LTS: Những bài thơ của nhà thơ Võ Việt Dũng trích từ tập "Cuối Đời Rồi Em Có Theo Không" (in chung với tác giả khác) tại Pháp cuối thập niên 80. TCHL Tâm sự cùng Nguyễn Du
" Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như "
Nói gì ba trăm năm Ngàn năm không tiếng khóc Ngày mai lẫn ngày xưa Thiên thu bạc màu tóc Xưa thương ai huyệt lạnh Người bỏ lên núi cao Đọc thơ vào cô quạnh Giờ đây còn âm hao Ta mấy năm trôi nổi Quê người chắc trắng xương Ba trăm năm tri kỷ Gặp nhau khúc đoạn trường Ta một đời hiu quạnh Gởi hồn lên núi cao Hét to vào xa vắng Nước mắt rơi phương nào ?
Nỗi lòng Từ Hải
Phút giây ta bỏ quên đời Ta cười Cho đẹp môi người dấu yêu Hiểu chi em hỡi ! Thuý Kiều Mặt trời đã lạnh bóng chiều hoang sơ Mất em tan nát cơ đồ ! Tiếc chi giấc mộng giang hồ bấy lâu Thương ai giòng lệ em sầu Hồn này nhớ mãi một màu mắt em
Lúc Kim Trọng trở về
Khi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương Lòng còn nói chuyện yêu đương Hoa đào xưa đó đâu Vương Thuý Kiều Lá rơi ngỡ bước người yêu Nhìn ra chỉ thấy quạnh hiu một vùng
Giòng thời gian
Có những giòng sông tên lãng quên Giòng sông chuyên chở những ưu phiền Tóc em xưa vốn nhiều mê hoặc Là một giòng sông đã ngủ yên
Ta với đêm trường
Ta với đêm trường nhìn nhau mãi Bóng tối dài như một ngày mai Thinh không ngã trên ta đứng thẳng Đã làm đau suốt cả hình hài
Bốn phương bao la một hồn quạnh quẽ Nghe đời mình chới với trên cao Đèn nhà ai xa kia chợt sáng Lòng thắp lên ngọn nến ước ao...
Đôi mắt nhìn sâu ngày đi đến Ta còn đây bát ngát niềm thương Ai mơ màng đêm dài lắm mộng Ta còn đây đối diện đêm trường...
Nhìn vào Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại (CĐVNHN), tình trạng còn tệ hại hơn. Không giết nhau bằng súng đạn nhưng những chữ nghĩa độc hại, những nhận thức hời hợt về nhân văn hay khoa học, những tấn công không dựa trên sự thật, những tin tức bị cắt xén ráp nối, những hình ảnh được photoshop với ác ý, cùng những biểu lộ không nhằm thuyết phục bằng logic hay thiện ý mà chỉ nhằm thể hiện sự ngạo mạn và xem thường khả năng phán đoán của người khác, khiến cộng đồng như đang lao vào một cuộc nội chiến. Không khác gì cuộc nội chiến trên quê hương hơn 45 năm trước, nhưng trong một phạm vi nhỏ hơn.
Giai đoạn ngắn ngủi từ ngày 9-10/3/1945, khi Nhật chấm dứt chính quyền Bảo hộ Pháp tại Đông Dương bằng chiến dịch Meigo, tới ngày 21/8/1945, khi guồng máy quân sự Nhật bị sụp đổ là một trong những thời kỳ quan trọng trong lịch sử cận đại. Trong giai đoạn này, hai chính phủ “độc lập” ra đời, chấm dứt hơn tám mươi năm Pháp xâm chiếm, và kích động một cuộc cách mạng xã hội mà đặc điểm là hiện tượng Việt-Nam-Hóa [Vietnamization] tất cả các cấu trúc xã hội. (1)
Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng.” Dưới thời Pháp thuộc (1859-1945, 1949-1955), rồi Cộng Hòa Nam Kỳ Quốc (1/6/1946-15/5/1948), Quốc Gia Việt Nam (1/7/1949-26/10/1955), và Việt Nam Cộng Hòa (26/10/1955-30/4/1975), người ta lấy tên Petrus Key (Ký) đặt cho trường trung học công lập [lycée] lớn nhất ở Sài Gòn, đúc tượng để ghi công lao, v.. v... danh nhân này. Với chương trình giáo dục tổng quát nhiều hạn chế (nhắm mục đích ngu dân [obscuranticisme] và ràng buộc trâu ngựa [cơ mi]),[1] được đặt tên cho trường công lập lớn nhất miền Nam là vinh dự không nhỏ; vì nơi đây chỉ có con ông cháu cha cùng những học sinh xuất sắc được thu nhận, qua các kỳ thi tuyển khó khăn.
