- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Hồi sinh cơn hôn mê

07 Tháng Tám 201412:00 SA(Xem: 33751)

Viết tặng những người bạn Văn đàn anh của tôi.

banmai-hoisinh-content

 Hình từ trái sang: Nguyễn Xuân Hoàng, Lữ Quỳnh, Hoàng Ngọc Biên

“thường có những giấc mơ
gặp gỡ bạn bè
những người bạn ra đi đã nhiều năm
nay kéo về
nói cười ấm áp

tôi rất vui
rất vui trong từng đêm như thế

để lúc tỉnh ra
ngồi một mình trong bóng tối
quạnh hiu”
(*)


Tháng 6, khi những cơn gió Lào khô rốc từ Vịnh Bengan thổi vào dãy Trường Sơn đem hơi nóng ngùn ngụt lửa phả vào mặt, đó là lúc các tin buồn tới tấp bay về bên tôi. Từng người, từng người bạn thay nhau giã từ cuộc chơi. Cái nóng hực lửa bên ngoài, và cái nóng trong lòng tôi ngày một dâng cao.

Mới tuần trước thôi, anh Nguyễn Xuân Hoàng vẫn còn email trả lời, anh nói bài viết này anh thích quá cho anh post trên Voa đi, tôi còn đùa anh mệt như vậy mà vẫn còn làm việc sao, tùy anh thôi. Em sẽ gửi các bài tùy bút ngắn anh đọc hàng ngày cho vui.
Đó là thời gian sau này khi biết bệnh tình anh đến giai đoạn cuối, anh đau đớn với cơn bệnh ung thư chống chọi hàng giờ, tôi không còn email hỏi thăm sức khỏe nữa. Vô ích, sáo rỗng. Đừng đụng đến vấn đề này, hãy viết những cái gì nhẹ nhàng cho anh đọc, anh vui.
Nhiều hôm sau khi hóa trị về, chắc là đau đớn lắm, không kiềm hãm nổi anh viết, anh chỉ muốn chết thôi, bây giờ ước mơ lớn nhất của anh là được chết.
Tôi biết, một người đàn ông can trường như anh mà thốt lời như vậy là đã quá giới hạn chịu đựng của con người, anh đang chống chọi với nỗi đau kinh hoàng. Bắt đầu hôm đó, tuần nào tôi cũng gửi cho anh vài câu chuyện vui, vài dòng tùy bút, không nói đến chuyện tử sinh. Tôi biết, anh muốn quên cơn đau trong những khoảng thời gian cơn bệnh không hoành hành.
Tôi xem anh như một người anh lớn, bắt đầu từ ngày Cổ Ngư giới thiệu tôi đăng bài trên trang web Tạp chí Văn của anh. Lúc đó Tạp chí Văn có trang chuyên đề TCS do chị Lệ phụ trách, bạn tôi rủ rê viết bài cho vui.
Nguyễn Xuân Hoàng với tiểu thuyết “Khu rừng hực lửa” đăng nhiều kỳ trên Tạp chí Văn trước 75, những cuốn tạp chí trong tủ sách gia đình khi lớn lên tôi đã đọc. Tôi không ngờ có ngày mình lại quen biết với người chủ biên Tạp chí Văn này.
Anh nhiều lần gửi các tập Tạp chí Văn về cho tôi nhưng lần nào cũng “thất lạc”. Mấy năm trước, anh đề nghị tôi cho anh post bài trên Voa tiengviet, trang blog văn học nghệ thuật của anh. Tôi cộng tác với trang nhà của anh từ đó. Tôi tin một giáo sư am tường Triết học, một nhà văn dày dạn kinh nghiệm như anh, chắc chắn hiểu rỏ lẽ vô thường, và anh đã dọn sẵn cho mình những giây phút cuối thanh thản nhẹ nhàng. Trong “Bất cứ lúc nào bất cứ ở đâu” anh đã từng viết: Đừng sợ. Sống thì khó chứ chết thì ai mà chẳng có phần.

