- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Võ Việt Dũng Cuối Đời Rồi Em Có Theo Không"

21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35434)

huynhlenhattan-vatnang--content
 Vạt nắng - ảnh Huỳnh Lê Nhật Tấn


LTS: Những bài thơ của nhà thơ Võ Việt Dũng trích từ tập "Cuối Đời Rồi Em Có Theo Không" (in chung với tác giả khác) tại Pháp cuối thập niên 80.
TCHL


Tâm sự cùng Nguyễn Du

" Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như "

Nói gì ba trăm năm
Ngàn năm không tiếng khóc
Ngày mai lẫn ngày xưa
Thiên thu bạc màu tóc
Xưa thương ai huyệt lạnh
Người bỏ lên núi cao
Đọc thơ vào cô quạnh
Giờ đây còn âm hao
Ta mấy năm trôi nổi
Quê người chắc trắng xương
Ba trăm năm tri kỷ
Gặp nhau khúc đoạn trường
Ta một đời hiu quạnh
Gởi hồn lên núi cao
Hét to vào xa vắng
Nước mắt rơi phương nào ?


Nỗi lòng Từ Hải

Phút giây ta bỏ quên đời
Ta cười
Cho đẹp môi người dấu yêu
Hiểu chi em hỡi !
Thuý Kiều
Mặt trời đã lạnh bóng chiều hoang sơ
Mất em
tan nát cơ đồ !
Tiếc chi giấc mộng giang hồ bấy lâu
Thương ai giòng lệ em sầu
Hồn này nhớ mãi một màu mắt em



Lúc Kim Trọng trở về

Khi về đã lạnh vườn xưa
Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi
Giờ em heo hút phương trời
Biết chăng đây có một người nhớ thương
Lòng còn nói chuyện yêu đương
Hoa đào xưa đó đâu Vương Thuý Kiều
Lá rơi ngỡ bước người yêu
Nhìn ra chỉ thấy quạnh hiu một vùng


Giòng thời gian

Có những giòng sông tên lãng quên
Giòng sông chuyên chở những ưu phiền
Tóc em xưa vốn nhiều mê hoặc
Là một giòng sông đã ngủ yên

 Ta với đêm trường

Ta với đêm trường nhìn nhau mãi
Bóng tối dài như một ngày mai
Thinh không ngã trên ta đứng thẳng
Đã làm đau suốt cả hình hài

Bốn phương bao la một hồn quạnh quẽ
Nghe đời mình chới với trên cao
Đèn nhà ai xa kia chợt sáng
Lòng thắp lên ngọn nến ước ao...

Đôi mắt nhìn sâu ngày đi đến
Ta còn đây bát ngát niềm thương
Ai mơ màng đêm dài lắm mộng
Ta còn đây đối diện đêm trường...

