( Nguyễn Đình Bổn qua nét vẽ Trần Tuy)
Nguyễn Đình Bổn
Sinh năm 1962 tại Quảng Nam
Sau biến cố 1975 sống cùng gia đình tại vùng sâu đồng bằng sông Cửu Long
Từ 1994 sống bằng nghề tự do tại Sài Gòn.
Lần đầu cộng tác cùng Hợp Lưu.
Tạp Chí Hợp Lưu
Họ đang chơi trò “con thỏ” trên chiếc giường rộng 4x4m khi cơn bão Magic vượt qua cửa biển tràn vào thành phố. Thực ra Marilyn không thích mấy tư thế này, nàng thích trò “cưỡi ngựa” hơn. Vì chiều Thân nàng thỉnh thoảng “cho phép” chàng chơi trò con thỏ. Lần đầu tiên gặp nàng tại quán bar Lalan, cái đập vào mắt Thân là đôi mông tròn trịa, nảy nở của nàng. Ngay từ cái giây phút đầu tiên ấy, Thân đã nghĩ đến chuyện được ôm lấy nàng từ phía sau và làm chuyện ấy.
Khi chàng đạt được cái ao ước đó thì nàng cũng thố lộ ao ước của mình. Nàng bảo mình chỉ muốn có một cái giường cực rộng, cỡ 4m x 4m. Và vượt qua nhiều trở ngại, bằng một nỗi si mê cuồng dại và hai dòng máu có khí chất điên điên, căn nhà của họ cũng được xây lên. Nó được Tùng, một “họa sĩ thị giác”, bạn thân của Thân thiết kế, đương nhiên điểm nhấn là căn phòng ngủ thênh thang của họ, nơi có chiếc giường 4m x 4m.
Như đêm nay, dù cơn “siêu bão” Magic có tràn về theo chu kỳ 101 năm thì trong căn nhà vững chãi và trên chiếc giường to ngoại cỡ, chàng vẫn có thể yêu nàng như những con thỏ đang kỳ động dục.
Khi đã thỏa mãn, nàng cười khúc khích:
-Em nghe nói các bậc đế vương đều nằm trên những chiếc giường rất rộng, ví dụ như bạo chúa Nero, Napoléon hay Mao Trạch Đông. Em chỉ ao ước được cùng anh trên chiếc giường như vậy. Em chỉ thấy thương anh chàng Bill…
-Bill nào?
-Bill Clinton… tiểu đế! Nàng lại cười hihi.
-Sao vậy?
-Vì nhà ông này chắc chỉ có 2 chiếc giường bé xíu. Một dành cho cô con gái và một cho cả hai ông bà. Khi Hillary nổi cơn thịnh nộ về vụ Monica thì chàng Bill phải ra nằm ở sô pha ngoài phòng khách, hồi đó em đọc báo nói như vậy. Nghĩa là nếu cái giường của họ rộng cỡ 4x4m, thì em nghĩ ông ta chẳng cần nằm trên sô pha…
Thân giấu mặt sau gối mỉm cười. Chàng nhớ lại cái ngày mình xách valy về lại quê nhà sau hơn hai mươi năm ở nước ngoài, điều đầu tiên chàng cảm nhận là thành phố của tuổi thơ xưa giờ tràn ngập hàng Tàu mà ấn tượng nhất là những chiếc xe máy rẻ tiền phóng vù vù trên đường phố. Cũng chính vì cái ấn tượng đó mà lòng Thân buồn vô kể, đến nỗi sau khi về quê thăm người dì xong, chàng nghĩ chắc mình sẽ quay về Mỹ ngay lập tức, nếu như định mệnh không xui khiến cho chàng gặp Marilyn…
