- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Báo chí thế hệ mới

24 Tháng Chín 20142:56 SA(Xem: 27617)



VOA 09-23_BAO CHI
Internet và kỹ thuật đang phát triển nhanh mau chóng thay đổi cách thức mọi người nhận tin tức và cách thức các nhà báo đưa tin. Nay có thêm những cách để kể chuyện nhiều hơn bao giờ hết so với trước đây. Thông tín viên VOA Elizabeth Lee tường thuật rằng Một trường học ở Los Angeles đang dạy cho các nhà báo thuộc thế hệ kế tiếp với sự hỗ trợ của phòng tin dùng kỹ thuật hiện đại nhất.

Khi Faith Miller muốn học ngành báo chỉ ở đại học, thì cô không nhận thức được kinh nghiệm thực tế sẽ ra sao.

“Tôi không trông đợi ở trường là tôi sẽ tường thuật những câu chuyện có thật và tôi không biết rằng sẽ phải dành bao nhiêu công sức để làm việc ấy.”

Khác với các bạn học đồng môn thuộc các thế hệ trước, sinh viên tại Trường Báo chí Anneberg ở Đại học Nam California học cách đưa tin dưới đủ mọi hình thức, trong đó có truyền hình, đài phát thanh và mạng Internet. Và theo ông Willow Bay, giám đốc Trường Báo chí, thì đấy chưa phải là tất cả. Ông nói:

“Ngày nay chúng ta trông đợi các nhà báo phải có khả năng sử dụng tất cả các loại công cụ kỹ thuật để tra cứu các câu chuyện, kiểm tra phần tra cứu, phân tích phần tra cứu ấy. Chúng ta trông đợi họ phải thông thạo các kỹ năng kể chuyện bằng các phương tiện đa truyền thông. Chúng ta trông đợi họ ngày càng là cánh tay tiếp thị và phân phối của chính mình, để đưa các bài viết của mình ra trước các cử toạ và phổ biến các bài viết đó càng xa càng tốt.”

Họ học tất cả các kỹ năng đó tại một trung tâm truyền thông mới toanh, được xây dựng như một phòng tin hiện đại. Có một văn phòng dự án luân lưu ở giữa trung tâm, với các màn hình theo dõi trên cao truyền nhiều kênh khác nhau. Hơn 90 bàn làm việc toả ra khắp phòng, nơi các sinh viên nghành báo chí làm việc về truyền hình, truyền thanh, và mạng Internet cùng nhau hợp tác.

Giáo sư ngành báo chí kỹ thuật số, ông Robert Hernandez nói các nhà báo tương lai cũng phải thông thạo về kỹ thuật, và điều đó có nghĩa là học các ngôn ngữ thảo chương điện toán cơ bản.

“Họ cần phải biết cách thức hoạt động của mạng Internet và có khả năng biến hoá cùng với mạng.”

Giáo sư Hernandez biểu diễn một số công cụ hiện đại mà các nhà báo mạng có thể dùng để tường thuật một cách khác:

“Bạn có thể tường thuật một quang cảnh dưới góc 360 độ qua điện thoại của mình. Ta có thể kể một cơn lốc trông ra sao, nó làm trốc gốc cây cối như thế nào. Qua điện thoại, có một ứng dụng có thể kết nối những hình ảnh lại với nhau.”

Sinh viên cũng có thể theo học một lớp trải nghiệm Google Glass, một thiết bị kết nối với mạng Internet và ghi lại hình ảnh cùng âm thanh.

Anh Will Federman, một sinh viên báo chí in và kỹ thuật số, nói:

“Tôi nghĩ chúng ta đang tiến vào một thị trường mà nếu ta không có hàng loạt kỹ năng rộng rãi và rất ít kiến thức về mọi thứ thì khó mà ta có thể tìm được một công việc.”

Mục tiêu không phải chỉ là chuẩn bị cho sinh viên vào thế giới thực tế mà còn giúp họ đủ thành thạo để thích nghi nhanh chóng với kỹ thuật luôn thay đổi.

Nhưng cùng với kỹ thuật mới là những vấn đề mới về đạo đức và các nhà báo tương lai phải cẩn thận dò dẫm. Đó là nhận định của giám đốc điều hành trung tâm truyền thông, bà Serena Cha:

“Trên vũ đài báo chí, ta phải cân nhắc cẩn thận. Làm sao để dạy cho sinh viên cách sử dụng các công cụ một cách có trách nhiệm? Phải, kỹ thuật mới thường nêu lên những câu hỏi mới bởi vì ta có thể thao túng sự thực còn nhiều hơn cả trước đây.”

Các thành viên trong ban giảng huấn nói cốt lõi của tất cả kỹ thuật này, là sinh viên vẫn cần phải học hỏi báo chí truyền thống: làm thế nào để viết và kể lại một câu chuyện một cách thuyết phục, mà vẫn chính xác, công bằng và cân đối.

Elizabeth Lee

01.09.2014
Nguồn: VOA Tiếng Việt

  • Từ khóa :
  • VOA
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105200)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88631)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101212)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96175)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89111)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118415)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 104920)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103208)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112339)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 98275)
K hi đánh giá về ngôn ngữ Truyện Kiều của Nguyễn Du, các nhà nghiên cứu đều cho rằng, tác giả đã đẩy ngôn ngữ bình dân lên ngôn ngữ bác học. Nhận định này đã gián tiếp phân cấp ngôn ngữ ca dao hò vè với ngôn ngữ thơ.