- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

ẨN DỤ THÁNG TƯ

16 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 30566)

phannguyen-thang_4-content 

  Tranh Phan Nguyên


ẨN DỤ THÁNG TƯ

 

anh đã đi qua những giọng người trùng trùng.cơn mưa cũ kỹ, bài thánh ca mang hình chuông,bóng ngày trượt ngã. anh đã ngồi giải đi giải lại những bất phương trình của sự vô nghĩa, nhưng bất trắc của cuộc sống nào có báo trước điều gì.

 

sáng nay những đám mây nhận được điều lệnh từ sự thay đổi thời tiết, những oi nồng mùa hè.cơn viêm xoang như trúng số độc đắc hành hạ cái đầu bằng cơn đau mọc rễ trong âm u phỏng sinh cho một sự tự do mới.anh đang nghĩ về một điều gì đấy của cơ hội.em đang nhận lấy một cơ hội hay chỉ là một chiến binh lạc lối giữa cuộc diện này

 

khi đức tin màu đỏ đã trở nên thẫm đen như miếng tiết khô.màu hoa loa kèn không còn buồn như năm ngoái, người nữ tù trở nên cô đơn trong phế tích hình hài lưu cữu.em có thể chặn được bước đi của thời gian bằng một nhát thánh kiếm ân sủng chỉ là một sự dối trá và bất công bằng

 

khi sự bình an chỉ là những nốt ngộ độc làm bội thực một buổi sáng bằng tiếng chim non hót trong lá xanh trong gió say trong những vần thơ nhẹ bẫng của em.những tiếng chim đã hót từ một triệu năm không bao giờ mất mặt.(*)đừng mở miệng trong sự băng hoại của ngôn từ khi sự thật đã chết trong những huyền ngôn như con muỗi để lại vệt máu cuối cùng.

 

bài thơ anh viết lấm lem mạng nhện và xác muỗi.hơi thở cũ của ngày hôm qua nấp sau chiếc khung lộng kiếng trên tường.những mộng mơ không thật thà chưa bao giờ thật thà.anh vẽ tình yêu vào song trắng.nghe mưa cuộn sóng phai đêm.nơi cơn gió ủ rũ mang lửa mặt trời.mộng mơ gãy cánh.những chiếc lá úp mặt khóc thầm thì để những con chữ tật nguyền mang dối trá bay lên

 

 

(*) "những tiếng chim đã hót từ một triệu năm không bao giờ mất mặt"( Phạm Công Thiện)

 

 

Phương Uy

 

 

VƯỢT QUA THÁNG TƯ

 


H đã rời bỏ nơi chốn chúng tôi cùng rong chơi

“ nơi đó sặc mùi lừa bịp – H nói

những cái thớt và những đứa liếm thớt

H không chịu được mùi không phải của người”

 

rồi H đi

tôi đã nhìn thấy H ở một nơi rong chơi khác

tôi nhìn thấy chiếc lưng của H

H đang bước lên những bậc thang lạnh ẩm

 

trên đó những nỗi đau đang mọc nấm

sau cánh cửa đóng im lìm

tôi không vào được

tôi vẫn đọc thấy những lời H nói

 

khuôn mặt H hòa lẫn vào trong khói xe

nơi H đứng, tiếng hát biến mất vào trong cây táo gai

sự im lặng rụng la liệt trên các ngón tay

sự im lặng của những cụm hoa những đám mây mà H nói rằng im lặng ấy là tạm bợ

 

H chờ đợi những tiếng hoan hô trong sự xáo động của bầu trời

H ra đi

chiếc giày không biết nói về nơi bàn chân đã đi qua

mây cuộn trắng bậc thang

 

lạnh một ngày trời bão

mù và không mây

những câu nói của H mang màu xám

lũng đoạn một kí ức được cố tình xóa trắng

 

trong cơn mất ngủ của tán cây đang vật vã trong gió

H thổi các chiếc bong bóng chữ vào khoảng không gian tôi

đóa huệ tây rũ buồn tứa máu đỏ ối

H đang nhúng mình trong sự vượt qua

 

những bậc thang vẫn nối dài nơi chốn lạnh ẩm ấy

H vẫn độc thoại về cái chết của con chìa vôi,

chiếc rễ cây ngộ độc và khóe mắt trừng rách

ngày càng xa

 

nỗi cô đơn dày theo từng nấc thang

trong vùng im lặng ấy

tôi thấy bóng H cúi đầu giữa màu đỏ diệp lục

mê sảng một tháng Tư không hề sám hối.