Hôm qua, tôi điện thoại thăm cô Chi nhân ngày giỗ thầy Giác, nghe giọng nói của tôi cô Chi mừng tủi, cô bật khóc rồi cố kìm nén, cô nói, cô mừng lắm, nghe giọng em cô mừng lắm. Thắp giúp em một nén nhang trên bàn thờ thầy nha cô. Năm nay cô mãn tang, bạn bè của thầy về đông lắm em, cô làm giỗ thầy hôm chủ nhật rồi, không phải hôm nay, vì ở Mỹ người ta làm gì cũng chờ đến chủ nhật, ngày thường họ đi làm hết. Giỗ thầy cũng vậy đó em.
Cô thông báo ông Tạ Chí Đại Trường bạn thầy cũng đang nguy kịch, ông ấy ở một mình không có gia đình, cô vào thăm luôn, mấy hôm trước cô thấy ông ấy không còn tỉnh nữa, đã mê sảng rồi. Ông Nguyễn Xuân Hoàng thì cũng đang chống chọi ở giai đoạn cuối, chị Vy vợ ông cũng đau nặng chạy thận vô ra nhà thương hàng ngày. Anh Lữ Quỳnh sức khỏe cũng đang có vấn đề, nghe nói đang dò tìm các mạch máu trên não, không biết ác tính hay lành tính đây.
Những tin tức này tôi đã biết, nhưng nghe cô nói tôi vẫn nao lòng, cuộc đời thật quá phù du cô ơi, ai rồi cũng đến ngày đó mà, em rồi cũng vậy thôi.

Hai tuần trước, anh Nguyên Minh email mời gọi tôi viết chuyên đề về Lữ Quỳnh trên tạp chí Quán Văn, tôi nhận lời nhưng đến bây giờ vẫn còn loay hoay. Bao lần viết, rồi bao lần xóa.

Với tôi, Lữ Quỳnh như một người anh trai mà tôi trân quý.
Tôi quen anh cũng thật tình cờ.
Một ngày mùa hè mấy năm về trước, tôi bắt gặp bài viết của nhà thơ Du Tử Lê giới thiệu tập truyện “Những cơn mưa mùa đông” của Lữ Quỳnh do nhà xuất bản của Trần Hoài Thư ấn hành. Tôi email cho Trần Hoài Thư và Lữ Quỳnh hỏi thăm về tập sách, thời gian này tôi đang tìm hiểu dòng Văn chương hải ngoại.
Ngay lập tức tôi nhận được phản hồi, và một tháng sau tôi nhận sách của anh từ một người bạn đem về nước. Anh nói, sách bên này gửi qua bưu điện thường thất lạc.
Khi biết tôi là tác giả tập sách “TCS vết chân dã tràng” anh rất vui.
Mấy ngày sau, Lữ Quỳnh email hỏi tôi tập sách TCS ở Việt Nam ra sao rồi, báo chí dòng chính mấy năm trước đánh tơi bời em có ảnh hưởng gì không? Sách có được tái bản không? Tôi nói em vẫn bình thường, sách bán hết rồi, người tìm mua không có. Sau khi báo chí đưa tin, Cục Xuất Bản đã yêu cầu lần sau tái bản phải chỉnh sửa lại phần “TCS và Chiến tranh Việt Nam” nên có lẽ em sẽ không tái bản lúc này vì em muốn giữ nguyên quan điểm của mình.
Thật bất ngờ, khi tôi nghe anh nói anh sẽ gọi điện thoại cho NXB Văn Mới tại Cali, giúp tôi xuất bản sách tại Mỹ. Anh thấy sách của em in ở Việt Nam có bày bán bên này. TCS là bạn của anh, và anh muốn những cuốn sách nghiêm túc viết về bạn của mình được phổ biến rộng rãi cho người Việt đọc. Và chỉ trong vòng 4 tháng tập sách đã tái bản ở Mỹ, một điều mà tôi không dám nghĩ đến. Với tôi, đó là một ân tình tôi không bao giờ quên.


Lần đầu tiên gặp anh ở Huế, nhân dịp khai mạc phòng tranh Đinh Cường tại Nguyễn Trường Tộ ngôi nhà ngày xưa của Trịnh Công Sơn, anh từ tốn, chân tình và rất chu đáo. Tôi thật hạnh phúc và may mắn có được những người bạn như các anh, những người bạn lớn hơn tôi mấy thế hệ mà tôi kính trọng, bên họ tôi luôn có cảm giác an toàn, ấm áp.

