- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

KHÁNH TRƯỜNG VIẾT VỀ CỬU LONG CẠN DÒNG BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

17 Tháng Bảy 201412:00 SA(Xem: 43424)


khanhtruongnguyenxuanhoang-content

 Photo: Khánh Trường và Nguyễn Xuân Hoàng


Khánh Trường, hoạ sĩ, nhà thơ, nhà văn, chủ biên Tạp Chí Hợp Lưu từ 1990 tới 2005. Tác phẩm đã xuất bản: Đoản Thi Khánh Trường (1988), Chỗ Tiếp Giáp Với Cánh Đồng (1991), Có Yêu Em Không (1997),Chung Cuộc (1997).

 

Trong một cuộc hành quân dài ngày cuối năm 1970 thế kỷ trước, chúng tôi những người lính tác chiến của Quân đội Miền Nam Việt Nam, được lệnh trang bị khá chu tất, từ súng đạn tới quân trang quân dụng. Tuy cồng kềnh, nặng trĩu, tôi vẫn cố sắp xếp để ba lô có được một khoảng nhỏ, đủ chứa vài ba cuốn sách, do vợ tôi, bấy giờ còn là “người yêu” gửi ra hậu cứ. Đó là bốn tác phẩm của Y Uyên, Dương Nghiễm Mậu, Hoàng Ngọc Tuấn, và Ngô Thế Vinh. Ba tác giả đầu tôi đọc say mê, đến Vòng Đai Xanh thì khựng lại. Ở tuổi ngoài hai mươi, tâm hồn còn sũng ướt mộng mơ, tất nhiên loại sách nhiều trăn trở như Vòng Đai Xanh không phải là món ăn tinh thần tôi ưa thích.

 

Mãi đến khi giải ngũ, rồi không lâu sau miền Nam cáo chung, tuổi đời chồng chất, thê nhi, cơm áo lao đao, mộng mơ dần rơi rụng, cuộc đời buộc tôi đối diện với một thực tế quá nhiều thô nhám. Tôi tìm đọc lại những tác giả một thời bị tôi quên lãng. Trong số này tất nhiên có Ngô Thế Vinh. Vòng Đai Xanh không khô khốc như tôi tưởng. Gấp cuốn sách lại, thân phận bọt bèo của những đồng bào dân tộc Tây Nguyên vẫn lảng vảng trong tư duy tôi với nỗi ngậm ngùi.

 

 Tôi nhìn văn chương Ngô Thế Vinh qua một góc nhìn mới.

 

 Sau này được may mắn quen ông, đọc thêm những tác phẩm khác:Mây Bão, Mặt Trận ở Sài Gòn… Và gần đây nhất Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, tôi càng nhận ra ở người viết này một nhân cách đặc biệt. Đó là tấm lòng và sự cẩn trọng, tận tuỵ, thuỷ chung của Ngô Thế Vinh với mọi công việc. Từ y khoa đến báo chí, từ văn chương tới giao tình bằng hữu.

 

Đơn cử, để làm nên tác phẩm Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng, ngoài một núi sách báo, tài liệu phải đọc, Ngô thế Vinh cũng đã dành nhiều ngày, một mình rong ruổi qua nhiều quốc gia, từ hạ nguồn tới thượng nguồn Mekong để tìm hiểu, ghi nhận bằng hình ảnh và ghi chép, tìm hiểu tại sao dòng sông “nghẽn mạch”. Và tác hại của sự nghẽn mạch này đã, đang và sẽ ảnh hưởng thế nào cho các nước có chung dòng chảy, nhất là Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam ?

 

 Tôi sẽ không nói tới nội dung những tác phẩm của Ngô Thế Vinh. Nhiều người đã nói. Và, tự thân những tác phẩm ấy cũng đã nói, rất cuốn hút, thuyết phục, và tài hoa. Cho nên với tôi, một điều duy nhất vẫn tồn tại trong tâm trí, mỗi khi nghĩ về Ngô Thế Vinh. Đó là ông ta, một nhà văn, một đại biểu hiếm hoi, cho giới cầm bút có trách nhiệm, với từng con chữ.

 

 Văn chương Ngô Thế Vinh không phải để mua vui cũng được một vài trống canh.

 

 

