- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

“The Tale of Lady Thị Kính” Khai Diễn Thành Công Tuần Lễ Đầu, Bước Vào Tuần Lễ Thứ Hai Với Khen Ngợi Từ Khắp Nơi

15 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 34663)


Sáng thứ Sáu ngày 7 tháng Hai, cùng ngày tờ LA Times chọn hai vở Opera chính nên xem là Broke Back Mountain và The Tale of Lady Thị Kính, từ Orange County, chúng tôi một nhóm mười mấy người lái xe hẹn gặp nhau ở phi trường LAX để cùng bay đến thành phố Bloomington, Indiana: chỉ để đi xem Chuyện Bà Thị Kính do nhà soạn nhạc P.Q.Phan biên soạn. Sáng sớm thứ Sáu, ai cũng mệt mỏi với công việc cả tuần và đầu óc còn bận lo thu xếp công việc ngày thứ Sáu. Bước lên máy bay, ai đó đặt câu hỏi, lần cuối cùng bạn đi xem ca nhạc kịch Opera là hồi nào? Mọi người nhao nhao trả lời. Người bạn đặt câu hỏi kế tiếp, vậy lần cuối cùng xem một vở Opera có câu chuyện Việt, do nhạc sĩ Việt soạn nhạc kịch trên sân khấu Mỹ là hồi nào? Ai nấy đều im lặng, chẳng còn ai thắc mắc vì sao mình dẹp mọi công việc để bay đến vùng trời băng tuyết này nữa.

Đó là tinh thần của hàng trăm người Việt từ khắp nơi vào lúc khăn gói lên đường đi đến Bloomington, Indiana để xem tận mắt vở ca nhạc kịch The Tale of Lady Thị Kính. Đa số mọi người đều đã nghe và đọc nhiều về công trình dàn dựng công phu cũng như đều quen thuộc với câu chuyện Thị Kính. Nhóm chúng tôi may mắn hơn đã được nhạc sĩ P.Q.Phan cho nghe trước một vài đoạn và được ông giải thích, giới thiệu nhân vật cũng như chia xẻ suy tưởng của ông đằng sau câu chuyện và dòng nhạc này vào tháng 12 khi ông có dịp về California. Chúng tôi đến Indiana với nhiều kỳ vọng.

Đêm khai diễn đầu tiên vào lúc 8 giờ tối thứ Sáu, ngày 7 tháng Hai, cả rạp chật kín người. Nhà hát Opera ở một khu vực ít người Việt hôm nay dập dìu những tà áo dài đủ màu. Khán giả người Việt, người Mỹ từ khắp nơi hội tụ về đây ngồi im nghe câu hát tụng niệm mở màn Nam Mô A Di Đà Phật của Sư Cụ cất lên trên sân khấu nhà hát Indiana University Opera House. Nhóm chúng tôi cùng nhau đi xem vào đêm thứ Bảy ngày 8 tháng Hai. Rạp hát chật kín. Từ phút đầu khi bức màn sân khấu được kéo lên, 1500 khán giả đã dán chặt mắt vào bức phông mùa xuân tranh Đông Hồ, để rồi sau đó liên tục bị cuốn hút theo từng dòng nhạc, từng nhân vật.

 

vb_1-content

  Ảnh Việt Báo

 

 

Màn một mở đầu bằng cảnh mùa xuân với Thiện Sĩ trên đường đến nhà Mãng Ông xin hỏi cưới Thị Kính. Và quan cảnh đám rước ngày xuân diễn ra tươi vui đầy sắc màu. Dàn nhạc giao hưởng trên 60 người hoà điệu cho dàn đồng ca từ các nhân vật tham dự đám cưới đồng thanh: “The love of this union, it’s brisk like this spring air, in the name of Heaven and earth, bless this eternal love.” Có những khúc hát xen kẽ tiếng Việt dù toàn bộ các diễn viên ca kịch đều là người Mỹ: “Duyên phận của phụ nữ, phụ thuộc vào chánh nam, vợ hiền phải theo chồng, tuân lời và cần cụi ngày đêm”.

Chúng tôi ngồi gần cuối nhà hát, nên không chỉ được xem toàn cảnh mà còn có thể quan sát mức độ hưởng ứng của khán thính giả, ai nấy trông đều chú tâm ngồi lắng nghe. Lời nhạc, sắc phục, khung cảnh trên sân khấu được trình bày giữ theo tinh thần Á Châu thời xưa, với nhân vật Thị Kính giữ đúng sắc phục Việt. Hẳn nhiên có một vài chi tiết có thể được điều chỉnh sao cho phù hợp văn hoá Việt hơn, như điệu bộ của các nhân vật, màu sắc sân khấu, tuy nhiên một điều mà nhạc sĩ P.Q.Phan đã thành công gần như tuyệt đối chính là phần âm nhạc, vừa đậm nét nhạc Opera tây phương khiến người nghe liên tưởng đến nhạc kịch Stravinsky, đồng thời phảng phất âm hưởng sâu lắng đậm nét hát chèo, khiến khán giả người Việt tìm được âm thanh quen thuộc lý thú.