Giờ đây, nghe tin các anh đều bạo bệnh, tôi thật đau buồn, ở xa không biết làm gì chỉ biết ngóng tin. Lâu lâu anh Lữ Quỳnh điện thoại thăm hỏi là tôi vui cả ngày.


Tôi vẫn còn nhớ ngày Cao Xuân Huy bệnh nặng, Trần Vũ báo tin, tôi điện thoại xin phép anh làm chuyên đề trên Vanchuongviet nhưng chưa kịp thực hiện anh đã mệnh chung, ngày đó tôi ân hận hoài. Rồi đến cái chết của nhà thơ Chu Trầm Nguyên Minh, người mà tôi chưa kịp nói lời cảm ơn, chưa kịp viết bài cho cuốn thơ “Lời tình buồn” với những ca từ mà thế hệ tôi ai cũng thuộc: Anh đi rồi còn ai vuốt tóc/Lời tình thơm sách vở học trò/Đêm xuống rồi em buồn không hở/
Trời xa mù tầm tay với âu lo
…tập thơ anh gửi tặng khi anh còn sống.

Càng lớn, tôi càng thấy tình bạn quý giá vô cùng, tìm một người bạn chơi được đã khó, kiếm được người tri kỷ hiểu mình càng khó hơn.

Có lẽ những người làm nghệ thuật, là những người thường cô đơn nhất, mặc dù bạn bè của họ lúc nào cũng vây quanh.
Trong tập thơ “Sinh nhật của một người không còn trẻ” anh Lữ Quỳnh từng viết:


Những ngọn nến thắp
Là hồi ức buồn…

Một ly mình. Và một ly không
Quán hoa giấy chiều nay lãng đãng
Uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không

Chiếc ly không là một chỗ ngồi trống vắng, là bóng dáng của một người bạn đã đi xa.

Bây giờ tôi mới hiểu vì sao ngày xưa, Trịnh Công Sơn đã viết tình bạn quý hơn tình yêu: “May thay trong đời vừa có tình yêu vừa có tình bạn. Tình bạn thường có khuôn mặt thật hơn tình yêu. Sự bội bạc trong tình bạn cũng có, nhưng không nhiều. Tôi thấy tình bạn quý hơn tình yêu vì tình bạn có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được nữa."

Tôi biết, những người bạn thế hệ các anh đã từng sống như vậy. Và tôi cũng tin một tình bạn quý có khả năng làm hồi sinh một cơn hôn mê và làm phục sinh một cuộc đời tưởng rằng không còn tái tạo được.

