- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Ngủ Đi Nhé À Ơi, Cái Sâu Làm Tổ ...

23 Tháng Chín 200812:00 SA(Xem: 127207)

dinhdinhNgủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ,
cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi

(Tặng Kiên và sự điên rồ của đêm)

Một

Chị lấy chồng năm 13. Chồng là dân bê vác ngoài ga. Rồi yêu. Rồi huyễn hoặc. Hoang đường. Đoành cái chửa. Thế là cưới chui cưới chạy.

Hai

Chị cưới.

Ba

Rồi con chị 13. Chồng chị cũng trải qua 130 con đàn bà lớn bé khác nhau. Chồng chị không bảnh choẹ. Không tài cao lực cán gì. Không câu nuột đá câu nà. Chồng chị to khoẻ như con gấu đen, nên có 130 chứ 131 con đàn bà có bám cặc chồng chị, chị nghĩ cũng chẳng trách chồng vong ân bội nghĩa.

Chị 26. Người quắt. Khô đét hơn lạc nép rang muối. Da vàng choè choẹ. Nhiều khi nhìn nhờn nhợt như lũ dầu nhớt thời bao cấp. Chị biết mình xuống mã trong khi anh chồng càng ngày dư cơ bắp. Quát một câu ra dao. Hai câu ra súng. Anh chồng là đại ca, kiếm được nhiều tiền, nhưng phải cái tội anh keo kẹt với vợ con. Tiền thích để trong két sắt. Cứ ngày đi vắng thì thôi, chứ đêm về là lôi tất tần tật tiền ra đếm. Nhiều hôm nhậu nhẹt về sỉn vẫn lôi ra đếm. Đếm tờ trước ríu sần sật tờ sau, thế là đếm lại. Anh chồng đếm tiền. Con cấm béng mảng. Vợ cấm ngồi hầu. Có bữa say, lăn quay ra ngủ, chị vào dọn, cất lại két sắt, sáng ra, anh chồng nhớ lại, gọi chị lên cho dăm cái tát quay đom đóm. Từ đó chị cạch đến già. Cấm sờ.

Chị chẳng phải làm gì. Anh nuôi, như người ta thì phải béo phây phây mới phải. Nhưng chị ngược lại. Đét đèn đẹt. Đám bạn gái cũ thi thoảng ơi ới điện thoại, rủ lê la hàng cua bún ốc. Thấy chị gầy. Chẳng hiểu, lại kêu ca nhàm nhẹt: “Gầy vừa thôi, chồng nhìn chán, lại đi con khác, cái nhà to thế con khác đến ở, mày có mà cuốn xéo. Nhục. Con mày cũng khổ. Ngu lắm! Ăn mặc đẹp vào. Nó kiếm ra tiền, mình không tiêu, con khác tiêu. Ngu!”. Chị có với anh chồng cô con gái. Cô 13 tuổi. Trong veo. Nhìn ai cũng cười. Cô hay ngắm bụi hoa chuối dưới vườn nhà. Cô hay trần truồng đi lại trên ban công vào ngày mưa. Hàng xóm nói cô điên tình. 13 tuổi. Biết gì về tình mà điên. Hàng xóm chẹp miệng nói cô điên mùa. Chị không nghĩ thế. Chị nói cô còn nhỏ. Còn nhỏ được phép cởi truồng. Cô hay cười. Môi đỏ tươi. Răng trắng muốt. Đàn ông nhìn thèm cắn. Đàn bà nhìn rủa thầm. Chị cấm cô chơi với đám bạn quanh đấy. Chúng nó bẩn. Bậy. Hay tụt quần bắt cô sờ chim, rồi ré lên cười với nhau. Cô cũng cười.

