- Tạp Chí Hợp Lưu  18939 Magnolia St. Fountain Valley, CA 92708 - USA Điện thoại: (714) 381-8780 E-mail: tapchihopluu@aol.com
Tác Giả
Tìm đọc

Viền theo mẫu tự

14 Tháng Sáu 201312:00 SA(Xem: 59904)
chokhach-ddson-content
 
Chờ khách / Ảnh Dương Đức Sơn


Mi không bầy đàn, mi cũng không phe cánh hẩu
Những kẻ khôn ngoan hơn mi đã chết hay gãy cánh từ lâu
Những tên áp-phe, mặt rô
Những tên lại cái, xăng pha nhớt...
 tàng ẩn
 điên loạn chụp giựt từng cơ hội
Rồi một ngày cờ tàn rã đám như rã bánh xe
Chết mất dấu hay dạt vào liếm vết thương đời trong một ổ tối nào đó
Lòng căm hận

Còn mi vẫn một mình một mê lộ
Đi về đêm đêm
Những vần thơ cháy ngút
Những trang văn gió lộng
Một trang web mâm cỗ văn chương
Vẫm âm thầm hung địa với đường bay riêng của mình
Chưa bao giờ chết chẳng bao giờ chịu thua
Đầu hàng hay chán nản
Mi vẫn viết mòn bàn phím
Cảm xúc mải miết tung cánh hoang lộng
Từ đây đến khi giã từ
Mi vẫn sẽ còn viết
Vì tận cùng tâm hồn mi là ngọn lửa khát vọng
Đời mi ẩn trong chữ, ngủ trong chữ
Cứ đập chữ ra, mi ở đó
Cuộc đời mi viền theo từng mẫu tự
Cuộc đời cho đến khi chết
Mi vẫn còn chưa đi hết đam mê...

Thấm tháp gì đâu, bao địa ngục kẻ khác
Những tên bạo chúa chơi cờ
Tay du đãng kiếm ăn
Tên mặt rô dâm loạn
Tấn trò đời
Diễn tuồng cho đến phút chót
Hạ huyệt bi hài
Mi cũng bao ngày bầm dập như một trái thối
Nỗi đau cương mủ
Nhưng có làm sao
Bởi không cơn cớ gì làm sao mi viết?
Đôi khi, mi có ý nghĩ với cuộc đời này bởi là một vết thương
Bao kẻ khác nhìn vào đó nhận ra mình
Như lạc vào nhà cười
Cù quay nắc nẻ trên mặt đất
Bao nỗi buồn sương khói bay lên


Cuộc đời mi viền theo mẫu tự
Những câu thơ rơi ra
Trên đường về hố thẳm
Thắp lên vẻ hiu quạnh
Một kiếp sống mờ nhạt

Cứ thế
Chồng tầng tầng lớp lớp
Vẻ hung địa hoang tàng
Thế kỷ lẫn vào thế kỷ...




Nguyễn Hữu Hồng Minh
11.2010

Gửi ý kiến của bạn
Tên của bạn
Email của bạn
08 Tháng Hai 20162:36 CH(Xem: 30847)
Văn phòng là một hình vuông hoàn hảo, bên trong có hai trăm cái bàn giống nhau như đúc, hai mươi cái mỗi hàng dọc và cũng hai mươi cái ở hàng ngang, nằm cách nhau một khoảng cách bất di bất dịch.. Những thứ ấy nằm trên nền gạch trắng và tựa vào bức tường trắng.
08 Tháng Hai 20162:29 CH(Xem: 27582)
Không một chính quyền nào có thể chống lại cái khát vọng của những con người muốn sống cuộc sống có nhân phẩm và sự tôn trọng. Bước sang những ngày đầu năm, hãy cùng chúc nhau một năm mới tràn đầy tình yêu thương. Hãy là những Ko Ko Gyi, mỗi chúng ta sẽ thay đổi cái xã hội vô cảm này bằng tình yêu thương.
06 Tháng Hai 201612:43 SA(Xem: 27466)
chiều cuối năm / phủi bụi trái tim / giọt nước mắt khô không thể khóc / quánh vết thẹo lòng trơ trụi
26 Tháng Giêng 201612:58 SA(Xem: 31642)
Du Uyên Làm kế toán, sinh ra và lớn ở Sài Gòn, yêu cái đẹp. Như cái tên Du Uyên (Duyên) ngẫu nhiên vận vào mệnh người, cái “duyên” trong thơ Du Uyên là sự hài hước, lém lỉnh, độc đáo, nhạy bén, và rất đời thường.
26 Tháng Giêng 201612:37 SA(Xem: 27321)
Xin đừng vẽ lên khung tranh những giấc mơ bằng ký hiệu / Bởi anh sẽ nhớ em hơn / Khi bức tranh sẽ nói cho anh biết về những điều rất thực / Là con đường đã xa muôn trùng /
22 Tháng Giêng 20162:12 CH(Xem: 27056)
Vẽ một ngày Xuân đi vẽ một ngày Xuân thinh lặng vẽ một ngày úa nắng mùi hương hoa bay là đà cơn lạnh hanh khô thịt da ngồi trong chiều thơm hoa cúc
22 Tháng Giêng 20161:30 CH(Xem: 28177)
Trong giấc mơ nửa vòng trái đất những khuôn hình và ý niệm về một tình yêu bằng những câu hỏi Đồng chí đang làm gì Em có nhớ anh không
22 Tháng Giêng 201612:34 CH(Xem: 31402)
T rước hết tôi chỉ biết họa sĩ Đinh Cường qua tranh vẽ của ông và qua những bài thơ đăng trên bán nguyệt san Văn của bác Nguyễn Đình Vượng
22 Tháng Giêng 201612:17 CH(Xem: 34256)
Sang Úc tháng Tám năm 1988 để tham dự hội nghị những người viết kịch trẻ thế giới (International Festival for Young Playwrights) tại thành phố Sydney. Sau khi hội nghị kết thúc tôi làm đơn xin ở lại. Tôi quay trở lại học lớp 11 và 12 nhưng chỉ học ba môn chính là tiếng Anh, âm nhạc và sân khấu, với mục đích là học tiếng Anh và làm quen với văn hóa, nghệ thuật và sân khấu của Úc.(Tạ Duy Bình)
18 Tháng Giêng 20163:22 SA(Xem: 29553)
Không dễ mà bốn phụ nữ Mỹ gốc Việt này cùng một cô từ Việt Nam sang có thể cùng tụ tập nhau trên đất Mỹ. Mỗi người có vài cái tên, tạm gọi họ bằng cái nghề, đúng hơn là cái nghiệp mà họ đang theo.