Quê Thân ở cặp sát với sông Hậu, gia đình chàng nổi tiếng giàu có từ đời này qua đời khác bằng nghề buôn bán gạo. Ba chàng kể, từ thời thuộc Pháp, ông nội Thân đã là tay buôn gạo cự phách trong vùng. Trước năm 1975, đội “ghe chài” chở gạo của cha Thân có chừng vài mươi chiếc và ba nhà máy xay xát lớn đặt tại ngoại ô thành phố Cần Thơ. Thời thế đổi thay, chỉ một thoáng chốc tất cả đều tan như những bọt nước trên sông… Từ năm 1976, với chủ trương “đánh tư sản mại bản” của chế độ cộng sản, gia sản nhà Thân bị tịch thu gần hết, chỉ còn lại mảnh vườn nhỏ của ông bà xưa để lại. Sống lây lất vài năm, cha chàng gom góp hết số vàng còn lại tìm cách vượt biên. Ông móc nối với một vài Hoa kiều ở Chợ Lớn và tin tưởng bỏ hết vốn vào cuộc chơi sinh tử. Thế nhưng ông đã bị một vố lừa cay đắng và hoàn toàn trắng tay. Sau lần đó ngoài căm thù cộng sản ông còn căm thù tất cả người Hoa mà ông gọi một cách khinh miệt là “bọn Chệch”. Nhưng với quyết tâm rời bỏ đất nước, giờ đây hoang tàn dưới tay người cộng sản vì chính sách “ngăn sông cấm chợ” , ông vẫn tìm mọi cách để vượt biên. Ông ra tận đảo Phú Quốc, bằng mọi cách có thể và cùng với những người chung một chí hướng, chấp nhận đóng một chiếc ghe nhỏ bằng gỗ tạp, sau đó chỉ mang một mình Thân, đứa con trai út của ông theo. Từ Phú Quốc, nhờ có một người, nguyên sĩ quan hải quân Việt Nam Cộng Hòa biết sử dụng hải bàn đi cùng, họ nhắm hướng Thái Lan ra khơi. Lần này may mắn đã đến. Chiếc ghe nhỏ bằng gỗ xoài, tưởng không thể cầm cự với những cơn sóng trung bình, lại gặp được một tàu hải quân kéo cờ Hoàng gia Anh cứu hộ và đưa thẳng vào hải phận Thái Lan. Tiếp theo đó là những ngày gian khổ, tủi nhục sống trong các trại tập trung dành cho người tị nạn trước khi Thân và cha mình được nhận vào Anh và sau đó sang Mỹ định cư…
-Anh, hình như cơn bão này ghê lắm!
Tiếng Marilyn cắt ngang dòng hồi ức của Thân. Chàng quay người lại, nhìn lên tivi. Trên màn hình, ông chủ tịch thành phố mặc bộ vest đen, khuôn mặt u sầu đầy mụn của ông ta, cùng với bộ áo nghiêm trang trông như một bức chân dung kỳ quái. Ông chủ tịch chậm rãi đọc một thông báo, rằng thì là toàn thể cư dân thành phố phải chuẩn bị tốt nhất để đối phó với “cơn bão thế kỷ” đồng thời kêu gọi mọi người nghiêm túc chấp hành lệnh sơ tán. Sau đó mục “dự báo thời tiết”, dẫn lời các chuyên gia về đường đi kỳ dị của cơn bão, đúng với cái tên Magic của nó. Họ cho rằng cơn “siêu bão” này chắc chắn sẽ gây ra những thảm họa khôn lường.
Thân cũng cảm nhận một điều gì đó đang tới. Nằm trong căn nhà kiên cố, họ vẫn nghe tiếng mưa đập ầm ầm ngoài kia. Thế nhưng lúc này Marilyn thì lại thấy thích thú, cô cho rằng mình đang sống trong một nơi vững vàng như pháo đài, một nơi mà bất kỳ tình huống thời tiết nào cũng không thể xâm hại.
