗi một lần trở về là mỗi một lần chông chênh

đời nối đời mỏi mệt

đi trong sáng lóa hồn nhau

bằng đôi chân đã ướm vừa bóng tối

 

 

2.

 

nằm chết lặng cùng hoàng hôn bên cửa sổ

tôi ngỡ đời mình đã bốc hơi theo nắng

nhớ đêm qua vành môi ai trăng

lướt thả trên thân tôi những chiếc hôn lưỡi liềm

tình rung sóng máu

vỗ về bờ bến thủy tinh

tôi vàng hơn trăng

vàng lên bình minh cơn say đắng

 

chiều nay tôi vàng cát bờ phẳng lặng

hoàng hôn chôn vào một mặt trời hấp hối

 

 

3.

 

Đừng hỏi vì sao em yêu anh

khi ta đã biết yêu những nỗi đau đời mình

Anh không thấy sao

người xa người

- tưởng như đêm nào mặt trời cũng mọc...

 

Đừng hỏi vì sao em không xa anh !

 

 

4.

 

Ném vào nhau thêm vài vốc cát

anh sẽ thấy hoang vu sa mạc

 

Có đoạn đường phải qua - bước chân tự sát

bởi những ngã rẽ yêu thương

Đừng ngồi đó nơi hành lang ký ức

ôm dấu chân nào quyện khói

mong ngóng nhau về trong mắt môi xa...

 

Người lữ hành không dám băng sa mạc

Còn chán chường nào hơn

ta một đời cứ ái ngại ta ?

 

 

5.

 

cong trút mịn màng tràn da ánh sáng

cháy lõa mê bóng lửa ẩn tàng

nghiêng ngọn mắt Tình Yêu nhảy múa

đôi vết bỏng-lòa vụt nhận ra nhau

 

 

6.

 

đổ lên mùa trăng chết

bóng em nghiêng giáo đường

câu Thơ quỳ thắp hương

dậy thơm hồn thập giá

 

 

7.

 

Chỉ có gió,

tiếng chim,

và tiếng sói

- Đêm thanh âm mặc khúc chưa trầm

 

Chỉ có sói,

tiếng chim,

và chút gió

- Ta phiêu du trên đôi cánh âm thầm

 

 

8.

 

rồi cũng có một ngày em không nghe thấy

mưa rơi êm ru trong đêm

anh lách mình vào em

lặng câm nỗi niềm kẻ trộm

 

rồi cũng có một đêm em không nhìn thấy

giọt mưa vỡ ra anh của những ngày cuồng mây thương nhớ

đêm màu gì em ơi

mà đời mây xanh xám một màu mưa

em màu gì em ơi

mà hồn anh trong suốt một màu xưa

 

 

9.

 

ai một chiều bối rối khi chạm ngõ mùa Thu

muốn úp mặt mình lên gió tình lãng mạn

cơn đau đời mê man thuở nọ

dậy gió lung bay vũ khúc hoang đàng

 

ảo vọng niềm đau - lưỡi dao lút cán

mở một mùa Thu trống hoác xa mù

đêm mở mắt hồn ta ngất lịm

ai bung vuốt sầu bấu mặt thiên thu

 

 

HÀ DUY PHƯƠNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 127308)
l à ngày em không còn nghĩ về anh nữa sự tự tin của anh không đủ giữ gìn những kí ức về nhau
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41211)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94709)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89986)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103713)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93456)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113585)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 103340)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 94021)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108454)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.