- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Miki

20 Tháng Giêng 201412:00 SA(Xem: 37803)

lenguyetminh-117

Cố gắng cắn cắn xé xé, cuối cùng cái đầu nó cũng chuồi ra được khỏi túi nilon. Đến nửa mình, cái túi mắc lại vào ngang bụng nó. Sự sống đang trỗi dậy, cơn đói đang thúc giục, vừa ló được cái đầu ra khỏi túi, một mùi hôi sực lên, cả dòng kênh đen ngòm. Nhưng cơn khát thúc giục, nó thử thè lưỡi xuống dòng sông nhưng tanh nồng đắng ngắt. Nó rùng mình sặc sụa, bụng như trào lên muốn nôn ọe mà trong dạ dày từ sáng tới giờ không còn chút thức ăn nào nữa. Tất cả đã tiêu tan theo miếng xương khô mấy ngày nay làm nó khốn đốn. Cơn đói làm nó nhao nhao. Mắt của nó bị trùm lên một lớp đen sì không mở được nữa vì bùn. Nó tru mũi tách bạch xem nơi nào là hướng đất, nơi nào là dòng sông đang chảy. Nó tiếp tục nhao lên. Tưởng như có khi hụt hơi và cái chết lại chạm tới. Nhưng sức lực của hai tuần tuổi với nó vẫn còn le lói. Chỉ còn một mét rưỡi. Sau hai tiếng vật lộn nó cũng chui lên được mặt kênh dốc thoai thoải. Cái túi vẫn mắc vào mình nó. Vô tình một bụi gai trên mặt kênh vướng phải. Nó lại cố gắng giãy giụa muốn tụt ra khỏi túi. Nó lăn vào bờ đất. Hình như là một con đường vắng đầy bụi. Nó chao đảo một hồi, mặt mày xây xẩm phờ phạc. Do quá đà nó lăn xuống lòng đường. Bao nhiêu đá dăm và bụi bám hết lên người nó. Từ một con chó đốm, giờ nó thành hẳn một con chó phủ bê bết toàn màu đen của bùn của đất.

Nó nằm vật xuống thở dốc. Từng cọng hơi thở nhỏ nhoi như muốn bứt ra khỏi nó. Chưa bao giờ nó trải qua một cảm giác nặng nề và tuyệt vọng như thế. Hình như nó đang nằm ven một bãi rác. Mùi thum thủm hôi thối bốn xung quanh xộc vào mũi liên hồi. Đôi mắt lờ đờ nhìn đám túi giấy và hàng trăm thứ bà dằn khác được vứt lung tung đang phà phật bay và bốc mùi theo gió. Nước mắt nó đôi lần trào ra. Nó nhớ mùi sữa thơm tho ngai ngái của mẹ. Nhớ cậu chủ, thỉnh thoảng lại ném cho nó mẩu khoai lang sống. Lúc đó sao nó thấy đắng ngắt. Nhưng giờ mà có khoai lang sống thì là một bữa ăn linh đình. Nhưng những bữa ăn ấy cũng lùi xa. Ông bà chủ vỡ nợ. Thu nhập của họ kém dần đi. Nó không còn được ăn gì nữa. Những bữa ăn xa dần. Bản thân nó còi cọc nhất đàn chẳng ai đoái hoài, mình trắng chấm đen mũi đỏ, họ cho rằng sẽ mang lại xui xẻo. Bà thầy bói nói với chủ nó, nếu không ném nó đi, thì còn mất cả mạng. Năm anh em nhà nó dần được cho người này người kia. Còn lại có một mình, mẹ nó ấp ủ nhưng vì không thể nuôi nổi, cuối cùng sau một hồi cân nhắc, bà chủ quyết tâm cho nó vào túi và lặng lẽ ném xuống dòng kênh. Không ai nhận, vì nó còi cọc và lở loét nhiều quá.