Bản thân Thân cũng nghĩ vậy. Anh đã gần như dành hết số tiền mình kiếm được ở xứ người để phụng hiến cho tình yêu mê cuồng khi xây dựng căn nhà này. Họ đã thống nhất mua một lô đất rộng, đúng hơn là một đám ruộng có diện tích 20 x30m tận bên kia dòng sông để tiến hành xây dựng tổ ấm của mình. Không một cư dân địa phương, hay bất kỳ ai đi ngang qua mà không cảm thấy lạ lùng với căn nhà của họ. Nó được xây gần như vuông vức giữa khu đất sau khi đã san lấp xong. Nhìn lùi một chút, nó gần giống như một lăng mộ, và ngay cả cách bố trí các phòng bên trong cũng vậy. Thế nhưng chẳng hề gì, vì cả Thân và Marilyn đều thích khi nhìn bản vẽ phối cảnh căn nhà do họa sĩ Tùng thực hiện, chỉ trong một tuần sau khi được yêu cầu.
Từ ngày gặp Thân, Marilyn đã bỏ làm tiếp viên rót rượu ở quán bar Lalan, thế nhưng nàng vẫn giữ cái tên “tây” của mình khi xưng hô và cả lấy nó làm bút danh khi viết truyện ngắn. Thân biết, cái nhìn dung tục đầu tiên đã kết nối họ nhưng chính mối dây nghệ thuật ràng buộc họ. Chàng là một họa sĩ, dù chỉ mới cách nay 2 năm, tại Mỹ, chàng là một tay làm nail chuyên nghiệp. Cũng như giờ nàng là một “nhà văn trẻ” dù trước khi gặp Thân nàng là gái rót rượu. Ở cái đất nước điên rồ này mọi chuyện đều có thể, ví như căn nhà của họ. Lúc đầu Thân nghĩ rằng sẽ chẳng ai cho phép chàng xây như vậy. Thế nhưng Tùng và Marilyn cười hehe vào mặt chàng, bảo rằng tiền giải quyết được mọi việc, dù Thân có muốn xây một cái Kim Tự tháp tại đây, vấn đề là chàng có đủ tiền để tống vào những cái mõm chó kia không. Và đúng vậy, sau khi thỏa thuận về giá cả chung chi và trả ngay một cách sòng phẳng, trong suốt thời gian thi công xây nhà, chẳng hề có một “lực lượng” nào dòm ngó, dù đây quả là một căn nhà có một không hai trong cái thành phố ngổn ngang này.
Marilyn liên tục bấm điều khiển chuyển kênh để tìm thông tin cập nhật về cơn bão. Nàng không sợ nhưng nàng thích thú với nó trong một cảm giác ích kỷ khi xác tín về thái độ an toàn tuyệt đối của mình. Nhờ yêu Thân, chấp nhận chung sống với chàng mà chỉ trong một thời gian ngắn nàng đã rời bỏ được cái nơi chốn đầy mùi rượu và mùi đàn ông, nhất là mùi chua chua, nồng nồng của bọn Tây sau khi nốc rượu cùng với những trò cấu véo thô bỉ của đám già dịch Châu á…
Marilyn cũng xuất thân từ miền đồng bằng phía tây, không xa nơi chôn nhau cắt rốn của Thân là mấy. Và cũng giống như rất nhiều cô gái miền tây, nàng đã rời quê hương, mong tìm một nơi chốn có thể đổi đời để tránh xa miền quê đầy những thằng con trai chưa lớn đã biết nhậu mà giải pháp đơn giản nhất là lấy chồng ngoại, cụ thể là lấy mấy lão già hay người tàn tật, thiểu năng trí tuệ của Đài Loan, Hàn Quốc…
Không như phần lớn những cô gái khác rất ít học, Marilyn đã học xong cấp ba và mơ ước vào trường Sân khấu Điện ảnh. Thế nhưng những bí bách của cuộc sống gia đình nghèo khổ đã đẩy nàng vào những tính toán giản đơn và bước hụt vào nhịp sống quay cuồng của rượu, gái, đàn ông và những tờ giấy bạc. Cho đến bây giờ, dù đã an tâm trong căn nhà vững vàng của họ, nỗi đau đớn về cái lần đầu tiên phải lên giường với một lão già Tàu vẫn cứ ám ảnh nàng. Biết Marilyn là gái trinh, lão ta bỏ ra gần 20 triệu để mua và trong suốt ba ngày nhốt nàng trong khách sạn, lão ta đã áp dụng mọi biện pháp từ đông tây kim cổ để thỏa mãn thú tính của mình. Nhưng có lẽ tởm lợm và ám ảnh nhất là lão đã dùng một trái táo khô, dùng tăm xỉa răng xăm đều lên nó sau đó nhét vào trong cửa mình của Marilyn. Lão dùng mọi cách kích thích nàng và mặc dù Marilyn không hưởng ứng vì quá sợ hãi, một giờ sau lão lấy trái táo khô ra, giờ nó đã mọng nước và ăn chậm rải, ngon lành trước mặt nàng.