VÕ VIỆT DŨNG

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85923)
Đ ổi mới, không thể viết như cũ, họ biết thế. Nhưng bắt đầu từ đâu? Họ chưa cơ hội nhận được thông tin đa chiều hay tiếp nhận nền thơ ca thế giới với bao nhiêu trào lưu như thứ cửa hàng bách hóa tổng hợp để tha hồ chọn lựa, như thế hệ thơ hậu đổi mới. Mở cửa, họ đối mặt với khoảng trắng mênh mông của sáng tạo, của ý thức và trách nhiệm của nghệ sĩ tự do. Họ cần làm mới, thức nhận rằng mình phải khác. Phải gánh lấy trách nhiệm định phận thi sĩ của thế hệ, của thời đại.
10 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 98370)
M ón trà sữa trân châu rất thịnh hành trong giới trẻ ở Việt Nam, nhưng được biết là món trân châu nhập cảng từ Trung Cộng có pha chất nhựa rất nguy hiểm...
09 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 85301)
N goại trưởng Mỹ nêu đích danh một số nước nặng tay nhất với việc sử dụng Internet như Saudi Arabia, Việt Nam, Sudan và Trung Cộng. Saudi Arabia, một đồng minh thân cận của Mỹ nhưng lại chống đối Hoa Kỳ đẩy mạnh việc cải thiện Dân Chủ trong thế giới Ả Rập.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 72136)
N gười mù, người câm, người điếc, ai cũng thấy hiện trạng xã hội Việt Nam đương đại đang xoay thế nào. Một xã hội bất bình đẳng kinh khủng với ngàn tệ nạn lớn-nhỏ, trẻ-già, sang-hèn. [...] Nhưng chúng ta đã nhìn thấy gì, đã viết được dòng nào từ nguyên liệu khổng lồ ấy? Hay rời rạc dăm câu thơ không rõ nghĩa, vài ba truyện ngăn ngắn kháy khía tủn mủn [...] ngồi nhìn bầu trời xám xịt ô nhiễm, gác chân cho những đứa trẻ tội nghiệp lau giầy, rên ư ử trong nhà hàng bia ôm máy lạnh mà làm thơ móc máy lẫn nhau.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 67593)
C hristine Falkenland, sinh năm 1967, đang là hiện tượng và hy vọng của văn chương Thụy Điển hiện nay. Cô viết tiểu thuyết và làm thơ. Những tác phẩm đã được dịch qua tiếng Pháp: Bóng Tôi (Mon ombre), Cơn Khát Của Hồn (La soif de l’âme), Búa Đe (Le marteau et l’enclume). Bút pháp tiêu biểu Bắc Âu. Văn phong đơn giản, cô đặc nhưng lại cực kỳ day rứt. Nội dung thường hướng về những đau đớn và khúc mắc ái, dục. Búa Đe là cuốn tiểu thuyết đầu tiên của Christine Falkenland được dịch ra tiếng Pháp, do nhà Actes Sud xuất bản tháng Sáu năm 1998.
08 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 80920)
T hơ Việt đi về đâu? Đây là câu hỏi mà tập thể các nhà thơ và giới làm văn hoá-giáo dục VN phải trả lời, với sự đóng góp của ý thức và bản lĩnh từ mỗi cá nhân. Những trang dông dài trên đây chỉ muốn phác họa quang cảnh và vài xu thế chính mà các nhà văn nhà thơ VN đang chứng kiến và đối diện: Sự hình thành nền cộng hòa văn chương VN trong bối cảnh toàn cầu hóa một chiều, cộng thêm bóng đen của toàn trị-mafia và vòng kim cô tự kiểm duyệt trên đầu. May mắn được làm một người quan sát từ ngoài nước [...] Chỉ xin đóng góp ở đây vài ý kiến nghề nghiệp.
07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 79044)
Q ua chiến tranh, Việt Nam đã chịu biết bao đau thương tan nát. Bằng những hình ảnh và những trang viết, Hợp Lưu 113 sẽ đưa chúng ta một lần nữa... lội qua chiến tranh. Nhìn lại, không phải để đào sâu thêm sự thù hận bởi biên giới chính trị, mà để suy nghiệm về cuộc chiến Việt Nam như những “trận hậu chấn” dần dần tan vào lịch sử...
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 111672)
K hông còn gọi là vũ khí, một khẩu colt giữa điệp trùng AK chỉ còn để yên tâm biết trong tay có bạn giữa mịt mùng núi rừng không tìm ra lối đi
04 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 77676)
... D ạo ấy tôi là người yêu của lính. Ban đầu là thiếu úy thông dịch viên chiến trường, xong tụt xuống chuẩn úy Quân Trường Thủ Đức, rồi leo lên trung úy Quân Y, chặp sau đại úy Hải Quân, cuối cùng trở lại hàm thiếu úy binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. [...] Mấy tay này, tiếc thay, chết như sung rụng. Tôi ôm nỗi buồn góa phụ cô đơn rên rỉ nhạc Trịnh anh nằm xuống sau một lần đã đến đây ...
02 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 110496)
l úc chúng mình cùng ưu tư chung một đoạn cuối tiếng ve rền nuối tiếc em lẩm cẩm hỏi về điều kỳ diệu của mùa xuân tôi vội nén lại một mùa xuân thất sủng...