- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Thơ Du Nguyên Và Bóc Trần Tháng Ba

28 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 36671)

cam_4_-_fridaycafe-content

 Bóc trần - ảnh fridaycafe


sự bóc trần và tóc bay

 

tôi bóc trần người bạn của tôi

bằng những câu chuyện tưởng tượng

điều gì đó xáo trộn

điều gì như là tưởng tượng

 

họ nói về tôi

như một kẻ lang thang trong thế kỷ

tuổi hai mươi trên đường

tóc bay và gió thổi

chỉ có nỗi buồn nằm nguyên

 

tôi bóc trần chính mình

như cởi từng lớp áo, lớp da, lớp lòng ruột

để mơ về những điều tinh khiết nhất

tự do nhất

 

quay về đi, tuổi hai mươi ngủ ngoan trong giấc mơ đóng hộp

quay về đi, gia đình, bạn bè, cơ quan, đồng nghiệp

quay về đi, nắng rất nồng và mưa rất say

vì sao ta bỏ đi?

 

vẫn có ai đang nói về tôi

bằng sự tưởng tượng đóng hộp của họ

ngột ngạt quá

giấc mơ của người khác cũng khiến mình ngột ngạt

 

đám đông hát ca ồn ào

về những sở thích hợp thời, hàng hiệu cao cấp

về giấc son phấn

tôi thấy mình như một mảng bê tông đông cứng

tôi thấy mình mất tích trái tim

tôi bóc trần những lớp sơn

qua nhiều thế kỷ của thành phố này

rồi ra đi

mang theo những điều buồn nhất

 

họ đã vẽ nên bức chân dung về tôi

đứa buồn cười nhất của cuộc đời

mà người mẫu không hề có mặt

trong thế kỷ của họ.

 

du nguyên

1/2014

 

nangthang3-photofridaycafe-content

 Nắng tháng ba - Ảnh Fridaycafe



Niệm

 

Nơi con đường mùa mưa cây cơm nguội rắc vàng xuống phố

Tháng Ba hoe xanh sũng mắt cào cào

Sầu đông tím chở quạnh buồn lang thang trên dốc gió

Rưng rức heo may.

 

Nơi cơn giông màu đỏ tháng Ba chưa tắt

Anh đi ngược phía em

Cầm chiếc ô ố màu mận chín

Tìm cỏ cô niệm.

 

Nơi con đường xập xòe loài sẻ nâu líu ríu

Ta đi tìm nhau dưới gốc thược dược già

Đã mấy mùa rồi cúc chẳng bung tiếng hát

Trong veo xưa.

 

Có một ngày sau những tháng năm cạn khô như xác mướp

Em quên mất khuôn mặt anh 

khi chạm vào ánh mắt người đàn ông xa lạ

Em thôi nhắc về ngày cũ

Mùa gió chiều run rút hoang liêu.

 

Chúng ta đã không tìm thấy nhau dưới gốc thược dược già

Tháng Ba vẫn thế

Xanh xưa trong ánh mắt veo tròn.

 

Du Nguyên

3/2011

 

 

lemoc-_photo_haithanh-content

 Lễ Mộc- ảnh Hải Thanh


phải không?

 

 

tháng Ba già đi

những ngày đầy nước

đỏ ối màu gạo

quyện vào dòng sông

ư ử bốc mùi

toàn rác là rác.

 

ở đó, chẳng còn em ngô nghê cười khành khạch

đỏ giòn ngày sinh

chỉ còn bóng là bóng

nước là nước

mắt em giống dòng sông

ư ử bốc mùi

 

có ai không

đi cùng một đoạn đường trơn trượt

em già đi thấy mệt

 

tháng Ba này

chỉ là những ngày mưa giăng giăng trắng mắt

lắt nha lắt nhắt

và tuổi thơ đang ư ử bốc mùi.

 

có phải những dòng sông cứ thế qua đời (*)

không Trịnh?

 

du nguyên

 (*) Ý trong bài hát “Có một dòng sông đã qua đời” (Trịnh Công Sơn)

 

 

cam_2_-_fridaycafe-content

  Búp bê tình yêu - ảnh fridaycafe


làm thế quái nào mà

 

 

chẳng có người nào chơi

cho hết buồn

tháng Ba chết rồi

đám bọt xà phòng đau dạ dày rồi tắt hơi

tối qua.

 

tôi thèm ú ớ

như bầy sằn sặt sắp chết khô

trong giấc mơ nhỏ xíu hoa cà

toàn nắng quái quái.