Sau những đêm kinh hoàng ấy, đời Marilyn rẽ sang hướng khác. Nàng không còn muốn lấy chồng ngoại nữa mà theo một “chị gái” làm tiếp viên quán bar. Và cũng từ ngày ấy, một mối thù hận âm ỉ dần lớn trong lòng nàng đối với những người đàn ông Trung Hoa và nếu có cơ hội là nàng tìm cách để trả thù nhưng thật ra nàng chưa bao giờ có cơ hội bởi thường những khách Tàu đến quán khá kỹ tính và keo kiệt. Cho đến khi nàng gặp Thân…
Thông báo bão khẩn cấp! Theo tin từ Đài khí tượng thủy văn, bão Magic sau khi tiếp cận bờ biển đã bất ngờ ngoặc ra. Hiện sức gió đã đạt cấp 12, giật cấp 13. 14. Dự báo trong 2 giờ nữa, bão sẽ quay lại và đổ bộ trực tiếp vào trung tâm thành phố…
Marilyn bật âm thanh hết cỡ vì ngoài trời càng lúc mưa càng lớn. Trong đời của họ, chưa bao giờ chứng kiến một lượng mưa khủng khiếp như vậy. Thân nhổm dậy, đi tìm thuốc lá. Bỗng nhiên có tiếng đập cửa ầm ầm. Lúc đầu Thân tưởng là tiếng mưa nhưng sau đó tiếng đập cửa ngày càng lớn. Marilyn cũng đã nghe thấy, nàng nhìn Thân dò hỏi. Cửa nhà họ được trang bị bằng kính cường lực nên chắc chắn ai đó bên ngoài phải dùng sức rất mạnh. Nhưng là ai? Vì sao phải đến tìm họ trong cơn mưa bão điên cuồng này?
-Anh, mở cửa không, em sợ?!
-Không được, lỡ người xấu thì sao?
Nỗi sợ của họ là có căn cứ vì sau khi xây căn nhà này, chắc chắn tiếng đồn lan rộng rằng vợ chồng họ cực kỳ giàu có, chàng lại là một Việt kiều Mỹ. Và biết đâu lợi dụng đêm tối mưa gió này, bọn cướp tìm đến thì sao?
Bỗng nhiên gió ngừng thổi, mưa có phần ngớt hạt. Và ngay lúc đó kèm với tiếng đập cửa là tiếng quát: “Công an khu vực đây. Mở cửa, kiểm tra hộ khẩu!”.
-Trời ơi, sao họ lại kiểm tra vào lúc cái thời tiết quái quỉ này hả trời! Tiếng của Marilyn rền rĩ dù nàng biết ở trên đất nước này, khi công an được xem là thanh kiếm bảo vệ chế độ thì họ có quyền hành xử bất cứ như thế nào, ở đâu và lúc nào.
Giờ thì chính Thân là người đưa mắt dò hỏi nàng. Khuôn mặt Marilyn thoáng nét sợ hãi nhưng nàng khẽ gật đầu. Trong hoàn cảnh đó, cả hai đều biết không thể còn con đường nào khác.
Thân khoác thêm một chiếc áo, bước dần về phía cánh cửa trong lúc Marilyn cũng đã mặc áo khoác dài vào người. Chàng cẩn thận xoay tay nắm, mở chốt. Cửa bật ra vì có lực xô từ bên ngoài. Một đám chừng năm, sáu người lố nhố xô vào kèm theo nước mưa và gió mạnh. Tất cả đều là đàn ông. Tất cả đều khoác áo mưa màu tối. Không ai mặc sắc phục.