Chị không đưa cô đi học. Chị dư dật thời gian nhưng thích ở nhà ngắm bụi hoa chuối dưới vườn. Cô phải đi hoc một mình. Đến lớp. Bọn ở lớp trêu cô là điên. Cô cười. Chúng rờ tóc cô. Tóc cô đen trơn mượt. Chúng dựt tóc cô. Tóc cô đứt từng túm. Chúng sờ môi cô. Môi cô mềm đỏ mọng. Chúng sờ răng cô, nhét sỏi đầy mồm. Cô nhổ ra, cắn tay chúng chảy máu. Chúng ré lên khóc. Cô cười. Môi dính đầy máu. Cô bị phạt đứng xó lớp. Cô bị kiến đốt đầy chân. Cô bắt đầu bắt kiến cho vào mồm cắn chết. Cô mải mê cắn kiến cho đến khi lớp học tan. Cô giáo cầm cái thước kẻ dài ngoằng xuống gõ vào đầu. Cô nhìn cô giáo. Lẳng lặng đi lấy cặp sách về.

Cô giáo gọi chị đến nhà. Nói rất nhiều. Chị nghe mơ màng. Bụi chuối nhà cô giáo đỏ tươi, đầy chuồn chuồn với bướm bay lượn. Cô giáo rao giảng: “Con gái chị toàn hát con số. Cứ hát đếm 1,2,3 rồi đến 10. Cả lớp hát quốc ca, đội ca thì con gái chị toàn hát sâu bọ chuồn chuồn” Sao mà hoa chuối đỏ thế nhỉ? Chị cứ mải mê suy nghĩ, mải mê bần thần. Chị cứ ám vào đám đọt hoa hừng hực ấy. Cô giáo uống nước lọc. Lại rao giảng. Chị nghe lờ mờ. Chị nhìn ra con dao con dưới gầm bày. Nhặt lên. Cô giáo ú ớ. Chị đi qua người cô giáo ra vườn. Cứa đứt đót hoa đỏ tươi. Cô giáo ú ớ. Chị trả dao đi về. Mặt cô giáo xanh xám. lập chập khụy xuống nền nhà, lầm nhầm không ra tiếng như kẻ mộng du.

Có vài ba lần chị định nói với anh chồng về con gái 13 tuổi. Nhưng anh chồng chỉ về nhà khi đã say, đã khuya khoắt. Có dăm ba bận về nhà khi tỉnh, anh chồng lại đè chị ra giữa đất làm tình. Còn sáng sớm thì chị sợ lắm, chẳng dám hé răng điều gì, anh kiêng kị đàn bà mở mồm vào buổi sáng, anh bảo: “Hãm cặc”. Rồi chị cũng quên việc cô con gái. Chị đi chơi với đám bạn. Họ rủ chị đi ăn bún ốc, rủ đi ăn bún cua, rủ đi mua sắm, mồm mụ nào cũng chập chờn ruồi bâu, vì mùi mắm tôm khắm lặm cả 5m. Mấy bà bạn lôi chị ra, dí đám quần lót vào mặt “Ngắm đi!” họ ra lệnh, chị nhìn mê mải, chị thấy chúng nó đẹp quá. Những chiếc quần nhỏ nhắn xinh xinh, mầu sắc sặc sỡ, giá mà có làm khăn trải bàn cũng đẹp ra trò. Lũ bạn lại nhấc một đống xu-chiêng ngang mặt chị, quát: “Nắn quả xem, vừa cái nào thì nhanh nhả lên, để đi tiếp” Chị sờ nắn nhè nhợ những chiếc đệm mút, thấy chúng mềm mại như lông con mèo con, chị vô tình đưa lên mũi ngửi, mơ màng. Chị chẳng dám chọn cái nào, vì chúng đẹp quá, chị chỉ muốn ôm tất về nhà, nằm đè lên chúng mà hít hà, ngắm nghía, mà ngủ. Chị chợt nhớ ra anh chồng chưa bao giờ mua đồ lót cho chị. Anh chỉ cho tiền chi phí. Chị mua đồ mới, anh có hỏi, có đập nát mặt. Chị mông lung nghĩ nát nước nát cái. Lũ bạn lại khào khào lên ôm một đống đồ lót mang về. Lại he hé cười bàn tán lão chồng sẽ thích kiểu này, sẽ ưng kiểu kia. Chị nhìn. Bấm bụng. Chị yêu chồng. Cái bọn đàn bà đã yêu chồng là chỉ muốn chồng vui. Có đứa đeo đủ loại dây nhằng nhợ đồng, sắt vào chỗ kín để kích thích trí tò mò thằng chồng. Có đứa đi tỉa tót nhuộm màu tạo kiểu dáng cho chỗ kín, để thằng chồng hứng thú, ngắm nghía. Có đứa đi phẫu thuật, ghép da nhìn cho trẻ trung gái tơ. Ôi thì đủ cả. Đấy là chúng bạn của chị nói thế, kể thế, chứ chị có biết đấy là đâu. Chị 26 tuổi. Có kinh đầu năm 13. Yêu anh đầu 13. Lấy anh giữa năm 13. Đẻ con cuối năm 13. Chị 26. Già đâng. Mắt sâu. Tóc rối. Da dầy sình. Chị già thật à. Chị buồn. Lo lắng một ngày chồng mang con đàn bà xinh đẹp khác về nhà.

