anh còn yêu em không? một ngày ánh nắng cắt con đường thành hình thù rối loạn chập chờn vẽ lại ảo ảnh nhiều màu một ngày anh và em chạm nhau bằng nỗi buồn riêng lẻ một ngày anh và em xa nhau bằng nỗi buồn riêng lẻ anh còn yêu em không?
Em muốn vẽ lại bầu trời khô cong của trưa tháng bảy bằng bàn tay lá rơi tung toé giữa cơn gió mùa hè anh là những ngã tư của thành phố em cứ mãi phân vân chọn một lối rẽ cho mình anh là từng buổi chiều qua đi khi em ngồi đếm trong cái ồn ào của giờ tan tầm những nếp nhăn nào bất chợt như dấu tích của mộng mị em cứ dọn trên từng con đường mất hút vào năm tháng anh chẳng bao giờ đi cùng phải không?
C on
gái lớn của chúng tôi lấy chồng đã nhiều năm, có hai con. Ông bà thông gia theo
đạo Phật. Ông là cư sĩ của một đạo tràng và ăn chay trường từ mấy chục năm qua.
Vốn là một dược sĩ, nhưng ông lại nghiên cứu về đạo Phật và có bằng cử nhân
Phật Học của trường đại học Vạn Hạnh, Saigon. Kỳ nào có ông đến giảng pháp lý là được nhiều
người đến đón nghe. Chúng tôi không phải
Phật tử thuần thành, nhưng mỗi năm cũng đi chùa mươi lần và ít khi bỏ lễ Giao
Thừa trong đêm trừ tịch.
T ôi sinh năm 1991 — năm Liên Xô tan rã, người bố quân nhân oai
hùng của tôi phải rời quân ngũ vì có người thân vượt biên, hoen ố lí lịch trong
sạch mấy đời bần nông của gia đình.
L ời tác giả : Viết Ký ức Hà Nội, tôi xem như là một sự đối thoại với Hà Nội, ba mươi sáu phố phường của chị Ban Mai. Cái nhìn của tác giả Ban Mai là của một người phương Nam về Hà Nội với nhiều suy nghĩ và ưu tư. Còn tôi, là cái nhìn của một người trẻ đã từng sống và học tập ở
đây...
T ôi và nhà thơ Trần Hữu Dũng hiện lưu
giữ khoảng 200 số tạp chí Văn, nói không phải “khoe”, đó là một số lượng không
phải nhỏ. Có người gạ mua với giá cao, nhưng tôi không bán, bạn tôi tiến sỹ
khảo cổ Nguyễn Thị Hậu yêu đồ cổ nói bán làm gì; dĩ nhiên có thể copy lại để lưu
giữ, tuy vậy đọc bản chính vẫn sướng hơn.
Đ ời sống có khoảng nào cho riêng em Cho chiều nắng dịu dàng như lụa Tất cả lấp lánh sáng Tranh vẽ cũng cần màu nóng màu lạnh Em chọn màu bí ẩn mộng mơ...
N hạc sĩ Nguyễn Đức Quang, một trong
những người sáng lập Phong Trào Du Ca Việt Nam hồi thập niên 1960, vừa qua đời
lúc 4 giờ sáng ngày 27 tháng 3 nhật tại California, Hoa Kỳ, thọ 68 tuổi.
M ỗi lần trước
khi trở lại miền Trung, điều tôi thường hỏi: ngoài đó bây giờ mưa hay nắng. Lần
này cũng thế, người em tôi vừa từ Huế trở về sau hai mươi ngày công tác nói:
trời đang nắng và thành phố đầy hoa phượng, hoa sen. Bây giờ ngoài đó mùa hè và
tôi nhớ tới không khí oi bức trong những chuyến đi cũ vào những thời gian đầu
mùa hè: hoa phượng đỏ trên những ngọn cây, hoa sen nở đầy trong hồ Tĩnh Tâm,
chung quanh trường thành, những trái nhãn nhỏ sai trên ngọn cây trong Thành
nội.
G he
chòng chành giữa dòng nước, tôi sợ hãi ngồi bám chặt mạn thuyền, mắt láo liên
nhìn trời đêm sáng lờ mờ ánh trăng mười chín. Chúng tôi ngồi dồn đống trong
khoang thuyền. Hai tên đàn ông to người chèo ghe gõ nhẹ trên mui báo hiệu đã
đến nơi tạm an toàn, chúng tôi có thể cử động đôi chút. Người chèo mũi vén tấm
lá che mui nhìn vào.
C húng tôi tới thị xã Cẩm Phả vào hồi mười giờ sáng. Một cơn mưa bất thường ập
xuống, làm như trời cũng cảm được lòng người, nhỏ những giọt nước mắt của trời
để làm chất xúc tác cho những giọt nước mắt của người có dịp tuôn trào.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.