-Chúng tôi cần kiểm tra hộ khẩu! Một người lên tiếng.
-Các anh là ai? Tôi cần biết! Thân hỏi lại.
-Anh không cần biết, anh chỉ việc chấp hành!
Marilyn đã bước tới. Nàng nhỏ nhẹ:
-Thưa các anh, tụi em mới về đây. Chưa có hộ khẩu. Chỉ có giấy tạm trú!
-Cái gì cũng được, đưa ra đây!
-Dạ, mời các anh ngồi!
Nhưng họ vẫn đứng. Marilyn vội vàng chạy vào trong, lấy cuốn sổ tạm trú mà họ được cấp sau khi tốn năm trăm ngàn và đưa cho người đàn ông duy nhất lên tiếng từ đầu đến giờ. Anh ta liếc sơ, trả lại rồi quay qua Thân:
-Anh là Việt kiều Mỹ?
-Dạ!
-Tôi cần xem hộ chiếu!
Thân định cự lại nhưng gặp ánh mắt của Marilyn chàng hiểu ngay không còn cách nào khác, chàng nói: “Dạ các anh đợi chút”.
Thân bước vào phòng trong, lấy hộ chiếu, nhét tờ 100 đô-la vào và bước ra. Cầm tấm hộ chiếu, người đàn ông lúc nảy phớt lờ tờ tiền mệnh giá lớn đó mà chỉ săm soi nhìn tấm ảnh và lại nhìn Thân.
-Anh là Lê Hoàng Thân!
-Dạ!
-Anh ở đây bao lâu rồi?
-Dạ, khoảng 5 tháng, từ tháng 6.
-Anh có nhớ tháng 12 năm ngoái làm gì không?
-Dạ…
-Thôi được! Trả lại anh!
Người đàn ông đó đưa trả Thân cuốn hộ chiếu. Tờ giấy 100$ vẫn còn. Họ rút lui! Ngay lúc đó mưa ầm ầm kéo đến và gió đập mạnh vào cánh cửa làm tất cả vật dụng nhẹ trong nhà đều bay loạn xạ.
-Hú vía! Marilyn đưa cả hai bàn tay vuốt ngực. Thân dùng hết sức đóng cửa lại. Hai người im lặng quay về chiếc giường mênh mông của mình. Khi nép vào lòng Thân, tự dưng Marilyn thấy cái giường rộng quá. Thấy những mơ ước ngày nào bỗng phù du thật sự trước một linh cảm tàn nhẫn. Nàng nói nhỏ: “Em sợ quá!”. Thân choàng tay ôm nàng. Anh cũng mơ hồ thấy một điều gì đó bất trắc đang đến. “Anh có nhớ tháng 12 năm ngoái anh làm gì không?”. Câu hỏi đó như một âm thanh đồng vọng trong lòng họ.
Tháng 12?
Đó là những ngày họ đang bắt đầu mê nhau. Sức cuốn hút vì sự tương hợp tình dục đã làm tình yêu thăng hoa. Thân và cả Marilyn như chưa bao giờ thấy người mình yêu đẹp và hấp dẫn như vậy. Những khách sạn trở thành quen thuộc và những đắm đuối chìm vào nhau liên tục cũng không làm cho cả hai mệt mỏi. Với Thân, Marilyn có thể buông thả hoàn toàn bản thân và đạt đến đỉnh cao nhiều lần trong một cuộc vui. Sau những lần như vậy, họ thường dẫn nhau đi ăn ở những quán vỉa hè. Thân không thể đi xe gắn máy, còn Marilyn chạy xe máy hơi yếu nên chàng không đồng ý để nàng chở, và họ thường chọn những chiếc xích lô, Marilyn ngồi trong lòng Thân và cùng nhau lang thang đây đó. Thân cũng không cao lớn lắm, Marilyn cũng thanh mảnh, nên hai người trên một chiếc xích lô cũng nặng bằng một bà đầm đi du lịch mà thôi!