 

làm thế nào lại quên mất đường về cơn vui

khi bông hoa vẫn thắm

cỏ vẫn xanh

trời màu mây ngũ sắc?

 

tháng Ba

ngồi co co rét rét trên chiêc ghế mây cũ kĩ

nói chuyện cùng nỗi buồn cũ kĩ

và một cơn mưa hai màu nhợt nhạt

trong nhật ký.

 

chẳng có ai để chơi

chân tay thừa thãi

nỗi buồn cũng chỉ là cục thịt

đang bốc mùi.

 

làm thế quái nào mà

đời vẫn cô đơn ngon lành?

 

du nguyên

(Tháng 3-2014)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32975)
x óa hết trang này bôi trang khác quyển đã đen rồi lịch sử hư thơ không có thật đời hư cấu tình đã khóc vùi một tháng tư
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32143)
M ỗi một thi sĩ đều có những giai đoạn thơ mang đậm dấu ấn của đời mình. Thơ Hà Duy Phương đang mở ra một trang đời mới. Người thơ đang tìm lại chính mình và đang tìm trái tim thơ…
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33383)
t a đã đi ngang qua nhiều biển vẫy vùng suýt chết thằng đàn ông nhìn em ánh mắt màu mật ngọt giấu sau bản tình ca chiếc mặt nạ sau khi vẽ lên bầu trời vòng tròn của khói
25 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33676)
R ồi cũng đến lúc không còn để nói câu tiên tri nở trắng cánh phù dung rồi cũng đến lúc không còn để đợi khúc tình xa rớt lại giữa lưng chừng
22 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 33343)
B ạn tôi dậy cho tôi viết ca khúc Sau 3 tuần bắt tôi viết 8 tiểu đoạn Tôi ghi note cho từng tiểu đoạn Tất cả đều không có gì sai Bạn dạo những note kia bằng dương cầm Tôi nghe những âm thanh là lạ Bạn nói với tôi  Cái này không phải nhạc Hiền ơi…
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 31573)
MKDSNM được phát hành vào một thời điểm rất ý nghĩa, ngay sau Hội nghị Thượng Đỉnh Mekong II / MRC Summit II vừa diễn ra tại Thành Phố Sài Gòn ngày 5 tháng 4, 2014. Hội nghị này đã được giới quan sát quốc tế và các nhà hoạt động môi sinh đánh giá như một thất bại về phía Việt Nam trong nỗ lực bảo vệ sự phát triển bền vững hệ sinh thái Sông Mekong, và ĐBSCL, cũng là mạch sống của ngót 70 triệu cư dân sống trong lưu vực.
21 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 35998)
K hi về đã lạnh vườn xưa Chỉ nghe giá rét sang mùa mà thôi Giờ em heo hút phương trời Biết chăng đây có một người nhớ thương
19 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 34456)
Q ua một loạt truyện gởi đến độc giả Hợp Lưu gần như liêu trai và siêu thực, Uyên Lê tâm sự: “ Em chỉ thích viết về quê hương này, về Việt nam, có những điều đẹp như hoang đường ... Chỉ có yêu thật lòng người ta mới thấy cái đẹp của người mình yêu. Em viết về Phan Thiết và nước mắm rất nhiều, em cho đó là cái đẹp và tình! Em cũng viết nhiều về Huế… em không biết HL có thích chất tự tình quê hương đó của em không…” Chúng tôi xin gởi đến quí bạn đọc một bài viết về Phan Thiết của tác giả Uyên Lê.
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 37036)
C hỉ còn một góc phố Và một ngã tư chơ vơ không người chờ đợi Em đi qua hôm nào anh đâu biết Một nửa tình buồn lạc nhịp ngoài đêm
18 Tháng Tư 201412:00 SA(Xem: 32054)
Đ ồng hồ cũng dừng lại đối với những người phải bỏ nước ra đi, sau khi ông Trần Mai Hạnh và bạn bè của ông vào Sài Gòn. Họ ra đi từng đợt: đợt di tản, đợt thuyền nhân, đợt đoàn tụ gia đình, đợt H.Ọ Mỗi đợt ra đi mang theo một loại quê hương, và trong hoài niệm, không ai muốn thay đổi hình ảnh thân yêu ấy. Bạn bè, nhà cửa, phố xá, tên đường tên đất, cả đến ngôn ngữ trao đổi thường ngày...giống như một cuốn phim đột ngột bị đứt, ngưng lại, thành tĩnh vật.