BAN MAI
Quy Nhơn, 5/7/2014

(*) Thơ Lữ Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 41210)
Lời toà soạn: Mùa thu năm rồi, dưới sự bảo trợ của chương trình học bổng Fulbright của Hoa Kỳ,Giáo sư Tiến sĩ Trần Lê Hoa Tranh thuộc Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, TP-HCM/Sàigòn, đã có mặt tại Hoa Kỳ để thu thập chất liệu cho dự án nghiên cứu về các nhà văn nữ Việt tại hải ngoại. Trong dịp này, chị đã có dịp tiếp xúc với nhà văn/nhà báo Trùng Dương, cũng là một thành viên Fulbright của niên khoá 1990-91, và là một trong năm nhà văn nữ nổi tiếng nhất của nền văn học Miền Nam 1954-1975. Sau đây là cuộc nói chuyện giữa hai thế hệ văn học từ hai môi trường khác biệt, mà nhà văn Trùng Dương đã, với sự đồng ý của người phỏng vấn, dành cho tạp chí Hợp Lưu ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 94708)
Q uốc âm thi tập của Nguyễn Trãi là tập thơ cổ nhất hiện nay chúng ta còn giữ được. Trước nay, tập thơ này luôn được các nhà nghiên cứu coi là tư liệu đặc biệt quý hiếm để nghiên cứu về ngôn ngữ và văn học Việt Nam thời Cổ- Trung đại, cụ thể là ngôn ngữ thơ cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Đã có nhiều bản phiên âm chú thích của nhiều thế hệ học giả trong hơn năm mươi năm qua về văn bản này, cũng đã có nhiều bài viết và một số ít chuyên luận nghiên cứu riêng biệt về nguồn ngữ liệu phong phú này. Bài viết sẽ tiến hành khảo sát một số trường hợp trong ngôn ngữ thơ Nôm Nguyễn Trãi ...
18 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 89985)
T rong đời Nguyễn Du có ba sự việc liên can đến Trung Quốc:Năm  1803 , Nguyễn Du được cử lên  ải Nam Quan tiếp sứ  nhà Thanh sang phong sắc cho vua  Gia Long . Năm  1813 ông được thăng Cần chánh điện học sĩ và được cử làm chánh sứ tại  nhà Thanh cho đến  1814 . Năm  1820 Gia Long qua đời,  Minh Mạng nối ngôi. Lúc này Nguyễn Du được cử đi làm chánh sứ sang  nhà Thanh báo tang và cầu phong nhưng ông bị bệnh dịch chết...
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 103712)
C on tàu lùi lũi rời thành phố giữa lúc từng cơn mưa bụi gối lên nhau mê mải, những cung đường lồng lộng mở ra trước mắt. Phía sau lưng, thành phố đông đúc và ẩm ướt khuất dần. Ngày ra mắt họ hàng, anh cũng đưa chị về trên chuyến tàu như thế. Cũng một ngày mưa bụi gối lên nhau.
17 Tháng Giêng 201212:00 SA(Xem: 93455)
AUSTIN, Texas (VAHF) -- Vietnam Center thuộc Đại học Texas Tech tại Lubbock vừa thông báo một tin vui cho hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa Người Mỹ Gốc Việt (Vietnamese American Heritage Foundation - VAHF). Đó là, trung tâm này vừa nhận được ngân khoản tài trợ 144,120 Mỹ kim từ Ủy Ban Xuất Bản Sử liệu và Tài liệu Quốc Gia (National Historical Publications and Records Commission – NHPRC) để giúp trung tâm hoàn tất việc vi tính hoá (digitize) trên 200,000 trang tài liệu để đưa lên Thư viện Điện tử Quốc gia bộ sưu tập về Tù Nhân Chính Trị Việt Nam, mà hội VAHF đã và đang hợp tác với Việt Nam Center từ năm 2005.
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 113585)
01 Tháng Mười Hai 201112:00 SA(Xem: 103337)
A nh đã lớn lên với những bát phở ở Hanoi, sau khi đất nước chia đôi, anh lại trưởng thành với những bát phở ở Saigon. Anh ăn phở gần như hàng ngày, tại những quán phở có tên tuổi như Tàu Bay, 79, Tương Lai, phở Hòa, Hòa Cựu... hay những xe phở đầu đường không ai cần nhớ tên và cũng chỉ gọi bằng những biệt danh, như các gánh phở ngày xưa.
22 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 94020)
N ếu không trì hoãn được ít nhất một thập niên, Xayaburi như con cờ Domino đầu tiên đổ xuống, sẽ kéo theo những bước khai thác ồ ạt các con đập hạ lưu khác và hậu quả tác hại trước mắt và lâu dài ra sao trên toàn hệ sinh thái Sông Mekong và Đồng Bằng Sông Cửu Long là không sao lường trước được. NGÔ THẾ VINH
17 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 108450)
C âu hỏi được đặt ra là tại sao bài Đáp Lời Sông Núi [2] của Trúc Hồ lại có thể vượt không gian và đặc biệt là đường ranh Quốc - Cộng để không riêng được mọi người ưa thích mà còn được hát lên như vậy? Câu hỏi này đã khiến cho những người từng theo dõi sự xuất hiện và phổ biến của những bài hùng ca [...] nhớ tới những bài hát của thời thập niên bốn mươi của thế kỷ trước.
16 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 95692)
N hìn cái tựa sách, ngắm bức hình người bạn đồng nghiệp (dư) cầm bút, đồng nơi sinh (Sơn Tây) và đồng tuổi (song thua tôi mấy tháng) chít cái khăn đầy vẻ giang hồ trên hình bìa, tôi không khỏi mỉm cười. Lững thững, theo vdict.com, là thong thả, ung dung, như trong “đi lững thững ở bờ sông,” và informatik.uni-leipzig.de cũng dùng cùng một định nghĩa.