Bốn.

Trời hôm nay như động đất. Gió vù vù u ám, chắc lại bão giông gì đấy. Chị ngồi ở nhà. Con gái chưa về, anh chồng cũng chưa về. Chị lơ đãng ngắm căn nhà rộng thênh thang đầy vật dụng. Cô con gái về, tóc tai rối bù xù, quần áo rách tả tơi, lại thêm nhiều vết cào xước, chị xăm xoi người nó, gặng hỏi. Cô chỉ cười. Mắt trong veo. Hôn lên má chị bằng đôi môi đỏ tươi. Cô đi lên cầu thang. Chị nhìn theo, lòng không yên ổn. Dạo này thời tiết lạ lắm, cứ sầm sập mây đen kéo đến là mưa tức thì. Mưa. Con bé nhà chị lại đi ra sân thượng, tụt quần áo rồi cười. Mấy lần chị bắt cô vào nhà, chị sợ cô cảm. Chị không sợ người ta nói cô điên mùa. Chị không sợ người ta nói cô điên tình. Cô còn nhỏ. Cô 13. Mắt trong veo. Cô còn quàng khăn đỏ. Cô còn hát quốc ca, đội ca trong giờ sinh hoạt. Chị nhớ đến lần cô ốm. Chị kéo cô vào nhà. Mắt cô xanh lét. Da cô không còn trắng hồng mà tím tái như da người treo cổ. Tóc cô xơ xác. Môi cô thâm quạch. Nhìn cô lúc đấy rất giống bà ngoại chị. Bà ngoại chị bị điên tình. Bà ngoại ăn nhằm bả chuột. Chết. Da bà, môi bà, tóc bà gần y chang con gái chị khi ốm. Chị sợ bà. Đâm ra ghét bà. Chị ghét con gái chị ốm. Cô làm chị nhớ đến bà. Kinh. Phát kinh. Chị nhổ nước bọt đầy sàn nhà khi vào phòng chăm con. Mưa. Chị kéo con vào phòng. Đóng cửa lại. Con gái nhìn chị không cười. Cô thản nhiên vuốt tay xuống dưới háng, đưa lên chị nhìn, dòng nước mưa lẫn màu đỏ của máu lênh trên những ngón tay xinh xinh của cô. Chị chột dạ. Cô nhìn. Nhìn chị rất lâu. Rồi lại cười. Lại hát những bài con sâu con bọ con chuồn chuồn. 13 tuổi chị có cô. 13 tuổi chị không hát con sâu cái kiến, con bọ chuồn chuồn. 13 tuổi chị thuộc về anh chồng, người đàn ông duy nhất, hừng hực sức voi sức gấu. Chị có cô khi 13.