Buổi sáng đó họ hẹn nhau đi ăn và sau đó nhờ bác xích lô chở xuôi ra ngoại ô nơi có những quán cà phê cạnh bờ sông rất nên thơ và mát mẻ. Vừa tới một ngã tư thì cả Thân và Marilyn, có lẽ cả người đạp xích lô đều tròn mắt ngạc nhiên khi thấy một đám đông, phần lớn là sinh viên đang tụ tập nhau bên một lề đường hô vang khẩu hiệu “Đả đảo Trung quốc, Hoàng sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Ngay lúc đó Thân nghe ai gọi tên mình. Nhìn vào đám đông chàng còn ngạc nhiên hơn nữa khi thấy đó là Tùng, bạn thân. Thân bảo Marilyn: “Vụ gì vui quá đây! Mình xuống tham gia đi em”. Marilyn nhanh chóng hưởng ứng. Họ bảo bác xích lô tấp xe vô lề và trả tiền. Người xích lô già ái ngại: “Hình như là biểu tình. Cô cậu tham gia coi chừng rắc rối nghen!”. Thế nhưng ngay lúc đó Tùng đã chạy tới, một tay nắm tay Thân, tay kia nắm tay Marilyn: “Vô đây, vô đây! Vui lắm, vui lắm!”.
-Chống Tàu hả? Thân hỏi.
-Ừ, chống Tàu!
-Ba tao ghét bọn Tàu. Tao ghét bọn Tàu!
-Em cũng vậy!
Vậy là họ nhanh chóng đứng vào hàng ngũ những người biểu tình tự phát đó. Một lá cờ Trung Quốc được đem ra, trải trên nền đất và ngay lập tức nhiều người nhảy vào, giày xéo lên một cách thỏa mãn. Rất nhiều công an mặc sắc phục và công an chìm mặc thường phục đứng xung quanh họ nhưng đông nhất vẫn là những người tuổi trẻ và một số là trung niên. Đứng ở hàng đầu có một người thanh niên mặc áo đỏ, tay cầm loa. Bên cạnh anh ta là một phụ nữ khá xinh đẹp với trang phục sang trọng. Tùng nói như hét vào tai Thân: “Những người đứng đầu đó, họ là những văn nghệ sĩ dũng cảm và yêu nước. Đã đảo Trung Quốc xâm lược”
***
Điện tắt phụp. Căn nhà chìm trong bóng tối. Thân bật hộp quẹt cho Marilyn đốt mấy ngọn nến mà nàng đã chuẩn bị sẵn. Chiếc kim giờ trên đồng hồ đã vượt qua con số 2. Thế nhưng cả hai vẫn có cảm giác cơn bão không đi qua mà đang quần đảo trên ngôi nhà của họ. Thật ra gió đã giảm, nhưng mưa càng lúc càng lớn. “Để anh đi chạy máy đèn” Thân nói. “Có cần thiết không anh? Hay mình ngủ đi”. Giọng Marilyn đượm vẻ lo lắng. Thân cũng nghe một nỗi bất an dần thấm vào mình. “Mưa lớn quá! Nước bắt đầu tràn vào đó em. Anh nghe tiếng sóng vỗ. Ừ, thôi mình ngủ đi”.
-Phải họ nói về ngày mình tham gia biểu tình không anh?
-Anh nghĩ chắc là vậy. Chỉ không hiểu sao lại đến hỏi ngay trong thời tiết bão lụt này?
-Chúng ta đã làm gì sai sao? Em cảm thấy rất sợ!
