- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Ngô Đại Nguyên

22 Tháng Chín 20142:00 SA(Xem: 31382)
thieu nu - doi dong
Ảnh Phạm Hoài Nam


Hiện nay con người gần như không đủ kiên nhẫn cho những cái gì hơi cũ và dài dòng. Tuy nhiên, nếu thưởng thức thơ mà bạn bảo rằng không có nhiều thì giờ thì thật tội nghiệp cho thơ. Cũng có bạn cho rằng trong dòng thơ hiện nay phần nhiều những bài thơ được viết nhiều lời nhưng ít nghĩa, thì điều đó cũng thật bất công cho các thi sĩ. Nhận được những sáng tác của  Ngô Đại Nguyên , thoạt đầu chúng tôi hơi ngần ngại vì anh gởi đến tòa soan một số lượng thật nhiều. Nhưng khi đọc thì cảm được một không gian thơ thật lạ từ những thi phẩm anh. Chúng tôi hân hạnh giới thiệu những bài thơ tiêu biểu của  Ngô Đại Nguyên đến với quí bạn đọc và văn hữu của Hợp Lưu.

TAP CHÍ HỢP LƯU

ĐI VỀ


Thu chạnh lòng nỡ bước
Khi về nhặt mũi khâu
Mưa âm thầm lá khóc
Giọt nào rơi hoen màu


Cách xa mùa sướt mướt

Bởi tình thương cuống nhau
Hay nước mắt chạy ngược
Rót vào hồn mắt sâu

Về ánh mắt thân trao
Nhà không mặc sân vườn
Ngày gieo mình trong gió
Bạc thời gian cồn cào

Về lại ánh mắt trao
Chỉ vỏn vẹn một chiều
Chạm ký ức run run

Chết mòn ngày hư hao

Về lại rồi về đâu
Thuyền tách bến sương mờ
Mùa lên nghe tiếng gọi
Đường quên có tìm nhau?!...


16/08/2014.

 

 

 

MÙA DỖI


Mùa cũ tô mùa yêu lại thắm
Kết mối duyên nồng se sắc tươi
Hy vọng một tia tràn ngập nắng

Giá lạnh ngày Đông nét ngậm ngùi

Hoài niệm tình xanh như rất xanh
Vô tình lá cũng thôi nương cành
Đượm sầu có khi là mãi mãi
Úa những tàn phai vỡ giữa mùa

Ngày víu mùa đi không trở lại
Dần trôi lạc lõng tiếc sum vầy
Ngày nhỏ lệ đêm bao thương hại
Rót cho đời mằn mặn đắng cay

Có những lúc mùa đi rất lạ
Hương em ngày rủ ướt nhu mì
Tình như đã chết đêm từ tạ
Giã biệt nhau rồi lưu luyến chi …


09/02/2014.

 

BÓNG CHIỀU HỒN ĐÁ

Chiều tàn bỏ nắng đi hoang
Tình hong gió cũ mơ màng ngày xưa
Hồ khô cạn nhủ cơn mưa
Nhỏ lên vùng mắt cũng thừa dây oan

Xót chi lắm phũ đôi hàng
Cảnh trong màu lệ ngổn ngang về chiều
Lòng âm ỉ dạ hoài reo
Thân tâm ray rứt phận bèo lênh đênh

Sông phân chín khúc buồn tênh
Cội nguồn than khóc tạt ghềnh phong rêu
Bóng tà hình cũng ngã theo
Buông trôi ngày tháng mặc chiều phân vân…


18/03/2014.

 

 

THÔI ĐÊM


Qua ngày tôi về nhớ
Cách trở buổi hoàng hôn
Nắng sớm thương buổi chiều
Đêm vớ chút bòng bong

Vô tình buông hờ hững
Tình mềm những mộng mơ
Cật đâm vào duyên thốc

Tình lềnh những máu tươi

Sương về thương một lối

Chia lìa đời đôi mảnh

Ốm rồi đêm run run

Dáng cây si lành lạnh

Khát khao ngày đồng vọng…


20/02/2014.

 

CÓ CHI ĐÂU

Đời khổ có chi mà lạ lẫm
Chuyện đã rồi ngẫm ngẫm giá như
Đắng cay nói được không hoài ngậm
Phả nhiệt mắt môi cũng đỏ lừ

Chẳng muốn ưu phiền toan dí nhận
Ngày sau vỡ mộng có đi tìm
Buồn bảo can chi mà hề hấn
Mượn túi khôn rồi giấu mũi kim

Có không rồi được vừa hay mất
Lạ trước mươi lần sau cũng quen
Giờ sang lẫn lộn chút xưa hèn
Giả lắm mong manh khi rất thật

Đội trời đạp đất uy lừng khiếp
Kiếp vận hên xui sợ đoán chừng
Tà giật thân quàng e trống lưng
Hình hài xơ xác mà tâm diện.