KHÁNH TRƯỜNG

Little Saigon, 07/ 07/ 2014

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
09 Tháng Giêng 202511:36 SA(Xem: 5125)
Tháng 5 năm 1990, chúng tôi sang Quận Cam, nhà văn Mai Thảo dẫn đến thăm và giới thiệu với một họa sĩ, mà chúng tôi chưa quen: Khánh Trường. Mai Thảo cho biết Khánh Trường dự định ra một tập san văn học, đăng những tác phẩm ở trong và ngoài nước, và cần được giúp đỡ. Đó chính là Mai Thảo: ông ghét cộng sản, vì cái chết của Vũ Hoàng Chương và bản thân ông bị truy lùng trong gần hai năm, trước khi vượt biển, thoát. Ông không đọc tác phẩm trong nước, nhưng «đứa nào» làm chuyện hòa giải, giao lưu, ông ủng hộ; «đứa nào» bị đánh, ông tận tình bênh vực và giúp đỡ. Ở Mai Thảo là hai chữ Tự do đúng nghiã mà nhiều người Việt không hiểu, dù họ sang Mỹ để tìm «tự do». Bên cạnh Mai Thảo, Nhật Tiến cũng công khai ủng hộ Khánh Trường. Lập trường giao lưu của Nhật Tiến ai cũng rõ. Đó là hai nhà văn đàn anh, đứng đằng sau Hợp Lưu, trụ đỡ Khánh Trường trong những ngày sóng gió. Phía chống Hợp Lưu, cũng không thiếu những cây đa cây đề. Mai Thảo sang Paris cùng với Khánh Trường, để ra mắt Hợp Lưu số 1.
07 Tháng Giêng 202510:28 CH(Xem: 4618)
Anh với tình quên cả rừng thơ / Dỗ trái tim trở chứng dại khờ / Tập ảnh cũ nụ cười ở lại / Con đường về xốc nổi lời ca
07 Tháng Giêng 20259:23 CH(Xem: 4579)
đưa em qua ngõ phù vân / kịp mùa xuân chạm đến gần nở hoa / anh đi mang nặng tính nhà / gởi theo hương tóc phồn hoa giữa trời /
07 Tháng Giêng 20259:15 CH(Xem: 5661)
không hẳn là nhớ, không hẳn thương / chỉ một chút vấn vương / những mảnh rời rạc của giấc mơ rất ngắn / không phải Hồ Gươm hay cầu Thê Húc / nhưng là con đường dốc đưa lên đỉnh Phượng Hoàng / mây trắng và cơm lam / tiếng cười cao và trăng hoa đáy mắt /
07 Tháng Giêng 20258:42 CH(Xem: 3836)
Nắng ươm cánh mai vàng lên mùa tươi mới / những cánh én mang tới niềm vui mùa Xuân / vườn xanh muôn hoa đơm mật ngọt / mê mẩn bướm, ong lơi lả hương ngần /
06 Tháng Giêng 202510:10 CH(Xem: 6212)
Mười lăm năm trước, vào cuối mùa thu, tôi có chuyến đi đến sa mạc Sahara ở Maroc. Tôi đã mang trong mình "cảm giác sa mạc" trước và trong khi viết tập thơ SA MAC (1975). Sau khi lấy bằng Tiến Sĩ Kỹ Sư Dr.-Ing. tại Viện Đại học Kỹ Thuật Stuttgart, tôi đã có một chuyến đi dài ngày xuyên nước Mỹ vào năm 1977 để xem liệu mình có thể định cư, làm việc và sinh sống ở đó hay không. Trong suốt hành trình dài xuyên Bắc Mỹ, cảm giác về cuộc sống sa mạc dần dần mạnh mẽ hơn trong tôi.Tôi trở về Đức, nơi tôi sống và học tập từ năm 1967. Tôi sống từ đó cho đến ngày nay (2025). Tôi bắt đầu làm quen với triết học và âm nhạc Đức từ rất sớm, khi mới 16-17 tuổi. Trên thực tế, Heidegger và Bach là lý do khiến tôi học ở Đức chứ không phải ở Pháp, Anh hay Mỹ...
06 Tháng Giêng 20252:41 SA(Xem: 5759)
Nhớ anh đi lạc trong Thung Mây / Làm sao ra thoát khỏi anh đây / Sương mù dày đặc trong tâm thức / Rượu cần không uống mà em say
03 Tháng Giêng 20256:27 CH(Xem: 4191)
Yosano Akiko (1878-1942) là nhà thơ, nhà cải cách xã hội và nhà nữ quyền tiên phong Nhật Bản. Bà được ngưỡng mộ như là nữ thi sĩ lớn nhất nhưng gây tranh cãi nhất của Nhật Bản thời hiện đại. Bà đóng góp một phần lớn trong việc cải cách thể thơ tanka phổ biến với lịch sử trên 12 thế kỷ thành một thể thơ hiện đại. Những bài thơ dưới đây là từ tuyển tập thơ “Tóc Rối” (Midaregami) qua bản dịch tiếng Anh của Roger Pulvers. Đây là tập thơ đầu tiên và cũng nổi tiếng nhất của bà được xuất bản năm 1901 khi bà mới 23 tuổi và nó gây một chấn động văn hóa lớn.
03 Tháng Giêng 20253:32 CH(Xem: 5409)
Hoang vu rất mực áo dài / Lên núi ngồi thở tóc mai bệt hồng / Nàng chưa từng thấy sương không / Hồn tôi mộ địa đã thông suốt trời / Chuông đồng lệch tiếng kinh rơi /
03 Tháng Giêng 20252:30 CH(Xem: 5852)
Tôi bị ám ảnh triền miên bởi những hình tượng ốm đau, kiệt quệ. Những lặng lờ thấp thỏm, sợ hãi đợi chờ cho một ngày cuối cùng, chấm hết… Nên đã rất ít khi tôi còn dám thăm hỏi ai thêm về chuyện thở ít, thở nhiều hay đã gần ngưng thở. Anh Khánh Trường mỗi khi tôi nhớ đến, phải là hình ảnh của một giang hồ. Một tay chơi luôn cười cợt, ngạo nghễ với đời, để nếu cần, đang ngồi café cứ quăng đại chiếc ghế lên trời cho hả cơn giận dữ. Dễ thương và may mắn nhất là anh có được những tiếng cười xòa thông cảm, những tiếng cười phá chấp từ bè bạn.