Đến cuối phần I khi Thị Mầu với bộ tóc đen và khuôn mặt Á Châu tinh nghịch xuất hiện lên chùa dâng lễ thì không khí bỗng dưng thay đổi. Hệt như trong tuồng chèo truyền thống, Thị Mầu là nhân vật thu hút hớp hồn khán giả một cách dễ dàng, tự nhiên. Nàng vừa hát những nốt nhạc cao vút vừa lẳng lơ nhảy múa đưa câu chuyện bước vào những tình tiết tréo ngược. Cao điểm của vở nhạc kịch cũng bắt đầu từ đây. Vào cuối Phần I, khán thính giả cũng như nhân vật Nô, hoàn toàn bị Thị Mầu ra tay hớp hồn.

 

 vb_2-content

Ảnh Việt Báo

 

 

Trong khi Phần I kết thúc với những màn sôi động trần tính giữa Thị Mầu và Nô, thì phần II trở lại mở màn với khung cảnh yên tĩnh, thanh tịnh với tiếng hát đầy tâm tình của Tiểu Kính Tâm (Thị Kính, nay đã vào chùa tu hành). Tiếng tụng niệm của Tiểu Kính Tâm xen kẽ với tiếng hát dầy dặn của Sư Cụ tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật đưa khán thính giả trở lại với nhân vật chính và tâm tình của Thị Kính. Có lẽ đây là một trong những đoạn ưng ý của nhà soạn nhạc, giai điệu và hoà âm đưa người nghe trở về với thế giới âm thanh vừa trong sáng, tha thiết, vừa ẩn chứa ngàn ngàn lớp lớp tâm tình, đưa khán thính giả trở về với thế kỷ thứ 10 nơi người đàn bà sống dưới lăng kính xã hội khắt khe, nơi Thị Kính rũ bỏ trần gian tìm bình an cho tâm hồn: “My mind may be clear, and my soul light, but my fate is uncertain...”

Những màn kế tiếp lần lượt nối kết câu chuyện mang đầy chất kịch tính, như các màn nhiều chuyện của Vợ Mõ và Lý Trưởng, màn xử án Thị Mầu trước toàn bộ dân làng, cảnh Thị Mầu đem con bỏ trước cửa chùa, và cảnh Thị Kính bồng con giữa chợ đầy thương tâm. Âm nhạc cũng chuyển từ tính trong sáng, vui tươi đến những giai điệu nghiêm túc, thiêng liêng hơn, cho thấy ý tứ sắp xếp của nhà soạn nhạc, đưa khán thính giả leo lên từng bước một của tiến trình “thăng hoa”. Cuối cùng cảnh Thị Kính Thăng Hoa trở thành Phật kết thúc vở nhạc kịch bằng nốt nhạc nhân bản. Nhạc sĩ/nhà soạn nhạc kịch P.Q.Phan đã vẽ cuộc đời của Thị Kính như một ví dụ cho thấy rằng một người đàn bà bình thường sống vì mục đích cao cả có thể trở thành một biểu tượng có ý nghĩa trong xã hội. Không thể chối bỏ ý nghĩa tôn giáo trong sự thăng hoa của Thị Kính, nhưng vở opera cũng là bằng chứng cho thấy rằng với tình thương, lòng độ lượng, sự kiên trì, một người đàn bà cuối cùng có thể thăng hoa trở thành Phật, hay ai với Phật tâm cũng có thể trở thành Phật.

The Tale of Lady Thị Kính kết thúc với hơn ngàn khán thính giả đồng lượt đứng dậy vỗ tay không ngừng. Trên đường bay về Cali, chúng tôi vẫn còn nghe âm hưởng Chuyện Bà Thị Kính và tiếng dàn cồng (chiêng) văng vẳng, có lẽ tiếng tụng niệm Nam Mô A Di Đà Phật với âm điệu hát chèo này sẽ ở lại mãi trong đầu. Đường về ngắn hơn với câu chuyện về vở Opera Quan m Thị Kính nổ như pháo, mỗi người mỗi ý, phê bình, khen ngợi... Đa số mọi người đều hài lòng và cảm nhận sự tuyệt diệu của những nốt nhạc, giai điệu, âm hưởng. Một số phê bình về sắc phục, điệu bộ và một vài đoạn có vẻ “tuồng”. Nhưng một điều mà cả 14 người chúng tôi đều đồng ý là nhạc sĩ P.Q.Phan đã thành công với những dòng nhạc hay tuyệt ngoài mức mong đợi. Tâm nguyện của cả nhóm là vở Opera Chuyện Bà Thị Kính của P.Q.Phan sẽ cất cánh thành một vở Opera được lưu diễn khắp nơi ở Hoa Kỳ và trên toàn thế giới. Tại sao không? Cốt lõi chính là phần âm nhạc và tuần bản đã đạt đến mức độ tuyệt vời. Mọi yếu tố còn lại đâu khó khăn gì mà không theo đó “thăng hoa”.