03/04/2014.

 

NGÔ ĐẠI NGUYÊN
Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100637)
“ B ây giờ tôi mới hiểu: thì ra con người đối với Hồ Chí Minh chẳng là cái gì. Ông mơ thấy cưỡi rồng lên thượng giới, sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. Con rồng, ai cũng biết, là biểu tượng của nhà vua. Ông mơ cưỡi nó thì ông đâu phải là một người trong chúng ta.[...] Con người là vốn quý nhất , tôi từng nghe ông nói với mọi người trong lần gặp anh hùng La Văn Cầu ở Thác Dẫng, mùa thu năm 1950. Stalin cũng nói thế. Mao Trạch-đông cũng nói thế.Mà đúng: con người chỉ là vốn thôi, để kinh doanh cái gì đó. Khi là vốn, nó thôi là Người ,” (Vũ Thư Hiên)
27 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 130025)
C ó bữa niềm vui chui qua cái trôn kim Gõ cửa và nói Đã đến giờ thay ca! Nhưng tôi từ chối Tôi yêu nỗi buồn của mình Nó nhen lên ngọn lửa Từ tâm từ tâm...
25 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126820)
l ời đã chết từ khi vượt cạn đi tìm nhau mới biết con đường gần mà lại vòng vèo như ruột non ruột già nên câu thơ có hình đa giác
23 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 126505)
C huyến xe Kinh kỳ đi xuống phía anh phố nguyên từng nắm người nguyên từng gói cười nguyên từng lố khóc nguyên từng chén ô hô...
22 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 103419)
N hà văn Lữ Thị Mai kết duyên cùng .. .
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100091)
Q ua những bài dạy sử địa từ cấp đồng ấu tiểu học của thế kỷ XX-XXI, sách giáo khoa chữ Việt mới (dựa trên chữ cái Latin, tiêu biểu là cuốn bài giảng sử ký và địa dư dùng cho các lớp Dự bị và Sơ đẳng bậc tiểu học của Trần Trọng Kim và Đỗ Đình Phúc xuất bản lần đầu năm 1927) lịch sử Việt Nam khởi từ nhà Hồng Bàng (2879-258 Trước Tây Lịch [TTL] kỷ nguyên), với mười tám [18] vua Hùng hay Hùng vương [Xiong wang].
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 94621)
V ới thời gian, làm sao hàn gắn được lòng tin cậy đang bị sứt mẻ, để tiến tới được một Tinh Thần Sông Mekong như một mẫu số chung, nối kết các quốc gia trong vùng. Điều ấy cũng đòi hỏi giới lãnh đạo có tầm nhìn xa, biết hướng tới sự thịnh vượng cho toàn vùng thay vì chỉ thấy mối lợi cục bộ trước mắt nhưng với cái giá lâu dài phải trả của chính mình và của các nước lân bang.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 100258)
K hi tầu đi ngang qua tượng Đức Trần Hưng Đạo, tôi thấy ngài vẫn đứng uy nghiêm, tay cầm kiếm chỉ xuống dòng sông. Tôi chợt nhớ đến lời nguyền của ngài “Nếu không thắng giặc Nguyên, ta sẽ không trở về con sông này nữa”. Bất giác, tôi tự nói thầm nếu không tìm được Tự Do, chắc mình cũng không thể trở lại được con sông này.
21 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 102922)
“Xin đừng gọi tôi là nhiếp ảnh gia chiến trường, tôi chỉ là một nhiếp ảnh gia mà thôi." Đó là lời của Don McCullin, một nhiếp ảnh gia người Anh được coi là cây đại thụ trong làng nhiếp ảnh Anh quốc, với hơn 50 kinh nghiệm chụp ảnh các cuộc chiến từ Berlin, Việt Nam, Campuchia, đến Bangladesh và Trung Đông.
11 Tháng Hai 201212:00 SA(Xem: 91854)
T rong văn học sử Hoa Kỳ có hai hiện tượng nổi bật với nhiều điểm giống nhau, đó là nữ văn sĩ Margaret Michell với cuốn Gone With The Wind (1936) và nữ văn sĩ Harper Lee với cuốn To Kill A Mockingbird (1960). Cà hai cuốn tiểu thuyết cùng có bối cảnh là miền Nam Hoa Kỳ, cùng khai thác đề tài xung đột chủng tộc (da trắng và da đen), cùng bán được mỗi cuốn trên 30 triệu ấn bản (tính tới năm 2008). Cả hai tác phẩm lại cùng được giải Pulitzer danh giá, đã được dịch ra nhiều thứ tiếng, và dựng thành phim rất thành công, chiếm được nhiều giải Oscar.