 

 

Phương Uy

 

 

BƯỚC NGÀY QUA

 

ngày trôi mòn vẹt

âm điệu cũ

đường link cũ

kí tự nhập sai

 

không tin nhắn phản hồi

cơn khó thở

vỡ dần trong khoảng tối

câu thơ bệnh tật chập chùng rơi

 

ngày cột mặt trời không im lặng

những câu thơ giờ không còn hướng lối

lần mò từng bước chập chững

những câu thơ bị bịt mắt

 

thảng hoặc câu nói mớ

giữa giấc ngày ảo dụ một niềm tin

ngày lên cơn động kinh gió

hài cốt thời gian mục rữa

 

câu thơ bặt câm bẩm sinh tự thuở chào đời

tôi ngồi rù quến tiếng nói

từng phiến thanh âm cũ nát

dửng dưng một sự chối từ

 

những con chữ khỏa thân

vẽ chân dung một ngày vắng mặt

mông má vú vê tiền kiếp

tràn ngập màn hình ba bảy độ âm

 

trên đốm da ngày bạch tạng

đám sao vàng già nua

chờ ngày tự tận

đã qua đời…

 

Phương Uy

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 119849)
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...
28 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 92020)
N hạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 3 nhật tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 78097)
M ỗi lần trước khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói: trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm, chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành nội.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 90680)
G he chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm lá che mui nhìn vào.
26 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81573)
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 75174)
Ở mức độ cao hơn một tiểu thuyết khiêu dâm, Florence Dugas dẫn người đọc tiến dần đến chỗ thưà nhận nỗi đau và sự chối từ hiện hưũ, mà nguyên nhân bắt nguồn từ một tuổi thơ bất hạnh. Viết thẳng tay bằng một văn phong sống sượng - nhưng không trơ trẽn - Florence Dugas, với tự truyện Thống Muội , đã bóc trần mọi tình huống, gây xót xa, băn khoăn, trăn trở nơi người đọc. Là giáo sư kịch nghệ của hàn lâm viện kịch nghệ tại Pháp, cô cho xuất bản Thống Muội năm 1996, lúc 28 tuổi.
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 77476)
C uộc phỏng vấn Cổ Ngư, Thận Nhiên, và Đỗ Lê Anh Đào với những tiêu đề: "Trở về cùng nhịp thở đất nước; Thơ, con đường ngắn nhất ; Việt Nam, không chỉ là một cuộc chiến" đã được Hợp Lưu thực hiện...
25 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 81771)
"Tôi mang đất nước tôi trong tim như một chàng trai mang chiếc bào thai đôi. Đó là sự nối kết dị thường. Nối kết với quê hương tôi và vì vậy bào thai đôi này phải được che đậy, bóp nghẹt, công nhận và cũng đồng thời bị từ chối. Thế là ta mang nó như mang một đứa trẻ đã chết. Sự nối kết dị thường buộc tôi phải có mối quan hệ với một đất nước khác.
24 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 87521)
N gay sau khi tỉnh dậy, Aisawa đã đi tìm bố mẹ và những người thân của mình. Mỗi ngày cậu bé đều để lại lời nhắn trên giấy: “Con sẽ đến vào 11h ngày mai, xin hãy đợi con. Con sẽ đến vào ngày mai”. Những dòng chữ nhắn nhủ của cậu bé này đã khiến cho bất kỳ ai dù là cứng rắn nhất cũng phải rơi lệ.
23 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 84117)
B ắt chước nhà văn Song Thao, tôi dùng vỏn vẹn chỉ một chữ, làm tựa đề cho cuộc trao đồi này. Nhà văn Song Thao cư ngụ cùng thành phố với tôi, mặc dầu chẳng “cách hai đoạn đường dài”, mặc dù không “cách nhau một dậu mồng tơi”… nhưng gạt bỏ vấn đề địa hình nhiêu khê nọ, chúng tôi luôn gần kề trong gang tấc, bởi giản dị, chúng tôi cùng táy máy “vọc chữ” dưới ngôi nhà chung: Văn chương. Lần chuyện trò này, hình thành do hai điều: Thứ nhất, những người bạn phương xa của tôi vẫn thường dọ hỏi: Song Thao là ai? Thứ hai, cách đây mấy hôm, nhà văn chung “phường khóm” với tôi đã vừa in xong cuốn Phiếm số 9. Để câu chuyện đi gần với tinh thần “vui thôi mà” của cố thi sĩ Bùi Giáng, tôi tránh hỏi tới những vấn đề nặng nề, nghiêm trọng của tình hình đất nước. Hy vọng những người từng tủm tỉm cười khi đọc Phiếm, sẽ hay biết đôi điều về tác giả, vốn kín tiếng nhưng rất sung (hiểu ở nghĩa viết mạnh). Hồ Đình Nghiêm