Chiều!

Anh chồng về, không say, có vẻ gì đó phơn phởn, chắc lại vớ phải vụ gì bạc triệu. Chị hào hứng lôi đống đồ lót ra thử. Chị tơn tớn mặc cái quần lót hoa hòe hoa sói vừa mua được vài tiếng dưỡn dẹo trước mặt chồng. Anh chồng khằng khặc cười, tợp ngụm rượu rồi “Chẹp!” rồi “Mẹ mày khá, ngày càng mô-đen, phải thế chứ!” Chị lại đi vào, lôi cái áo nịt ngực ra khoe, nhìn đã chán ngất, chỉ thấy cái áo đèm đẹp hồng hồng, chứ núm vú thì làm đếch gì còn, ngực nhão xệ rồi, chỉ đẻ một đứa thật đấy, nhưng làm đếch gì có ngực. Chồng tút thêm ngụm nữa, vẫn khen “Đẹp! Mẹ mày được đấy!”

Rồi như sực nhớ ra, anh chồng ngoắt ra hỏi: “Hết bao nhiêu tiền?” Mặt chị đang phơi phới, nghe thấy anh hỏi, khựng lại, mắt lấm lét, lí nhí: “Hai triệu, mình”. Anh chồng quăng cốc rượu vào tường cái choang, lao về phía chị, túm tóc, quật xuống đất gầm lên: “A, con đĩ, mày giỏi, mày định phá hoại tiền nhà ông à?” Cứ như vậy, anh chồng ôm đầu chị đập bồm bộp xuống đất, hàng xóm đổ xô lại bâu xung quanh cửa nhà, nhòm ngó. Chẳng ai can đâu. Vợ chồng nhà này đánh nhau như cơm bữa, vài chục phút nữa lại ẩy nhau xuống nền đất làm tình ngay. Ôi dào! Dân tình nhòm cho bổ mắt. Với lại, cái mảnh đất này nó là thế, toàn dân anh chị trôi dạt về. Thằng nào cũng dăm ba vết chém trên mặt, nhìn cứ như tranh lập thể, siêu thực. Rõ gớm. Ngay sau trận đòn, anh lại vạc chị ra nền nhà mà cưỡi. Chị im lặng hưởng thụ lối làm tình động vật. Chị thấy điều đó là đủ, là hạnh phúc với người đàn bà khô rang nẹp tép như chị. Chẳng biết sao chị lại nghĩ đến cô con gái trong lúc nồng nã này. Chị hổn hển ngắc ngứ: “Con bé dạo này nó...”. Chị im lặng, không nói tiếp được. Anh chồng hổn hển: “Cặc! Nó điên, cho đi mẹ Châu Quỳ. Nó điên như bà mày là cùng”. Nói đến đấy, anh chồng trợn mắt gục lên người chị. Chị thấy chồng im, để anh ngủ. Chị nhớ ra đây là lần đầu tiên chị thấy anh gần gũi kết gắn với chị cả trong giấc ngủ. Anh nằm ngủ trong tư thế giao hoan. Đời chị chỉ biết anh, gắn bó với anh như con chó, anh mắng chửi đánh đạp, nhưng chưa bao giờ hắt hủi chị. Nhưng mà chị vẫn lo lo, lo một ngày anh đưa một người đàn bà đẹp khác về. Anh đã qua đêm với 130 người đàn bà, biết đâu, người thứ 131 anh lại đưa về, rồi hắt hủi chị. Chị nằm yên, nghĩ lan man, giấc ngủ mệt nhọc kéo đến, chị thiếp đi.