Nó cố gắng ghếch cái mõm đầy bùn lên tìm hơi thở. Hơi thở khó nhọc nặng nề như có cái gì chặn lại nơi cổ họng. Đôi mắt nó nhoèn ướt, lờ đờ nhìn xung quanh. Nó là một cái chấm mờ bé xíu nhỏ nhoi bên bãi rác khổng lồ và dòng kênh đen kịt. Tiếng gió thổi tới, mùi hôi hám lại xộc lên, giấy túi nilon bay trắng cả một khoảng không gian đen đúa. Những miếng băng vệ sinh được cắn xé tứ tung. Nó nhìn thấy phía bên kia, hai con chó cao nghều gầy nhẳng đang thi nhau giằng một miếng băng vệ sinh nát bươm. Những cọng rau úa vàng mục rữa nằm chen giữa đám cơm nguội ruồi nhặng bu đầy. Cả đống vỏ hộp bị bóp méo nằm lăn lóc khắp nơi. Chỗ nào cũng thum thủm hôi hôi. Nó chưa bao giờ nghĩ là sẽ bị quẳng vào một nơi kinh khiếp như thế. Bỗng một bà cụ già nua, chiếc áo màu hoa cũ bạc thếch bay tung lên trong gió. Cái lưng còng gập như dấu hỏi. Nó thấy bà cụ run run đi không vững, vừa đi vừa kéo thụp cái nón rách tươm xuống mặt, giọng nói mấp máy câu được câu chăng. Và một cái bánh mì nằm run rẩy trong bàn tay khô quắt. Bà cụ kia bị làm sao thế. Nó nặng nhọc hé mắt nhìn. Rồi bà cụ ngồi thụp xuống một cái bọc được gói ghém cẩn thận, giọng như lạc đi, vừa sợ hãi vừa đau khổ: “Bà van con, bà không biết con là ai… con linh thiêng thì phù hộ cho bà. Bà chỉ còn có cái bánh mì này để sống qua ngày… bà nhường cả cho con… con phù hộ cho bà… cầu trời cho con được sang kiếp khác…”.

Nó mệt quá rồi. Nó như muốn lăn xuống một lần nữa dòng kênh đen xịt kia, nơi nó vừa thoát được bằng tất cả chút tàn lực bình sinh của mình. Nó cố vươn cái mõm có chiếc mũi hồng hồng lên một mẩu gỗ mục và cào hết sức móng chân vào bờ như sợ lại tuột xuống. Nó thiu thiu ngủ đi như bị kéo vào một giấc mộng mệt mỏi mơ hồ.

Bỗng một tiếng phanh xe kít lại. Ồ không phải nhím, một con chó mực. Cô gái lại gần nó, khe khẽ vuốt tay xem nó có bị thương không. Nó ngóc cổ, hai mắt quệt quệt vào ống quần cô để gạt đi những đốm bùn đang đọng trên mi mắt. Nó muốn nhìn, muốn nhìn nhưng tất cả vẫn đen thui tối mù. Cô gái nhẹ nhàng bế nó và đặt vào giữa cái kệ yếm xe và chở về nhà. Nơi căn nhà trọ chín mét vuông, không có gác xép, bao nhiêu nắng nóng của buổi chiều như đang tụ lại hết trên mái tôn. Căn nhà bề bộn với bao nhiêu thứ, phòng tắm, bếp, chỗ ngủ đều dồn hết vào không gian chật hẹp đó. Ẵm trên tay, cô nhẹ nhàng mở vòi nước, tưới từ từ lên mình nó. Ồ, không phải chó đen, từng đám trắng lộ dần ra. Cô gái dùng máy sấy xịt cho lông nó khô dần. Nó co rúm lại vì lạnh. Chắc nó đói lắm đây, còn một chút canh khoai sọ từ buổi trưa, cô lấy ra cho nó ăn. Cái lưỡi bé tí hồng hồng xinh xinh đang chóp chóp liếm cái đĩa. Nhưng nó vẫn còn đói thì phải. Cô vơ lấy đám tiền lẻ chạy sang nhà hàng xóm mua bịch sữa. Cô chủ nhà ngạc nhiên, sao hôm nay lại mua sữa? Cháu mua cho con chó. Cô chủ nhà chạy sang, nhìn con chó đang mon men uống sữa. Cái bụng nó bắt đầu căng tròn lên, đuôi nó bắt đầu quẫy tít thò lò. Ánh mắt nó mừng rỡ, chạy khắp căn phòng chật chội rồi rúc đầu vào hai chân của cô chủ nhà.