Thân vòng tay ôm vợ. Giờ thì họ biết sẽ không ai có thể ngủ được. Cái ngày hôm đó khi cả hai hòa vào trong đám đông biểu tình chỉ vì một cơn hứng khởi đột xuất chắc không ai nghĩ sẽ có đêm hôm nay…Và dù căn nhà họ được xây trên một nền móng khá cao nên chắc không phải lo lắng nhưng một linh cảm xấu cứ đeo đuổi họ. Thật ra ngày hôm đó cuộc biểu tình tự phát cũng chỉ kéo dài tới trưa. La hét đả đảo một hồi thì công an vây kín bốn ngã đường, các loại xe không thể lưu thông vào khu vực sứ quán Trung Quốc. Họ cũng thấy mệt và chán và rồi họ chia tay mấy người bạn, đi bộ ra khỏi các hàng rào cảnh sát và kêu một chiếc xích lô tiếp tục cuộc hành trình lãng mạn không cần biết đám đông tiếp tục ra sao…
Marilyn bật đài FM từ điện thoại di động của nàng để dò tìm bản tin. Cả hai lặng người nghe thông báo “tình trạng thảm họa khẩn cấp” vì dù bão vừa tan nhưng mưa lại đang ào ạt đến và đã làm ngập 2/3 thành phố. Cũng theo thông báo này thì chính quyền buộc phải cắt điện để không gây nguy hiểm. Tất cả các ngã đường vào thành phố đều ngập sâu, giao thông hoàn toàn tê liệt, sân bay đóng cửa vì nước đang tiến vào nhà ga chính. Rất nhiều căn nhà đã sụp và số thương vong chưa thống kê nhưng chắc không phải ít.
Đồng hồ trên điện thoại cho biết đã gần 5 giờ sáng. Bên ngoài trời đã hé những ánh sang mỏng manh và cơn mưa lớn đã dần ngớt. “Để anh ra ngoài coi thử chuyện gì đã xảy ra” – Thân nói.
-Em đi với anh! Marilyn thầm thì. Chàng không phản đối và họ cùng ngồi dậy, xuống giường, nắm tay nhau bước về phía cửa.
Khi Thân mở cửa ra, cả hai nhìn thấy nước đã tràn lên hàng hiên. Bên ngoài trời chỉ mới sáng lờ mờ. Mưa đã ngớt và ngoài tiếng sóng thì không gian hoàn toàn yên tĩnh. Thân nhìn ra xa, chỉ thấy một màu nước đùng đục trắng. Các căn nhà ở gần nhà họ nhất cũng đều ngập sâu. Hình như tất cả đã đi sơ tán, trừ gia đình chàng. Bỗng nhiên có tiếng động cơ nổ rầm rì rồi những vệt sáng đèn pin lóe lên từ phía trước đó là con đường, giờ đã ngập không còn dấu vết. Một chiếc ghe cỡ trung bình hiện dần ra trước mắt họ. Trên ghe lố nhố một đám người và khi chiếc ghe đi dần vào tầm mắt hai vợ chồng Thân nhìn thấy những người trên ghe đang quăng xuống nước những vật gì đó khá nặng trong khi ghe vẫn chạy chầm chậm về phía căn nhà của họ. Bất giác Thân tái mặt. Chàng vừa nhìn thấy họ quăng những xác người xuống nước. Chàng vội nắm chặt tay vợ, lôi vào nhà. Marilyn cũng đã nhìn thấy cảnh tượng kinh hoàng ấy, nàng run lập cập:
-Thật khủng khiếp! Em chưa bao giờ chứng kiến một điều gì như đêm nay! Đóng cửa lại đi anh!
-Anh cảm thấy bất an sao đó. Hay chúng ta rời khỏi đây?
-Rời khỏi đây? Bằng cách nào hả anh? Giọng Marilyn run rẩy.
-Anh chưa biết, nhưng chúng ta phải trốn!
Thế nhưng ngay lúc đó tiếng ghe máy đã ầm ĩ vang lên trước nhà rồi có tiếng va chạm. Là dân miền sông nước từ nhỏ nên Thân hiểu đó là tiếng mũi ghe đụng vào hàng hiên nhà mình. Chàng rùng mình, nắm chặt tay vợ.
Nhiều bước chân người nhảy lên nghe khá nặng nề và sau đó là tiếng đập cửa rồi một giọng trầm quen thuộc vang lên: “Hai người ra khỏi nhà. Lập tức nghe lệnh tôi!” Đó là tiếng người đàn ông, có vẻ là chỉ huy khi kiểm tra hộ khẩu buổi tối.