Chị giật mình thức bởi tiếng cười trong veo của con gái. Trời đang mưa, sấm chớp ầm ầm. Con bé chắc lại trần truồng. Chị ngó thấy cô bên bụi chuối, đọt hoa chuối đỏ rực. Cô hát. bài hát về con sâu cái kiến, bài hết về loài bọ chuồn chuồn “Ngủ ngoan đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi. Ngủ ngoan đi nhé à ơi”. Chị bật cười ngây ngô, chị hất chồng xuống đất, chạy ra vườn với cô. Cô nhìn chị ngạc nhiên. Cô đưa hai tay ra rờ chỗ kín của chị. Nó nhơn nhớt, không có màu đỏ như cô. Cô bật khóc. Đám tóc rối bết lên khuôn mặt trắng xanh. Môi tươi bắn máu. Chị tóm lấy tay con ôm chặt vào lòng. Cô khóc ngất. Như có ai đó đánh đau oan ức. Như tình nhân phản bội. Như ai giật mất món quà yêu quý. Cô nấc từng hồi. Chị vuốt tóc cô. Chị hát: “Ngủ ngoan đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi. Ngủ ngoan đi nhé à ơi”. Cô nhìn chị, cô cười rồi hát khe khẽ. Chị đưa cô lên sân thượng. Leo ra ngoài lan can. Mưa rất to, sấm chớp đùng đùng. “Ngủ đi nhé à ơi, cái sâu làm tổ, cái bọ đi chùa, chuồn chuồn thì bơi. Ngủ ngoan đi nhé à ơi”. Mưa. Mưa. Trời rất cao. Và xa.

