Tự ti mặc cảm và dốt nát thường gây nên tính hung dữ và ác độc Những thằng lưu manh thường khoác nhiều thứ áo Từ giả thầy tu, nhà thơ đến làm báo làm từ thiện Hay ăn hiếp những người cô thế và yếu sức hơn mình
Thậm chí còn đập nguyên chai bia vào đầu người lớn tuổi già nua Thường làm thơ vần vè tán gái, tán cả người yêu hoặc vợ của bạn Xưng hô mày tao với tất cả mọi người dù người ta tuổi bằng bố mẹ Nịnh trên nạt dưới lừa tình lừa tiền những người nhẹ dạ
Lưu manh thường sống bám vào phụ nữ Đón gió thời cơ Thấy biểu tình thì cũng vờ chống đối Thấy yêu nước thì cũng vờ rên rỉ quê hương
Thiên tai thì đúng là cơ hội Nếu bạn chịu khó nhìn quanh sẽ thấy chúng nó khắp nơi Nước mắt cá sấu khóc thương nhân loại Đúng là một lũ lưu manh
Lưu manh hay nghĩ mình là thi sĩ Bằng những vật vã ngu si Hay tưởng mình là nhà độc tài Không cho ai nói ngược
Những tay lưu manh hay nói tục Mở miệng là ăn nhậu thơ văn Lưu manh thường sống bầy đàn Đúng là một lũ đầu tôm
Không nên mua thù chuốc oán Sao tôi lại nói chuyện này Lưu manh đầu đường xó chợ Tiếc gì một lũ lưu manh...
Những người lính đáng thương này /
Phải đối diện với mặt trận thành phố /
Từ rừng rú họ được đưa về thủ đô /
Để bảo vệ trấn an những con người kêu gào chiến tranh /
nhưng chính họ lại đứng bên ngoài cuộc chiến /
Và người lính bỗng dưng biến thành con thú cô đơn /
ngơ ngác giữa Mặt Trận Ở Sài Gòn
có những con chim bay về phía mặt trời /
ngậm hạt đậu như viên kim cương trên tóc người thiếu nữ /
cơn gió mùa hạ ngông cuồng thổi qua thành phố /
nhiều ô cửa chưa mở ra /
phía sau là những căn phòng chứa đầy kỷ niệm /
im lặng
Để mô tả nghành tư pháp nước ta hiện nay, xin được dẫn bằng nỗi lo sợ sâu thẳm trong lòng người dân VN qua câu nói của cựu Uỷ viên Bộ chính trị Đinh La Thăng trước toà: “ Xin hãy đối xử với bị cáo như số phận một con người !”
Trong những ngày đang phải cố thủ tại gia một cách tuyệt vọng trước “kẻ thù vô hình” Corona virus giăng mắc, phong tỏa nơi nơi, “Mặt Trận Ở Sài Gòn” là một nguồn quên lãng lớn cơn đại dịch này. Trước hiện tại đang thêm phần đen tối không chỉ vì đại dịch Cô-Vy và nạn suy thoái/ lạm phát mà chủ yếu vì một chính tình thối nát, có khi người ta phải đi vay mượn một vài tia sáng từ quá khứ để có thể ngày qua ngày. Những câu chuyện cách đây cả 50 năm ở một nơi nay quá xa xôi bỗng dưng sống lại một cách da diết trong trí nhớ, trong con tim của mỗi chúng ta khi có “Mặt Trận Ở Sài Gòn” đặt đầu bàn ngủ (không phải gối đầu giường).
Mẹ là người Mường thuộc vùng sâu vùng xa của một huyện miền núi chủ yếu là cao nguyên. Làng quê của mẹ sát bên sông Đà, xa đường cái, xa thị trấn thị tứ, vào được tới đó phải vượt qua nhiều chặng sông hồ đường đất gian khổ - nhất là vào mùa mưa, mọi người kể thế... Vào thăm Bảo tàng tỉnh, thấy có ảnh mẹ. Hóa ra, mẹ là một trong bốn bà Mẹ Việt Nam Anh hùng của tỉnh này từng được Nhà nước phong tặng...
Ngày quen nhau, Nó và Muội cùng 19 tuổi. Nó là con trai cả trong một gia đình giàu có người Tàu Việt, ở nhà gọi nó là A Chảy. Còn tên Muội do từ nickname “Tiểu Muội” cả nhóm đặt cho vì Muội nhỏ tuổi nhất nhóm. Nhưng Nó toàn gọi Muội là A Muối, “em gái nhỏ” theo tiếng Hoa! Nó học trường Hoạ, Muội học trường Nhạc. Con gái trường Nhạc thường có nhiều anh đứng chờ trước cổng chờ sáng trưa chiều tối vì giờ học mỗi người mỗi khác nhau. Riêng Muội chả có anh nào vì Muội thuộc dạng “know-it-all girl”, hay sửa lưng bất kỳ ai nói gì không chính xác. Mà con trai thì thường thích các em hiền ngoan khờ dại! Muội chưa bao giờ tới trường Hoạ, nhưng Nó lại hay tới trường Nhạc chờ Muội.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.