Cô gái kể cho cô Sáu biết về số phận của nó. Vừa xoa đầu nó, cô vừa kể đi kể lại về việc gặp con chó như thế nào. Đang kể giữa chừng, cô gái chợt sững lại. Nhưng nó ngủ đâu bây giờ, phòng cháu chật quá. Cô Sáu thốt lên. Đừng lo, bên nhà cô có mảnh vườn bé tí, để trồng rau thơm, cứ cho nó qua đó ở.

Mắt cô gái lóe lên niềm vui sướng. Một nỗi lo như được cởi trói.

Thế là nó đã về ở với Phi được hai tuần. Nó dần quen với cuộc sống êm đềm của vợ chồng cô và hàng ngày quấn quýt với cô chủ nhà của Phi. Từ ngày có nó về, cuộc sống của mọi người dần trở nên rộn rã hơn. Đề tài của mọi người suốt ngày mỗi khi họ gặp nhau là nói về con chó. Nó đã lớn lên, mập mạp hơn và cong cớn hơn. Cái đuôi lúc nào cũng rối rít mừng rỡ. Có nhiều lần mừng quá nó tè dầm cả ra nền nhà của Phi.

Có một buổi sáng, ba cái đầu chụm vào nhau, tranh luận một hồi gay cấn, cuối cùng cũng nghĩ cho nó một cái tên. Họ quyết định gọi nó là Miki, một cái tên nghe là lạ hay hay. Cả khu xóm nhỏ, mỗi khi thấy nó họ lại reo lên Miki Miki. Lũ trẻ con suốt ngày chạy đến vuốt ve ôm ấp nó. Có đứa còn đòi ôm nó về ngủ. Thằng bé 4 tuổi còn giấu mở tủ lạnh của mẹ nó lấy ra bốn, năm miếng giò giấu trong túi áo, lấm lép cho nó ăn, vừa sợ mẹ phát hiện ra, vừa muốn cưng nựng con chó. Đôi khi giỡn đùa với lũ trẻ nhiều quá, nó nằm thở phì phò vì mệt. Niềm vui của nó hạnh phúc ngập tràn tưởng chừng như mọi sự trải qua đã lùi xa.

Đám lông đã mượt hơn. Đám sẹo xây xước cũng đã liền. Cứ vài ngày nó lại được cô chủ nhà đem đi tắm. Mỗi lần ấy, con Miki lại nằm gác mõm lên thành ghế lim dim như ngủ. Có lần thấy Phi đi ngang dắt cái xe máy vào sân, nó vừa ngủ gật vừa vẫy đuôi với Phi như một lời chào.

Chiều hôm đó, hai vợ chồng Phi muốn đi dạo một chút sau một ngày làm việc căng thẳng. Cô định gọi Miki đi cùng. Cả ba rất vui vẻ đi tắt qua vài ngõ hẻm.