ĐÌNH ĐÌNH (Hà Nội Tháng 6/2006)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88635)
C uộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963 , trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963. Mặc dù chỉ nhấn mạnh vào cuộc tự thiêu bi tráng của Thượng tọa Thích Quảng Đức ngày 11/6/1963 [...] “Vài Ý Nghĩ Về Thượng Tọa Thích Quảng Đức” công bố lần đầu tiên một số tài liệu văn khố Phủ Thủ tướng Việt Nam Cộng Hòa và Phủ Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Hòa, giúp vùi chôn một lần và mãi mãi loại sử văn suy tôn, nhớ ơn và đào mộ. Tạp Chí Hợp Lưu
23 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 105200)
D ưới tiểu tựa Vài Vấn Nạn Lịch Sử Thế Kỷ XX, tác giả đưa ra hai vấn nạn từng bị xuyên tạc trầm trọng bởi các hệ thống tuyên truyền của nhiều hơn vài ba thế lực chính trị. Vấn nạn thứ nhất là vai trò nhà ngoại giao của ông Hồ Chí Minh (1892-1969), Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa từ 1945 tới 1969, trong giai đoạn 1945-1946, một giai đoạn cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của nhà nước Việt Nam hiện nay [...] Vấn nạn thứ hai là cuộc tranh đấu của Phật Giáo miền Nam Việt Nam năm 1963, trên bối cảnh liên hệ ngày một xấu đi giữa Bộ Ngoại Giao Mỹ và chính phủ Ngô Đình Diệm trong hai năm 1962-1963...
16 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 88631)
H iệp ước sơ bộ 6/3/1946 [Convention priliminaire de 6 mars 1946] là văn kiện ngoại giao đầu tiên ký giữa Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa [VNDCCH] với đại diện Cộng Hòa Pháp tại Đông Dương, qua trung gian chính phủ Trùng Khánh. Mặc dù chỉ có tính cách tạm thời, văn kiện này công nhận sự hiện hữu của VNDCCH. Nó chính thức cải biến, nói theo các viên chức Bri-tên và Pháp, một thực thể chính trị “sinh ra trong hỗn loạn” thành một chính phủ lâm thời, của một “nước tự do” [un état libre] “có quốc hội, quân đội, tài chính và ngoại giao riêng,” nằm trong Liên Bang Đông Dương và Khối Liên Hiệp Pháp.( 1)
15 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 101212)
N hạc sĩ Phạm Duy có cái nhìn xuyên suốt, không rào cản so với nhạc sĩ cùng thời. Người lắng nghe giao thoa những tiến triển nền âm nhạc Việt so với thế giới từ những năm 1930 cho đến nay.Từ cái bắt gặp đầu tiên trên bộ đồ bà ba xanh, đôi mắt sáng trên vành tai thính âm tài hoa ấy. Nhạc sĩ Phạm Duy chợt cười, nụ cười nhéo mắt luôn điểm lại con người ấy từng nốt nhạc vượt không gian thời gian. Hồn nhiên Phạm Duy cười nói: : “Tôi có hai con mắt, một con trái mắt tỉnh tảo thực tế với dòng đời. Và mắt phải luôn làm việc sáng tạo.” Cuộc phỏng vấn sau đây ghi lại một vài nét về cuộc đời nhạc sĩ Phạm Duy với thế hệ trẻ tại Việt Nam đang muốn cùng ông bày tỏ tâm sự.
14 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 96173)
T rong lịch sử tranh đấu giành độc lập của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ hai mươi, hai lần nước ta đã được các nhà cầm quyền đương thời chính thức tuyên bố độc lập. Lần thứ nhất vào ngày 11 tháng 3 năm 1945 bởi Hoàng Đế Bảo Đại và lần thứ hai bởi Chủ tịch Chính Phủ Lâm Thời Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa Hồ Chí Minh vào ngày 2 tháng 9 năm 1945. Hai lần cả thảy, nhưng đa số người Việt chỉ biết hay chỉ được học có một lần. Họ chỉ biết có bản tuyên ngôn của Hồ Chí Minh ngày 2 tháng 9 mà không biết bản tuyên ngôn của Bảo Đại ngày 11 tháng 3. Lịch sử do đó chỉ được biết có một nửa thay vì toàn vẹn.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 89111)
T rần Hoài Thư đến với văn chương rất sớm, sớm hơn truyện ngắn đầu tay Nước Mắt Tuổi Thơ đăng trên tạp chí Bách Khoa năm 1965. Và nếu phân chia các giai đoạn văn học miền Nam theo cách của Võ Phiến (xem Văn Học Miền Nam, tập tổng quan, nxb Văn Nghệ, Hoa Kỳ 2000) thì Trần Hoài Thư được xếp vào ( Những Cây Bút Trẻ , theo cách gọi thời đó) giai đoạn 1964-1975 giai đoạn mà chiến cuộc bắt đầu bùng nổ dữ dội.
11 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 118415)
Đ ó là Tetbury, một thành phố thơ mộng nằm về phía nam Luân Đôn khoảng 200 cây số (?).Tôi chỉ nhớ phải mất ba giờ lái xe để đến nơi. Thành phố nhỏ, những con đường dốc, hẹp. Nhà với mái xuôi nhọn hoắt, nằm liền nhau, phần lớn mở shop bày bán đồ cổ, quán ăn uống, tiệm cà phê.
08 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 104919)
... k ể từ hôm nay(Oct 8-2011) , người ta không còn mua vi cá ở California được nữa. Thống Đốc tiểu bang California đã ký ban hành luật cấm thủ đắc và bán vi cá nhập cảng vào California. Trong bản tuyên bố sau khi ký ban hành luật, Thống Đốc Jerry Brown nói rằng việc cắt những vi của những con cá mập còn sống và ném thân chúng xuống biển không những là hành động tàn bạo mà còn làm ô nhiễm nước biển.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 103208)
T in Stockholm - Thi sĩ Tomas Transtromer của Thụy Điển đã được chọn trao giải Nobel Văn chương. Đây là lần đầu tiên trong vòng 30 năm giải Nobel Văn chương được trao cho một người Bắc Âu.
07 Tháng Mười 201112:00 SA(Xem: 112339)
T in Stockholm – Thi sĩ nổi tiếng Tomas Transtromer đã được chọn trao giải Nobel Văn chương sau khi bị đứt mạch máu não cách nay 20 năm. Tai biến đã làm giới hạn khả năng nói chuyện của thi sĩ, nhưng không làm giảm khả năng viết lách.