-Giờ làm sao hả anh? Giọng Marilyn rền rĩ.
Thân cảm thấy không khí như đặc quánh quanh mình. Chàng nhìn về phía sau nhà nơi bóng tối vẫn còn ngự trị. Chàng hiểu họ không còn lối thoát và giờ chỉ là chờ sự may rủi của số phận.
Ngay lúc đó cánh cửa bật mở. Có lẽ vì mất bình tĩnh Thân đã cài chốt bên trong không chặt. Năm sáu bóng đen lố nhố xô vào và nhiều ánh đèn pin rọi thẳng vào mặt họ. Cũng là cái giọng nói quen: “Mời hai người xuống ghe!”.
-Bắt chúng tôi? Vì lý do gì? Gần như cả hai vợ chồng đều kêu lên như vậy.
-Lý do gì thì các người sẽ biết! Đi thôi!
Sau câu nói ấy ngay lập tức cả hai đã bị khống chế. Thân muốn chống cự nhưng chàng cảm thấy một nòng súng lạnh lẽo kề sát bên sườn. Chàng bất lực nhìn vợ một cách tuyệt vọng. Đôi mắt Marilyn cũng đỏ hoe.
Cả hai bị xô đẩy thô bạo hướng về phía chiếc ghe nhưng Thân sựng lại. Chàng vừa nhìn thấy trong lòng ghe còn có mấy xác người. Thân nhào đến bên vợ, nắm chặt tay nàng, hướng mắt về phía kẻ mà chàng cho là chỉ huy, hỏi:
-Các ông đã giết tất cả những người đó? Vì sao?
-Ai nói chúng tôi giết? Chính cơn bão này giết họ. Ừ, phần lớn họ đã chết. Hai người đây chắc là những người cuối cùng! Không muốn xuống ghe chứ gì? Vậy chúng tôi sẽ thi hành ngay tại đây!
Cả đám thanh niên mặc áo xanh nhào đến dùng dùi cui đánh tới tấp vào Thân và Marilyn. Cả hai gần như nhanh chóng bị tách rời nhau. Ý thức về một tai họa đang giáng xuống nàng gào thét điên dại, cố vùng vẫy, chống cự nhưng không thể làm gì được với lũ đầu gấu hung tợn. Theo lệnh người đàn ông chỉ huy, ba thằng lôi Marilyn khỏi thềm nhà ra đám ruộng giờ đã là biển nước sâu. Chúng dìm đầu nàng xuống mặc cho cơ thể mảnh dẻ đó giãy giụa một cách tuyệt vọng và chỉ sau mấy phút chỉ còn những cơn co giật mong manh. Trong gọng kềm của hai tay đàn ông lực lưỡng, nước mắt Thân trào ra nhìn cảnh vợ mình bị giết một cách phi lý. Bằng một sức mạnh khó tin trong cơn tuyệt vọng, Thân bất ngờ vùng ra và nhảy xuống nước, vừa gào vừa bơi đến bên xác vợ. Chàng lao tới một tên áo xanh và trước sự bất ngờ của hắn hai bàn tay Thân chộp trúng ngay yết hầu tên này và ra sức bóp mạnh. Bị tấn công bất ngờ tay thanh niên này ngã nhào xuống nước, Thân vẫn lao theo, quyết không buông tay. Những người đàn ông gần đó nhanh chóng lôi Thân lên, bẻ ngoặt tay chàng. Một tên móc súng ra kề ngay thái dương Thân.
Người đàn ông chỉ huy la lên: “Không được bắn! Hãy cho tụi nó chết như là những nạn nhân của bão lụt!”
Một chiếc dùi cui vung lên nhắm thẳng vào mặt Thân, thêm một đòn kết liễu lạnh lùng sau gáy. Chàng chìm sâu xuống biển nước cách xác Marilyn chừng hai mét.
Vậy là họ đã chết khi vừa kịp hiểu vì sao, bên ngoài căn nhà xây dựng như lăng mộ của chính mình!
Nguyễn Đình Bổn
Tháng 3 -6 – 2012.
Gửi ý kiến của bạn