Miki tung tăng sung sướng, vừa đi vừa sục sạo ngửi cái này ngửi cái kia. Lúc thì dẫn đầu, lúc lại tụt lại đằng sau khiến hai vợ chồng Phi phải dừng lại chờ nó. Hai vợ chồng Phi cảm thấy thật vui như đang dẫn một đứa trẻ đi chơi. Thi thoảng chồng Phi lại ném đi một quả bóng nhỏ để Miki chạy theo và tha về cho anh. Đến bờ kênh, quả bóng bị bật nẩy vào vườn nhà ven đường. Nó lao theo vồ lấy và hung hục tha lại tới phía hai vợ chồng. Đang chạy tới chỗ vợ chồng Phi với quả bóng cắn ở mõm, bỗng nó khựng lại. Một luồng gió thổi qua, một mùi ghê rợn vô cùng xộc tới. Bốn chân nó chùng lại, hai chân chúi về đằng trước, người nó co dúm dó về đằng sau. Mắt nó tối sầm. Tiềm thức như quay về, mùi hôi thối của dòng kênh, đúng là cái bờ kênh cao cao kia, ngày nào nó đã phải vật lộn bằng hơi thở cuối cùng để vượt qua bờ kênh đó. Nó run rẩy nhặt quả bóng nhưng không có gì hết. Nó vùng lên, quay ngoắt lại, chạy chạy. Trong đầu nó, mọi hôi tanh bẩn thỉu như bám đuổi. Nó chạy thục mạng. Sau lưng như có một con bạch tuộc khổng lồ đang tung những cái vòi cuốn lấy nó. Nó chạy điên cuồng, luồn hết mọi con hẻm ngoằn nghèo như tránh nhìn thấy dòng kênh. Nó về tới nhà, lao vào góc nhà, nằm thở, nước mắt ròng ròng. Ôi thật kinh hoàng. Mười phút sau, nó mới từ từ mở mắt ra nhìn. Lúc ấy vợ chồng Phi cũng về tới. Hai người không hiểu có chuyện gì xảy ra với nó. Khi thấy họ, Miki mừng rỡ chạy ra, quấn quýt cào cào chân, quấn quýt trước mặt Phi.

Buổi tối hôm đó, hai vợ chồng Phi bàn luận về chuyện đó mà không tìm ra giải đáp. Ngày hôm sau, trong giờ giải lao, Phi chợt nghĩ về con Miki và ồ lên lời giải đáp. Có thể là nó sợ hãi vì đi qua dòng kênh ngày xưa nó đã suýt chết. Mình đã làm cho nó sợ hãi. Phi nghĩ chiều về sẽ bàn với chồng cuối tuần này dẫn Miki đi cùng ra bãi cỏ ven ngoại ô chơi – nơi mà thi thoảng vợ chồng cô vẫn đi picnic khi trời đẹp.

Cô và chồng nằm bên bãi cỏ, thi thoảng anh nhỏm dậy, cầm chiếc gậy ném ra xa, con Miki lại cuống cuồng lao đi, tha chiếc gậy về cho ông chủ. Nó vui đùa cứ chạy đi chạy lại rối rít bên hai vợ chồng. Anh nhẹ nhàng hôn lên trán cô, xoa bụng vợ, nhìn âu yếm. Họ đang bàn tính chuyện tương lai, sau này họ sẽ có căn nhà nhỏ nào đó, sẽ có mảnh vườn nhỏ trồng rau thơm ở ngoại ô, họ sẽ vui đùa với con chó hàng ngày. Biết đâu, đứa con trong bụng cô cũng sẽ ôm nó vào lòng. Se se chiều, họ thiếp đi, con chó cũng nằm phủ phục dưới chân, lim dim đôi mắt như vừa muốn tìm hơi ấm như vừa muốn canh giữ giấc ngủ cho đôi vợ chồng trẻ. Trong lòng nó như đang tính toán điều gì đó của một con con chó, cảm tưởng như vũng bùn đen tối đã trôi qua, như chưa hề xảy ra với bản thân nó.

Hàng ngày con chó vẫn đưa Phi đi làm. Con đường cô đi làm gần nhà phải băng qua một cái ngã ba để vắt sang bên kia người xe nườm nượp. Nhưng nó không bao giờ tiễn Phi hết đường mà chỉ dừng lại chừng chục bước chân. Vì nơi đó là cửa hàng thịt chó, nơi treo những đồng loại của nó lủng lẳng vàng ươm. Bao giờ nó cũng ngậm ngùi nhìn bóng Phi nhỏ bé băng sang đường khuất hẳn mới lũi thũi đi về. Lần nào cũng thế, Phi phải căng mắt ra, cố hết sức để băng sang bên kia phố. Cái quán thịt chó ngày một can ra mặt phố chiếm hết tầm nhìn của người đi đường. Sang đến bên kia thì cũng là lúc con Miki quay đầu chạy về nhà với cô Sáu từ khi nào.

