Đêm tinh cầu Ướt mặt Giấc mơ nào rơi rụng ánh sao băng Tháng chết vào năm Ngày mất theo giờ Ngân hà nằm trăn trở Giấc bào thai Để mặt trời buồn con mắt đỏ Cứ sáng hoài nỗi nhớ Một mình
Lỗ đen nào hun hút ánh lân tinh Cuốn bóng hình em đi mất Trong muôn vàn điều rất thật Có tình yêu anh dành cho em Ôi những đám mây đêm Hãy cứ bay đi Nghiêng nỗi nhớ về bên kia Đọng thành mưa Rơi xuống
Biển ồn ào tiếng gọi Bãi bờ nào bối rối Nụ hôn con sóng tràn bờ Em ở đâu giờ này Trong thành phố Những căn phòng vuông hộp gỗ Có khung cửa sổ đóng kín đêm ngày Em có nghe trong từng tiếng mưa bay Nỗi nhớ của anh nương theo giọt nước
Hạt bụi nào Từ muôn kiếp trước Chợt về đây Hóa lại phận người Phải chăng đã có một thời Mình từng yêu nhau Rồi cách biệt đến giờ Để giọt mưa buồn khóc nỗi bơ vơ Thấm vào da thịt đất Nỗi nhớ ngày giấu mặt Đêm có ngôi sao nào vừa mọc Tên gọi là tình?
H oàng
Cung Cambodia,
tôi chết lặng trước tấm bản đồ xứ Miên. Bao gồm đất nước tôi, trãi dài từ Miền
Trung xuống Miền Nam ngày xưa là đất của Cham Pa và Chân Lạp. Người Việt tôi
khởi đầu từ nhà Trần, nhà Nguyễn đã mở rộng bờ cõi như thế này đây…
“ B ất
cứ lúc nào bất cứ ở đâu” tưởng là kể chuyện tình, nhưng không tôi nghĩ khác. Dù
chúng ta không bắt gặp những hình ảnh bắn giết trên chiến trường, nhưng bàng bạc
trong từng chuyện là tâm trạng chán nãn, hỗn loạn, bất cần đời, sống không biết
ngày mai của một lớp thanh niên, của một Sài Gòn trong thời chiến tranh.
J . Maulpoix. nhận xét: Thơ là thứ
đối tượng của ngôn ngữ khó khăn, một sự dũng cảm, một công việc vĩ đại và biến
hóa, đề xuất hay bắt buộc, là sự cô đọng tối đa của sự kiện ngôn ngữ tập trung
trong một không gian thu hẹp.
T rong ký ức em, trong giấc mơ về anh và lúc giật mình về cô
gái mang giày đỏ Ừ quên, chuyện tình mình chỉ có thế Thôi, em giấu bầu ngực căng tròn sau chiếc áo ngực hình cánh
bướm Em giấu bí mật đôi mình trong câu chuyện với người đến sau…
C hiếc xe hơi sang trọng hẳn chở một cán bộ quan trọng nào đó về xã tham quan hoặc công tác, anh Chấn nghĩ vậy và cuống quýt bắt con trâu cố vượt qua đám sình lầy để nhường đường cho xe ô tô. Anh Chấn lo sợ, mồ hôi đổ ra ướt đầm lưng áo.
T ôi đưa tin Nhà văn Phạm Viết Đào bị bắt lên blog Đưa tin mà vẫn không tin Một nhà văn bị bắt Cũng như tôi đã không tin một nhà báo bị bắt có tên là
Trương Duy Nhất. Ôi đất nước tôi "Chơi công an đi bắt quân gian/ béng beng"
LTS: Khánh Trinh là bút danh. Có lẽ Khánh Trinh là người
viết trẻ nhất trong Tạp chí Hợp Lưu hiện nay. Khánh Trinh sinh ngày:
30/08/1991. Quê ở Quế Sơn, Quảng Nam. Hiện là Phóng viên truyền hình
tại Sài gòn. Thơ của Khánh Trinh lạ một cách tự nhiên và nồng nàn như tuổi trẻ…Chúng
tôi hân hạnh giới thiệu những sáng tác của Khánh Trinh đến với quí độc giả và văn
hữu khắp nơi. (TCHL)
" ...Có thể coi đây là bài
viết cuối cùng của nhà báo Vũ Ánh. Và cũng là một "tình cờ định
mệnh", chủ đề của bài là tự do báo chí, một vấn đề ông quan tâm hầu như
suốt cuộc đời làm truyền thông của ông. Chúng tôi xin đăng lại bài này như một
nén hương kính viếng ông, đồng thời bày tỏ, qua ngòi bút của ông, niềm ao ước
sớm có tự do báo chí trên đất nước Việt Nam.” (Diễn Đàn Thế Kỷ)
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.