LTS: Những bài thơ của nhà thơ Võ Việt Dũng trích từ tập "Cuối Đời Rồi Em Có Theo Không" (in chung với tác giả khác) tại Pháp cuối thập niên 80. TCHL Tâm sự cùng Nguyễn Du
" Bất tri tam bách dư niên hậu Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như "
Nói gì ba trăm năm Ngàn năm không tiếng khóc Ngày mai lẫn ngày xưa Thiên thu bạc màu tóc Xưa thương ai huyệt lạnh Người bỏ lên núi cao Đọc thơ vào cô quạnh Giờ đây còn âm hao Ta mấy năm trôi nổi Quê người chắc trắng xương Ba trăm năm tri kỷ Gặp nhau khúc đoạn trường Ta một đời hiu quạnh Gởi hồn lên núi cao Hét to vào xa vắng Nước mắt rơi phương nào ?
Nỗi lòng Từ Hải
Phút giây ta bỏ quên đời Ta cười Cho đẹp môi người dấu yêu Hiểu chi em hỡi ! Thuý Kiều Mặt trời đã lạnh bóng chiều hoang sơ Mất em tan nát cơ đồ ! Tiếc chi giấc mộng giang hồ bấy lâu Thương ai giòng lệ em sầu Hồn này nhớ mãi một màu mắt em
Lúc Kim Trọng trở về
Khi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương Lòng còn nói chuyện yêu đương Hoa đào xưa đó đâu Vương Thuý Kiều Lá rơi ngỡ bước người yêu Nhìn ra chỉ thấy quạnh hiu một vùng
Giòng thời gian
Có những giòng sông tên lãng quên Giòng sông chuyên chở những ưu phiền Tóc em xưa vốn nhiều mê hoặc Là một giòng sông đã ngủ yên
Ta với đêm trường
Ta với đêm trường nhìn nhau mãi Bóng tối dài như một ngày mai Thinh không ngã trên ta đứng thẳng Đã làm đau suốt cả hình hài
Bốn phương bao la một hồn quạnh quẽ Nghe đời mình chới với trên cao Đèn nhà ai xa kia chợt sáng Lòng thắp lên ngọn nến ước ao...
Đôi mắt nhìn sâu ngày đi đến Ta còn đây bát ngát niềm thương Ai mơ màng đêm dài lắm mộng Ta còn đây đối diện đêm trường...
Trong cái thời buổi “Mạt” đủ thứ này, biết bao hiện tượng được gọi là “văn hóa” giống như “Huyền thoại” liên tục nảy nở, khiến thiên hạ khóc dở mếu dở, cười trong chua chát, thậm chí lo âu và hoảng sợ đến thót tim…
trên xứ sở của dối trá /
công lý đội chiếc mũ tàng hình /
quan tòa làm xiếc /
đi dây trên núi tiền loảng xoảng /
và thay vì tiếng vỗ tay /
ngày cũng như đêm /
là tiếng khóc của dân lành /
áo in hai chữ oan khiên /
Ông Đình ngồi bên lan can tầng một, với be rượu đế Gò Đen, một đĩa đậu phộng. Dưới chân là con đường Đào Duy Anh, quận Phú Nhuận, có hàng cây sao thấp thoáng mấy con sóc nhí nhảnh chuyền cành, thỉnh thoảng xòe đuôi dài đú đởn với nhau. Chúng không quan tâm đến xe cộ như dòng thác lũ cuồn cuộn chảy. Thói quen uống rượu một mình với đậu phộng rang, có từ hồi tham gia kháng chiến chống Pháp trên đất Bắc. Quê ông, một tỉnh cực Nam Trung bộ, nắng gió nên ít người nhâm nhi ly rượu với lạc rang như ở Thủ đô. Năm nay ông đã 82 tuổi, có năm mươi năm làm nghề, ông đã tham gia khai quật hàng trăm ngôi mộ cổ. Về hưu đã lâu, nhưng nhờ vốn kiến thức, ông vẫn được mời tham gia vào những đợt khảo cổ. Ông thông thạo chữ Pháp, chữ Hán, ngôn ngữ rất cần cho việc khám phá thư tịch cổ.
Ngày X, tôi tỉnh dậy trên giường, bác sỹ, y tá và cả hộ lý nhìn tôi, cái nhìn từ trên xuống, còn tôi thấy họ chụm đầu, vài đôi mắt kính của họ lấp loáng những tia sáng, những ngọn đèn trên trần cũng hắt xuống một thứ ánh sáng dịu.
Tôi hiểu nỗi thất vọng, sự đau lòng của em sau đợt thi năng khiếu chuyên ngành đạo diễn vừa rồi; và mọi lời an ủi lúc này là vô nghĩa. Tôi chỉ có đôi dòng tâm sự may ra có thể giúp em bình thản lại, dù lúc này có thể một số người thân gia đình em đang bĩu môi: “Ai bảo cứ khích nó đi vào cái nghề "chân không tới đất cật không tới trời", mơ mộng viển vông! Kỹ sư, bác sĩ còn chẳng ăn ai, nữa là cái nghề “đào giếng” (nhại vui cách nói của người miền Trung Trung Bộ)…
tôi sẽ xa thủy chiều nay trên xa lộ 10 /
vào khoảng 2 giờ rưỡi tôi lái xe thật nhanh /
hơn 90 miles một giờ /
đuổi theo mái tóc đường dài /
của ba mươi năm trước /
Sau gần mười năm “gió bụi”, Nguyễn Du mới trở về quê hương, với sông Lam, núi Hồng. Hai anh em đều ngỡ ngàng vì làng Tiên Điền trở nên tiêu điều xơ xác. Những ngôi nhà xinh xắn, những vườn cây sum suê trái ngọt đã bị đốt phá, ngổn ngang nền nhà gạch đá nham nhở, những cây cổ thụ trơ gốc cháy xém. Đó là quang cảnh sau cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Quýnh- anh cùng cha khác mẹ của Nguyễn Du năm Tân Hợi 1791.
Người ta nói con trai thương má, còn con gái thì thương ba nhưng tôi là con gái tôi lại thương má tôi lắm, thương tự khi tôi còn nhỏ.
Má tôi là một người phụ nữ đẹp và thật nhiều cá tính rất sống động.
Nghe Má kể ngày xưa bà Ngoại thuộc loại tân tiến nên Ngoại cho Dì Hai, cho Cậu và cho Má được đi học chứ không câu nệ là con gái con trai gì cả. Hồi đó Má tôi học giỏi lắm nhưng Dì mất sớm rồi Ngoại cũng đột ngột mất, Má ở với bà Cố nên không có điều kiện đi học nữa cho đến lúc lấy chồng.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.