Một tuần mới lại đến.
Chồng Phi dậy từ sớm, để phần cho vợ một lồng cơm sẵn trên bàn để cô mang đi ăn trưa ở công ty. Như mọi sáng, cô xé lại khẩu phần ăn của mình là một mẩu bánh mì và ít thức ăn đem sang cho Miki. Rồi mới đi làm. Cũng như thường lệ, nó lại lẽo đẽo chạy theo chiếc xe máy của cô. Nhưng lần này nó cứ theo cô mãi, cô ngoái lại, nó cứ ăng ẳng như muốn níu kéo Phi điều gì. Phi dừng lại nhìn nó một lần nữa rồi mới tiếp tục đi. Gần đến ngã ba, như chuẩn bị vượt qua nơi sinh tử hàng ngày cô phải chịu đựng nó. Bỗng nhiên con chó tru lên một hồi như tiếng sủa của loài sói giữa đêm trăng. Phi nghe toàn thân lạnh toát, hơi lạnh ma quái chạy dọc sống lưng. Ba mươi năm sống trên đời, chưa một lần nào Phi trải qua cảm giác kỳ quái như vừa rồi. Con Miki đứng bạnh chân nhìn cô, đuôi vung rối rít, bốn cái chân nó cào xuống mặt đường, hàm răng nghiến lại, nó như muốn vùng lên kéo tuột Phi vào lòng. Chưa khi nào Phi thấy con Miki kỳ lạ như thế. Ánh mắt nó như có lửa, chiếu thẳng vào Phi. Như bị thôi miên, Phi đứng đờ người ra.

Bỗng Rầm!
Một tiếng rơi khủng khiếp ngay bên tai. Chỉ một phút ngắn ngủi thôi, cái rơ-moc của chiếc xe tải đổ nghiêng sang một bên đường. Tấm biển quảng cáo có hàng chữ Cầy tơ số một Nam Định bị nát vụn, méo mó. Một vụ tai nạn ngay đầu đường, chỉ cách chân Phi chưa đầy một mét. Phi bàng hoàng, mặt tái xanh. Nếu không vì tiếng sủa của Miki vừa rồi, chắc sinh mạng của Phi đã bị thần chết cướp đi.

Phi lao vào Miki, ôm chầm lấy nó. Con chó cũng như đang bị điện giật, người nó lạnh toát, cái mõm ghếch lên đùi Phi dụi dụi như muốn khóc!


Lê Nguyệt Minh
(Sài Gòn)