 

vb_3-content

Ảnh Việt Báo

 

 

The Tale of Lady Thị Kính sẽ được tiếp tục trình diễn vào tối nay và tối mai, ngày 14, 15 tháng 2 lúc 8 giờ tối tại Nhà Hát IU Opera.

 


vb_4-content

Ảnh Việt Báo

 

 Nguồn:

http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-220862/

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
28 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 93595)
Đ êm qua tôi thấy Mèo con trong giấc mơ. Vẫn nét mặt bầu bầu, vành môi cong lên cười tươi thắm. Trong mơ tôi thấy 2 đứa vẫn trẻ như một ngày năm cũ, nhưng lại có một thoáng ngại ngần, rồi Mèo con lên tiếng như giữa chúng tôi chưa hề có khoảng cách 15 năm. Mười lăm năm, mười lăm năm ấy biết bao tình[...]Chả biết là phòng hội hay phòng ăn, tôi vào lấy thức ăn như khi xưa từng lấy cho nhau.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 80137)
B ao nhiêu năm qua ở xứ ngưới, anh vẫn còn nhớ lại có những chiều trên đảo, anh đứng một mình trên đồi, nhìn biển rộng mênh mông, nhìn những đám mây bay lang thang trên nền trời xanh, nhìn những đám cỏ may theo gió thổi chạy vờn về cuối đảo, tự nhiên làm cho anh thấy mong nhớ một cái gì xa xôi. Mây và cỏ may thường làm gợi nhớ đến dĩ vãng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 94872)
C huyện này chắc ít ai biết. Nhạc sĩ Thu Hồ ngày xưa vốn là ca sĩ. Lần đầu tiên ông xuất hiện hát ở Huế vào năm 1936, ông đã trình bày bài “La Chanson du Gondolier” và được công chúng hoan nghênh nhiệt liệt. Lúc đó tôi chưa ra đời. Nhưng bài hát anh chèo thuyền gondola thì chúng ta hầu như ai cũng biết.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 94547)
S huhun mang ánh mắt của một lời nguyền, thứ ánh mắt in trên một thỏi sắt. Nhìn hắn như một lưỡi kiếm bén mang linh hồn của Musashi Miyamoto. Tôi biết đến Musashi khi nào tôi không thể xác định, tên của võ sĩ vang danh trên khắp lục địa Bắc Á. Musashi trao cho Nhật Bản sức mạnh của kẻ yếm thế: Go rin no sho. Thuật xâm chiếm của vũ trụ như hai giải ngân hà nhập một, như hai lưỡi kiếm của hai mắt phải nhập một.
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 92480)
H ằng đêm tôi sống trong lo sợ. Chung quanh tĩnh lặng, tối ám đến hoang mang. Gió lộng đánh phần phật trên các cánh cửa. Cứ độ giữa đêm, tiếng chân thình thịch đến từ xa, từng bước dẫm nặng nề. Tôi thu mình, rúc sát vào vách. Tôi trong suốt trong màu mực của đêm, không nhìn thấy cả chính mình...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 117205)
t a đã nhiều năm xa tổ quốc nhưng nào tổ quốc có xa ta sờ tay lên ngực nghe còn ấm hơi thở cỏ cây ở quê nhà
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 92006)
P hật giáo đã đồng hành cùng dân tộc gần hai nghìn năm qua, có những đóng góp quan trọng không chỉ trong sự phát triển văn hóa dân tộc, mà còn trong công cuộc kiến thiết và bảo vệ đất nước thời kỳ đầu quốc gia tự chủ vô vàn gian khó... nhận thức rõ hơn cái “nhiệm trọng đạo viễn” của mình trước đất nước và dân tộc, chứ không phải chỉ biết chăm chú xây chùa đúc tượng...
21 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 119328)
T hì cứ gầm lên biển quê nhà Lòng ta vừa dậy sóng Trường Sa Sừng sững oai linh hề! Tổ-Quốc Truyền đăng, gờn gợn máu ông cha.
25 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 113390)
G ót giày đạp vào cái mặt một người một người yêu nước thân chăng bốn góc công an
20 Tháng Bảy 201112:00 SA(Xem: 87767)
N ói chung, người ta nghĩ đến giải nobel văn học cho Trần Dần. Tuy nhiên, Trần Dần còn có thể được xét tặng một giải nobel nữa: nobel hòa bình, nobel chính trị. Bài viết này đề xuất vấn đề đó.