Tôi đọc Vòng Đai Xanh với nhiều quan tâm. Cuốn sách đã gợi lại ký ức về Cao nguyên vào những năm 1960s và cả những biến cố liên quan tới Phật giáo và sinh viên cũng trong giai đoạn bất an đó. Rõ ràng là tác giả Ngô Thế Vinh đã hiểu biết rất rõ về các sắc dân Thượng cùng với những nguyện vọng của họ giữa và sau cuộc chiến tranh.
Như những cô học trò nhỏ, áo trắng điệu đà tha thướt. Tôi còn có thêm giọng nói êm êm, thanh thoát và dịu dàng. Chúng tôi, những cô thiếu nữ đẹp như trăng, sáng rỡ và líu lo những khi tới lớp, những lúc tan trường… / Thày đứng lớp Kim Văn, hai lần một tuần. Chúng tôi chờ giờ của Thày, như đợi chờ để được nghe những vần thơ trác tuyệt và để học trong cuốn sách đặc sắc, mỏng, nhưng tràn đầy những nét tinh hoa... / Thày không giáo điều, không nhất định cứ giảng dạy đúng theo chương trình của Bộ Giáo Dục đưa ra. Những thứ mà với chúng tôi đã gần như nhàm chán. Ngoại trừ có lần Thày giảng và bàn rất vui, rất dí dỏm về Tây Môn Khánh và Phan Kim Liên trong Kim Bình Mai…
là chốn cuối cùng sau mọi sự hủy hoại /
của một lần, một thời tín ngưỡng /
tình yêu, con đường, ánh sáng, bản nhạc /
cả bóng tối cũng không buồn nấn ná
Mùa gió! gió nhiều hơn bình thường, thậm chí nếu nàng không đứng vững, gió có thể làm nàng ngã, giờ thì một cơn gió cũng có thể làm nàng ngã… / Buổi sáng! Nàng nghe thấy tiếng gió tạt vào khung cửa, thi thoảng có tiếng rít của lá cây rừng, tuyệt nhiên không có một tiếng chim, nàng nghĩ “giá mà có một tiếng chim, nàng sẽ đáp lời nó”. Cuối cùng thì không có tiếng chim nào ngoài tiếng rít của gió… nàng co hai chân sát tận ngực, chắc giờ này anh đang bắt đầu chuyến hành trình của mình!
Bỏ lại sau mình hơn hai chục năm trôi /
Bỏ lại dở dang lá đơn ly hôn chưa kịp ký /
Bỏ lại những chiều lang thang không người tri kỷ /
Bỏ lại hoàng hôn nhuộm đỏ mặt người
Tôi yêu cây Khế, yêu từ thuở ấu thời cho đến bây giờ vẫn mãi còn yêu. Chiều hôm qua ngang qua nhà xưa của ba mẹ ở đường Phan bội Châu trời bỗng đổ mưa to; tôi đứng đụt mưa trước hiên nhà cũ, lòng chợt chùng xuống nhớ nhung kỷ niệm của một thời xa xôi và tôi nhớ cây Khế. Đó là kỷ niệm của tôi.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.