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
23 Tháng Chín 202412:44 SA(Xem: 7629)
Ướt chùng lòng anh / Thềm mưa bụi / Con tàu lầm lũi vùng quên lãng / Đi vào đi vào sương, hoa muồng vàng mù tối / Đắng khói hai hàng cây nuôi dưỡng tình đầu
23 Tháng Chín 202412:02 SA(Xem: 3644)
Cây thị tỏa bóng mát thâm u giữa cánh đồng, đón những ngọn gió lồng lộng mát rượi từ phương xa thổi lại, đây là nơi các bác nông dân nghỉ ngơi tránh cái nóng ban trưa, hoặc các khách bộ hành nghỉ chân trên con đường thiên lý mệt mỏi. Đây là nơi lũ trẻ của trường tiểu học cộng đồng Hòa Do thường tụ tập nô đùa trong những ngày nghỉ học.
22 Tháng Chín 202411:51 CH(Xem: 5184)
Thu rung rung ánh tơ vàng / Phím loan lãng đãng, nồng nàn đêm mơ / Trăng nghiêng nghiêng đắm vườn thơ / Lao xao hoa mộng nờ… bờ nhân gian
22 Tháng Chín 202411:34 CH(Xem: 5425)
Anh à, giữa những ngày hội của người làm phim cả nước tại thành phố biển Nha Trang, quặn lòng trước thảm cảnh của dân ta - nhất là người dân vùng núi Tây Bắc - Đông Bắc qua mấy đợt lũ lụt lên tiếp, em bỗng nhớ về anh… Những điều anh dự báo và khẩn thiết kêu gọi trong kịch bản phim truyện "Vùng rừng nóng bỏng" chưa kịp lên màn ảnh đã rơi ập vào chính số phận của anh: chiếc xe khách chở anh đã bị đổ tại đèo Chiềng Đông hiểm trở, do hậu quả của những cơn lũ rừng, sau nhiều năm tháng dài đốt phá rừng triền miên vô tội vạ!
22 Tháng Chín 202411:26 CH(Xem: 4975)
tôi về gặp lại mùa thu / gặp lại một đám cỏ mù bên sông / mẹ tôi đã bỏ cánh đồng / theo mây lên núi hóa rồng mà bay
22 Tháng Chín 202411:17 CH(Xem: 3974)
Chắc bạn cũng có nghe câu chuyện về ông Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt, từng là đứa trẻ mồ côi bên Việt Nam. Tôi thật sự cảm động muốn khóc, không phải vì ông là người có tài, đẹp trai, ăn nói khôn ngoan hay làm lớn mà vì nếu cha mẹ nuôi không mang ông về Đức, có thể hôm nay ông cũng đã là kẻ lang thang đầu đường xó chợ ở một nơi nào đó trên đất nước Việt Nam. Bạn tôi muốn kể cho quý vị nghe về một đứa trẻ bụi đời, lang thang đầu đường xó chợ trên đất Hoa Kỳ, nhờ mẹ nuôi Việt Nam mang về chăm sóc, dậy dỗ đã trở nên người hữu dụng.
13 Tháng Chín 20243:25 SA(Xem: 5213)
bay nửa vòng đời ngơ ngác tìm nhau / chưa kịp chạm tay / mùa thu đã cháy / trong lá khô đôi môi nào run rẩy / mãi hoài không gọi nổi / một cái tên
12 Tháng Chín 20246:15 CH(Xem: 5045)
Bài thơ GIÓ đã được thi sĩ Đức gốc Việt Nguyễn Chí Trung trình bày từ năm 2004 tại nhiều Đại Hội Thi Ca Quốc Tế (International Poetry Festival) trong các buổi đọc Thơ trước công chúng. Bài thơ được viết bằng tiếng Đức vào mùa Thu năm 1993 và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng cũng như xuất bản ở nhiều quốc gia Âu châu (Ý, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha …).
12 Tháng Chín 20243:39 CH(Xem: 4816)
Lúc ngồi trong xe với Hiệp rồi, anh vẫn còn thắc mắc: “Tôi vẫn không hiểu tại sao ông lại cùng nhận tin Lê mất. Ông đâu có biết hắn là ai.” Hiệp ngồi thẳng người, chăm chú nhìn ra phía trước. Gương mặt hắn bình thản như một ngày biển lặng. Lần chót anh gặp hắn là lúc hai người đang đi ngược phía với nhau trong khuôn viên đại học, vội vã đến lớp cho kịp giờ dạy. Sau hai năm đại dịch, cả hai mới gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, hứa hẹn sẽ lại cùng đi uống cà-phê hay ăn phở như ngày trước. Thế mà một năm học đã trôi qua, không ai gọi ai, hẹn hò gì cả. Anh buồn buồn nghĩ, mỗi người ai cũng bận bịu với vợ con, làm gì mà có thì giờ nhàn rỗi để tán dóc với nhau.
12 Tháng Chín 20242:26 CH(Xem: 4499)
Kiều Thu 15 tuổi đang học cấp 2 của một trường trung học cơ sở tại Quy Nhơn trong một vùng quê êm đềm. Nhưng chữ nghĩa và sách vở càng ngày không mấy hấp dẫn cô nàng đang tuổi dậy thì. 16 tuổi, Kiều Thu gặp Hải có biệt danh là “Hải đại bàng”. Thế là những cuộc picnic, vui chơi với bạn bè hấp dẫn nàng hơn, nàng bắt đầu biết thế nào ăn chơi, những điều mới lạ với những cuộc vui không chỉ giới hạn trong Thành Phố ven biển mà tiến xa hơn. Kiều Thu quyết định nghỉ học vào năm 17 tuổi bắt đầu sống chung với Hải đại bàng.